GAP YEAR
Sáng nay, ở khu vực gần Vincom Trần Phú Nha Trang có 1 bạn Tây bán vé số. Ad tò mò nên gọi vào mua cho chục tờ rồi phỏng vấn:
PV – Mày là người nước nào?
- Tao đến từ Mỹ. Còn mày?
PV – Tao Việt Nam.
- Ủa sao nói tiếng Anh hay vậy, mày học tiếng Anh ở đâu?
PV – Thì học từ YouTube, trên mạng đầy. Sao mày làm nghề này?
- Tao đang gap year (1 năm nghỉ ngơi sau khi học xong trung học hoặc ĐH). Tao đi lang thang Đông Nam Á, chỗ nào thích thì ở vài tháng, tự đi làm kiếm tiền đi chơi tiếp.
PV – Nhưng sao mày biết mà bán vé số?
- Tao hỏi thằng cu kia (lấy tay chỉ xa xa có 1 thèng cu người Việt cũng đang bán vé số cho Tây), chia nhau ra bán, share tiền lãi vào mỗi chiều, vì tao đang chờ kết quả phỏng vấn của 1 quán pizza ở đây để làm phục vụ.
PV – Rồi mày có lấy tiền của cha mẹ để ăn học hay sinh sống không?
- Không, tiền của họ mà. Tiền mình làm ra thì mới có quyền xài. Lấy của người khác xài thì nhục chết.
PV – Rồi mày ở bang nào ở Mỹ, có là sinh viên không?
- Tao người Iowa, học xong trung học thì đi Miami học cao đẳng du lịch vì tao thích phục vụ và thích biển. Vay tiền nhà nước đóng học phí còn tự làm thêm để ăn. Có khi tao ngủ ở mấy chỗ công cộng nữa, tốt nghiệp xong là xin visa đi chơi dạng lao động (working holiday) liền.
PV – Hay vậy. Rồi mày thấy Việt Nam ra sao?
- Tiềm năng. Giao thông lộn xộn thứ nhì thế giới sau Ấn Độ nhưng có cơ hội phát triển hơn, nhất là những thành phố nhỏ như Nha Trang, Quy Nhơn, Hội An, Huế, Ninh Bình.
PV – Rồi sau khi ở VN thì mày đi đâu?
- Tao chưa biết, chắc là đi Lào hay Campuchia. Hoặc châu Phi.
PV- À mày mấy tuổi và đã đi bao nhiêu nước rồi?
- Tao 1997. Đi được 20 nước rồi, hơi xấu hổ với bạn bè vì đi ít quá. Tụi nó còn đi cả Nam Cực và leo núi Hymalaya nữa…
PV – Rồi chừng nào mình về nước và ổn định?
- 1 năm nữa, tao về, kiếm việc làm theo chuyên môn đã đào tạo. Tụi tao ai cũng thế, bác sĩ giáo viên gì cũng đều có 10 tháng đến 1 năm gap year, gọi là working holiday để chia tay tuổi trẻ.
PV – Chúc mày bán được nhiều vé số hôm nay nhé.
P/S: Mình không đi đâu được là do não cũ, não sợ sệt, não tự ti, não kém cỏi, não tiêu cực, não thiếu đức tin nên luôn nghi ngờ. Mình vô danh, chả ai thèm lợi dụng gì mình đâu, có cởi quần cởi áo ra giữa đường cũng chả ai buồn dừng xe lại nhìn đâu. Cầm vé số đi bán kiếm tiền đi chơi thì có sao? Ngại, sợ là do cái tôi lớn. Mà mình vô danh tiểu tốt thì cái tôi đó chả ai đoái hoài. Mình có nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng nhưng đời nào có quan tâm. Đúng là chỉ có ai có thành tựu, có trải nghiệm thật sự thì họ mới nể, tự động nể.
Mắc mớ gì cái gì cũng SỢ? Những nỗi sợ di truyền gia truyền từ ông bà cha mẹ, sao đi thừa hưởng chi cái đó?
