Những lời dạy giáo huấn của chư Đạo sư
Cái chết đang đến
Khi không nghĩ đến cái chết đang đến, ta đắm chìm vào những kế hoạch tương lai.
Sau khi đạt được hàng loạt điều vô bổ trong cuộc đời này, ta sẽ ra đi với đôi bàn tay trắng.
Thật ngớ ngẩn làm sao khi ta cần phải nhận thức thật rõ về Chánh Pháp cao quý mới phải.
Tại sao không thực hành ngay bây giờ?
– Guru Rinpoche –
FB: Quan Âm Bồ Tát – Om Mani Padme Hum –
CÒN RẤT ÍT THỜI GIAN ĐỂ THỰC HÀNH
Trong thế giới hiểm nguy và không lành mạnh này, một người năm mươi tuổi có thể sống đến tám mươi thì cũng được coi là một thành tựu. Hầu hết những người năm mươi tuổi đã trải qua nửa phần đời của họ, và khi càng già đi, thời gian dường như cũng trôi qua nhanh hơn. Ba mươi năm còn lại mà chúng ta nghĩ mình sẽ có rồi cũng qua trong một cái nháy mắt. Bắt đầu, chúng ta ngủ khoảng tám tiếng một đêm, vị chi mất khoảng mười năm trong số ba mươi năm còn lại.
Giả định rằng xem một bộ phim một ngày và ăn ba bữa trong ngày mất khoảng bốn giờ đồng hồ. Chúng ta còn tám chuyện và cập nhật tình hình bạn bè, xem kết quả bóng đá, làm việc nhà, chi tiêu, giữ liên lạc với gia đình và tập thể dục, tất cả những hoạt động này mất khoảng hai giờ một ngày. Và tất nhiên, hầu hết chúng ta làm việc bảy hoặc tám tiếng một ngày.
Vì thế, nếu chúng ta là những người năm mươi tuổi may mắn, chúng ta còn ít hơn hai giờ mỗi ngày, hoặc khoảng hai năm rưỡi nữa, để thực sự sống. Và phần lớn thời gian đó sẽ lại bị chiếm bởi sợ hãi, lo âu, nghi ngờ bản thân, v.v… Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta thực sự còn rất ít thời gian để thực hành.
– Dzongsar Khyentse Rinpoche –
Làm thế nào để phát khởi lòng bi mẫn chân thật?
Để phát khởi Lòng Bi Mẫn chân thật, trước hết bạn phải thấu hiểu và nhận rõ đau khổ của người khác (người thân của bạn).
Hãy nghĩ về nhiều nỗi đau khác nhau mà họ đang phải chịu đựng. Một khi nhận ra bản chất của đau khổ, bạn sẽ nhận ra rằng không quá khó khăn, thậm chí không hề khó khăn để sống chung và chịu đựng chúng!
Một khi bạn đã phát triển được Lòng Bi Mẫn chân thật đối với người thân của mình, việc mở rộng lòng bi mẫn đó đến toàn thể chúng sinh hữu tình sẽ dễ dàng hơn.
– Khangser Rinpoche –
Không có Chân Lý phù hợp!
Đức Phật Sakya Muni Gotama ngài đã thực hành Trung Đạo thể nhập sự quán sát sâu sắc Chân đế, ngài nhận ra các mối nhân duyên là ở “Ngã” hay “Tôi”, nhiều hành giả hiện nay nói rằng Pháp này không phù hợp với tôi hay pháp này phù hợp với tôi, bản chất của Pháp là để chuyển hoá “Ngã“ chứ không phải xoa dịu ngã, khi cố gắng tìm một giáo lí phù hợp cũng như giống dùng “Ngã“ diệt ngã, bởi vì dù là Pháp Môn gì mục đích chính vẫn là Vô Ngã, nếu đã vô ngã thì làm sao có 2-3 đường? Trung Đạo chỉ một đường, không thể có 2 Bát Chánh Đạo, càng không thể có 2 Tứ Diệu Đế, chỉ thay đổi tên gọi liền có thể lừa gạt được ngã chấp của chúng sanh, đó là vi diệu của Phật Pháp, tuy nhiên nếu hiểu rõ bản chất của Pháp Phật mấu chốt dù Pháp môn nào cũng không thể rời Bát Chánh Đạo – Tứ Diệu Đế- Thất Giác Chi….
