Đức Phổ Hiền Bồ Tát
* Nguồn gốc
– Đức Phổ Hiền Bồ Tát là một phân tánh hóa thân của Đức Từ Mẫu khi xuất hiện độ duyên cho chúng sinh khắp nơi trong Tam Giới.
– Phổ Hiền là hạnh nguyện đặc biệt của Đức Từ Mẫu đối với muôn vạn loại sinh chúng con cái của Người. Phổ hóa những điều tốt đẹp giúp chúng sinh trở nên trọn lành, tận thiện tận mỹ, có thể trở về Cội Đạo.
– Ngài thường ngự nơi Phổ Hiền Cung, Động Phổ Hiền nơi cõi Hạo Nhiên Pháp Thiên nơi Cực Lạc Thế Giới.
– Ngài thường được thờ chung với Đức Văn Thù Bồ Tát và Đức Phật Thích Ca, gọi chung là Thích Ca Tam Tôn.
– Ngày 21.02 và 23.04 Nguyệt Lịch được chọn làm ngày lễ kỷ niệm tưởng nhớ Ngài.
….………
* Hình dáng đặc trưng của Ngài
– Ngài thị hiện thân ảnh nam nhân dạng độ tuổi chừng hơn ba mươi, sắc thân màu vàng nhẹ như ánh bình minh, gương mặt thiện lành phúc hậu.
– Trên đỉnh đầu Ngài có một búi tóc quả đào, tóc dài xõa ra sau lưng, trên tóc ấy có giắt một đóa liên hoa xanh lục.
– Thân Ngài để ngực trần, quần dài rộng, quanh thân có mấy dải lụa màu trắng điểm xuyết ngũ sắc tường vân và mấy cành lá trúc thanh mảnh tung bay phấp phới. Toàn thân Ngài có hào quang xanh lục nhẹ nhàng lan tỏa, dưới chân là Liên Đài màu xanh lá mạ tươi xinh dịu mát. Đôi khi liên đài dưới chân Ngài, liên hoa Ngài cầm và hào quang quanh thân được biểu thị là màu trắng hồng nhẹ nhàng ấm áp.
– Ngài thường mang theo bên mình là kinh văn, liên hoa, ngọc như ý, như ý bảo châu biểu trưng của từ bi, trí tuệ và bố thí.
– Thủ ấn thường dùng của Ngài là Thí Nguyện Ấn, Vô Úy Ấn và Bảo Châu Ấn.
– Thị giả theo Ngài thường có: Lục Nha Bạch Tượng, Thiên Ca, Thiên Nhạc, Dạ Xoa, Kim Cang Hộ Pháp.

Phổ Hiền Cung – Phổ Hiền Động
– Phổ Hiền Cung là chánh điện của Phổ Hiền Động, nơi Đức Phổ Hiền Bồ Tát an trú. Phổ Hiền Động ở Nga Mi Sơn nơi tầng Hạo Nhiên Pháp Thiên trong Cửu Trùng Thiên, thuộc Cực Lạc Thế Giới.
– Nga Mi Sơn nơi Cực Lạc Thế Giới khác biệt với Nga Mi Sơn ở Trung Quốc, chỉ là có chung tên gọi như thế để chỉ về nơi an ngự của Đức Phổ Hiền Bồ Tát mà thôi.
* Hình dạng và tính chất, hoạt động đặc trưng
– Phổ Hiền Động được bao phủ bởi ánh sáng trắng, thấp thoáng ẩn hiện hồng nghê cửu sắc khi có ánh sáng chiếu rọi vào vách động. Trong động ấy có nhiều thạch nhũ với những hạt sương long lanh lấp lánh dịu mắt. Trong thạch động ấy, lại có ao sen ngũ sắc thơm ngát, sen nở bốn mùa. Cỏ cây hoa lá đều xinh tươi, ngập tràn sức sống mãnh liệt.
– Nơi đây là đạo tràng của Đức Phổ Hiền Bồ Tát, thường xuyên có những buổi thuyết giảng giáo lý về việc hành thiện, ôn nhã từ hòa trong việc tương tác với Tam Giới. Chư linh tụ họp nơi đây, được chia thành ba nhóm.
