Đức Di Lặc Vương Bồ Tát – Di Lặc Cổ Phật
* Nguồn gốc
– Đức Di Lặc Vương Bồ Tát, là một vị Cổ Phật, xuất hiện từ rất lâu đời. Ngài là chiết linh hóa thân của Đức Từ Tôn Hồng Quân Lão Tổ. Ngài cứu độ chúng sinh từ thuở loài người vừa đắm chìm trong vòng dục lạc ở các cõi giới khác nhau.
Phật giáo gọi là Di-Lặc, do phiên âm từ tiếng Phạn : Maitreya, dịch Hán văn là Từ Thị nghĩa là : Dòng lành, dòng Phật, vì Phật lấy Từ Bi làm gốc.
– Ngài là vị Giáo Chủ nơi Cực Lạc Thế Giới ở cõi Thượng Thiên Hỗn Nguyên. Ngài an ngự tại Vườn An Lạc, dưới cội cây Dương Liễu Đại Linh Thụ, cành lá cây ấy bao phủ một vùng rộng lớn trong Tam Giới.
- Mỗi chiếc lá trên cây ấy có một hạt sương, mỗi hạt sương như thế tượng trưng cho một chân hồn đang nương tựa vào giáo pháp siêu việt và đức độ vô lượng từ bi của Ngài. Ánh đạo quang vi diệu từ nơi Ngài ngồi dưới cội cây ấy bao phủ khắp Tam Giới.
- Cội Dương Liễu ấy ở An Lạc Viên, có tán lá to lớn vĩ đại che rợp cả một vùng trời bình yên, có che mát một phần Lôi Âm Tự là nơi an ngự của Đức A Di Đà Cổ Phật.
- Ngài ngự trên Liên Đài vĩ đại vô cùng bất khả tư nghị. Ánh sáng đạo quang từ ái từ thân ảnh Ngài nơi Liên Đài ấy sáng soi bao phủ cả một vùng rộng lớn Đại Vũ Trụ.
– Trải qua hai thời kỳ Đại Đạo Phổ Độ, chỉ có chừng 8 ức Nguyên Nhân cùng một số chúng sinh khác tinh tấn giải thoát. Như vậy còn khoảng 92 ức Nguyên Nhân đang đắm chìm trong khổ hải. Các Đấng Thiêng Liêng lại khai mở tiếp một thời kỳ cứu rỗi, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhằm tận độ chúng sinh, đặc biệt là dẫn dắt 92 ức Nguyên Nhân quy hồi quê hương.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lần này, do Đức Di Lặc Vương Bồ Tát chấp chưởng vị trí Bạch Dương Đại Hội Giáo Chủ. Sau khi giáo pháp của các thời kỳ trước đã không còn giữ được chân truyền, đi vào thời Mạt Pháp, vì lòng chúng sinh đã dần phàm hóa chân truyền pháp tu theo thời gian, Đức Di Lặc Cổ Phật hiện thân làm một vị Giáo Chủ thống lĩnh tất thảy Cực Lạc Quốc cùng độ rỗi chúng sinh.
* Các tôn danh của Ngài
- – Di Lặc Vương Bồ Tát
- – Di Lặc Vương Phật
- – Tam Hội Long Hoa, Bạch Dương Đại Hội Di Lặc Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn
….…..
* Hình dáng của Ngài
– Ngài thường thị hiện thân ảnh nam nhân dạng trẻ trung, cỡ chừng hơn ba mươi tuổi. Đầu tóc búi quả đào trên đỉnh đầu, phần đuôi tóc thả dài ra phía sau ngang lưng.
– Ngài thường khoác đạo bào màu trắng tinh khôi xếp thành nhiều lớp, lấp lánh ánh kim sa, lan tỏa bạch quang là an lạc khí nhẹ nhàng thanh tĩnh.
– Vầng hào quang quanh thân Ngài có đủ cửu sắc thanh tịnh lung linh như ánh cầu vồng. Trong ánh hào quang ấy luân chuyển xuất hiện những đóa hoa nhiều loại khác nhau, chớm nở rồi tiêu biến rồi lại chớm nở liên tục không ngừng nghỉ.
– Liên đài đỡ gót Ngài mỗi khi di chuyển thị hiện thân ảnh là đài sen cũng có đủ cửu sắc, nhiều tầng lớp, lấp lánh những đốm sáng như châu ngọc lưu ly, như sương đọng trên cánh hoa buổi sớm.
