ĐƯỜNG TINH LUYỆN – CÁI CHẾT MÀU TRẮNG
– Những ai nghiện trà sữa đều mau già, thật sự. Bạn hãy thử chụp lại ảnh của mình bây giờ, uống trà sữa liên tục trong 2 – 3 tháng (cứ trung bình 2 ngày 1 ly) và chụp lại, bạn sẽ thấy da bạn sạm đi, thiếu độ căng và đàn hồi, nhiều mụn và có xu hướng đang xệ xuống dzú bạn.
Đường tinh luyện có trong trà sữa, bánh ngọt, các loại kẹo, nước ép trái cây đóng hộp rất khác với đường tự nhiên trong mật ong, trái cây và ngũ cốc. Nó được gọi với cái tên “cái chết trắng” hay “cái chết từ thiên đường”. Bởi nó giết bạn trong 1 sự êm ái dễ chịu đến mức cả khi bạn biết vẫn rất khó dứt. Thế nên tốt nhất đừng dính vào.
– Khi đường đi vào cơ thể, cơ thể cần canxi, natri, kali và magiê để tiêu hóa đường tinh luyện; do đó, chúng được lấy từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể hậu quả là cơ thể bị thiếu các chất thiết yếu này cùng với các vi chất dinh dưỡng khác. Điều đó dẫn đến nhiều hệ lụy, từ việc bị loãng xương cho đến sự suy yếu của quá trình bài tiết chất thải và chất cặn độc hại.
– Viện nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) chỉ ra khi đi vào máu, đường sẽ liên kết hóa học với các protein như collagen và elastin, những chất giúp giữ độ tươi trẻ cho da. Sự tương tác đó sẽ phá hủy collagen và elastin, khiến da bị khô và nhanh có nếp nhăn. Ngoài ra, phản ứng đó còn tạo ra các chất mới và có hại như da dễ bắt nắng. Dễ bắt nắng lại càng tăng nguy cơ lão hóa.
– Theo Viện nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Mỹ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đường có thể gây trầm cảm bởi đường làm giảm mức hormone BDNF (một loại hóc môn tăng trưởng hoạt động trong não). Loại hormone này bị ức chế ở những người bị trầm cảm và tâm thần phân liệt. Khi bạn càng stress bạn càng thèm ngọt, thèm phát điên vì đường có thể nịnh não như ma túy vậy, nó sẽ khiến bạn thấy thoải mái rồi từ từ giết bạn. Ngay cả khi bạn sử dụng đường ăn kiêng hay não sẽ phát hiện ngay đường đểu và kêu gào đường thật. Thế nên tốt nhất là cho nó nhịn ngay từ đầu.
Đường tinh luyện liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường type 2 bởi nếu ăn nhiều và lâu dài sẽ khiến cơ thể thiếu chất khoáng crôm (một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hòa lượng đường trong máu).
Làm ơn hãy cắt giãm từ từ việc sử dụng đường tinh luyện để cứu lấy bản thân. Bản thân bạn khoẻ mới chăm sóc cho những người bạn yêu thương được, còn không bạn sẽ là 1 gánh nặng…
Vấn đề của bệnh tiểu đường và thủ phạm núp dưới bóng những món ăn ngọt ngào
Và hiện tại. Ngay lúc này đã có đường dương nấu từ mía và hà thủ ô. Loại đường chữa bệnh và làm đẹp. Mỗi ngày trung bình 1 người khỏe mạnh cần 250g đường. Nếu bạn k ăn đủ đường Dương thì bộ phận nào thiếu sẽ bị bệnh. Bạn sẽ vui mừng vì đã có lương y: Nguyễn Lâm tìm ra được đường chữa bệnh. Bạn ăn thoải mái mà k sợ bệnh. Ngược lại còn rất khỏe và tăng tuổi thọ trẻ lâu. Đừng ngạc nhiên vì sao lại có đường chữa bệnh. Vì thế giới luôn tiến hóa và thay đổi. Vật dụng chúng ta đang sử dụng cũng ngày một tân tiến và khác xưa thì 1 loại đường chữa bệnh tất yếu phải xuất hiện để cứu thế giới. Đó là chuyện bình thường của qui luật tự nhiên.
Sống Vui Khỏe Club St.
