Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn
Nhân ngày vía của Đức Phật Thích Ca, mùng 8 tháng 4 Nguyệt Lịch, xin được chia sẻ đến quý bạn sơ lược về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và các giáo lý mà Ngài đã để lại cho hậu thế.
* Nguồn gốc
Đức Phật Thích Ca hay còn được biết đến với tôn danh Đức Phật Cồ Đàm.
Người là một chiết linh phân tánh hóa sinh của Đức Hồng Quân Lão Tổ.
Cách đây khoảng hơn 2500 năm trước, một đóa sen trắng được Bạch Tượng 6 Ngà Linh Nha Tiên đưa từ Cung Thiên Đẩu Suất xuống Hạ Giới. Đóa sen ấy giáng nhập thai bào của hoàng hậu Ma Gia ở thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ cổ đại, chuyển sinh thành thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
* Cuộc đời Đức Phật
— Giai đoạn chưa xuất gia
– Trước ngày sinh của thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Gia nằm mộng, nhìn thấy mây lành ngũ sắc trên trời. Từ giữa những đám mây ấy, có một Bạch Tượng rẽ mây xuất hiện, trên vòi có cầm một đóa sen trắng. Bạch Tượng giáng hạ đến trước mặt bà rồi thả vòi ra, đóa sen nhẹ nhàng bay vào lòng hoàng hâu. Rồi bà tỉnh mộng.
– Vào ngày sinh của thái tử, khắp nơi trong hoàng cung hoa thơm cỏ lạ đều cùng nhau khoe sắc, hoàng hậu đi dạo vườn hoa thì nghe có tiếng nhạc du dương thánh thót từ đâu truyền đến, hương hoa thơm ngào ngạt lan tỏa khắp nơi. Bà chuyển dạ, cung nữ liền đưa bà về hậu cung thì bà sinh ra thái tử Tất Đạt Đa.
– Việc sinh nở này diễn ra hoàn toàn bình thường. Thái tử mới sinh cũng là một đứa bé đỏ hỏn, khóc như bao đứa trẻ khác chứ không có chuyện vừa mới sinh thì bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất rồi kêu: “Thiên thượng Thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Điểm này chỉ là người đời sau vì muốn tôn vinh Đức Thích Ca là bậc Đại Thánh, nên thêu dệt vẽ nên giai thoại như thế cho tăng thêm phần huyền bí ly kỳ, nhằm thỏa mãn tâm tưởng của người đời thôi.
– Sau khi sinh thái tử được ít hôm thì hoàng hậu Ma Già băng hà, hồn bà chuyển sinh về cõi Thiên làm một vị Tiên Nương. Phận sự mang thai một vị Đại Thánh đã xong nên Ngài trở về Thiên Cung vậy.
– Thái tử Tất Đạt Đa được em gái của hoàng hậu Ma Già là phu nhân Ma Ha Ba Xà Ba Đề nhận làm con nuôi, chăm sóc khôn lớn.
– Thái tử Tất Đạt Đa từ nhỏ thông minh lanh lợi, có lòng thương mến chúng sinh, tài giỏi hơn người, ham cầu học hỏi các lý sự đời thường.
– Các bậc Đạo Sư của các trường phái học thuyết khác nhau thường tìm đến hoàng cung kết duyên chia sẻ học thuật với vị thái tử ấy, bởi họ cảm nhận được Ngài là một vị Đại Thánh chuyển sinh vào trần thế.
– Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Gia Thâu Đà La, hai người có con là La Hầu La.
– Đến năm 29 tuổi, thái tử tìm kiếm con đường giải thoát cho chính mình trước những cám dỗ phù hoa thế tục. Ngài nhận thấy rằng có đầy dẫy sự thống khổ trong suốt cuộc đời từ lúc sinh ra cho tới lúc già chết. Ngài rời khỏi hoàng cung, sống đời ẩn dật bằng việc khất thực và tìm kiếm tham vấn các bậc Đạo Sư nổi tiếng thông thái.
— Giai đoạn xuất gia và thành tựu
– Sau 7 năm đi du học khắp nơi, truy cầu Đạo Lý từ nhiều bậc Đạo Sư khác nhau. Cuối cùng thái tử cũng tự mình chứng ngộ viên mãn sau nhiều ngày nhập tịnh.
