Đức Thái Bạch Kim Tinh – Đức Động Đình Tiên Trưởng
Đức Lý Đại Tiên Trưởng Kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
* Nguồn gốc
Thuở khởi nguyên vũ trụ, khi chư vị Tam Tôn Khởi Nguyên đã xuất hiện, Tam Giới đang quá trình hình thành, phân định nên các cõi giới khác nhau. Lúc bấy giờ, từ ánh sáng Đại Linh Quang của Cội Đạo, phát sinh nên một tia sáng trắng, tận thiện tận mỹ, vi diệu lung linh vô cùng. Ánh sáng trắng ấy tên gọi Thái Bạch, biến hiện nên thân ảnh nam nhân, tôn danh Thái Bạch Kim Tinh.
* Hình tượng đặc trưng và các hoạt động của Ngài
– Ngài thường thị hiện thân ảnh nam nhân trung niên, da dẻ hồng hào, nét mặt thanh tú cương trực, mắt sáng tựa ánh sao, mày rậm trắng, tóc dài trắng, toàn thân khoác bạch tuyết trường y, có điểm xuyết kim quang lấp lánh, tay cầm Phất Chủ và Thiên Thư.
– Các tông phái Đạo Gia từ rất lâu đã tôn thờ từ hình tượng Ngài là một Lão Tiên Gia, da dẻ hồng hào, râu tóc bạc phơ, tóc búi củ tỏi ở phía sau đỉnh đầu một chút, sau lưng mang theo Tiên Kiếm, tay cầm Phất Chủ và Thiên Thư, thân khoác đạo bào bạch tuyết trường y có họa biểu tượng Bát Quái Cửu Cung màu vàng.
– Về sau này, dân gian thường lấy hình tượng Thi Tiên Lý Thái Bạch để làm hình tượng tôn thờ Ngài, vì đó là một kiếp giáng trần của Ngài vào thời Đường bên Trung Hoa. Hình tượng ấy là lão niên khoảng chừng 60 tuổi, râu tóc đen tuyền, mắt sáng tựa ánh sao, trên đầu đội mũ cánh chuồn do năm xưa ngài có làm quan trong triều vua Đường Minh Hoàng là Hàn Lâm Học Sĩ, tay cầm thi thư, thân khoác bạch y.
– Hình tượng Ngài trong tín ngưỡng Cao Đài Đại Đạo là lão nhân khoảng chừng 60 tuổi, râu tóc đen tuyền, mắt sáng tựa ánh sao, đầu đội mũ cánh chuồn, tay cầm Thiên Thư, thân khoác lam bào có hoa văn Long Thần nơi ngực áo và điểm xuyết ngũ sắc tường vân. Màu xanh này tượng trưng cho Thượng Thanh, màu thanh thiên, màu của Tiên Giáo trong Tam Giáo.
– Ngài là vị Cổ Phật hay còn được biết đến là vị Tiên Trưởng xuất hiện từ thuở Thiên Địa đang định hình. Khi Ngài xuất hiện rồi, Ngài giữ trách nhiệm cai quản chòm sao Bắc Đẩu, ngự nơi Linh Tiêu Điện, đóng vai trò trọng yếu gìn giữ luật Thiên Điều, giữ sự vận hành của các tinh tú theo đúng chu kỳ nhất định, không bị loạn động di chuyển hỗn độn trong không gian. Từ đó mà phân định Tam Giới ra các khu vực hoàn chỉnh.
– Tính tình Ngài thẳng thắn, quyết đoán, bộc trực, công chính liêm minh vô cùng. Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài chí công vô tư, lạnh lùng như hàn băng lãnh tuyết ấy chính là một đại bi tâm vô cùng rộng lượng, bất khả tư nghị. Vì thấu hiểu tâm vô thường của chúng sinh, có thương chúng sinh vô cùng, nên Ngài càng gìn giữ lẽ công bình chánh trực, giới luật Thiên Điều nghiêm minh để tránh cho chúng sinh vì chút tơ tình ái nhiễm trầm luân mà sa vào đường tà mị.