- — Nhóm đầu tiên, được hiểu là nhóm du học, đang trên đường ngao du học hỏi ở Thiên Giới. Chưa có quả vị rõ ràng, chưa thực sự trở thành chúng sinh của Cực Lạc Thế Giới. Vì duyên lành từng gieo trồng với việc hành thiện nghiệp, hoặc có đức tin sâu dày với Đức Phổ Hiền Bồ Tát, thường trì niệm danh hiệu của Ngài và khát khao về nơi chốn Ngài cai quản để tu dưỡng… nên được chư vị Chánh Thần, Thánh Tiên độ duyên đến chốn này tham gia các khóa tu ngắn hạn.
- — Nhóm thứ hai, là nhóm tu luyện, gồm chư Thánh, Tiên, Phật thuộc Cực Lạc Thế Giới, có quả vị rõ ràng, đang ở đây tu luyện lâu dài với Đức Phổ Hiền Bồ Tát để ngày thêm tinh tấn hơn, trọn lành hơn.
- — Nhóm thứ ba, là nhóm công nghiệp, gồm chư Thần, Thánh, Tiên, Phật dù thuộc Cực Lạc Thế Giới hoặc không phải người của Cực Lạc Thế Giới, nhưng có công nghiệp đặc biệt trong sự vận hành trợ duyên tu tập thời Tam Kỳ Phổ Độ. Việc trợ duyên này chính là cứu giúp chúng sinh Tam Giới giải trừ các ma chướng trong quá trình tu dưỡng thực hành Đạo Pháp. Hỗ trợ cho các chân hồn thuộc nhóm du học được thuận duyên trong quá trình chu du Thiên Giới, gặt hái được những giá trị nền tảng cốt lõi trên đường tu Đạo.
– Phổ Hiền Cung là chánh điện của Phổ Hiền Động, nơi đây Đức Phổ Hiền thuyết giảng những giáo lý đặc biệt, mang tính vi tế, cao sâu huyền vi mầu nhiệm của Nhân Quả. Thế nên chỉ những ai có tham gia các khóa tu, vượt qua các đợt thi nhất định mới có thể dự vào pháp đàn nơi chánh điện này.
– Đức Phổ Hiền Bồ Tát an ngự giữa Phổ Hiền Cung, trên liên đài trắng hồng có ngàn vạn lớp cánh sen lớn nhỏ khác nhau, phát tỏa ra ánh đạo quang hồng nghê cửu sắc vi diệu chẳng thể nghĩ bàn.
– Bên cạnh Ngài, nằm cúi mình an tĩnh chính là Lục Nha Bạch Tượng có tôn danh Linh Nha Tiên, toàn thân lan tỏa ánh bạch quang dịu nhẹ an lạc thanh tĩnh. Tuy mang hình ảnh thị hiện là Linh Thú, nhưng Bạch Tượng ấy quả vị trọn lành, thuộc Cửu Phẩm Thiên Tiên Hồn vậy.
* Động Phổ Hiền trong kinh điển
Kinh Đệ Thất Cửu – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Nhẹ phơi phới dồi dào không khí
Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan
Đẹp xinh cảnh vật đòi ngàn
Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên.
Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa
Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi
Dà Lam dẫn nẻo Tây Qui
Kim chung mở lối kịp kỳ kỵ sen.
Động Phổ Hiền Thần Tiên hội hiệp
Dở Kim Cô đưa tiếp linh quang
Im lìm kìa cõi Niết Bàn
Lôi Âm trống thúc lên đàng Thượng Thiên.
Câu chuyện tiền duyên
Ngài từng có một kiếp hiện thân nơi cõi Hạ Giới này cách đây hơn 3200 năm. Lúc ấy Ngài là Phổ Hiền Đạo Nhân, một trong các vị đại đệ tử của Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn.
Ngài tu ở Cửu Công Sơn, Bạch Hạc Động, có nhận một đệ tử là Lý Mộc Tra con trai của Lý Tịnh.
Khi cuộc chiến giữa hai thế lực Thương Triều và Tây Kỳ diễn ra, các vị Tiên Nhân cùng đạo sĩ của các cung, núi và động phủ tham gia ủng hộ hai bên dẫn đến xung đột giữa Xiển Giáo và Triệt Giáo.
Trong Vạn Tiên Trận, Đức Phổ Hiền Đạo Nhân ứng chiến cùng Linh Nha Tiên, giải nguy cho quân Tây Kỳ. Ngài thu phục được Linh Nha Tiên. Từ đó Linh Nha Tiên thị hiện nguyên thân là Lục Nha Bạch Tượng, theo làm hộ pháp thị giả cho Ngài để học thêm hạnh từ bi phổ tế cứu độ chúng sinh.