Ước mơ cũng của người khác, nỗi sợ cũng của người khác. Vậy cái gì của mình?
TnBS – 2019.
Gap year là gì?
Rất nhiều bạn sinh viên đùng đùng nghỉ học nửa chừng, nói là gap year, xong ngửa tay xin tiền cha mẹ, vẫn ở phố lông bông ăn ngủ không kỷ luật, chơi bời….thì cái này gọi là lười biếng mà bỏ cuộc chứ không phải gap year, hiểu sai ý nghĩa của nó rồi.
Gap là khoảng cách, khoảng mở giữa 2 cái gì đó.
Ví dụ giữa 2 bậc cầu thang, mình thấy họ ghi “mind the gap” hay khoảng cách nhận thức 2 thế hệ (generation gap).
Các bạn sinh viên nước ngoài trải qua GAP YEAR như sau:
1. Năm 18 tuổi, ngay sau khi xong tú tài. Có nhiều lối rẽ, đi học ĐH tiếp (nếu đầu óc thông minh có tố chất vượt trội để trở thành kỹ sư, nhà khoa học, lãnh đạo) hoặc đi học nghề để đi làm. Nếu học ĐH hàn lâm, thì họ nộp bảng điểm SAT, bài luận, phỏng vấn..và được các trường ĐH lớn chấp nhận vào học, nhưng họ bảo lưu, đi GAP YEAR đúng 1 năm rồi đến nhập học.
Cũng có nhiều bạn cấp 3 xong, biết mình học làng nhàng nên đi GAP YEAR luôn, làm đủ thứ nghề, từ bồi bàn đến cắt cỏ, nông nghiệp đến vô nhà máy làm công nhân, ra chợ bán hàng, thu ngân….làm đủ nghề để xem hợp cái gì thì làm luôn cái đó để vào đời.
2. Năm 22-23 tuổi, vừa tốt nghiệp ĐH, họ cũng đi GAP YEAR trước khi đi làm chính thức. Một hình thức phiêu lưu, vừa đi làm vừa đi chơi cho re-fresh đầu óc sau 4-5 năm học vất vả.
Ví dụ họ tốt nghiệp ngành tài chính ĐH Harvard, trước khi vô phố Wall làm chính thức, họ đi châu Phi 1 năm. Hoặc vừa tốt nghiệp kỹ sư hàng không, trước khi vô Boeing thì đi châu Á gap year 1 năm. Một mình thuê xe máy lang thang từ Campuchia đến Pakistan, xong dừng lại chỗ nào đó làm kiếm thêm ít tiền, rồi đi nữa.
Các nước thiếu nhân công hay có chương trình working holiday (tức kỳ nghỉ làm việc) dành cho nhóm này. Họ cấp visa 1 năm để mình muốn làm gì thì làm ở nước họ trong năm đó. NZL, Úc, Mỹ, Đan Mạch, Đức, Na Uy, Israel, Nhật….cũng mở chương trình working holiday này, nhưng chỉ dành cho người ĐÃ tốt nghiệp cao đẳng, ĐH vì họ muốn tránh lượng lao động phổ thông tràn qua. Mình sẽ có 1 năm làm gì ở đâu tuỳ, miễn hợp pháp, không được đi học (có học thì chỉ ngắn hạn vài ba tuần thì mới được chấp nhận). Sau đó thì hết visa, về nước, trở lại làm việc chuyên môn mà mình đã được đào tạo.
Như vậy, khái niệm GAP YEAR là 1 kỳ nghỉ xả hơi trước khi đi học hoặc đi làm chính thức. GAP YEAR hay còn gọi là working holiday dành cho các bạn có sức khoẻ tốt, chấp nhận làm lao động chân tay, vì làm để chơi, working để được holiday.
Trong thời gian gap year, đại đa số chọn làm lao động chân tay để có street smart và rèn luyện thể lực, và có thể bỏ bất cứ lúc nào. Các bạn có thể tham khảo.