– Ngài thường lui tới Động Đình Hồ nơi Trung Giới và Thượng Giới, thiết lập các đạo tràng, văn pháp đàn ở đấy để truyền dạy về thi văn nghệ thuật cho chư linh các đẳng chân hồn có mong muốn được học hỏi, phát triển tinh tấn về trí tuệ, văn hóa nghệ thuật. Từ việc này mà Ngài có tôn danh là Động Đình Tiên Trưởng.
– Trong thời kỳ Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài nắm giữ vị trí Nhất Trấn trong Tam Trấn Oai Nghiêm nơi cửa Đại Đạo, đại diện cho Tiên Giáo quy hiệp về một mối Đạo chung, cùng nhìn nhận vạn loại, vạn linh, vạn giáo Đồng Nguyên vậy.
Khi Ngôi Giáo Tông Hội Thánh Cửu Trùng Đài hữu hình ở cõi này không có người đủ sức đảm nhận, Ngài kiêm nhiệm thêm chức vị Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhằm gánh vác trách nhiệm dìu dẫn muôn vạn loại sinh linh hữu tình về với bến bờ an lạc, về với Cội Đạo cùng Đức Từ Phụ, Đức Từ Mẫu thiêng liêng.
* Ngài từng có một kiếp chiết linh chuyển thế vào thời Đường ở Trung Hoa, là nhà thơ Lý Bạch vào năm 701 – 762 Công Nguyên
– Năm ấy, ở tỉnh Tứ Xuyên, nhà họ Lý. Trước khi hạ sinh, Lý phu nhân được báo mộng có sao Trường Canh Thái Bạch nhập thế kết duyên với Lý Gia. Nên Ngài chào đời được đặt tên là Lý Thái Bạch. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, từ nhỏ Ngài chỉ chuyên tâm việc học Đạo, đào luyện văn chương, kiếm thuật, có những thành tựu về thơ ca từ rất sớm thuở thiếu thời.
– Về sau Ngài lấy hiệu Thanh Liên Cư Sĩ, quyết chí cầu Đạo, tu tập trên núi được một thời gian, có bạn đồng tu đối ẩm xướng ca thi phú thường ngày.
– Sau vài năm, Ngài lại nhập thế làm quan học sĩ trong triều vua Đường Minh Hoàng.
Vì tính tình tiêu sái thong dong tự tại, Ngài chẳng để quyền lợi hay uy quyền thế tục vướng bận nét tiêu dao của mình. Vì thế, các sự tranh đấu chốn quan trường thị phi những điều không hay về Ngài với vua, vua quý Ngài nên cũng bị lâm vào tình cảnh khó xử. Nhận thấy tình hình không tốt, Ngài từ quan rời đi, tiếp tục đời phong lưu tiêu sái giang hồ tự do tự tại. Cuối đời, Ngài thoát trần đăng tiên khi đang say rượu và bắt bóng trăng trên mặt hồ.
– Ngài có người bạn thân trong giới thơ ca là Đỗ Phủ, được dân gian gọi là Thánh Thi.
– Ngoài uy danh Thi Tiên lừng lẫy trong giới văn chương, nổi tiếng khắp thế giới, Ngài còn được biết đến là một Tiên Nhân có công phu về Khí Công, Kiếm Đạo, Tửu Lượng, Kỳ Thuật và Âm Nhạc Nghệ Thuật. Có thể nói, Ngài là một bậc đại đức, tài trí vẹn toàn, thiên phú hiển lộ rõ ràng khi chiết linh giáng thế nơi cõi trần này.
* Một số thi văn của Ngài để lại nơi thế gian
Khi sống nơi thế gian với kiếp sinh là Lý Thái Bạch thời Đường, Ngài để lại một kho tàng thơ ca phong phú vô cùng đồ sộ với số lượng bài thơ ước chừng khoảng 20000 bài. Nhưng theo dòng thời gian đã bị thất lạc sau những cuộc binh biến loạn lạc thì ngày nay những nhà nghiên cứu, sưu tầm chỉ còn tổng hợp lại được khoảng 1000 bài, mà mỗi bài đều có sự đặc sắc riêng biệt với giá trị văn hóa nghệ thuật không thể nghĩ bàn.
Ở phần này, tác giả chia sẻ một vài bài thơ của Ngài khi giáng cơ và vài bài thơ Ngài làm lúc sống nơi thế gian.
