Tiến về con đường mà ở trước là ngõ cụt
Nếu Quí Vị mất nhiều thời gian để đi trên một con đường, đi, đi mãi.
Rồi một ngày kia Quí Vị phát hiện con đường mình đang đi là đang chạy vào ngõ cụt, bít lối.
Nghĩa là cuối con đường không còn có lối nữa.
Vậy thì Quí Vị phải làm gì đây?
Lẽ nào Quí Vị phải mất thời gian quay ngược trở ra. Nhưng nếu con đường ấy là con đường đi vào sa mạc xa xăm, trên đường chẳng có lương thực, cũng không có nước uống.
Xung quanh đường thì có rất nhiều loài lang sói, nhiều hổ, cọp, beo,….
Và tất cả lương thực mang theo thì Quí Vị đã ăn hết rồi.
Cái hành trình chúng ta tiến trên con đường này có thể mất 70 năm.
Vậy thì Quí Vị làm sao đây?
Chúng ta sẽ đứng ở ngõ cụt ấy mà chờ chết hay sao?
Hôm nay tôi nói câu chuyện này là có đạo lý gì đây?
Quí Vị thử đoán xem nào?
Chắc là Quí Vị tạm thời chưa đoán ra, chưa nghĩ ra rồi .
Một đạo lý mà ít ai để ý.
Là tất cả chúng ta và cả nhân loại, thậm chí cả những con vật.
Tất cả cùng sinh ra và lớn lên trên hành tinh này.
Tất cả cùng sinh sống, khi sinh sống là chúng ta đang tiến trên con đường,
con đường như tôi đã nói ở phần đầu đó.
Rồi một ngày kia, là lúc gần cuối đời, ta mới chợt nhận ra con đường phía trước ta là con đường dẫn vào ngõ cụt. Nghĩa là chúng dẫn vào cái chết, bít lối.
Vậy chúng ta phải làm sao đây?
Buông xuôi chăng? Tiếc nuối chăng? Tranh thủ thụ hưởng chăng?
Không, chúng ta không làm thế.
Mà hãy đi theo con đường của các Thánh Nhân đã đi qua, đó là con đường «Tu Đạo».
Đây là cách thức duy nhất để vượt qua ngõ cụt của con đường kia.
Chỉ có duy nhất là Tu Đạo thôi Quí Vị ạ.
Hãy luôn tự đặt cho mình những câu hỏi:
- Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này?
- Trước khi cha mẹ gặp nhau, ta đã ở đâu?
- Sau khi chết ta đi về đâu?
- Điều gì là ý nghĩa thật sự của kiếp sống?
- Có phải ta sống chỉ để chờ chết chăng?
Hãy tư duy như thế.
Vị nào thấu hiểu được, tôi nghĩ Vị ấy sẽ xuất gia mà tu đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Xem thêm tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB: Tu học mỗi ngày –
Điều gì xảy ra khi bước đến cuối con đường
Quý Vị thử hình dung khi mà một người bước đi trong con đường hầm, cứ đi mãi, đi mãi và khi đến cuối của con đường ấy là ngõ cụt, trong khi đường này là đường một chiều, chỉ có tiến mà không được lùi.
Tôi nghĩ chắc ai mà rơi vào tình trạng vậy, chắc là sẽ hết sức hoảng hốt, lo sợ, bất an vì người ấy đã tiến vào ngõ cụt, và rồi đang đợi chết.
Hôm nay, tôi lấy ví dụ này theo Quý Vị là để minh họa cho điều gì ?
Là vì gần đây tôi quan sát thấy một người cũng quen biết, ông chú này đã bước vào tuổi 75 rồi.
Bao nhiêu năm tháng tuổi trẻ làm ăn, bươn chãi, rồi sống với thời tuổi trẻ cũng rất năng động, và tích cực, vui vẻ, đầy nhiệt huyết.
Nhưng hiện nay khi chú đã bước vào những năm tháng cuối đời, trong khi con cái rất thành đạt và giàu có, và ông chú đang sống rất sung sướng, tiền bạc dư đầy, ăn uống toàn cao lương mỹ vị.
Tuy nhiên, nhìn trên gương mặt ông, tôi thấy ông lo lắng, tối tăm, vì sắp phải chuẩn bị bước sang thế giới bên kia, và phải rời bỏ, để lại con cháu, nhà cửa, và nhiều hạnh phúc khác.
Trường hợp này, tôi thấy cũng có rất nhiều người lớn tuổi mắc phải, họ dường như bí lối, tối tăm, mù mịt, khi phải chuẩn bị bước sang bên kia của thế giới, trong khi hành trang của sự tu, phước báu và định hướng khi vào cõi tâm linh thì chưa có, thậm chí là hoàn toàn không biết gì.
Đây phải nói là rất đáng thương đó Quý Vị.
Ai rồi thì cũng đều phải già cả, có ai mà tránh được cái tuổi già không Quý Vị ?
Tuổi trẻ, thời còn hồn nhiên, mạnh mẽ, lạc quan, vui chơi,… thế mà trong thoáng chốc, ngoảnh mặt nhìn lại, ta bất ngờ vì thấy rằng cái tuổi trẻ qua đi mất rồi.
Vậy thì với Quý Vị ở đây, Quý Vị đã chuẩn bị cho ngày cuối của mình chưa ?
Đặc biệt là với những Vị đã bước vào tuổi năm mươi, sáu mươi,… khi mà mặt trời dần khuất bóng.
Những Vị lớn tuổi thì cái vô thường nó đến sẽ nhanh hơn, vì sức khỏe họ dần suy yếu, bệnh tật sẽ nhiều hơn.
Nhưng những người trẻ hơn, cũng không nên tự tin, vì cho mình là trẻ, còn trẻ.
Thời nay tôi thấy cũng có rất nhiều người trẻ ra đi sớm vì tai nạn, hay bệnh nặng như ung thư chẳng hạn.
Nên có thể nói là vô thường sẽ không phân biệt ai cả, già hay trẻ, lớn bé gì cũng có thể là đối tượng mời gọi của vô thường.
Do đó, với mỗi ngày trôi qua, Quý Vị phải tu sao mà thấy mình đủ tự tin nếu bất ngờ phải trở về với bên kia của thế giới, vì hành trang, tư lương Quý Vị đã chuẩn bị đủ rồi, đã sẵn sàng đón nhận rồi, và thậm chí có thể biết được chắc chắn là khi ra đi, mình sẽ sinh về các cõi cao, chứ không bị rơi vào cõi thấp, hoặc không bị đọa lạc.
Quý Vị hãy nên cố gắng chiêm nghiệm, suy tư về đạo lý này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa

Bạn sẽ hay đang có tuổi già cô đơn, buồn khổ, đau đớn hay tuổi già hạnh phúc?
Bơ Đi Mà Sống: Vậy nếu một người làm người kia đau khổ và suốt ngày uất hận tạo ý nghiệp nhiều năm liền thì sao ạ? Con thấy nhiều người độc ác tạo nghiệp về thân khẩu nhưng tâm hồn lại thanh thản, còn người hiền lành chẳng hại gì ai mà suốt ngày tâm tư đau khổ…. Vậy cho con hỏi thân, khẩu, ý tạo nghiệp có quả báo khác nhau gì ko ạ? Người nghĩ ác và người làm ác ai có tội nặng hơn?
Sen Tím: Nhân qủa ba đời