Đức Từ Ái Thiên Tử –
* Nguồn gốc
Đức Từ Ái Thiên Tử là vị Thiên Tử cai quản về tâm tình, cảm xúc của muôn vật loại. Muôn loại muốn sinh sôi nảy nở, muốn được trường tồn thì cần phải có tình yêu thương, khát khao muốn sống, tâm tình quan tâm đến chính mình và thế giới quan xung quanh.
Đức Từ Ái Thiên Tử là một trong Thập Nhị Khai Thiên thuở khai thiên lập địa. Ngài đại biểu cho cho Đoài Cung trong Bát Quái Cửu Cung.
* Hình dáng và tính chất đặc trưng
Đức Từ Ái Thiên Tử thường thị hiện thân ảnh nữ nhân dạng, độ tuổi chừng ba mươi, gương mặt hiền hòa từ bi như nét thiên lương của Đức Từ Mẫu. Ngài búi tóc cao trên đỉnh đầu, trên có một khăn choàng dài, có một chụp tóc và trâm cài hoa sen. Toàn thân Ngài khoác đạo bào trắng tinh khôi, nơi cánh tay cũng có một dải lụa trắng dài tung bay phấp phới.
Có đóa hoa Lạc Tiên mãn khai nâng đỡ nơi chân của Ngài. Hoa Lạc Tiên này là biểu trưng của an lạc khí, tinh khôi vô nhiễm và bình dị.
Các vị thị giả thường theo Ngài là các vị Hỉ Lạc Thiên cùng Ái Tình Thiên, Thiên Đường Điểu, Cộng Mệnh Điểu.
Nếu không có tình yêu thương thì vạn loại sẽ tồn tại theo bản năng vị kỷ, ít khi vị tha, dễ dàng vì quyền lợi của mình mà tiêu diệt kẻ khác.
Thể nên quyền năng của Ái Thiên Tử cũng chính là gieo mầm hạt giống thiện lương để giúp gìn giữ các mối quan hệ tương trợ lẫn nhau mà duy trì sự sinh tồn. Muôn loài sinh vật dù sắt đá, thảo mộc hay cầm thú, con người đều phải có khát khao muốn sống, khát khao yêu thương và thực hành yêu thương thì mới có thể tồn tại được vậy.
– Các pháp bảo đặc trưng của Ngài
- Huyền Cầm:
- Là một cây đàn to lớn có 36 dây tượng trưng cho Tam Thập Lục Thiên. Hễ tiếng đàn này được khải lên thì tất thảy tâm tình của vạn linh sinh chúng nghe thấy đều được bình yên tịnh lặng, hòa đồng nhân ái tự bên trong tâm tình của mình, khởi phát lên tâm từ bi bác ái với vạn linh cùng Chí Linh, nhờ vậy có thể mở ra con đường trở về Tam Thập Lục Thiên.
- Pháp Luân Thường Chuyển Đoài Cung:
- Đây là pháp luân biểu trưng của việc cai quản sự vận hành không ngừng nghỉ của các đầm trạch, sự tịnh hóa nhân duyên trở nên thiện lành, tánh đức bao dung khiêm hạ, lặng lẽ hành thiện nghiệp.
Khai Minh Thiên Cảnh Ca:
Là một bài ca ngâm có thể tạo nên một thông đạo liên thông Tam Giới, trợ duyên cho vạn linh sinh chúng hồi hướng về tánh đức thiên lương của mình, hồi hướng về Đào Nguyên.
Hỡi ai ơi lãng du
Nơi tầng Phi Tưởng…
Ai kia có thấu chăng
Câu ngâm điệu đàn
Của bài ca Thiên Cảnh
Vầng thái dương ấm áp
Bóng trăng khuyết dịu dàng
Cùng muôn sao lấp lánh
Kìa non Thiên động Thánh
Cõi thanh bình an lạc…
Này hỡi các anh em
Có nhớ chăng quê cũ
Cung Diêu Trì, Mẹ đợi
Trông mỏi mòn lũ con
Bạch Ngọc Kinh, Thầy chờ
Sao tăm hơi chẳng thấy
Từng ngày từng ngày qua
Ngóng trông mỏi mòn
Bao giờ hồi cung…?
Này hỡi các anh em
Có nhớ chăng quê cũ
Nơi tối tăm cô quạnh
Chẳng phải chỗ chúng ta
Nơi an nhàn thanh tịnh
Mới thật là quê nhà
Này hỡi các anh em
Mau trở về quê cũ
Sớm ngày hồi cung
– Các vị thị giả:
Thiên Đường Điểu:
Là một linh điểu có thân hình to lớn, đầu có chỏm lông tơ mịn, toàn thân là ngũ sắc, có hai cành lông đuôi thật dài, ở cuối đuôi ấy có một chùm lông trông xòe ra rất đẹp. Mỗi khi linh điểu này cất lên tiếng hót thanh tao, người vật nào nghe thấy liền tự nhiên cảm thấy yêu đời, năng lượng tích cực tăng cao, hoạt khí tràn đầy sinh lực, thân tâm nhẹ nhàng hoan hỉ.
Cộng Mệnh Điểu:
Là linh điểu có một thân hai đầu, biểu trưng của sự hòa hợp thống nhất giữa hai cá thể trên cùng một thể thống nhất. Chúng ta vẫn thường nghe nói tới câu “như chim liền cánh như cây liền cành”, chim liền cánh ấy chính là Cộng Mệnh Điểu này, hai cá thể riêng biệt kết hợp hài hòa với nhau thành một cá thể có hai tính cách đặc trưng bổ khuyết cho nhau tạo nên sự hài hòa như âm dương tương hiệp.
Ái Tình Thiên:
Là các vị Thần, Thánh, Tiên phụ trách việc đan kết nhân duyên, giúp cho tâm tình của chúng sinh yêu thương và được thương trong niềm thân ái thiện lương.
Hỉ Lạc Thiên:
Là các vị Thần, Thánh, Tiên phụ trách các việc đem lại an vui cho chúng sinh chủ yếu thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật như là Thiên Ca, Thiên Nhạc, Thiên Họa, Thiên Nghệ…
Tam Giới Toàn Thư
Xem thêm các bài viết của