– Về căn duyên của Ngài
Cửu Tử kim triêu đắc phục hườn,
Hạnh phùng Thiên Mạng Đạo khai ngươn
Thế trung kỵ tử hà tri tử
Tử giả hà tồn chủ tịch Hương.
…
Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch
Hiện Kim Tinh trọng trách Linh Tiêu
Quyền năng vâng thuở Thiên Triều
Càn khôn thế giái dắt dìu Tinh Quân
…
Tinh Quân thọ sắc thuở phong thần,
Cho đến Đường Triều mới biến thân;
Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế,
Trường Canh Trích Tử đến tham trần
Động Đình thi rượu đong muôn đấu
Bồng Đảo câu Tiên nắm một cần
Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế
Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân
Đức Lý Thái Bạch giáng cơ đề bút
Cơ bút Cao Đài Đại Đạo
….……………………………
– Vọng Lư Sơn bộc bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
…
– Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
….……………….
– Hiệp khách hành
Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh.
Ngân an chiếu bạch mã,
Táp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
Thoát kiếm tất tiền hoành.
Tương chích đạm Chu Hợi,
Trì thương khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc,
Ngũ nhạc đảo vi khinh.
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu,
Ý khí tố nghê sinh.
Cứu Triệu huy kim chùy,
Hàm Đan tiên chấn kinh.
Thiên thu nhị tráng sĩ,
Huyên hách Đại Lương thành.
Túng tử hiệp cốt hương,
Bất tàm thế thượng anh.
Thùy năng thư các hạ,
Bạch thủ Thái huyền kinh.
Thi Tiên Lý Bạch
Tam Giới Toàn Thư 5

Đức Thái Bạch Kim Tinh giáng cơ dạy Đạo
Ngày 05-02-Canh Tý
Huyền Thiên giáng hạ độ nhân sinh
Thoát khổ trầm luân khỏi tục hình
Đặng dự Long Hoa Thiên Phong Hội
Quang minh dẫn lối độ quần sinh.
Bạch Hạc Tiên Tử
Khánh vân nhẹ bước ngự trần gian
Chúc phúc Thiên Thơ giáng tịnh đàn
Cửu Phẩm Thần Tiên gieo Thánh Đức
Thiên Triều rỡ rỡ chiếu hào quang.
Động Đình Tiên Trưởng
Lão mừng chư hiền đệ muội.
Thấp thoáng mới đó đã mấy tháng trôi qua, chư hiền có điều chi tâu với Lão?
Cười.
Lão để lời cho chư hiền đệ muội được rõ. Dù có bất cứ biến động ngoại cảnh to lớn đến mức nào thì thân tâm cũng phải giữ cho thanh tịnh. Nghe à.
Dạy về tu chân
Là bậc tu chân thì phải thấu lẽ Thiên cơ, phải sinh thành hoại diệt thì mới đúng luật Thiên Điều. Thời khắc này chư Thiên Tiên Phật cũng vô cùng khó khăn vậy, đâu ai muốn chúng sinh phải lâm vào cảnh này, đau lòng vô cùng đó đa.
Về phần chư hiền đệ muội yêu dấu của Lão, chư hiền phải ráng thành bậc tu chân để làm nên thành tựu. Có vậy sau này về nước Thiên Đàng Cực Lạc mới mong gặp Lão mà đối thơ cùng Lão, lại có thể ngự triều chầu Thánh thể.
Chư hiền phải nhớ rằng chư Thiên Tiên Phật muốn độ rỗi chúng sinh còn phải rũ bỏ ngôi xưa mà nhập trần cứu thế. Hôm nay lại vì biến động ngoại cảnh mà chư hiền lại tạm gác trách nhiệm mà đi lánh nạn như vậy thì chư hiền cũng như chúng sinh ngoài kia chẳng khác vậy.
Lão cho chư hiền thời gian cũng độ 6 tháng để vượt qua khảo đảo, hôm nay vị nào không dự đàn xem như không vượt qua vậy.
Chư hiền đệ muội khá nghe, tu chân là gì?
Tất cả chư hiền luận với Lão.
Tu chân là rửa sạch phàm tánh để cho Thiên tánh sáng soi mọi lẽ, từ đó mà biết cách xử trí mọi lẽ thế nào cho hợp với Thiên lý.