– Ngài trở thành Đức Phật Tổ Thích Ca của dòng tu Phật Đạo Thích Giáo năm 36 tuổi.
– Ngài chỉ dạy cho đồ chúng tăng trưởng trí tuệ phá chấp vô minh, tự mình giải thoát khỏi Tứ Khổ, người đời thường gọi chung dòng tu Thích Giáo là Phật Giáo vậy.
– Phật Đạo và Phật Giáo đã có từ trước Đức Thích Ca, với nhiều dòng tu truy cầu giải thoát khác nhau như Kỳ Na Giáo, Ấn Giáo. Cũng vì đã có từ lâu đời nên các giáo lý chân truyền đã bị mai một theo thời gian. Từ điểm này, thái tử Tất Đạt Đa mới tìm kiếm một con đường khác, cách thức khác cho phù hợp thời thế bấy giờ. Dòng tu Phật Giáo Thích Ca hay Thích Giáo là một dòng tu thuộc Phật Đạo. Cho nên Đức Phật Thích Ca là Phật Tổ, là vị Tổ sư sáng lập nên dòng tu Thích Giáo theo đường lối của Đức Thích Ca. Chớ Ngài không phải là tổ sư tất thảy các dòng tu theo Phật, vì có nhiều dòng tu đã xuất hiện từ trước đó.
– Về sau này có nhiều tông phái xuất hiện từ dòng tu Thích Giáo gốc năm xưa, các chi phái này đều không phải do Đức Thích Ca có chủ trương thành lập.
Bởi chính Đức Thích Ca năm xưa không lập giáo hội, chỉ lập tăng đoàn.
Tăng đoàn này các thành viên là đồng Đạo, Đạo hữu, cùng nhau theo đường lối tu dưỡng tâm tánh giống nhau.
– Đức Thích Ca không nhận đệ tử, chỉ có tín chúng, tín giả, tín đồ… Họ ưa thích và tin theo giáo lý của Ngài truyền dạy, thực hành được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Có nhiều người tự nhận mình là đệ tử của Đức Phật Thích Ca là do họ tự nhận thôi, chớ Đức Thích Ca không có nhận họ làm đệ tử.
– Về sau này, các tín giả, tín đồ của Thích Giáo tự nhận mình là Thích Tử, con Phật Thích Ca, đệ tử Phật Thích Ca… đều là tự nhận một chiều.
– Ngài có vài vị thị giả thuở còn tại thế khi đi truyền Đạo.
– Việc tu Đạo của Ngài là xả ly tư dục, đến gia đình cha mẹ vợ con Ngài còn xả ly nhân duyên, xem họ cũng như bao chúng sinh khác. Ngài truyền Đạo và thuyết giảng để họ tự giải thoát. Ngài không ôm lấy các nhân duyên mang tính quan hệ xã hội và thân tộc mình bao giờ. Ngày nay nhiều người thích tự xưng mình là con Phật, là đệ tử của Phật đều là một chiều thôi.
– Có 10 vị tín đồ ưu tú, được tín chúng tôn vinh là Thập Đại Đệ Tử của Ngài.
– Ban đầu tăng đoàn chỉ có nam nhân được tham gia. Nữ nhân chỉ làm tín giả thôi không tham gia tăng đoàn.
Về sau, Ngài độ duyên cho mẹ nuôi của mình là Ma Ha Ba Xà Ba Đề phu nhân cùng vợ thế gian là Gia Thâu Đà La xuất gia. Tỳ Kheo Ni Đoàn được lập, do phu nhân Ma Ha Ba Xà Ba Đề làm ni trưởng chấp chưởng lãnh đạo.
…………………………………..
* Giáo lý Đức Phật Thích Ca thuyết giảng
– Bát Chánh Đạo
Là tám cách thức để tránh vướng vào sự Khổ, giúp tinh tấn trên đường tu tập gồm:
Chánh Định, Chánh Tư Duy, Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Mệnh, Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Tinh Tấn.
– Thập Nhị Nhân Duyên hay Lý Duyên Khởi.
Là mười hai yếu tố hình thành nên duyên nghiệp gồm có:
- Vô minh là sự thiếu hiểu biết, hiểu chưa đúng về thế giới quan, lý sự vận hành vũ trụ.