– Gương mặt Ngài luôn là nét trầm tĩnh, bình yên tự tại. Trông có vẻ như đang nhẹ mỉm cười trước vạn sự vô thường, dù lòng bi mẫn của Ngài đối với sự khổ của chúng sinh là bao la vô cùng vô tận.
– Trên thân Ngài thường giắt một chiếc túi nhỏ bên hông, là Cổ Pháp Càn Khôn Đại. Túi này có thể thu hút vạn sự nhân duyên, tinh tú trong Đại Vũ Trụ này rồi chuyển hóa, xoay vần nó theo hướng tích cực nhất có thể.
– Trên tay Ngài thường cầm theo một xâu chuỗi nhỏ 36 hạt niệm châu, gọi là chuỗi Từ Bi. Chuỗi này trong suốt như pha lê lưu ly, mỗi khi có ánh sáng chiếu vào sẽ dạ lên ánh sáng cửu sắc lấp lánh tuyệt đẹp. 36 hạt này tượng trưng cho đức Từ Bi của chư Thiên 36 cõi Thiên Giới, cùng nhập trần độ rỗi muôn sinh trong Tam Giới.
– Thủ Ấn mà Ngài thường dùng là Vô Úy Ấn, Thí Nguyện Ấn, Cát Tường Ấn, Chuyển Pháp Luân Ấn.
Các nhầm lẫn về Đức Di Lặc Vương Bồ Tát trong niềm tin dân gian
— Về sự xuất hiện của Ngài.
Người ta vẫn thường nghĩ rằng Ngài là Đức Phật xuất hiện thời vị lai, và bây giờ người ta vẫn đang chờ đợi Ngài chuyển sinh đầu thai vào cõi này.
Chuyện này không phải như thế.
Đức Di Lặc Bồ Tát là vị Cổ Phật, đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ thuở xa xưa vô cùng tận.
Ngài đã từng chuyển sinh trong Tam Giới với nhiều thân phận khác nhau, sản sinh không biết bao nhiêu chủng tử, độ duyên không biết bao nhiêu chúng sinh mà kể. Ngài thực sự mang danh làm một vị Đại Giáo Chủ vào thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Ở cõi Địa Hoàn này, nơi đất nước Đại Việt, vào năm 1926 khi nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai mở, Đức Chí Tôn tức Đấng Cao Đài Ngọc Đế từng làm phép Trục Chân Thần cho Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Từ đó, thân xác ấy được tiếp nhận trực tiếp điển quang thiêng liêng của hai vị là Đức Vi Đà Hộ Pháp Thiên Tôn và Đức Di Lặc Vương Bồ Tát.
Việc Đức Di Lặc xuất hiện đã diễn ra như thế.
Về sau này, có nhiều người, nhiều giáo phái có người tự xưng mình là Đức Di Lặc chuyển sinh để khai mở Long Hoa Đại Hội. Những người như thế, phát ngôn như thế, có ai thực chứng được sự giác ngộ hay giáo pháp vi diệu uyên thâm của cơ huyền nhiệm Thiên Địa vận hành Nhân Quả chăng mà tự xưng Giáo Chủ Long Hoa Đại Hội.
…
— Sai lầm về quan điểm hình dáng và tôn tượng của Ngài.
Nhiều nơi ở Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam có nhiều người lấy hình tượng Ngài là một ông đầu trọc bụng bự, miệng luôn cười hết cỡ. Mắt híp không còn thấy đồng tử đâu, tay thì ôm vác cái bao thật to có tiền vàng rơi rớt ra, cầm quạt phe phẩy, có khi xung quanh là dơi bay tùm lum và bầy con nít bu quanh. Có khi hình tượng Ngài được diễn là đứng giơ hai tay lên cao ôm thỏi vàng to bự qua khỏi đầu, miệng cười lớn híp mắt. Nhưng khi người tu có duyên lên cõi trên gặp được Ngài thì sẽ thấy hình dáng Ngài khác xa, không giống như hình tượng Phật Di Lặc đang phổ biến ở thế gian này.
* Kinh điển
Kinh Đại Tường – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Kinh Đại Tường là bản kinh nằm trong bộ Kinh Tận Độ – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh hay còn được gọi với tên Kinh Cúng Tuần Cửu thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Kinh này do Đức Thích Ca Mâu Ni giáng cơ truyền kinh trong Đạo Cao Đài. Trong kinh có nói về việc Đức Di Lặc đang chưởng quản chư Phật Tiên nơi cõi Thượng Thiên Hỗn Nguyên.