Bạn đọc comment:
Ngoc Sang Nguyen Hai thứ gia vi giết người nhiều nhất là: muối và đường.
Nguyễn Trí Lâm Ngoc Sang Nguyen có đường và muối chữa bệnh chú ạ. Nó khác với đường và muối bán ở chợ và siêu thị
Bao Long Co cách nào chữa nám nhẹ ko anh
Nguyễn Trí Lâm Bao Long uống đường mía hà thủ ô để nuôi da. Khi da khỏe là hồng hào hết mụn và nám
Trịnh Văn Thân cam on chia sẻ bs. độc thật ngọt ngào!
.đường tiêu xương: đường ra axit, trung hoà với kiềm từ xương.
. đường + tập luyện, là thuốc (youtube Đỗ Đức Ngọc)
Lặng Lặng Thầm thật đáng sợ, cũng may là ko nghiện món này.
Thạch Chí Quảng nói v thôi. Cũng phải dùng tới nó hết à
Nguyễn Trí Lâm Thạch Chí Quảng thay đổi thức ăn. Số phận thay đổi
Con Kien Nho Đường HFCS còn nguy hiểm hơn đường tinh luyện
Phạm Nhi Con Kien Nho đường HFCS là đường gì vậy ạ
Con Kien Nho Phạm Nhi , là chất ngọt làm từ bột bắp biến đổi gien, có độ ngọt gấp 1,5 lần đường mía , giá chỉ bằng một nửa . Hầu hết các loại nước ngọt , bánh kẹo đều dùng loại si rô thủy phân này
Nguyễn Trí Lâm Con Kien Nho con đường đến nghĩa trang từ thức ăn thiếu hiểu biết
Quynh Art vậy chịu khó ăn mía và uống hà thủ ô chắc là ngon em nhỉ
Nguyễn Trí Lâm Quynh Art phải nấu đường mía và hà thủ ô 3 ngày mới thành đường có khả năng chữa bệnh
Quynh Art Nguyễn Trí Lâm vậy thành cao đường e nhỉ
Nguyễn Trí Lâm Đúng rồi anh
Đường chính là “Cái chết trắng” của thời đại mới
Danh hiệu không chỉ dành riêng cho ma túy
Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại cho bạn, đường không phải một người bạn tốt. Tiêu thụ thường xuyên đường và độ ngọt là một trong những việc làm tồi tệ nhất mà bạn làm với sức khỏe của mình.
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra cho chúng ta thấy, không còn nghi ngờ gì nữa, đường chính là kẻ thù đem lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe
Hãy nhìn vào xu hướng tiêu thụ đường trong vòng 300 năm qua:
Năm 1700, một người Anh tiêu thụ chỉ khoảng 1,8 kg đường mỗi năm. 100 năm sau, con số tăng lên đến 8,1 kg. Năm 1870, lượng đường tiêu thụ trung bình bởi một người tiếp tục tăng lên 21,3 kg. 30 năm sau đó, nó đã đạt mức 40 kg mỗi năm.
Cũng trong giai đoạn 3 thập kỷ này, lượng đường sản xuất trên toàn cầu tăng gần 5 lần, từ 2,8 triệu tấn lên 13 triệu tấn. Và đến nay, thống kê năm 2012 cho thấy một người Mỹ trung bình đã tiêu thụ đến 81 kg đường mỗi năm.
Song song với đó là tốc độ gia tăng của bệnh tiểu đường. Năm 1890, tỷ lệ người mắc bệnh chỉ là 0,003%. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, con số ngày hôm nay đã lên đến 8,50%, tăng gấp gần 3.000 lần.
Cơn nghiện đường
Đường đang tạo ra một cơn nghiện mà mục tiêu tấn công chủ yếu là trẻ em. So với những năm đầu thế kỷ 20, trẻ em Mỹ ngày nay tiêu thụ một lượng đường nhiều hơn gấp 10 lần. Trong đó, chủ yếu đường đến từ một loại chất tạo ngọt có tên HFCS, được sản xuất từ tinh bột ngô.
HFSC có mặt phổ biến trong các loại thực phẩm từ nước giải khát, bánh mì đến gia vị và danh sách dài các loại thức ăn chế biến sẵn.