P/S: Các bạn like và follow FB của anh bạn trẻ VN sinh năm 1995 này để biết cách GAP YEAR đi khắp thế giới, có rất nhiều chương trình như thế cho người trẻ VN. Gap Year có nghĩa là 1 năm mình đi lang thang, tự mình kiếm tiền trang trải chuyến đi. Còn lấy tiền cha mẹ để đi hoặc nghỉ ngơi thì không gọi là gap year được mà là “ăn bám”.
1 năm GAP YEAR sau khi tốt nghiệp ĐH, tại sao không?
Sau khi tốt nghiệp ĐH của một trường tầm trung (ĐH Thương Mại), với trình tiếng Anh lèo hơn cả thằng tèo, và gia cảnh hơn cả mức nghèo thì ước mơ du học ôm cặp vào giảng đường các ĐH nước ngoài là viển vông, chắc chắn tui không thể nào thực hiện được (vì không đủ trình để xin học bổng, tự túc thì tiền không có để đi, có đi được thì vô nghe cũng không hiểu gì, tui không phải là trí thức!). Nhưng vì muốn 1 năm lang thang kỷ niệm sau khi 16 năm đèn sách chữ nghĩa mệt nhoài, tui quyết định đi thực tập sinh ở Israel, một dạng xuất khẩu lao động, lao động chân tay hoàn toàn, nhưng được trả lương cỡ 1.5 tr/ngày, tuần được 1 ngày đi học về nông nghiệp. Tui biết thân biết phận mình, nên đăng ký tham dự.
Điều kiện để đi chương trình này là phải tốt nghiệp 1 cao đẳng trở lên, ngành nghề bất kỳ, hoặc đang là sinh viên năm 3 hoặc năm cuối, tiếng Anh lõm lõm cũng được, có người phiên dịch. Chi phí chỉ cỡ dăm ba chục triệu để làm giấy tờ mua vé máy bay thôi. Nhiều người hỏi tui, em bỏ học đại học rồi, rất muốn đi chương trình của anh, anh có cách nào không? Tui nói thiệt là tui không có cách nào hết, vì sang đây tui không hề thấy trường hợp nào chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông. Nên nếu bạn chỉ có bằng cấp 3, tui nghĩ là nên đi xuất khẩu lao động sang Hàn, Nhật, Đài Loan…họ có nhiều chương trình hơn.
Tại sao họ chỉ nhận lao động chân tay mà phải tốt nghiệp ĐH? Tui có lần hỏi ông boss như thế. Boss nói, nước tao là một trong những đất nước có GDP cao trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người là hơn 40 ngàn đô/năm (tức hơn 900 triệu VND), tụi tao nghĩ sàng lọc người trẻ muốn đi, có cái rào cản về bằng đại học để bớt nhập lao động phổ thông rồi trốn ở lại. Với lại nếu có trường hợp trốn ở lại thì người đó cũng là lao động được học hành đàng hoàng, giảm thiểu các rủi ro về tệ nạn. Tụi tao chỉ nhận thực tập sinh từ 1 số nước, còn lao động cấp quản lý thì tụi tao chỉ nhận người Thái Lan. Lý do vì sao thì bài sau tui kể.
