Rất hay. các bạn nên đọc đi đọc lại hàng chục lần, và lưu lại để đọc, cũng như thay đổi bản thân mình.
Còn người ta thế nào thì kệ họ. đó là sự lựa chọn của họ.
- Nếu bạn chọn sứ mạng cuộc đời mình là 1 doanh nhân thật sự, thì phải có chữ DŨNG trong người. Được-Mất luôn hiện diện trong suy nghĩ mỗi người. Nếu chỉ nghĩ đến cái được, con người sẽ trở nên tham lam, thực dụng, xấu xí. Nếu chỉ nghĩ đến cái mất, người ta sẽ tiêu cực, sợ hãi, lo lắng.
Khi cân bằng 2 chữ ĐƯỢC-MẤT, người ta sẽ dám lựa chọn, đánh đổi. Bản lĩnh hơn, khi hoàn toàn không sợ mất, thì người ta sẽ có chữ DŨNG. Chữ NHÂN cũng nằm trong chữ DŨNG, vì khi người ta không còn sợ mất, người ta sẽ dám cho đi, từ đó mà tính người (NHÂN) trong họ tăng lên.
- Sau chữ DŨNG, là chữ TRÍ. Thời đại mới, làm ăn không phải là mưu mẹo hay chụp giật hay ma lanh, cũng không giấu diếm thông tin làm gì vì internet ra đời, mọi thông tin đều rất rõ ràng trên đó. Chữ TRÍ ở đây là làm cách tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ của mình. Chữ TÍN cũng nằm trong chữ TRÍ, vì người có trí, người ta sẽ biết chữ TÍN là tất cả với 1 doanh nhân. Mất chữ TÍN, thì coi như mình không còn giá trị gì nữa mà có thể phát ngôn. Vì chẳng ai nghe.
- Và sau tất cả, là 2 chữ BÌNH. Bình thản khi đang ở đỉnh cao, đang có danh có lợi thì vẫn xem nhẹ tựa lông hồng. Và bình tĩnh khi đang xuống dốc hoặc đang dưới đáy cuộc đời, vì cuộc đời nó vốn vậy.
- Các bạn lưu lại bài viết này vì đây là thông tin rất quý. Chúng ta rất trân trọng chia sẻ từ những doanh nhân lĩnh vực sản xuất như chú Lâm Viên, từ tay trắng mà gây dựng cơ đồ. Cha mẹ chú không để lại cho chú DN Vinamit, mọi thứ do chú tạo ra cả. Tại sao chú làm được, còn mình thì thiếu chữ gì mà không làm được? Chỉ có mình biết mình thiếu chữ gì thôi. Và nguyên nhân vì sao thiếu?
- Đọc để ngẫm nghĩ, mình vài ba chục năm nữa sẽ chết, sẽ để lại cho đời, cho quê hương, cho đất nước sản phẩm gì? Công trình gì? Trí óc này của mình, có thể tạo một chút GDP đóng góp cho xã hội được không? Nếu được thì triển khai đi thôi.
- Sống là không chờ đợi.
Chú Lâm Viên, chủ Vinamit, một doanh nhân sản xuất đi lên từ con số 0 nên chia sẻ rất thật, rất thấm.
Ăn trưa cùng Tony
ĐỜI DOANH NHÂN: CÓ 2 CHỮ BÌNH.
Khởi nghiệp sản xuất trái cây sấy vào năm 1988, ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT, CEO Công ty Vinamit đúc rút được nhiều kinh nghiệm xương máu như sau:
Một bạn trẻ có tài, trước tiên phải biết làm chuyện khó, thích làm chuyện khó. Nếu khả năng làm chuyện khó chưa có thì phải tập làm chuyện khó nhiều năm liền. Gian nan đo năng lực mỗi người.
“Thực tế, nhiều người rất ngại làm công việc khó, cứ thấy việc khó là né, đùn đẩy cho người khác. Nếu không thích làm chuyện khó thì làm sao có khả năng giải quyết vấn đề khi khởi nghiệp? Làm chuyện khó là làm cả những việc trong gia đình, ngoài xã hội, ở công ty… bản thân mình phải là người thích làm chuyện khó thì Sếp mới giao những việc mới, việc khó hơn.
Khi làm chuyện gì mình phải toàn tâm, học được nhiều thì mình sẽ nhuần nhuyễn rồi mới tiến bộ. Còn ý tưởng hay thì ai chả có, 1 đống ý tưởng nhưng làm được hay không mới quan trọng”, ông Viên nói.