Có tính gây nghiện cao, HFSC chứa hai loại đường fructose và glucose. Tuy nhiên, chúng không có liên kết với nhau như đường kính. Vì vậy, cơ thể chúng ta không mất công phân giải, đường fructose sẽ được hấp thụ rất dễ dàng. Sau đó, nó đi thẳng vào gan mà tạo nên các chất béo có hại cho cơ thể (VLDL và triglyceride).

Cơn nghiện đường đang tấn công nhiều trẻ em
Joseph Mercola, một chuyên gia sức khỏe ở Mỹ nói:
“Đường fructose đưa bạn vào quá trình tăng cân, bằng cách đánh lừa cơ chế chuyển hóa của nó. Fructose không kích thích tiết insulin một cách hợp lý, do đó không kiểm soát được các hooc-môn gây đói; không làm tăng hooc-môn leptin mang đến cảm giác no. Vì thế, bạn ăn nhiều hơn và cơ thể kháng insulin”. Quá trình này còn gây ức chế hệ miễn dịch.
Bên cạnh HFCS, còn có rất nhiều loại chất tạo ngọt khác được ngụy trang dưới những cái tên như: agave nectar, aspartame, aminosweet… Không phải loại đường nào cũng xấu như fructose, nhưng bạn nên biết tất cả các trường hợp ăn quá lượng từ các loại đường khác nhau cũng sẽ dẫn đến kết quả suy yếu hệ miễn dịch, bệnh béo phì và tiểu đường.
Nếu bạn đang nghiện đồ ngọt, hãy cẩn thận. Bạn chính xác là đang nghiện đường. Nghe có vẻ như một điều gì đó còn lâu mới quyến rũ bằng cocaine, nhưng một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy điều ngược lại. Năm 2007, tiến sĩ Serge Ahmed một nhà nghiên cứu người Pháp đã thử nghiệm lũ chuột “nghiện ngập” của ông với đường và cocaine. Kết quả, 94% chúng nghiện đường hơn.
Lí do đến từ việc não sản xuất một hợp chất hóa học có tên dopamine, tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi ăn/uống đường. Người nghiện đường ăn đường mỗi ngày để cảm thấy bình thường. Họ sẽ không thể chịu đựng được cái cảm giác thiếu hụt nó và mắc kẹt trong cơn nghiện.
Mối liên hệ giữa ung thư và đường là gì?

“Món ăn” ưa thích của tế bào ung thư chính là đường
Tất cả các tế bào ung thư đều có cơ chế hô hấp kị khí. “Món ăn” ưa thích của chúng, không gì khác chính là đường. Ở nước Mỹ, một nửa lượng đường kính trắng được sản xuất từ củ cải đường, mà hầu hết của cải đường là biến đổi gen.
Đó cũng là một mối nguy hại khác khiến nó được mệnh danh là “cái chết trắng”.
Những loại đường mà bạn nên tránh xa bao gồm: đường trắng, đường nâu, đường hữu cơ agave, tất cả các chất ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, saccharin… Nếu bạn muốn thưởng thức vị ngọt, hãy lựa chọn các sản phẩm như stevia nguyên chất, xylitol, mật ong nguyên chất, mật mía hay đường dừa.
Muốn khỏe mạnh, bạn phải kiểm soát sự tiêu thụ đường của mình.
Điểm mấu chốt: muốn khỏe mạnh, bạn phải kiểm soát sự tiêu thụ đường của mình thay vì để nó kiểm soát bạn.
Các loại đường cơ bản :
Saccharide = đường.
Glucose còn gọi là dextrose hay đường nho, galactose hay đường sữa, fructose hay đường hoa quả, tất cả đều là đường đơn nhưng khác nhau cơ bản trong con đường chuyển hóa trong cơ thể:
Glucose như một dạng nhiên liệu cung cấp cho cơ thể. Mọi tế bào trong cơ thể bạn đều sử dụng nó để tạo ra năng lượng.
Một lượng lớn fructose sẽ gây hại, bởi nếu không được tiêu thụ và dư thừa, nó đi thẳng đến gan và chuyển thành chất béo có hại. Nguy cơ tiếp theo bạn gặp phải là sự đề kháng insulin mà sớm muộn sẽ gây bệnh tiểu đường.
