Gia tộc Thiêng Liêng
Những người, vật có nhân duyên thiện lành mang tính trợ duyên, giúp đỡ lẫn nhau trong kiếp sanh đều có mối dây liên kết, trở thành thành viên trong Gia Tộc Thiêng Liêng của nhau.
– Những phần tử được xem là Gia Tộc Thiêng Liêng bao gồm các nhóm từ quá khứ đến hiện tại như:
- Ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, người phối ngẫu, con cái,
- Cha mẹ nuôi, con nuôi, thú cưng,
- Thầy cô giáo, học trò,
- Bạn bè thân thiết, tri âm tri kỷ,
- Người mình dẫn duyên tu tập, người dẫn duyên mình tu tập,
- Chúng sinh đã được mình cứu giúp, phóng sinh,
- Đồ vật được giữ gìn trân quý, cây cối được trồng bằng tình thương,
- Vị bổn tôn đã chiết linh ra mình, các chiết linh phân tánh từ bản tâm mình tách ra qua nhiều kiếp sinh tồn khác nhau…
Chỉ cần các linh thể ấy không đầu thai chuyển sinh, vẫn tồn tại ở linh giới thì tự nhiên ở cõi hư linh có thể gặp lại được, làm thành viên trong Gia Tộc Thiêng Liêng.
– Tất thảy những phần tử thuộc về Gia Tộc, Tông Đường Thiêng Liêng ấy tồn tại ở linh giới Đại Vũ Trụ. Họ liên tục tương tác tư niệm nhân duyên với các phần tử khác trong cùng gia tộc mình để trợ duyên, khiến cho các nguyện vọng, hành động trong cuộc sống của Đồng Tộc mình được thuận duyên tinh tấn ngày thêm trọn lành vĩ đại. Họ có thể phù hộ độ trì giúp vượt qua tai ách hiểm nguy đến tính mạng, giúp cảnh báo linh ứng cho thành viên tộc mình các sự sắp diễn tới qua dự cảm, nằm mộng mà thấy.

– Khi chân hồn có tu dưỡng lên cảnh giới cao, được trở về cõi Thiên, về đến Minh Kính Đài, nhập vào Ngọc Hư Cung đều được gặp các thành viên trong Gia Tộc Thiêng Liêng của mình. Từ vị Bổn tôn, Tộc trưởng Tông đường, cho đến các Vị thầy ở nhiều đời kiếp sẽ có mặt ở những nơi ấy để họ nhắc nhở Đồng tộc mình về những điều thiện lành, những công nghiệp tốt đẹp đồng tộc đã làm. Từ đó, chân hồn được nhắc về điều thiện ấy sẽ thấy được mình đã làm được nhiều việc thiện, xứng đáng để tinh tấn, an nghỉ, hưởng lạc bình yên hạnh phúc nơi cõi hằng sinh.
– Trên bước đường sinh tồn, tu dưỡng của bản thân hành giả, mỗi người đều sẽ có những nhân duyên mình giúp đỡ, hỗ trợ trong đời. Thì khi ấy, lúc trở về thiêng liêng, hành giả ấy không cô độc bao giờ, vì Gia Tộc Thiêng Liêng của cá nhân họ có nhiều thành viên.
Nếu hành giả thiếu sự độ duyên, khi về thiêng liêng thì hành giả ấy là thành viên của một Đại gia tộc mà bản tâm mình tin tưởng nương tựa, nhưng Gia tộc cá nhân của người ấy lại cô quạnh vì thiếu việc độ duyên chúng sinh.
Việc ấy giống như chúng ta mỗi khi trở về họp mặt gia đình trong Đại gia tộc của mình, có ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác anh chị em thân bằng quyến thuộc thì Đại gia tộc ấy đông đúc náo nhiệt vô cùng. Nhưng gia đình riêng của mình như là vợ chồng con cái thì nếu mình không có lập gia đình thì mình cô độc một mình.
* Những Tông Đường Thiêng Liêng tiêu biểu
Theo các nhóm đức tin hiện thế trên mặt địa cầu này, những Tông Đường – Gia Tộc Thiêng Liêng đông đảo là Tông đường của Đức Quan Âm Bồ Tát, Đức Địa Tạng Bồ Tát, Đức Di Lặc Vương Bồ Tát, Đức Di Đà Cổ Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Gia Tô Giáo Chủ tức Đức Jesus Christ, Đức Lão Tử…
* Lời dạy của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế về Tông Đường Thiêng Liêng:
“Hễ bao nhiêu môn đệ độ rỗi của mỗi đứa thì là họ hàng của mỗi đứa, hiểu à.
Chừng ấy về đến Bạch Ngọc Kinh thì gia tộc mỗi đứa đều phân biệt, nếu chẳng độ rỗi thì về với hai tay không.