….………………………….
* Hiển hóa pháp thân của Đức Phổ Hiền Bồ Tát phổ độ chúng quỷ ở La Sát Đồ
– Đức Phổ Hiền Bồ Tát quán chiếu thấu hiểu sự thống khổ cùng cực ở chốn Âm Quang. Ngài đã phân tánh biến hóa pháp thân mình, trở thành một vị Minh Vương tôn danh Hàng Ma Phục Thiện Phổ Tịnh Minh Vương.
– Vị Minh Vương ấy, được hiểu như là một vị Giáo Chủ, một vị Chúa Quỷ hay Đức Bồ Tát giữa cõi ác đạo độ tận chúng sinh nơi ấy hồi hướng về điều thiện lành, sớm được giải thoát.
– Ngài có sáu cánh tay. Một đôi tay kết Liên Hoa Ấn Mãn Khai, một tay cầm cành Lục Liên Hàm Tiếu, một tay cầm Trí Huệ Kiếm, một tay cầm Pháp Loa, một tay cầm Chiêu Hồn Phan.
* Kinh điển, thi văn và cơ bút
– Trong Di Lặc Chân Kinh, phẩm Hạo Nhiên Pháp Thiên có nhắc về hạnh nguyện thiện hành của Ngài cùng Đức Chuẩn Đề Bồ Tát trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Trích từ
Di Lặc Chân Kinh – Phần Hạo Nhiên Pháp Thiên
Hạo Nhiên Pháp Thiên hữu
Diệt Tướng Phật, Đệ Pháp Phật, Diệt Oan Phật, Sát Quái Phật, Định Quả Phật, Thành Tâm Phật, Diệt Khổ Phật, Kiên Trì Phật, Cứu Khổ Phật, Xá Tội Phật, Giải Thể Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát thường du ta bà thế giái độ tận Vạn linh.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện Nam mô Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ chúng sanh qui ư Cực Lạc, tất đắc giải thoát.
Mật niệm 9 lần:
“Nam mô Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ chúng sanh qui ư Cực Lạc”
….………………..
Kinh Đệ Thất Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Nhẹ phơi phới dồi dào không khí
Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan
Đẹp xinh cảnh vật đòi ngàn
Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên.
Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa
Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi
Dà Lam dẫn nẻo Tây Qui
Kim chung mở lối kịp kỳ kỵ sen.
Động Phổ Hiền Thần Tiên hội hiệp
Dở Kim Cô đưa tiếp linh quang
Im lìm kìa cõi Niết Bàn
Lôi Âm trống thúc lên đàng Thượng Thiên.
….……………
Cơ bút Ngài ban cho qua xây bàn cầu cơ.
Phổ hóa hoài tâm hạ tác thành
Hiền khai trực thượng độ nhơn sanh
Bồ đoàn linh diệu cơ huyền mạng
Tác ái diệt tàn cẩm đắc minh
Tam Giới Toàn Thư
Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện
(trích từ Kinh Hoa Nghiêm)
Tam tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân,
dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường.
PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN THẬP ĐẠI NGUYỆN VƯƠNG ĐẠO QUY CỰC LẠC!
- Lược giảng giáo nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện
- (Nguyên tác: Phổ Hiền Đại Sĩ Hạnh Nguyện Đích Khải Thị)
- Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không
- Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Lại khi người ấy lâm chung, vào sát-na tối hậu, hết thảy các căn thảy đều tan hoại, hết thảy thân thuộc thảy đều bỏ lìa, hết thảy oai thế thảy đều lui mất, phụ tướng[58], đại thần, cung điện, thành quách trong ngoài, voi, ngựa, xe cộ, trân bảo, kho đụn, hết thảy những thứ như thế không gì theo mình nữa. Chỉ có mỗi nguyện vương này chẳng bỏ lìa, trong hết thảy thời nó thường dẫn đường đằng trước, trong một sát-na liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Đến nơi rồi, liền thấy A Di Đà Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát v.v… Các đại Bồ Tát ấy sắc tướng đoan nghiêm, công đức trọn đủ, cùng chung vây quanh. Người ấy tự thấy sanh trong hoa sen, được Phật thọ ký.