- Hành là các sự tạo nghiệp từ thân khẩu ý.
- Thức là nhận thức về thế giới quan, tùy nhận thức này mà dẫn đến tạo nghiệp thiện ác khác nhau.
- Danh Sắc là sự chấp trước và nhận định về tên gọi, hình thái, sắc tướng với tâm phân biệt, dễ sinh phiền não.
- Lục Nhập là Lục Căn: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý tương tác với thế giới quan phát sinh Lục Trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Vướng mắc vào các sự ham thích hoặc chán ghét những thứ phát sinh bởi Lục Nhập này đều khổ.
- Xúc là Lục Căn tiếp xúc với thế giới quan bên ngoài tự thân, tự tánh. Mang tính chịu ảnh hưởng của tha lực.
- Cảm Thụ là những nhận định mang tính phân biệt về thế giới quan sau khi tiếp xúc giữa tự thân với ngoại lực, ngoại cảnh.
- Ái là yêu thương. Từ yêu thương này dễ biến thành yêu thích và khát khao chiếm hữu dẫn đến lòng tham ái, ích kỷ.
- Thủ là nắm giữ, sở hữu riêng mình, không muốn từ bỏ, xả ly. Nếu bị chia cách, mất mát thì khổ não.
- Hữu là sự chấp vào có sự tồn tại, chấp vào được mất, có không.
- Sinh là vướng mắc trong cuộc sống, các tư niệm, tham dục giữa đời thường khó tránh khỏi như ăn uống, nơi ở, mối quan hệ, bệnh tật…
- Lão Tử là vì có sinh nên có già bệnh và hoại diệt, chết. Một vòng lẫn quẩn không hóa giải tận gốc thì khó giải thoát, thong dong tự tại được.
– Luật Nhân Quả
Là quy luật gieo trồng hạt giống gì thì sẽ gặt hái hoa quả tương ứng. Người sống lương thiện, làm điều thiện thì gặt điều thiện. Người làm điều dữ, gieo trồng điều dữ thì sẽ gặp việc dữ báo ứng.
Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu sẽ được đậu là vậy.
– Luân Hồi
Luân hồi nói về sự chuyển sinh của chân hồn. Cuộc sống này chỉ là một đoạn nhân duyên ngắn hạn giữa cõi trần, sau khi thọ mệnh kết thúc thì chân hồn chuyển sang các dạng tồn tại khác tương ứng với các nhân duyên và nghiệp quả mà mình đã từng gieo trồng.
Trong đấy, có nói về sự chuyển sinh của chân hồn ở các cõi Cực Lạc, Thiên Giới và cõi Địa Ngục, cõi thế gian.
– Tứ Diệu Đế
Là bốn đề mục của sự khổ và cách đoạn tuyệt khổ gồm: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế
– Vô Thường
Mọi lý sự diễn ra đều có lý do của nó.
Những vật hữu hình thì hữu hoại, thường biến, không có gì là hằng hữu trường tồn theo thời gian không thay đổi.
– Vô Ngã
Ta sinh tồn giữa đời này cũng là một phần tử của vũ trụ. Ta và muôn vật loại sinh linh đều giống nhau, đồng thể với hư không thiên địa không khác. Cái làm nên sự khác biệt chỉ là lớp vỏ bề ngoài của thân xác hữu hình hữu hoại, hoặc là sự tinh tấn giác ngộ của cảnh giới tâm thức.
….………………………………
* Hình dáng Đức Phật Thích Ca
– Người ta thường mô tả trong kinh điển về 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Đức Phật Thích Ca. Điều này là niềm tin về vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ một cách toàn diện, lời nói chỉ là mường tượng thôi, chớ ai mà cân đo đong đếm về vẻ đẹp làm gì.
– Đức Thích Ca có dáng người cân đối, gương mặt thanh thoát uy nghiêm dễ mến khiến người tiếp cận sẽ thấy dễ chịu và phát sinh lòng yêu kính.
– Dáng đi, cử chỉ hành động của Ngài giữa đời thường đều có những chuẩn mực đạo đức riêng biệt khiến người mến phục.
– Ngài có mái tóc xoăn, để dài, đầu tóc búi cao gọn gàng.