Còn nhỏ, cỡ dưới 30 tuổi, nên đi làm công cho người ta. Tay chân cũng được mà trí óc cũng được, nhưng phải có trách nhiệm làm đến nơi đến chốn. Nếu làm ẩu sẽ bị trừ tiền, bị bồi thường, bị mắng chửi nhiều thì sẽ dần khôn lên và tích lũy được vô vàn kinh nghiệm quý báu. Ai thông minh sẽ trân trọng những lúc bị mắng chửi, dù cảm giác đó không dễ chịu chút nào.
Từ từ hưởng thụ. Có nhiều bạn trẻ, mới sản xuất bán được hàng, kiếm được đâu vài ba tỷ đã vội hưởng thụ như mua căn hộ cao cấp, mua xe sang, mua đồ chơi, ăn nhậu sang trọng chứ không đầu tư vô mở rộng sản xuất. Đó không phải là tư duy của người kinh doanh”.
“Startup phải xác định được mình làm doanh nghiệp này ra để làm gì? Để kiếm tiền, để bán hay làm vì đam mê, để lên sàn IPO… hay gì đi chăng nữa thì cũng phải có kịch bản đàng hoàng. Nhiều bạn cứ không biết mình đang làm vì cái gì. Nhiều người nghĩ rằng khởi nghiệp chỉ cần 1 ý tưởng hay là được nhưng khi làm ra rồi thì mới thấy, ô hay người ta đã làm cái tương tự từ lâu rồi. Và thế là nản chí, bỏ cuộc.
Một bạn trẻ hồi mới ra trường đã nhờ tôi tư vấn về một ý tưởng khởi nghiệp với trà đóng gói. Bạn đó nói rằng sẽ nhập công nghệ nước ngoài về đóng gói thật đẹp, sản phẩm đặc sắc chưa ai có ở thị trường Việt Nam và mơ tưởng về một ngày thành công rực rỡ. Tôi hỏi vốn ở đâu thì bạn nói đi mượn vì hiện tại có đồng nào cả. Và bạn lấy tiền của cha mẹ để làm, nhưng mất tất cả vì không có năng lực bán hàng. Một người mà thời sinh viên hoặc vừa ra trường, không thể kiếm được vài ba trăm triệu tích luỹ thì năng lực cá nhân người đó có sự giới hạn, mình biết mình là ai. Cá nhân phải có năng lực làm ra tiền cho cá nhân mình, thì sau này làm DN mới làm ra tiền cho DN mình được.
“Cuộc đời doanh nhân không bao giờ là đường thẳng, chúng ta không được mơ mộng hão huyền về việc đó. Mình phải nhớ rằng cần bình thản khi đang ở đỉnh cao và bình tĩnh khi đang xuống dốc”.
___________________
(Nguồn tổng hợp: Kiến Thức Kinh Tế, Cafebiz, Thế Giới Trẻ)
Bạn đọc comment:
Thủy Phan Mình cảm thấy k chỉ dành cho doanh nhân, mà trong đời sống nó cũng rất hữu ích!
Hà Linh Trải qua nhiều sóng gió bài học này quá sâu sắc.Bình Thản
Phạm Lý Xuyến Phạm bài hay ghê ..
Tuyền Ngọc Gia Kiet Duong tự nhiên đọc bài mà thèm bịch mít
Đoàn Nguyên Hồng Đoàn Trọng Hoàng phải bình tĩnh phải thiệt bình tĩnh
Đoàn Trọng Hoàng Đoàn Nguyên Hồng sau ni đặt tên con Đoàn Dũng Nhân Trí Tín Bình. Là con sẽ thành công viên mãn
Thúy Sì Gòn Mình thích 2 câu này nhất Bình Thản khi đang ở đỉnh cao và Bình Tĩnh khi đang xuống dốc
Real Land Đó có lẽ cũng là cái khác biệt lớn nhất giữa Sống và Tồn Tại. Cảm ơn Tony Buổi Sáng . Cảm ơn những giá trị mà anh chia sẻ.
Quỳnh Anh Hay quá Thanks Tony
Trương Ngọc Ly Cám ơn chia sẽ của Dượng
Tien Tran Phuc Nguyen em cần đọc những cái này
Hoàng Bảo Sản phẩm này ăn ngon vkl
Zuk Jet Pham Phuong Nam m bình thản chưa
Phú Chi Cảm ơn admin