Lại nữa tu chân là để trở nên chân thiệt, tu luyện để xác phàm trở nên thanh tịnh, đẹp đẽ khiến cho người đời dễ mến. Từ đó mà thực hiện trách nhiệm phổ độ của mình, độ mình, độ đời, chứ đừng độ mình thành Tiên thành Phật mà quên trách nhiệm thiêng liêng khi đến cõi này. Nghe à.
Tu chân là tu luyện để cho Thiên tánh không hóa ra phàm tánh bởi tham mê dục vọng, không để cho Thiên tánh bị che lấp bởi địa vị, tình tiền nơi thế gian. Tu đi rồi không tham cũng tự có mà ăn, không tranh cũng tự có chốn ở. Nghe à.
Tu chân để thấu lẽ huyền vi màu nhiệm. Tu hành chưa viên mãn thì tà tánh dục vọng vẫn còn vướng thân tâm, bảo sao không tinh tấn.
Tu chân là phải tự giác công phu tu luyện, chứ há để ai nhắc nhở. Thiên Cung không phong vị cho kẻ chây lười, nuông chiều bản thân. Nghe à.
Chư hiền luận với Lão về Tam Công.
Xét về công quả, Lão thương chư hiền còn chật vật với sự đời nhưng dù vậy chư hiền luôn phải vững tâm phụng sự, không nên bê tha. Nếu chẳng siêng năng được thì vẫn phải làm công quả ở mức bình thường tại nơi ăn chốn ở hay tại đạo quán. Đây là quá trình gieo mầm thiện nghiệp.
Xét về công phu, phải tu luyện cho Thiên tánh không vướng bận việc phàm, rũ bỏ tam độc, thất tình lục dục đến khi hiệp đặng Càn Khôn, thấu hiểu lẽ Thiên cơ mà phụng vụ bá tánh lê dân cho hợp Thiên lý. Đó là phổ độ đó chư hiền.
Khi công phu đủ đầy thì công trình cũng tự nhiên viên mãn vậy.
Bãi đàn.
Trích từ Cơ bút của Đức Thái Bạch Kim Tinh, ngày 05-02-Canh Tý
Note: Ngày 18-08 nguyệt lịch, ngày vía của Đức Thái Bạch Kim Tinh
Tam Giới Toàn Thư – 3329125187124685
Bạn đọc comment:
Le Davich Vị Thái Bạch Kim Tinh với Thái Ất Chân Nhân có quan hệ huynh đệ hay sư trò gì ko nhỉ.
TGTT Nếu tính theo vai trò hiện tại của Đức Lý Thái Bạch thì Ngài là huynh trưởng so với Đức Thái Ất Chân Nhân
Vũ Khang
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
( Bài này năm ngoái e vừa học xong, giờ vẫn còn nhớ)
Nguyễn Viet Anh mặt trăng hôm nay (4 tháng 10, 2020) to hơn mọi ngày trùng hợp đúng vào ngày vía ĐỨC THÁI BẠCH KIM TINH
TGTT Đúng rồi đó bạn. Hôm Vía Đức Ngài là siêu trăng
Cường Nguyễn
Giáo tông bên vô vi
Thủy Thanh Cung Ko biết ngài có nhập xác trần ko nhỉ?
TGTT ngày nay không chỉ riêng Ngài mà các Đấng Thiêng Liêng nói chung thực sự sẽ không nhập xác mà xưng danh ông này bà nọ vì việc đó dễ khiến phàm tâm của chúng sanh tăng cao, thích giả mạo các vị ấy. Với lại, ở hiện tại, cũng chẳng có thân xác nào đủ thuần lương, tinh khiết giữa cõi ô trược này để cho Đấng Thiêng Liêng giáng nhập được
Lê Tâm Có app ko vậy bạn
TGTT Thân gửi bạn bit.ly/cuuthientoanchi
Phúc Hải Nam Mô A Di Đà Phật, tôi xin phép chia sẻ và lưu giữ trên trang cá nhân của tôi 3 clip về môn thần gia đạo và các vị chánh thấn khác nhé! Xin tri ân công đức vô lượng, Nam Mô A Di Đà Phật!