Một con đường cao cấp hơn là con đường của Bồ Tát, tuy nhiên vẫn không rời ra lý Trung Đạo, cho nên dù là tư tưởng Phát triển như Bồ Tát hay tinh thần Tự độ của Thanh Văn, đều phải theo căn bản của Chân lý để mà thực hành, không thể lìa khỏi những Giáo Lý mà Đức Sakya Muni Gotama thuyết giảng, những gì Ngài giảng dạy không thừa cũng không thiếu, chỉ là mức độ áp dụng từng người khác nhau, liền sanh phân biệt chấp trước nhưng nếu thấu hiểu thì con đường Trung Đạo hay Bát Nhã cũng chỉ một mà thôi.
———————————————————
Thuyết Lý Trung Đạo
H.E Tumtin Rinpoche
Ảnh: Kyabje Denma Locho Rinpoche
Nguồn FB: Quan Âm Bồ Tát – Om Mani Padme Hum –https://www.facebook.com/110397320314103/posts/170320004321834
Đừng hoang phí phần đời còn lại ngắn ngủi của mình
“Chắc chắn là bạn sẽ chết và bỏ lại phía sau những tài sản mà bạn đã gom góp. Vì vậy thận trọng đừng gom góp phiền não để tạo sự giàu sang. Giống như những trò giải trí không có thật, hãy trang nghiêm bạn bằng thiện pháp bố thí. Luôn luôn giữ giới thanh tịnh, bởi nó luôn đẹp trong đời này và bảo đảm hạnh phúc trong nhiều đời sau.
Trong thời đại mạt pháp này khi sự thù hận mạnh mẽ, hãy mặc vào áo giáp nhẫn nhịn để làm mất hiệu quả của sân hận. Chúng ta ở lại luân hồi bởi năng lực của lười mỏi, vậy chúng ta phải nhạy bén như ngọn lửa tinh tấn đạt thành tựu. Từng sát na một, cuộc sống của bạn bị hoang phí bởi sự hào nhoáng của những hoạt động thế tục.
Đây là lúc để thiền tập, bởi bạn bị dẫn dắt bởi tà kiến, bạn không chứng biết bản chất của tánh không. Hãy phấn khởi tìm ra ý nghĩa của chân lý!”
– Ngài Atisha-
Như một dòng thác đổ vào biển khơi,
Như mặt trời, mặt trăng lặn xuống sau những rặng núi xa,
Ngày và đêm, giờ và phút, tất cả qua mau,
Cuộc sống con người trôi đi không kéo lại được.
– Dilgo Khyentse Rinpoche – https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=153018792718622&id=110397320314103
Phải chăng “Ông Trời” mang lại điều bất hạnh?
Có những lúc con người sẽ trách ông trời tạo ra điều bất hạnh. Nhưng kỳ thực chúng ta phải hiểu rằng điều bất hạnh xuất phát từ cái nhân mà ta tự trồng. Chỉ khi thấu hiểu được đạo lý này, chúng ta mới không trách người hoặc sự việc khác gây ra vận hạn cho mình, ngược lại sẽ đốc thúc bản thân cố gắng hơn nữa, chú ý đến suy nghĩ và hành động, nhằm tránh sự bất hạnh diễn ra một lần nữa.
– Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa –
https://www.facebook.com/110397320314103/posts/153025326051302
Hãy hồi hướng công đức cho người khác
Đôi khi, tình thương và lòng bi mẫn của bạn đối với người khác chỉ vì bản thân bạn. Lý do là tình thương và lòng bi mẫn đó xuất phát từ sự bám chấp hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân (tình cảm, vật chất hay những thứ khác).
Nhiều nghi lễ cúng dường và cầu nguyện được tổ chức nơi tu viện, đền chùa, nhà thờ và những địa điểm tâm linh khác. Động cơ ẩn sau phần lớn những hoạt động này hoàn toàn chỉ để tích lũy công đức cho bản thân và rất ít khi được hồi hướng cho người khác.
– Khangser Rinpoche –
Điều phục Tâm mình chính là yêu thương người khác
Lòng từ bi chính là tinh túy của Giáo Pháp. Nhưng tại sao chúng ta không nhận ra được trí huệ viên mãn bên trong chúng ta? Đó là bởi vì chúng ta còn tâm chấp ngã nên không nhận ra được trí huệ viên mãn bên trong của mình. Do đó, Đức Phật đã dạy cho chúng ta tình yêu thương và lòng bi mẫn. Chỉ có tình yêu thương và lòng bi mẫn mới có thể phá vỡ được tâm chấp ngã.