Năm ngoái có mấy bạn cùng đăng ký đã bị từ chối với lý do không có bằng đại học, các bạn tiếc nuối, nói giá như ngày xưa em cố gắng hoàn tất việc học. Do em lúc trẻ, đọc sách self help mà nhận thức sai nên hiểu không đúng, bỏ học rồi cứ nghĩ mình có thể giàu có như Bill Gates, Mark Zuckerberg… đâu biết rằng trong hàng triệu người bỏ học để khởi nghiệp, chỉ có rất ít người thành công, họ bỏ học vì họ đã tìm được con đường khác (họ đã thành lập doanh nghiệp lúc đi học và thấy cần tập trung 100% thời gian để đưa doanh nghiệp đó lên mức tỷ đô), và trường học mà họ bỏ, là trường ĐH xịn như Harvard này nọ, dân vào được đó thì có học hay không học, đã là những con người xuất chúng rồi. Mình bắt chước theo là tiêu, rất nhiều bạn đùng đùng nghỉ xong mới biết mình không thể làm cái gì ra tiền, không nghĩ được cái gì có thể làm ra tiền, cuối cùng xin tiền cha mẹ để vạ vật sống ở phố, hoặc chạy Grab, hoặc lang thang làm cái này cái kia trong chán chường. Dở dang việc học để ra đời sớm, trưởng thành sớm tưởng nhanh mà hóa chậm, trừ vài trường hợp đặc biệt có tư chất giỏi giang, còn lại làng nhàng cả. Bỏ học vì ham làm giàu ảo tưởng làm tỷ phú cũng có, mà làm biếng học hành cũng có, vướng vào yêu đương cũng có. Và tui thấy trường hợp nào, sau 30 tuổi nhìn lại cũng thấy đau lòng.
Tui nhớ hồi năm 3, có bạn rủ bỏ học, nhưng tui nhất quyết nói không, tui nghĩ, đã có bắt đầu thì có kết thúc, tui muốn biết cảm giác hoàn tất 1 chương trình học nó ra sao. Dù tui xác định là không đi xin việc, cái bằng ĐH này sau này cất tủ (lúc đó tui đã mở quán trà sữa và dự định phát triển nó), nếu đến việc học còn để dở dang thì sau này làm việc gì cũng dở dang, lý tưởng mình theo đuổi cũng dở dang. Mà như cụ Nguyễn Du viết “dở dang nào có hay gì”.
Tốt nghiệp đại học cũng là tạo được 1 niềm vui nho nhỏ cho bố mẹ ở quê, những người chẳng biết lấy gì tự hào để nói chuyện với nhau ngoài “khoe con”. Và cũng nhờ vậy, mà khi cơ hội cất cánh đến, tui đạt đủ điều kiện và lên đường. Cho nên, các bạn nào muốn gap year gap months gì, thì cứ phải hoàn tất việc học đã rồi muốn gap gì thì gap.
“Dở dang nào có hay gì
Đã tu tu trót, quá thì thì thôi!”
Nguyễn Du.
P/s 1: Ai mà có bạn bè định bỏ học theo chú Mark thì tag vào bài này, vì giờ chú Mark cũng tốt nghiệp Harvard rồi đó nghen. Chứ không lại chông chênh tuổi 24,25.. đến 50 tuổi vẫn cái bàn chông chênh.
P/s 2: Hôm nay boss cho cả farm nghỉ, nên tui ở nhà viết bài dài, ai quan tâm thì tương tác thả tim nhen. Anh em tui có cái quỹ nhỏ, sẽ giúp tài chính cho vài bạn muốn đi giống tui, ai muốn thì ới nhen.
P/s 3: Nếu bạn đã lớn hơn tuổi 27, hoặc lý do gì đó mà không thể đi thực tập nông nghiệp 1 năm ở nước ngoài, thì có thể chọn thực tập 1 tháng ở farm mình. Bên mình bao ăn bao ở, các bạn đến làm thử xem có hợp và thật sự yêu thích nông nghiệp không. Nếu thật sự yêu thích thì có thể ở lại làm (thành nhân viên chính thức) hoặc đi đâu đó mở cái farm tương tự. Thông tin về chương trình thực tập ở nhóm này, các bạn nhớ gia nhập nhóm sẽ được cập nhật tin tức ạ! Group Đại Gia Đình Moshav nhé: https://www.facebook.com/groups/moshavfarm/
Các bạn tag người cần đọc ở đây nhé. Hoặc có ý kiến gì thì còm, Tiến sẽ đọc và phản hồi sau.
Sang Augustine Vu
Độ tuổi tối đa để đi qua Israel là bao nhiêu vậy chủ post?