– Trong giai đoạn Ngài tuyệt thực để chiêm nghiệm truy cầu đạo lý giải thoát, Ngài có thân hình ốm o gầy mòn đó thôi.
– Trước lúc Ngài tịch diệt, thân thể Ngài cũng già nua, gầy ốm.
– Từng có giai thoại có người vì yêu mến vẻ đẹp của Ngài mà si mê đến sinh bệnh tương tư. Ngài gặp người ấy và nói rằng khi ngủ dậy nếu chưa rửa mặt và vệ sinh thân thể thì miệng Ngài cũng hôi, răng Ngài cũng dơ, và Ngài vẫn đi vệ sinh cá nhân như bao người. Khi bệnh, già yếu thì thân thể Ngài cũng không còn đẹp đẽ, cũng sẽ xanh xao nhợt nhạt rồi hư hoại thối rữa khi chết thôi. Vô thường không ai tránh khỏi và Ngài cũng như thế. Nhờ vậy mà người đó tỉnh ngộ, không còn si mê với thân hình sắc tướng tuyệt đẹp hoàn mỹ của Ngài.
……………………………
* Giai đoạn tịch diệt
– Ngài viên tịch năm 80 tuổi.
– Trước đó vài tháng, Ngài gọi các đệ tử và tín đồ của mình đến căn dặn rằng:
Tất thảy những gì Ngài thuyết giảng bấy lâu, cũng là chỉ ra những giáo lý đã có từ thuở xa xưa của Thiên Địa, sự vận hành của lý nhân duyên, nhân quả báo ứng đều là tự nhiên hằng hữu.
Lời Ngài thuyết giảng là chỉ về chân lý, hiểu được chân lý cần trải nghiệm của riêng mỗi người. Hiểu được bao nhiêu do ngộ tính mỗi người khác nhau.
Các đệ tử chớ vướng chấp vào việc có Ngài hay không có Ngài ở thế gian.
Mỗi người cần tự thắp đuốc lên soi sáng tâm mình, mới giác ngộ viên mãn được.
– Trước khi mất, Ngài thọ dụng thức ăn cúng dường, trong thức ăn ấy có lẫn nấm độc. Ngài nói với tăng đoàn rằng đừng oán ghét thù hận người cúng dường. Tâm họ khởi lên điều thiện lúc cúng dường cho Ngài, chỉ là có một số thứ không như ý mình được vì đó là nhân duyên vậy.
Sức khỏe Ngài đã yếu từ trước nên lần trúng thực này không qua khỏi.
– Trước khi tịch diệt, Ngài hỏi tăng đoàn rằng:
“Mọi người còn điều gì muốn tham vấn với ta không?”
Tất thảy đều lặng lẽ cúi đầu im bặt.
Ngài hỏi lại lần nữa, rồi một lần nữa. Ba lần như thế, chỉ có sự im lặng hồi đáp. Như vậy, đã đến lúc Thế Tôn viên tịch. Vì không còn ai có vướng mắc cần tham vấn với Ngài về giáo pháp Ngài đã chia sẻ.
Ít hôm sau Ngài viên tịch trong một giấc ngủ bình yên không dậy nữa.
….………………………….
* Vị thế giữa Đức Phật Thích Ca với chư Thiên
– Khi Đức Phật giác ngộ viên mãn, trong các pháp hội của Ngài thường xuyên có chư Thiên xuất hiện.
– Chư Thiên này, cần hiểu đúng chính là chư linh nơi cõi Thiên hoặc ở Trung Giới cõi này. Bao gồm nhiều cấp bậc tinh tấn khác nhau.
– Nếu họ ở các cấp linh hồn từ 8/9 trở xuống, hiển nhiên họ sẽ thấy Đức Thích Ca là bậc thượng thủ về giác ngộ Đạt Đạo viên mãn, họ sẽ có nhiều điều học hỏi từ Ngài, và hộ trì giáo pháp.
– Nếu họ ở các cấp hồn 9/9 thì việc họ gặp Đức Phật sẽ mang tính trao đổi, hoặc hộ trì cho việc truyền bá Đạo Pháp.
– Một số tài liệu nói rằng Đức Đại Phạm Thiên xưng tôn Đức Phật Thích Ca là thầy và xưng con, rồi quy y theo Đức Thích Ca là sai.