Nếu chúng ta còn tâm chấp ngã thì trí tuệ khó có thể viên mãn. Nếu có trí huệ và lòng từ bi thì tâm chấp ngã sẽ bị phá vỡ, để cho trí huệ nảy nở, đạt đến rốt ráo và cho đến ngày kia chúng ta sẽ đạt đến giác ngộ. Khi tâm chấp ngã không còn thì sự đối đãi nhị nguyên, chấp trước, phân biệt sẽ không còn nữa. Tâm thức sẽ trải rộng ra, bao la, bát ngát, không bị che chắn và chúng ta có thể đạt đến giác ngộ.
~ Đức Garchen Rinpoche
Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra
“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn”
– Dalai Lama –
Trong lúc vị Đạo sư Kim Cương còn hiện diện – đừng để Giáo pháp bị cuốn trôi vào sự biếng lười
Cuộc đời không kéo dài lâu; hãy thực hành ngay, đừng chậm trễ.
Bạn giống như một lữ khách trong cuộc đời này; đừng xây một toà lâu đài ở nơi bạn chỉ lưu lại một lát.
Chẳng hành động nào đem lại ích lợi; hãy đặt thành tựu nơi công phu hành trì.
Chẳng thể nào biết được khi nào thân bạn trở thành mồi cho dòi bọ hay hoàn toàn biến mất; chớ bị phân tâm bởi những hiện tượng của cuộc đời này.
Bạn bè và thân quyến giống như những con chim nhỏ trên cành; đừng vướng mắc với họ.
Lòng tín tâm vững chắc giống như một nền tảng hoàn hảo; đừng quăng bỏ lòng tin ấy vào đống rác cảm xúc bất thiện.
Thân người như viên ngọc như ý quý giá, chớ trao nó cho kẻ thù – sự thù hận.
Mật nguyện (samaya) thì giống như tháp canh; đừng làm ô nhiễm với những lỗi lầm.
Trong lúc vị Đạo Sư Kim Cương vẫn còn (hiện diện) ở giữa các bạn; đừng để Giáo Pháp bị cuốn trôi vào sự biếng lười.
– Đức Padampa Sangye –
Đừng cố gắng thực hành những pháp tu cao cấp khi chưa có đủ khả năng!
Rinpoche không hài lòng khi người ta cố gắng thực hành những pháp tu cao cấp, khi họ chưa có đủ khả năng. Ví dụ như một số người cố gắng hoàn tất các pháp tu theo giai đoạn khi mà họ chưa sẵn sàng hay thậm chí chưa quan tâm đến việc hành trì một nghi quỹ dài, nói gì đến việc quán triệt nó. Cấp độ cao nhất của Mật điển, Anuttarayoga (Tối Thượng Du Già), gồm có giai đoạn phát khởi trước hết, rồi đến giai đoạn viên mãn. Giai đoạn đầu luyện trí tưởng tượng và định lực qua việc hành trì nghi quỹ. Giai đoạn sau sử dụng năng lực của tâm để phối hợp hệ thống năng lượng vi tế của thân thể, nhằm chuyển hóa bản thân. Nếu không có các kỹ năng thành tựu được nhờ việc hành trì nghi quỹ thì việc tu tập với các luân xa (chakras), kinh mạch và luồng khí trong hệ thống vi tế là một trò hề.
Rinpoche cảnh cáo rằng các pháp tu Mật tông cao cấp có thể rất tai hại nếu người tu tập không có khả năng và thực hành sai lầm. Thí dụ như pháp chuyển di tâm thức (powa) bao gồm việc tưởng tượng tống khứ tâm thức của mình ra khỏi đỉnh đầu khi gần kề cái chết có thể rút ngắn thọ mạng. Pháp sử dụng thuốc tinh chất (chulen) mà hành giả phải nhịn đói hàng tuần và sống bằng các viên thuốc xá lợi đã được gia trì, đặc biệt là khi thực hành theo nhóm, có thể tạo ra nạn đói trong vùng. Hơn nữa, những ai tu tập như vậy có thể bị bệnh trầm trọng vì thiếu thức ăn và nước uống, thậm chí có thể tử vong.
