Sự khác nhau giữa Giác Ngộ, Chứng Đạo và Đắc Đạo (Đạt Đạo)
Vấn:
Tâm chúng sanh ban sơ được ví như tờ giấy trắng, như trẻ con vô tư hồn nhiên. Vì nhân duyên tương tục nên tâm khởi lăng xăng, vì tâm lăng xăng nên đưa đến sự giác ngộ vi tế.
Vậy trong giác ngộ vi tế bản ngã vốn có tồn tại. Hiểu như vậy thì sự giác ngộ là chưa được trọn vẹn, như những danh từ giác ngộ, đạt đạo, chứng đạo thì mỗi mỗi đều có sự khác biệt đúng không ạ?
………………
Đáp:
Giác Ngộ vi tế là quá trình tự nhận thức được từng chút một các lý sự trong thế gian quanh mình. Đó cũng là quá trình một người u mê dần dần tỉnh thức cho đến khi tỉnh thức hoàn toàn, tạm gọi là đại giác ngộ hay giác ngộ hoàn toàn. Đó cũng cái đích của quá trình tìm lại chính mình, hiểu được sự chân thật trọn lành của Chân Tánh vậy.
Chứng Đạo là một sự thể hiện được rõ nét giữa những điều mà người ta nói hoặc được nghe nói đến, được biết đến theo một lý thuyết, giáo lý nào đó, và nó được chứng thực kết quả khi thực hành theo lý thuyết ấy giống như mắt thấy tai nghe sờ nắm được vậy.
Còn Đạt Đạo hay Đắc Đạo có thể hiểu qua một ví dụ cụ thể như vầy:
Khi ta biết đến lý thuyết về sự bám chấp là khổ. Ta không thực hành ly xả những chấp niệm, khiến bản thân vướng mắc, thì là bám chấp và khổ với nó. Ta nhận thấy được, nhận thức được, hiểu rõ được sự khổ của việc bám chấp. Đó là Giác Ngộ.
Nhưng để giải quyết được sự khổ ấy, tức là giải khổ, giải thoát khỏi những vướng mắc của thân tâm, ta phải thực hành xả ly, buông xả từ tận trong thâm tâm của mình, đến về hình thức của thân xác. Lúc đó, tâm tư, trí não và thân thể đều đã không còn vướng mắc, thì tự nhiên an lạc vậy. Và Trạng thái an lạc này, chính là minh chứng cho Pháp xả ly sự khổ. Nó chính là thực chứng, là Chứng Đạo của hành giả đó vậy.
Với các sự chứng đạo khác nhau của các Pháp phương tiện, Chứng Đạo còn được gọi là Đắc Pháp. Từ chỗ Đắc Pháp này, người hành giả vẫn tiếp tục thực hành các Pháp phương tiện chân thật, để giữ Thân Tâm không bị thoái chuyển, không bị vướng mắc vào các sự vi tế diễn ra trong kiếp sinh của mình.
Khi thực hành được rốt ráo, thân tâm hành giả cũng trở nên trọn lành, trong sạch, hóa giải được các duyên nghiệp bất thiện của nhiều đời nhiều kiếp, phủi sạch phiền não, chấp niệm, hòa mình vào với Thiên Địa, thì gọi là Đạt Đạo hoặc Đắc Đạo.
TGTT
Minh Đinh Văn Ko lẽ trời phật tạo ra những trái ngang oan khuất để xem độ tu dưỡng của một người đến đâu
Đạo Ngọc Minh Đinh Văn tự bản thân mình tạo ra mấy cái đó chứ ai rảnh đâu mà tạo dùm mình bạn ưi nói vậy OAN lắm á.
Minh Đinh Văn bạn ko hiểu ý tôi rồi. tạo nghiệp thì lại là do mình, còn ngoại cảnh bày ra để thử sức chịu độ bao dung lòng vị tha sức chịu đựng của những người ko hề làm ra bất cứ việc gì thì tạm gọi là thử thách con người để có giác ngộ được là bao chứ ko nói đến thoát ra lục đạo cái này thì chỉ chư phật bồ tát mới ở ngoài lục đạo con người chỉ là chúng sinh mong manh
cậu xem tây du ký chưa 9 chín 81 tai nạn chỉ là trời phật bày ra để thử lòng các sứ giả đệ tử. Nếu còn tham sân si thì còn phải bị thử thách
TGTT Sao bạn biết là ai đó bày ra để thử thách?
Sao bạn biết là ai đó đang chịu khổ nạn là do người khác thử chứ không phải là Nhân Quả của họ?
Thuy Dang Nam mô A di đà Phật. con kính xin phép được dùng chút ít thiện duyên của con để trả lời câu hỏi của quý vị ạ
1 là khi đức Phật trên đường tu đạo ma vương đã dùng nhiều mưu kế cản phá.. vì chúng ta đang sống trong thế giới tabà này, Ma Vương là chủ nó không muốn ai thay thế nó đang ở cõi trời tha hóa tự tại là chủ cõi dục giới . nếu quý vị có những lý do chưa hiểu xin hãy xem tivi điện thoại ” về những cõi trời , người , địa ngục .
2 là đức Phật đã nói “ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành” đến Phật vì thương xót chúng ta chìm đắm trong bể khổ mê mà không biết nên đã đến thế giới ta bà này để dạy chúng sanh tu thành Phật .
Xem thêm các bài viết của