Được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp, khắp trong mười phương bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, dùng sức trí huệ, tùy tâm chúng sanh để làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ Đề Đạo Tràng[59], hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển pháp luân mầu nhiệm, có thể làm cho chúng sanh trong các thế giới nhiều như số cực vi trần trong một cõi Phật phát tâm Bồ Đề, tùy theo căn tánh mà giáo hóa thành thục, cho đến tột cùng biển vị lai kiếp, có thể rộng lợi ích hết thảy chúng sanh.
Phổ Hiền Bồ Tát lại dạy chúng ta một việc rất trọng yếu. Cổ đức chú giải kinh văn thường trích dẫn đoạn kinh này. Do đó biết đoạn kinh văn này rất trọng yếu. Đối với người niệm Phật cầu vãng sanh, nó lại càng trọng yếu hơn nữa. Sát-na tối hậu khi lâm chung (tức vào lúc hơi thở cuối cùng) là lúc quan trọng nhất của lúc sanh tử, thần thức ly khai thân thể (nói theo thế tục là “linh hồn lìa khỏi nhục thân”), nhục thân bị hủy hoại, hư nát. Điều này cho thấy thân thể vô cùng mỏng manh.
Người nhà, quyến thuộc ân ái sâu nặng cách mấy đến lúc này cũng chẳng thể không chia lìa, một phen xa nhau vĩnh viễn, đời sau chẳng gặp lại được nữa. Dẫu đời sau có gặp lại nhau, cả mình lẫn người đều đã thay đầu đổi mặt, có gặp cũng chẳng nhận ra. Bởi thế, duyên thế gian phải nhạt dần, chớ quá chấp trước; thế nhưng phải săn sóc hết thảy chúng sanh chu đáo, đấy là Bồ Tát hạnh, tâm địa thanh tịnh chẳng bị nhiễm.
Lúc còn sống, anh hùng, hảo hán, oai phong lẫm lẫm, chết đi, thứ gì cũng chẳng còn, chỉ vừa vùi xuống đất, hết thảy oai thế mất sạch. Tại thế gian làm đế vương, chết đi, đại thần cũng chẳng thể đi theo. Ở trong cung điện, phương tiện di chuyển là voi, ngựa, xe cộ, chẳng mang theo được thứ gì. Lúc còn sống thâu chứa bao nhiêu của cải quý báu, cũng chẳng mang theo được gì. Thân thể còn phải mục nát, huống hồ những thứ ngoài thân!
Thấy thấu suốt những sự tình đó, sẽ chẳng lưu luyến hết thảy pháp thế gian. Chẳng còn tham ái, tâm quý vị sẽ thanh tịnh rất nhiều. Tâm thanh tịnh bèn sanh trí huệ, bèn hiểu trong thế gian nên làm người như thế nào, nên làm những chuyện gì, tự nhiên giống như Phật, Bồ Tát: Trong thế gian này chẳng vì chính mình, mà vì chúng sanh. Sanh ra chẳng mang theo cái gì đến, chết đi chẳng mang được cái gì đi, chỉ trần trụi một thân, cho nên chẳng vì chính mình. Công đức chân thật chỉ là lợi ích chúng sanh.
“Chỉ có nguyện vương này chẳng hề bỏ lìa”: Có thể mang theo công đức chính mình đã tu hành, chẳng hề lìa bỏ. Bởi lẽ, công đức do chân tâm tu, chẳng phải do tình ý hư dối tu tập. Vì sao chẳng thể mang theo tình người thế gian được? Là vì tình ý hư dối, chẳng phải chân tâm. Từ Quyền Giáo Bồ Tát trở xuống thảy đều vận dụng tình ý hư dối, chẳng hề dụng tâm chân thật. Bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ trong hội Hoa Nghiêm đều dùng chân tâm. Chân tâm vĩnh viễn chẳng biến đổi, vọng tâm biến đổi theo từng sát-na. Bất cứ thứ gì trong thế gian cũng chẳng mang theo được, bởi lẽ chúng do tình ý hư dối tạo ra.