Các khóa nhập thất Mật điển tự chúng là pháp tu cao cấp, và Rinpoche cảnh cáo về việc nhập thất quá sớm. Ví dụ, đôi khi người ta nhập thất để trì tụng một trăm ngàn mật chú, nhưng lại không quen thuộc với pháp tu này. Họ tưởng rằng trong thời gian nhập thất, họ sẽ có được kinh nghiệm. Dù bỏ ra một thời gian tu học miên mật và quen thuộc với một pháp tu nào đó là việc lợi lạc, đó không phải là việc ta phải làm trong một khóa nhập thất Mật điển chính thức. Một người không biết bơi thì không thể bắt đầu tập luyện trong hồ bơi 12 tiếng mỗi ngày. Liều lĩnh một cách dại dột như vậy chỉ đưa đến sự kiệt sức và vọp bẻ chân tay mà thôi. Việc tập luyện rốt ráo chỉ dành cho những tay bơi lão luyện, để trở thành các vận động viên hàng đầu. Các khóa nhập thất Mật tông cũng giống như vậy.
~ Trích “Chân Dung của Tsenzhab Serkong Rinpoche”
Đức Tara Trắng giúp chuyển hoá nghiệp
Đức Tara Trắng giúp tịnh hóa-chuyển hoá những năng lượng tiêu cực thành tích cực, giúp chuyển hoá những nghiệp gây chết yểu
Chuyển hoá tâm thức thành năng lượng
Mỗi người trong các con đều là một vị Phật nhưng vị Phật này đang ngủ quên bởi sự che mờ của Vô Minh, thức tỉnh vị Phật này chính là lúc con thực sự Giác Ngộ, hãy chuyển hoá tâm thức của con bằng sự thực hành Pháp.
Thiền định về Đức Phật Mẫu Tara Trắng sẽ chuyển hoá những năng lượng tiêu cực thành tích cực. Khi con quán tưởng về Đức Tara Trắng con đang tích cực chuyển hoá những tiêu cực của những nghiệp gây chết yểu được tịnh hoá. Khi trì tụng Minh Chú Đức Tara Trắng con hoàn toàn tịnh hoá chính mình và tạo ra trường năng lượng thanh tịnh.
Không đơn giản mà Đức Tara Trắng được xem là Bổn Tôn Trường Thọ, mà sự trường thọ này được tạo ra bởi vì chính sự tinh khiết từ thân ngữ ý của ngài. Ngài đã chuyển hoá những nghiệp thức vô minh của sát sanh bằng chính lòng Bi Mẫn. Ngài đã thật sự bi mẫn khi dùng phương tiện để cứu thoát chúng sanh yểu mệnh bằng cách gia trì tâm thức họ với lòng bi mẫn tuyệt hảo.
Vì thế khi thực hành Tara Trắng con hãy hoá thân thành lòng bi mẫn tuyệt hảo thương xót mọi chúng sanh yểu mệnh. Hãy thực hành phóng sanh và hãy thực hành minh chú của Đức Tara trắng. Nhờ sự thực hành này mà con nhận được năng lượng Gia Trì tuyệt hảo bởi công đức thanh tịnh mà chính con đã tạo ra.
—- H.E 16th Tumtin Rinpoche—-
Các bạn có thể tìm xem thêm sách:
Lời Đạo Sư – Giáo Huấn Khẩu Truyền Của Đức Bổn Sư
(Các bạn có thể nghe giảng qua các video, sách nói mp3)
Cuốn sách Lời Đạo Sư – quyển I là tuyển tập các bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche tại Việt Nam năm 2011, 2012, và một số bức thư Ngài gửi đệ tử từ năm 2009. Đức Tôn Quý Khyentse Rigdzin Hungkar Dorje là hóa thân chuyển thế của Do Khyentse, Đạo Sư vĩ đại của Tây Tạng, Tổ của dòng Longchen Nyingthig. Ở Tây Tạng, Ngài được tôn vinh là hiện thân của Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.
Những năm qua nhóm ấn tống, và nay là quỹ Zangdok Palri (Zangdok Palri Foundation), đã gửi tới các bạn nhiều bản ghi chép các bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche tại Việt Nam và một số nơi khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Nga v.v. Nhiều bạn đạo đã bày tỏ tấm lòng trân quý, khát khao đối với những lời dạy giản dị nhưng sâu sắc, đi thẳng vào lòng người của Ngài. Vì ân tình ấy của các bạn mà người góp nhặt cảm thấy mình có lỗi nhiều về sự chậm trễ trong việc cho ra đời cuốn sách này.