Hỗn Nguyên Thiên dưới quyền Giáo Chủ
Di Lặc đương thâu thủ phổ duyên
Tái sinh sửa đổi chân truyền
Khai cơ tận độ Cửu Tuyền diệt vong
Hội Long Hoa tuyển phong Phật Vị
Cõi Tây Phương đuổi quỷ trừ ma
Giáng linh Hộ Pháp Vi Đà
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh
Thâu các Đạo hữu hình làm một
Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên
Tạo đời cải dữ ra hiền
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn
….…………
– Thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chư Phật có giáng cơ tại Cung Đạo Đền Thánh – Tòa Thánh Tây Ninh Cao Đài Đại Đạo ban cho Kinh Tận Độ, là Bản Di Lặc Chân Kinh.
Bản Kinh này dùng tụng niệm hàng ngày độ dẫn muôn sinh gieo trồng hạt giống thiện lành, sớm có ngày thành tựu quả vị trọng lành an lạc. Trong bản Kinh này, có nói về Đức Di Lặc và các thiện hành của Ngài.
Di Lặc Chơn Kinh
(Nguyên văn)
Khai Kinh Kệ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim thính văn đắc thọ trì
Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa.
Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết
DI LẶC CHÂN KINH
Thượng Thiên Hỗn Nguyên hữu:
Brahma Phật, Shiva Phật, Christna Phật, Thanh Tịnh Trí Phật, Diệu Minh Lý Phật, Phục Tưởng Thị Phật, Diệt Thể Thắng Phật, Phục Linh Tánh Phật, nhứt thiết chư Phật, hữu giác, hữu cảm, hữu sanh, hữu tử, tri khổ nghiệp chướng luân chuyển hóa sanh, năng du ta bà thế giái độ tận Vạn Linh đắc qui Phật vị.
Hội Nguyên Thiên hữu:
Trụ Thiện Phật, Đa Ái Sanh Phật, Giải Thoát Khổ Phật, Diệu Chơn Hành Phật, Thắng Giái Ác Phật, nhứt thiết chư Phật tùng lịnh Di Lặc Vương Phật, năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.
Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.
Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn vô tội, nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm, thính đắc ngã ngôn, phát tâm thiện niệm, tất đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát.
Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng, nhứt tâm thiện niệm: “Nam mô Di Lặc Vương Bồ Tát, năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng.”, tất đắc giải thoát.
Hư Vô Cao Thiên hữu:
Tiếp Dẫn Phật, Phổ Tế Phật, Tây Qui Phật, Tuyển Kinh Phật, Tế Pháp Phật, Chiếu Duyên Phật, Phong Vị Phật, Hội Chơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh Nhiên Đăng Cổ Phật, dẫn độ Chơn Linh đắc Pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị, đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề chứng quả nhập Cực Lạc Quốc, hiệp chúng đẳng chư Phật tạo định Thiên Thi tận độ Chúng Sanh đắc qui Phật vị.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu trì thính ngã dục đắc Chơn Truyền niệm thử: “Nhiên Đăng Cổ Phật thường du ta bà Thế Giái, giáo hóa Chơn Truyền phổ tế Chúng Sanh giải thoát lục dục thất tình thoát đọa luân hồi.”, tất đắc giải thoát.
Tạo Hóa Huyền Thiên hữu:
Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu năng tạo, năng hóa Vạn Linh, năng du ta bà thế giái dưỡng dục quần sanh qui nguyên Phật vị.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân thính ngã dục tu phát nguyện: “Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, hoàn hư thi hình đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề Xá Lợi Tử qui nguyên Phật vị.”, tất đắc giải thoát.
Phi Tưởng Diệu Thiên hữu:
Đa Pháp Phật, Tịnh Thiện Giáo Phật, Kiến Thăng Vị Phật, Hiển Hóa Sanh Phật, Trục Tà Tinh Phật, Luyện Đắc Pháp Phật, Hộ Trì Niệm Phật, Khai Huyền Cơ Phật, Hoán Trược Tánh Phật, Đa Phúc Đức Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Từ Hàng Bồ Tát, năng du Ta Bà Thế Giái thi pháp hộ trì Vạn Linh Sanh Chúng.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện: “Nam mô Từ Hàng Bồ Tát, năng cứu tật bịnh, năng cứu tam tai, năng độ tận Chúng Sanh thoát ư tứ khổ, năng trừ tà ma, năng trừ nghiệt chướng.”, tất đắc giải thoát.