Tiến Tiến Nguyễn
20-27 nha, nếu quá 27 thì phải tốt nghiệp k quá 2 năm và học ngành lquan đến nông nghiệp
Ha Phuong Lan
Dạ đọc xong bài của anh chợt bừng tỉnh luôn ạ ! Dạ anh cho em hỏi xíu là em mới tốt nghiệp cao đẳng thì qua bển được không ạ?
Tiến Tiến Nguyễn
được á, đi đăng ký đi, thông tin đây nè: https://www.facebook.com/vu.thamlang/posts/3064560366990800
Ha Phuong Lan
Tiến Tiến Nguyễn ôi em cảm ơn anh ạ!
Du Hoc Duhali
Viết hay quá Tiến ơi, giọng đã có hơi hướng của Tony buối sáng rồi, rất hào sảng và tư duy mạch lạc. Chúc mừng em.
Dương Hoài My
Anh ơi, em thấy đi Israel tuyển nam không hà, có chương trình nào mà nữ cũng đi được không anh?
Tiến Tiến Nguyễn
Nữ đầy nhá
Dương Hoài My
Tiến Tiến Nguyễn ui vậy á, anh giới thiệu em ít cái để tìm hiểu với!
Phương Thảo Lê
Em vẫn nghĩ thà mình làm cho xong sau này khỏi phải tiếc, bởi lẽ sau nay tiếc thì không phải lúc nào cũng quay lại được
Trà Giang
Nguyễn Xuân Sang thanh niên bắt đầu khởi nghiệp ơi . Vào đây đọc bài anh này viết nè . Có động lực đi nc ngoài nạ
Dieu Oanh
Long Nguyễn gắng học xong nha, đi bốc chuối ko êy ơi
Phố Sang Mùa
Thiệt tình là đọc bài của mấy bạn cứ nhớ đến dượng Tony. Nhớ dượng quá mà dượng đi biền biệt nào có hay..
Vinh Nguyen
Dượng đi biền biệt là sao bạn. Mình ko hiểu lắm. Thấy vẫn đăng bài trên fanpage mà …
Phố Sang Mùa
Vinh Nguyen đó là bài viết của các admin thôi. Đâu phải dượng. Dượng viết 2 cuốn sách gây thương nhớ xong rút về ở ẩn luôn.
Bảo Ngọc
Quang Nguyễn Văn xem lấy kinh nghiệm đi gap year ne
Trang Đặng
Mình cũng từng nghĩ như bạn. Mặc dù học ngành không đam mê nhưng mà đã chọn làm gì thì phải đi đến cuối cùng và hoàn thành. Và khi cơ hội đến, nhờ tấm bằng đại học mà mình có một cơ hội để đến, trải nghiệm, và học hỏi nước Úc.
Hiện nay mình làm farm tại nước Úc, cực khổ và nhiều khó khăn nhưng đôi lúc nghĩ, cực khổ và khó khăn vậy chứ đâu phải ai cũng đc đi qua làm “culi” như mình đâu. Mình là đại diện cho 200 người đến Úc năm đó nên phải cố gắng lấy hết tất cả những gì tốt đẹp nhất mà nước Úc đem lại để mang về, chia sẻ và giúp đỡ quê hương bạn bè.
Mình cũng nhờ đi Úc mà tìm đc mission của mình và dự định về quê hương mình lập nghiệp.
Nhờ dượng TnBs mà mình biết tới chương trình, và biết tới nhóm bạn. Mình dự định về VN sau khi đi gap year xong về sẽ tham quan và học hỏi từ những bạn học nông nghiệp kinh nghiệm như các bạn để có thể có một sự nghiệp cho mình.
Chúc bạn một ngày tốt lành!!!
Tiến Tiến Nguyễn
ngưỡng mộ lại nè
Trang Đặng
Tiến Tiến Nguyễn cảm ơn b nha!! Mình cũng ngưỡng mộ bạn lắm nè!!
