GIÁO-HUẤN TỐI-HẬU VỀ ÁI-DỤC
(Chính ái-dục đã trói buộc con trong sanh-tử luân-hồi
Cũng chính ái-dục giải thóat con khỏi luân hồi. –Tillpa)
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 27/05/2020
— o0o —
Bài viết nầy, ta nhắm thẳng vào ái-dục để viết. Một vấn-đề rất tế-nhị, nhưng ít ai dám tuyên bày khi tu-tập.
Trước khi vào vấn-đề, ta sẽ dẫn lời Kinh làm chỗ y cứ.
NHỨT THỪA ĐỐ-GIÁO tuy tu vỏn vẹn
1) dùng một bài Sám-Hối,
2) dùng 1 Mật-điển ngắn,
3) dùng một pháp chữ A
Nhưng muốn hiểu nó rốt ráo phải có hàng 100 Kinh Đại-Thừa và các bộ Kinh văn như
1) Đại-Nhựt (100.000 bài kệ, nay chỉ còn 3.000 bài kệ),
2) Kim-Cang-Đảnh (100.000 bài kệ, nay chỉ còn 5.000 bài kệ)
3) Thủ Hộ Quốc Giới Chủ,
4) Tâm Địa Quán,
5) Kim-Cang Phong Lầu-Cát Nhứt-Thiết Du-Già Du-Chỉ,
6) Đại-Lạc Bất-Không Chân-Thật Tam-Ma-Da,
7) Viên Giác, v.v…
8) Candamaharosana Tantra (100.000 bài kệ, nay chỉ còn 28 Phẩm), Hevajra Tantra (500.000 bài kệ, nay chỉ còn 2.000 bài kệ), Guyasamaja Tantra, Kalachakra Tantra … cũng vậy!
làm hậu thuẩn.
Ở đây, lược dùng KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM để triển khai.
Quyển 8
Đoạn II
KHAI-THỊ MƯỜI TẬP-NHÂN
“Thế nào là mười Tập-nhân? A-nan, một là, tập-quán dâm-dục, giao-tiếp cùng nhau, phát-sinh cọ-xát lẫn nhau; cọ-xát mãi không thôi, như thế, nên trong ấy có ngọn lửa-hồng lớn nổi lên; ví-như, có người lấy hai bàn tay cọ-xát lẫn nhau, thì cảm-giác nóng hiện ra. Hai cái tập-khí đốt nhau, nên có những việc giường sắt, trụ đồng. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét việc dâm-dục, đồng gọi là lửa-dục; Bồ-tát đối với dâm-dục, tránh như hầm-lửa.
ĐOẠN IV
PHÂN-BIỆT TÌNH, TƯỞNG NHẸ NẶNG
A-nan, tất-cả thế-gian, sống chết nối nhau, sống thuận theo tập-quán, chết thì đổi sang dòng khác, khi gần mệnh-chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng-thời liền hiện ra; cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập-khí giao-xen lẫn nhau.
Thuần là tưởng, thì liền bay lên, chắc sinh trên các cõi-trời; nếu trong tâm bay lên, gồm có phúc-đức trí-tuệ cùng với tịnh-nguyện, thì tự-nhiên tâm được khai-ngộ, thấy tất-cả tịnh-độ thập phương chư Phật, theo nguyện mà vãng-sinh.
Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa, thì làm phi-tiên, đại-lực quỷ-vương, phi-hành dạ-xoa, địa-hành la-sát, đi khắp bốn cõi-trời, không bị ngăn-ngại. Nếu có nguyện tốt, tâm tốt, hộ-trì Phật-pháp, hoặc hộ-trì cấm-giới, theo người trì-giới, hoặc hộ-trì thần-chú, theo người trì-chú, hoặc hộ-trì thiền-định, giữ yên pháp-nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp-tọa Như-lai.
Tình và tưởng cân nhau, không bay lên, không đọa xuống, thì sinh nơi nhân-gian; tưởng sáng-suốt nên thông-minh, tình u-ám nên ngu-độn.
Tình nhiều, tưởng ít, đi vào các loại hoành-sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh.
Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy-luân, sinh nơi mé hỏa-luân chịu khí-phần của lửa-hồng, thân làm ngạ-quỷ, thường bị đốt-cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp, không ăn không uống.
Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa-luân, và giữa giao-giới phong-luân và hỏa-luân, nhẹ thì sinh vào Hữu-gián, nặng thì mình vào Vô-gián, hai thứ địa-ngục.