Hạo Nhiên Pháp Thiên hữu:
Diệt Tướng Phật, Đệ Pháp Phật, Diệt Oan Phật, Sát Quái Phật, Định Quả Phật, Thành Tâm Phật, Diệt Khổ Phật, Kiên Trì Phật, Cứu Khổ Phật, Xá Tội Phật, Giải Thể Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát thường du ta bà Thế Giái độ tận Vạn linh.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện: “Nam mô Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ chúng sanh qui ư Cực Lạc.”, tất đắc giải thoát.
(Tụng đến đây rồi niệm danh chư Phật. Hễ niệm danh mỗi vị thì lạy 1 lạy.)
- Nam mô Di Lặc Vương Phật
- Nam mô Brahma Phật
- Nam mô Shiva Phật
- Nam mô Christna Phật
- Nam mô Thanh Tịnh Trí Phật
- Nam mô Diệu Minh Lý Phật
- Nam mô Phục Tưởng Thị Phật
- Nam mô Diệt Thể Thắng Phật
- Nam mô Phục Linh Tánh Phật
- Nam mô Trụ Thiện Phật
- Nam mô Đa Ái Sanh Phật
- Nam mô Giải Thoát Khổ Phật
- Nam mô Diệu Chơn Hành Phật
- Nam mô Thắng Giái Ác Phật.
- Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật
- Nam mô Tiếp Dẫn Phật
- Nam mô Phổ Tế Phật
- Nam mô Tây Qui Phật
- Nam mô Tuyển Kinh Phật
- Nam mô Tế Pháp Phật
- Nam mô Chiếu Duyên Phật
- Nam mô Phong Vị Phật
- Nam mô Hội Chơn Phật.
- Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu
- Nam mô Quảng Sanh Phật
- Nam mô Dưỡng Dục Phật
- Nam mô Chưởng Hậu Phật
- Nam mô Thủ Luân Phật
- Nam mô Cửu Vị Nữ Phật.
- Nam mô Từ Hàng Bồ Tát
- Nam mô Đa Pháp Phật
- Nam mô Tịnh Thiện Giáo Phật
- Nam mô Kiến Thăng Vị Phật
- Nam mô Hiển Hóa Sanh Phật
- Nam mô Trục Tà Tinh Phật
- Nam mô Luyện Đắc Pháp Phật
- Nam mô Hộ Trì Niệm Phật
- Nam mô Khai Huyền Cơ Phật
- Nam mô Hoán Trược Tánh Phật
- Nam mô Đa Phúc Đức Phật.
- Nam mô Chuẩn Đề Bồ Tát
- Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát
- Nam mô Diệt Tướng Phật
- Nam mô Đệ Pháp Phật
- Nam mô Diệt Oan Phật
- Nam mô Sát Quái Phật
- Nam mô Định Quả Phật
- Nam mô Thành Tâm Phật
- Nam mô Diệt Khổ Phật
- Nam mô Kiên Trì Phật
- Nam mô Cứu Khổ Phật
- Nam mô Xá Tội Phật
- Nam mô Giải Thể Phật.
- Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (12 lần).
Diệu Minh Bảo Pháp Di Lạc Chơn Kinh
Xem : https://sites.google.com/site/thienchaucom/–dieu-minh-bao-phap-chon-kinh
Tam Giới Toàn Thư


Bạn đọc comment:
Phạm Đức Vậy cho mình hỏi hình ảnh của ngài như thế nào là đúng ạ
TGTT bạn xem trên nhe
Phạm Đức “Đức di lặc vương bồ tát là vị cổ phật”. Vậy tóm lại ngài là bồ tát hay là phật ạ. Hay phật và bồ tát là một hả page
TGTT Phật, Bồ Tát cũng giống nhau nè bạn
Xm En Vậy Ad cho m hỏi.. Từ thời kỳ này ( hiện tại) trở đi , có Đức Phật nào chuyển sinh ở Hạ giới này để độ cho chúng sinh trong thời Mạt Pháp này ko ạ…Lâu nay mình vẫn nghĩ là Đức Phật Di Lặc chuyển sinh về cõi này để cứu độ chúng sinh.
TGTT hàng hà sa số nhe bạn