Việc ghi chép lại lời dạy của Rinpoche bằng tiếng Anh và dịch Việt, biên tập, thiết kế mĩ thuật, làm chế bản, dưới sự hướng dẫn của Ngài, để thành sách là công việc đòi hỏi phải rất công phu, cẩn thận, tốn nhiều thời gian, công sức. Đây là một trong những lý do khiến việc hoàn thành tập sách bị chậm.
Lời nói của Rinpoche thường nhẹ nhàng nhưng hàm súc, đa nghĩa, mà ngữ nghĩa lại thường nương theo văn cảnh. Thiếu đi văn cảnh của pháp hội, đạo tràng … thì việc chuyển tải những nghĩa hàm chứa đôi khi rất khó khăn.
Rinpoche đã có lần trích lời nói của Nelson Mandela: “Nếu một người nói với một người khác bằng ngoại ngữ thì lời nói chỉ động tới khối óc. Nhưng nếu người ấy nói với người kia bằng tiếng mẹ đẻ thì lời nói sẽ động tới con tim.”
Cuốn sách gồm những nội dung chính như sau:
- Gửi những tấm lòng…
- Tiểu sử Đức Hungkar Dorje tôn quý
- Phần 1: 2011 – Việt Nam
- Phần 2: 2012 – Việt Nam
- Phần 3: Thư Rinpoche gửi đệ từ
- 1. Tương duyên
- 2. Gửi người tìm thầy học đạo
- 3. Động lực thiện lành
- 4. Pháp, xá lợi, đạo sư
- Phần 4: Bài viết của Rinpoche
- Nghệ thuật Tây Tạng và thế giới hiện đại.
***
“…Nếu các bạn như bà lão nọ, thì tôi sẽ là cái răng chó kia. Giả như chẳng có chút xá lợi nào tuôn ra từ tôi, tức là các bạn đã không được như bà lão nọ. Còn nếu các bạn được như bà lão nọ thì chắc chắn xá lợi sẽ từ tôi mà tuôn ra.”
Con Đường Nhanh Chóng Tới Giác Ngộ
“Viên ngọc quý” này của Phật pháp ở đây chính là con đường nhanh chóng giải thoát khỏi khổ đau và kiểm soát được luân hồi sinh tử. Viên ngọc này, cũng như tất cả các viên ngọc khác của Phật pháp, đều có thể đạt được nhờ tu tập, bằng việc hành trì Phật pháp đích thực.
Nữ pháp vương Dorje Pa Mu dạy rằng, Phật tử cần hiểu đúng về mục tiêu tu tập và không được nhìn nhận nó một cách mê lầm. Chúng ta phải hiểu đúng thế nào là tu dưỡng. Chúng ta theo đạo Phật để giác ngộ, thành tựu và chấm dứt luân hồi sanh tử.
Chúng ta không theo đạo Phật chỉ để kiếm tìm cảm giác an lạc hay hạnh phúc thế tục trong đời này hoặc kiếp sau. Chúng ta không thể học và hành trì Phật pháp để tích luỹ những mối lợi vật chất trần tục. Chúng ta không thể bị trói buộc bởi những mối lợi nhất thời đó, hay bám luyến vào những ảo tưởng sai lạc phù du. Chúng ta không thể để chính kiến của mình về điểm quan trọng này bị lệch đi bởi những mối quan tâm thế gian thông thường!
– Zhaxi Zhuoma Rinpoche –
Khi tình yêu thương và lòng bi mẫn đã bám rễ trong con, chẳng thể có kẻ thù bên ngoài nào nữa.
– Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche –
SỰ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ NƠI NGƯỜI NỮ NGAY TRONG MỘT ĐỜI LÀ MỘT THỰC TẾ
Sự thành tựu giác ngộ nơi người nữ ngay trong một đời là một thực tế. Tiềm năng giác ngộ, nguồn năng lượng Phật mẫu tính và Phật phụ tính đều sẵn có nơi mỗi người nam và cả người nữ.
Bởi vậy cho dù là người nam hay người nữ, dù ở địa vị xã hội nào, nếu có tín tâm dâng hiến, sự tự tin tu trì thì đều có thể chứng đạt hợp nhất bi trí dũng, để đem suối nguồn giác ngộ lợi ích cho muôn loài chúng sinh.
– Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa –
7 LỜI KHUYÊN CỦA THÁNH SƯ ATISHA
1. Cách tốt nhất bạn có thể giúp đỡ người khác là dẫn dắt họ đến với Pháp.
2. Cách tốt nhất họ có thể đón nhận sự giúp đỡ là chuyển tâm hướng về Pháp.
3. Vị Thầy tâm linh tuyệt vời nhất là người tấn công vào những lỗi lầm tiềm ẩn của bạn.
4. Giáo huấn xuất sắc nhất là giáo huấn đánh trúng vào những lỗi lầm đó.
5. Những người bạn tuyệt hảo nhất là chánh niệm và tỉnh giác.
6. Sự khích lệ tốt lành nhất là kẻ thù, chướng ngại và đau khổ của bệnh tật.
7. Phương pháp thiện xảo nhất là không tạo tác bất kỳ điều gì.
– Atisha –
Hãy luôn nghĩ tưởng về lòng tốt và công lao của cha mẹ
Hãy nhớ rằng con mắc nợ lòng tốt của cha mẹ về cuộc đời con, vì thế đừng để họ buồn lòng mà hãy đáp ứng những ước nguyện của cha mẹ. Hãy tỏ ra nhã nhặn và quan tâm đến tất cả những ai phụ thuộc vào con. Hãy làm họ thấm nhuần ý thức về sự tốt lành, và dạy họ làm điều đức hạnh và tránh điều xấu ác. Hãy kiên nhẫn với những khiếm khuyết nhỏ bé của họ và kiềm chế tính khí xấu xa của con – nhớ rằng điều nhỏ bé nhất có thể hủy hoại một hoàn cảnh tốt lành.
Trên con đường tu tập hãy luôn nhớ là mình sẽ chết
Thật vô cùng ngây thơ khi nghĩ rằng có thể hoàn tất các công việc dở dang và sau đó sẽ dành quãng đời còn lại của mình để tu tập Đạo Pháp. Có chắc là ta còn sống đến lúc ấy hay không ? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào không phân biệt là già trẻ lớn bé ! Dù đang làm gì thì ta cũng nên nhớ là mình sẽ chết và luôn tự nhắc nhở mình về điều này trên Đường tu tập.
– Đức Dilgo Khyentse Rinpoche –
NẾU CON TỰ SÁT
NẾU CON TỰ SÁT THÌ SẼ DẪN ĐẾN KHỔ ĐAU GẤP VẠN LẦN SO VỚI KHỔ ĐAU HIỆN TẠI
Con phải hiểu rằng tất cả mọi khổ đau đều có nguồn gốc từ tâm chấp ngã. Việc tìm cách thay thế thân xác không dẫn đến việc thay thế tâm thức – con không thể chạy trốn tâm thức của con được.
Việc tự sát dẫn đến nhiều khổ đau hơn so với những khổ đau mà con đang phải chịu đựng trong lúc này; và qua việc tự lấy đi sinh mạng của mình con sẽ không thể đơn thuần xóa đi sự khổ đau của con được.
Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng chỉ nhìn thấy hạnh phúc và may mắn của người khác nhưng lại mù lòa trước nỗi đau và rắc rối của họ.
Đối với kẻ thù cũng như vậy. Bạn không bao giờ có thể thấy hoặc hiểu được những vấn đề và nỗi khổ tâm của kẻ thù.
Tuy nhiên, một khi bạn nhận rõ được đau khổ của người khác, đau khổ của kẻ thù và thấu hiểu vấn đề của họ, bạn sẽ thấy rằng phát khởi Lòng Bi Mẫn và Tình Thương đối với người khác là một tiến trình dễ thực hiện.
Cho đến trước khi thực hiện được điều này, nếu bạn nói mình rất từ bi và thương yêu người khác, đó chỉ là tình thương và bi mẫn ở mức độ cạn cợt mà thôi.
BỒ ĐỀ TÂM MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CON
Nếu con phát Bồ Đề Tâm, đó sẽ là nguyên nhân mang lại hạnh phúc cho bản thân con và những người khác. Tất cả những khổ đau mà con gặp phải trong cuộc đời này sẽ bị tiêu trừ.
Bời vậy, cầu nguyện cho tất cả những ai chưa phát triển được dòng tâm thức quý giá này sẽ tinh tấn tu tập để phát triển nó. Cầu nguyện cho những ai đã phát triển được Bồ Đề Tâm, sẽ luôn nỗ lực hết mình để tâm này không bao giờ thoái chuyển; tinh tấn tu tập để tình yêu thương và lòng từ bi tuôn chảy không ngừng.