Còn chư môn đệ đã lập Minh Thệ rồi ngày sau tùy âm chất mỗi đứa mà thăng hay là tội lỗi mà giáng, song buộc mỗi đứa phải độ ít nữa là mười hai người.”
trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển – Đạo Cao Đài
Tam Giới Toàn thư

Hoa Ho Em bị bệnh xương khớp đã lâu, chữa k lành. Add có câu thần chú nào cho em xin. Em cám ơn.
TGTT bạn có thể đọc câu chú Hoa Sơn (câu chú không hướng về bất kì tôn giáo nào cụ thể, mà hướng về năng lượng chung có bên trong mỗi người tương quan với Đại Vũ Trụ). Tùy vào niềm tin vào, ăn chay giữ giới ra sao mà câu chú sẽ ứng nghiệm khác nhau. Bạn để tâm tịnh lặng, đọc chậm rãi câu chú Hoa Sơn đó là:
Nam Mô Thân Hoa Cốt Ngọc Hồi Nguyên Khí ( đọc chậm rãi 9 lần)
Lê Phương Emi Oil Nam mô Vô Thượng Hư Không Phật Mẫu Dưỡng Sinh Bảo Mạng Cứu Kiếp Đại Từ Tôn.
Cửu Huyền Thất Tổ
Phàm là con người, ai cũng có tổ tiên của mình.
Mỗi người sinh tồn trên thế gian đều sẽ chịu những nhân duyên nghiệp quả của bản thân và gia tộc đời quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến vị lai. Những người trong mối dây liên kết thân tộc được tính theo phả hệ như sau:
“Thầy, các con
Con chưa rõ Cửu Huyền Thất Tổ
Thầy vui lòng chỉ chỗ chưa rành
Kể từ phụ mẫu sơ sanh
Cũng nhờ Tổ đức lập thành chánh chơn.
Người chưa rõ nguồn cơn trong đó
Nên dể duôi đành bỏ rã rời
Từ con lên đó năm đời
Từ con xuống đó bốn đời chia ra.
Trong số ngũ sớt ra làm chín
Chiết mình con là định trung hòa
Trước con là gọi mẹ cha
Sau con kế đó nó là cháu con.
Tới bậc cháu Huyền Tôn là chín
Cháu Huyền Tôn là chính Cửu Huyền
Hợp thành số cửu quá nguyên
Cũng trong Cửu Tộc lưu truyền chẳng sai.
Ðếm tới chín, bớt hai còn bảy
Là bảy ông thảy thảy kêu chuyền
Hiệp thành số cửu chi nguyên
Nên kêu Thất Tổ Hậu Thiên không lìa.
Con đứng giữa đặng chia vay trả
Vay ơn dày thì trả nghĩa sâu
Tại vầy nên mới lo tu
Lo tu đặng độ đền bù nghĩa nhơn.
Người có đó nên người hơn thú
Thú được vầy thú cũng bằng người
Khuyên con chớ tưởng trò chơi
Ráng công tu luyện nên người dễ chi!”
Ðức Chí Tôn có giáng cơ dạy về Cửu Huyền Thất Tổ trong bài Thánh Ngôn trên. Theo Chí Thiện Phan Trung Chẩm, bài này do Chí Thiện Nguyễn Văn Ninh cầu Ðức Chí Tôn tại Minh Thiện Ðàn, Phú Mỹ, Mỹ Tho.
* Cửu Huyền
- Cao Tổ – Ông sơ
- Tằng Tổ – Ông cố
- Tổ Phụ – Ông nội
- Phụ – Cha
- Bản thân
- Tử – Con trai
- Tôn – Cháu nội
- Tằng tôn – Chắt (Cháu cố)
- Huyền tôn – Chít hay chút (Cháu sơ)
* Thất Tổ
- Nhất Tổ – Nội Tổ – Ông nội
- Nhị Tổ – Tằng Tổ – Ông cố
- Tam Tổ – Cao Tổ – Ông sơ
- Tứ Tổ – Tiên Tổ – Cha của ông sơ
- Ngũ Tổ – Viễn Tổ – Ông nội của ông sơ
- Lục Tổ – Cao Cao Tổ – Ông cố của ông sơ
- Thất Tổ – Thỉ Tổ – Ông sơ của ông sơ
Tất nhiên hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ tính luôn cả mối quan hệ bên ngoại, bên người mẹ chứ không chỉ riêng bên nội của người bố. Do vậy, mỗi người trong quá trình sống, tương tác với thế giới quan quanh mình như thế nào thì nó có ảnh hưởng cộng nghiệp thiện ác đến những người có quan hệ ruột thịt với mình, chứ không chỉ đơn giản là ai làm thì tự chịu trách nhiệm với riêng mình.
Một hành giả tu tập giữa đời, sẽ chịu những nhân duyên nghiệp quả của bản thân và gia tộc của đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Nên nếu ai có thể đắc Đạo, tức là từ cấp 7 trở lên ở phẩm vị chân hồn, được liệt vào hàng trọn lành, thì công nghiệp, thiện nghiệp phước đức của người đó đủ sức chuyển hóa các duyên nghiệp của cả Cửu Huyền Thất Tổ, độ rỗi cho gia tộc mình.