Quý vị giúp đỡ hết thảy chúng sanh, thành tâm thành ý mà làm thì công đức, phước đức đều mang theo được. Tục ngữ có câu: “Vạn thứ đều bỏ sạch, chỉ mỗi nghiệp theo thân”. Mang theo thiện nghiệp vào ba đường lành (trời, người, A Tu La) hưởng quả báo, mang ác nghiệp vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) chịu quả báo. Bồ Tát thiện nghiệp lẫn ác nghiệp đều chẳng có, dẫu đoạn hết thảy ác nhưng chẳng chấp tướng đoạn ác; dẫu tu hết thảy thiện nhưng chẳng chấp tướng tu thiện, tam luân thể không. Ngày ngày làm lành, ngày ngày vì mọi người, nhưng trọn chẳng chấp tướng. Bởi thế, họ mang mười đại nguyện vương đã tu hành theo được.
Chẳng những mang theo mà còn trong “hết thảy thời”, nguyện vương vĩnh viễn theo họ, chẳng hề tách rời, dẫn đường cho họ “trong một sát-na, liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc”. Mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Đến thế giới Cực Lạc, lập tức thấy A Di Đà Phật. Bởi thế, mười đại nguyện vương là pháp tối thượng thừa để Bồ Tát tu hành. Nói cách khác, nó là hạnh viên mãn của hết thảy Bồ Tát Lục Độ. Trong mười nguyện, nguyện nào cũng viên mãn, gồm trọn Lục Độ, là hạnh viên mãn của Bồ Tát. Đến Cực Lạc, đồng thời cũng thấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát v.v… Những vị Bồ Tát ấy sắc tướng đoan nghiêm, công đức trọn đủ.
Người tu mười đại nguyện vương sanh về thế giới Cực Lạc, hoa lập tức nở, đó là vãng sanh bậc Thượng. Nhân vì tu hạnh nguyện Phổ Hiền, tâm lượng giống như hư không pháp giới, mỗi một nguyện đều nói: “Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, sự tu hành này của tôi chẳng có cùng tận”. Tâm lượng chúng ta quá nhỏ nên phải học Phổ Hiền hạnh để tâm lượng lớn ra. “Tâm trùm thái hư, lượng khắp các cõi nhiều như cát”, không một pháp nào chẳng gồm chứa. Tâm lượng to lớn như thế, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì lẽ đương nhiên phải là Thượng Phẩm Vãng Sanh.
Bởi thế, sanh về đó, hoa sen hóa sanh, hoa nở thấy Phật, được Phật thọ ký. Sau khi được Phật thọ ký, ở Tây Phương Cực Lạc thế giới nỗ lực tinh tấn cầu học, đạo sư là A Di Đà Phật, giáo thọ là mười phương chư Phật Như Lai và các vị đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền… Bạn đồng học là các thượng thiện nhân. Bởi thế, về đó cầu học mau chóng phi thường, chẳng lui sụt, một đời viên mãn thành tựu. Dù khi chưa tốt nghiệp, nghĩ muốn thả bè từ thì A Di Đà Phật dùng bổn nguyện lực công đức oai thần gia trì, quý vị bèn có thể nương theo ý nguyện trở về độ sanh mà chẳng bị lui sụt, chẳng đọa vào ác đạo. Đến mười phương thế giới độ chúng sanh, năng lực giống như Quán Âm Bồ Tát, tùy lòng chúng sanh, biết rõ nên dùng thân nào để độ bèn tự hiện thân ấy để độ. Nên dùng thân Phật để độ thì chính mình cũng có thể thị hiện tám tướng thành đạo giống như Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành Phật trong thế gian này. Chỉ cần sanh về thế giới Cực Lạc, được gặp gỡ Phật A Di Đà bèn có năng lực ấy. Năng lực ấy là do Phật gia trì, bởi chúng ta thật sự là học trò của Phật A Di Đà, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều giúp đỡ quý vị. Long thiên hộ pháp thần cũng đều hộ trì quý vị.
Nếu chẳng nghiêm túc nỗ lực tu học thì chẳng thể buông xuống vạn duyên, đối với pháp môn này vẫn nửa tin nửa ngờ, chẳng hoàn toàn tin tưởng. Nếu hiểu rõ chân tướng sự thật, nghi tình sẽ đoạn, tín tâm kiến lập. Pháp môn này chẳng khó tu. Đến lúc ấy mới là chân chánh báo ân Phật, báo ân cha mẹ, báo ân chúng sanh vì quý vị có năng lực lợi ích hết thảy chúng sanh.
Hòa thượng Tịnh Không giảng
Xem thêm các bài viết của