Các loại đường đơn này có thể kết hợp với nhau để tạo nên đường phức tạp hơn. Ví dụ như đường kính được tạo thành từ một phân tử glucose và 1 phân tử fructose.
Đường tinh luyện (đường kính trắng) được sản xuất từ đường mía hoặc từ củ cải. Đầu tiên, nó được rửa bằng một loại dịch siro, sau đó là nước nóng. Tiếp đó là loại bỏ tạp chất (thường bằng quá trình hóa học), rồi tẩy màu, cô đặc, đun sôi lại cho đạt đến khi tinh thể hình thành. Đường được tách ra bằng máy ly tâm và sấy khô. Đến đây, những thành phần tự nhiên và giá trị dinh dưỡng của đường mía đều không còn. Về cơ bản mà nói, đường tinh luyện là một sản phẩm công nghiệp hơn là thực phẩm.
Đường nâu là đường tinh luyện trộn với mật đường.
Đường thô không thực sự thô mà đã được nấu chín. Hầu hết các khoáng chất và vitamin đã bị mất đi. Nhưng nó tốt hơn một chút so với đường tinh luyện vì một ít mật mía vẫn còn sót lại.
Aspartame hay AminoSweet là một “chất độc”. Bạn nên để ý xem chúng có trong thành phần của sản phẩm mình mua hay không.
Splenda hay sucralose không phải là đường, mặc dù nó được quảng cáo như vậy. Thực chất, splenda là chất tạo ngọt nhân tạo giống như aspartame nhưng không hoàn toàn có hại.
Mật ong chứa tới 50% là fructose, nhưng là ở dạng tự nhiên (dạng thô và chưa tiệt trùng), mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nên dùng những loại mật ong tự nhiên và chưa qua quá trình tiệt trùng.

Có rất nhiều loại đường và chất tạo ngọt khác nhau, bạn nên biết đâu là loại tốt cho sức khỏe
Stevia là một loại thảo dược có vị ngọt. Có nguồn gốc từ lá của cây stevia Nam Mỹ, nó hoàn toàn an toàn ở dạng tự nhiên. Stevia dạng tự nhiên có màu xanh, nhưng nếu đã qua xử lý nó có màu trắng do được trộn thêm hương vị hoặc dextrose.
Mật hoa Agave có xuất xứ từ cây agave, một loại xương rồng. Nghe có vẻ đây sẽ là một loại chất tạo ngọt thiên nhiên rất tốt. Nhưng không, agave thường qua một quá trình xử lý làm cho nó khác biệt lớn với mật hoa gốc. Hơn nữa, agave có chứa tới 80% fructose, cao hơn rất nhiều so với mật ong.
HFCS hay còn gọi là xi-rô ngô hàm lượng cao fructose. Nó chứa 55% fructose và 45% glucose. Có lẽ không phải nhắc lại cho bạn rằng nên tránh xa loại chất tạo ngọt này.
Rapadura có nguồn gốc từ nước ép mía. Sau đó, nó được bốc bay hơi nước đều ở nhiệt độ thấp. Sản phẩm còn lại có thể gọi là nước mía khô. Rapadura giữ lại mật mía và có mùi vị đặc trưng rất riêng. Vì vậy, loại chất tạo ngọt này tương đối tốt cho sức khỏe.
Đường dừa được làm từ nhựa chảy ra từ các chồi hoa dừa. Nó có chỉ số đường huyết thấp và giàu axit amin. Đường dừa chứa ít hơn 10% fructose.
Xylitol còn gọi là đường rượu hay polyol. Tuy nhiên, thực chất nó không phải đường cũng chẳng phải rượu. Nó được chiết xuất từ cellulose của cây ngô hoặc bạch dương. Không giống như đường, xilitol hấp thụ chậm, không gây ra sự gia tăng đột ngột đường huyết và không yêu cầu phản ứng insulin ngay lập tức. Nhiều nghiên cứu chứng minh xylitol giúp ngăn ngừa sâu răng, nhiễm trùng tai và bệnh nướu. Tuy nhiên, xylitol cũng có một số tác dụng phụ (hầu như được nhắc đến là liên quan đến đường tiêu hóa) và cần cẩn trọng khi sử dụng.
Tham khảo Thetruthaboutcancer