– Đức Đại Phạm Thiên, Đại Na La Diên Thiên, Đại Tự Tại Thiên và một số vị khác có phẩm vị cao trọng, xuất hiện từ trước Đức Thích Ca thì hiển nhiên không thể so sánh với nhau như thế.
– Họ xuất hiện mang tính tham vấn để có lý do, có cái cớ cho Đức Phật Thích Ca thuyết giảng cho chúng sinh được nghe về lý sự chớ họ hiển nhiên thừa hiểu những điều như thế. Họ có thể xưng hô với nhau là ta và ngài, ta và Đạo Hữu, ta và huynh đệ.
– Không có chuyện Đức Đại Phạm Thiên xưng tôn Đức Thích Ca là thầy và tự nhận mình là con.
Do quá trình biên tập, biên dịch các văn bản ngôn ngữ khác nhau, hoặc do sự tín ngưỡng tôn sùng thái quá của tín đồ Thích Giáo. Họ muốn xưng tôn Đức Thích Ca lên cao nhất, tối cao tối trọng hơn tất thảy nên vậy.
Việc này để lại hệ lụy tiêu cực về sau cho tín ngưỡng của chúng sinh nói chung, khiến người ta hiểu sai và có sự phân biệt cao thấp chư vị với nhau, vướng chấp và dính vào các cuộc tranh luận nặng nề không đáng có.
….…………………
* Đức Phật Thích Ca nơi Cực Lạc Thế Giới
Ngài ngự nơi hướng Tây Cực Lạc Thế Giới, với tôn danh Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.
Ngài an tọa trước cổng Lôi Âm Tự ở Lộc Uyển. Ngài thuyết giảng giáo hóa chúng sinh nhập vào Cực Lạc Quốc nơi đây chuẩn bị tiến nhập vào Lôi Âm Tự gặp gỡ Đức Phật A Di Đà.
Cõi giới ấy có ánh sáng vàng dịu nhẹ, mây lành ngũ sắc, nhiều chú nai, hưu vui đùa ở đó, chư linh đều có thân ảnh đẹp đẽ tinh tấn. Cỏ cây hoa lá đủ màu sắc tươi vui sinh động bốn mùa đều nở rộ.
….………………….
* Kinh điển, giáo lý Ngài để lại và giáng dạy qua cơ bút
– Suốt hơn 40 năm truyền đạo, thuyết giảng, Đức Phật Thích Ca chỉ thuyết giảng trực tiếp, không viết lại thành kinh điển.
Chỉ có các thị giả của Ngài, và những người từng tham gia pháp hội do Ngài thuyết giảng ghi chép thành tài liệu.
– Sau khi Ngài tịch diệt, các tài liệu được kết tập lại thông qua nhiều vị tôn đức có chứng đắc nhất định, tựu chung là ba nhóm Kinh, Luật, Luận.
Về sau này theo thời gian, các kinh điển được biên soạn và thêm vào với số lượng nhiều không thể nghĩ bàn.
…
Kinh Đại Tường
Hỗn Nguyên Thiên dưới quyền Giáo Chủ
Di Lặc đương thâu thủ phổ duyên
Tái sinh sửa đổi chân truyền
Khai cơ tận độ Cửu Tuyền diệt vong
Hội Long Hoa tuyển phong Phật Vị
Cõi Tây Phương đuổi quỷ trừ ma
Giáng linh Hộ Pháp Vi Đà
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh
Thâu các Đạo hữu hình làm một
Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên
Tạo đời cải dữ ra hiền
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (12 lần)
Bài Kinh là cơ bút của Ngài
….…………………………..
Ngoài ra còn một bản Tân Kinh Di Lặc do Đức Thích Ca tuyên thuyết trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mời mọi người tìm xem mục từ Di Lặc Chân Kinh.
….……………………………
* Kỷ niệm ngày Vía Đức Phật Thích Ca
Ngày mùng 8 tháng 4 Nguyệt Lịch được chọn làm ngày Vía Đức Thích Ca.
Sau này người ta làm hẳn nguyên một tuần lễ từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 nhằm tôn vinh quá trình Ngài tu tập đạt Đạo.