Nguyễn Mạnh Hùng
Muốn đi thì phải làm sao bạn ơi, mình đang học tiếng anh dc gần năm rồi
Tiến Tiến Nguyễn
https://www.facebook.com/vu.thamlang/posts/3064560366990800
đọc trong link này nè
Kim Ngân
Giá mà con chị đc ở gần những người trẻ đầy nhiệt huyết như em
Anna Thuy
Thii Uyên coi ngta phân tích mà ráng học xong đại học rồi làm gì làm nghen!em follow bạn này để có ý chí hơn nhé!^^
Tom Jerry
Trung niên đi sang lao động có cách nào ko bạn?
Tiến Tiến Nguyễn
Cái này em k rõ ạ
Levo Anh
Tung cánh trời xanh luận chiến bào,
Dũng tướng anh hào nào có nhanh..!
Lên bờ xuống ruộng nơi tít tắp,
Hẹn ngày trở lại “Ấp Giang Sang”
(Mến thế hệ vàng Dượng Tony”
Hoanganh Le
Tư tưởng Gap Year của bạn trẻ VN ít lắm, đa phần tốt nghiệp ĐH xong (có khi chưa tốt nghiệp hoặc TN ko nổi) là đã lao vào đời mà kiếm cơm rồi, chưa kể áp lực của gia đình, TN ĐH là lúc phải kiếm tiền để lo cho gia đình sao bn năm vất vả nuôi ăn học….bản thân mình thì vẫn thích con giỏi về kỹ năng sống hơn, bằng cấp quan trọng nhưng kỹ năng sống, sự hiểu biết về cuộc sống vẫn tốt hơn nhiều
Hoanganh Le
Hồi trước TN xong, chưa xin được việc, mình cũng lang thang xin việc bán hàng thời trang cho người nước ngoài khu Đồng Khởi, dù có C Anh văn nhưng lần đầu tiên giao tiếp vs ng nước ngoài vẫn như gà mắc tóc….. vài tháng làm ở đó mà cảm giác level tiếng Anh lên hẳn, bên cạnh đó là nhiều kỹ năng giao tiếp khác…. Thời gian tuy ngắn nhưng những thứ học được thì ko có trường nào dạy cả… biết ơn…
Phan Như Cơ
GAP YEAR của mình là đi bộ đội
Nguyễn Mỹ Linh
Bích Phương nè,lo cho em xong rồi, bây giờ Gap Year đi, gom số tiền kiếm đc, đi vài nước trải nghiệm cho biết
Hà Bom
Chưa kịp gap year gap months thì đi chống lầy 2 con h muốn đi đâu cũng khó.
Mai Hoai Dung
Hồi mới lên cấp 3 cũng ước ao lắm nuôi dự định gap year nhưng rồi quần quần lại vào vòng quay của những dự định và cái gọi là “tương lai”
Trần Nghệ
Trịnh Minh tập tính tự lập cho con sớm để tới khi đó gap year là vừa hĩ
Sai lầm lớn nhất của tuổi trẻ
đó là nghĩ THỜI GIAN CÒN DÀI, TỪ TỪ HÀNH ĐỘNG RỒI THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN
1/ Đời cho ta bao lần đôi mươi mà ta cứ trì hoãn, đến một chuyện nhỏ như ngủ sớm, dậy sớm cũng không thể làm cho tử tế
2/ Đời cho ta bao lần đôi mươi mà ta cứ suy nghĩ tiêu cực, chuyện gì cũng sợ, chuyện gì cũng lo mình không làm được
3/ Đời cho ta bao lần đôi mươi mà ta cứ tiếc nuối, cứ mải nhìn về quá khứ mà quên mất sống cho hiện tại
5/ Đời cho ta bao lần đôi mươi mà ta cứ ước mơ nhưng không thực hiện, muốn mà chẳng dám nói, làm thì cứ chần chừ ủ ê
6/ Đời cho ta bao lần đôi mươi mà ta chìm đắm trong buồn bã, ủ rũ sầu muộn vì những nỗi buồn nhỏ tí ti
Thanh xuân nào có dư thừa. Bạn không trân trọng thì nó cũng thờ ơ mà đi qua.
———–
Trích một đoạn từ: Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?
– Ô-Hay.Vn-