Tam Giới Toàn Thư 9
Tranh: Thần Tiên Trích Lục – HUN
Xem thêm các bài viết về Đức Phật:
Bạn đọc comment:
Padmashri Trần
Những Đấng như Đức Phật là do chủ ý hạ thế của Thượng Đế để dẫn dắt chúng sinh. Người giác ngộ hòa nhập tâm thức với vũ trụ và lời nói của họ là lời của Thượng Đế.
Chỉ Có một linh hồn trong tất cả tổng thể nhưng khi tạo ra vụ trụ thì hình thành 3 ngôi: Thượng Đế là hạt nhân vượt trên sóng năng lượng, ngôi thứ 2 là Tâm thức Ngài cũng là chư thần, Phật nằm trong sáng tạo rung động, thứ 3 là AUM là biểu hiện vật chất, năng lượng Shakti luôn thay đổi, nhị nguyên…Thượng Đế là tâm chữ Vạn, không thay đổi, thế giới bên ngoài chuyển động quanh Ngài và thay đổi.
Vũ trụ và Thượng Đế là một khoa học của tất cả khoa học, logic, rõ ràng, ko hư cấu, Vạn vật có qui luật. Càng học càng phải rõ ràng, sáng tỏ. Chứ ko thêu dệt…
Mình cũng đang tìm hiểu về 3 ngôi này, ko dám chắc ĐÚNG hoàn toàn. Chỉ chắc chắc là có 2 ngôi, và Thượng Đế là bất sinh bất tử, Ngài ở khắp nơi và luôn thấy…
Khánh Tuân Padmashri Trần
vũ trụ được tạo thành tự vụ nổ bigbang
Padmashri Trần Khánh Tuân
mình có nói ở trên, vật chất là ngôi thứ 3 trong sáng tạo, thay đổi, sinh diệt, nó là 5 yếu tố ngũ hành.
Thượng Đế là Chân Tâm, ý thức thuần khiết, vô sinh vô diệt, bất tử, không thay đổi, là KHÔNG.
Trong kinh lăng nghiêm, đức Phật đối đáp với Anan về Tâm, rút lại là Cái Thấy luôn ở đó, thường hằng, các cảnh tượng bên ngoài, các chuyển động thay đổi.
Nếu không là không có cả ý thức thì làm sao để biết
Mình không theo tôn giáo, vì bản chất không có tôn giáo, mình học và chọn lọc Giáo Pháp của các vị. Tất cả đều đồng nhất, chỉ khác một ít ở bề nổi, cách diễn giải ngôn từ. Nên Tổ có nói “Pháp lìa Văn Tự”
Trong Phật giáo có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” bạn hiểu nó không?
“Không” chính là Thượng Đế, bất biến, vô sinh vô diệt vô niệm, là Tâm, luôn chiếu soi.
Mỗi người có một mong cầu trên con đường tìm kiếm bản thể chân như, mình thích tìm hiểu sự thật sau cùng, rõ ràng.
Dù là gì, cũng phải nhận ra nếu không có cái LỰC đó, không có gì ở đây, ít nhất cũng nên biết ơn Đấng Tạo Hóa. Cái LỰC bên trong toàn bộ cấu trúc vận hành vũ trụ muôn loài là Thượng Đế. Thượng Đế là một từ chỉ Sự sống- ý thức- Tính giác (nhận biết) .
Có bộ sách gồm 3 cuốn “Đối Thoại với Thượng Đế” của Neale Donald Walsch, nhiều thông tin về mọi mặt ở trong đó, với cách viết là cuộc đối thoại rất thực tế và logic, chính xác nhiều…. bạn có thể tìm đọc.
Bạn xem cái này chưa
https://www.facebook.com/TamGioiToanThu/videos/495268134733280/
Hùng Lão Padmashri Trần
bên công giáo gọi là đồng bản thể với ĐỨC CHÚA CHA..
Triệu Lộc Lâm Từng đọc 1 câu: Nguyên thủy thiên tôn thuyết pháp tại vườn lộc uyển . Lẽ nào là đức phật các giáo xưng danh hiệu khác nhau
Tam Giới Toàn Thư Triệu Lộc Lâm
Lộc Uyển là nơi chốn thuyết pháp đạo tràng, chư vị đều có thể thuyết pháp ở đó khi có lý sự phù hợp nè bạn.