Thuần là tình, thì chìm-sâu vào ngục A-tỳ; nếu trong tâm chìm-sâu đó, lại có hủy-báng Đại-thừa, phá cấm-giới của Phật, lừa-dối nói pháp để tham-cầu tín-thí, lạm-nhận cung-kính hoặc phạm ngũ-nghịch, thập-trọng thì lại còn sinh vào địa-ngục A-tỳ thập phương.
Theo ác-nghiệp gây ra, tuy tự chuốc lấy quả-báo, nhưng trong đồng-phận chung, vẫn có chỗ sẵn.
— # —
Vậy tầm quan-trọng của ÁI-DỤC và TÌNH-TƯỞNG cực kỳ khó nói:
1) trong kiếp nhân-sinh và
2) trong thế-giới tâm-linh huyền-nhiệm bí-áo.
Sơ sẫy là sẫy cùi!
ÁI-DỤC CON DAO HAI LƯỠI CỰC-KỲ SẮC BÉN
____________________________________________
Phàm phu tìm vui trong biển dục sóng tình, ân ái, làm tình, giao hợp đến chết vẫn không chừa!
“Trai mê sắc gái, gái luyến tình” trai rồi sanh ra con cái.
1) Không thích thì bắt hay dồn người phụ-nữ vào tuyệt lộ: phải phá thai.
2) Sanh con ra không yêu thương, dạy bảo chúng mà chỉ biết đánh đập! Đổ dồn cái giận cái tức của nhau lên đầu đàn con dạy khờ không hề nương tay, xem chúng như thù nghịch, mà kỳ thực đâu phải lỗi chúng! Thật đau đớn thay:
“Ba ơi đừng đánh con! Con đau lắm! Con xin Ba, con lạy Ba. Con xin chừa” “Mẹ ơi con biết lỗi, con xin chừa, mẹ ơi đừng nhéo con, đừng ngắt chỗ bầm tím của con, đừng nắm tóc con mà đánh, con đau lắm mẹ ơi, xin mẹ tha con!”
3) đến khi lớn không thì ép gả, ép cưới khiến chúng sống trong đau khổ, mà chẳng tiếc thương!
4) Khi già yếu thì chỉ muốn con chăm sóc mình! Thật là quái quăm! Sanh con là kết quả của tình yêu, mà bắt thường chứng khi mình già: phải chăm sóc, lo lắng cho mình? Lạ quá! Ngộ quá!
Con người ngu si là vậy. Thói đời bất nhân là vậy! Con cái ruột của họ mà họ không sót thương thì hạng người nầy còn thương tiếc ai? Vậy mà ra đời họ đối xử với mọi người rất nhân ái!
Nói đến ái-dục thì ngay cả người tu-hành mà còn mơ-mộng ái-ân đến nỗi ngũ xuất tinh, huống chi người chưa biết tu!
Ái-dục sợi dây oan nghiệt! Ai cũng biết mà mấy ai tránh khỏi!
Anh hùng không qua ải mỹ nhân. Những sợi tóc dài óng ả, những lời thỏ thẻ bên tai, những hàng nước mắt rơi lả chả đã trói buộc Pram Nguyễn nầy trong vô-lượng lần sanh rồi tử!
Lần cuối, ta học học đòi theo chư Phật đã cắt ái ly nhà Tam-Giới. Bỏ lại sau lưng những mỹ nữ ta yêu thương, dấn thân vào việc tu Đạo.
Kiếp nầy sang kiếp khác ta từ bỏ, rồi từ bỏ; ta phụ người, người phụ ta; cứ thế mà ta tu hành …
Nhưng rồi, cuối cùng ta cũng đã thật sự lìa xa ái-dục khi tu chứng các thứ Thân Trong Suốt, Thân không Thân, Thân Quang Minh, Thân Kim-Cang, Trí-Thân, Chánh-Pháp Tạng Thân, Công-Đức Thân, Pháp-tánh Thân, Ứng hóa Thân, Hư-Không Thân hay Pháp-Giới Thể-tánh Thân.
Trong Tự-Tánh Thanh-Tịnh Thân (Svabhavakaya) ta hiện thành vô-vàn hình tướng khác nhau đi vào các nẽo đường sanh tử mà chẳng ai hay biết gì cả. Người có duyên ta độ, người vô duyên ta dùng Vô-duyên Đại-Bi mà gieo nhân lành.
Trong Thân Tam-muội-da (Samayakaya) ra đi vào Thiền, Mộng của những ai hết lòng tin tưởng ta để khai thị, dẫn dắt họ không hề nhàm chán.
Trong Thân Trung Ấm (Antarabhavakaya) những người do ta dạy bảo, hết lòng kính tin, ngay đời hiện tại tu hành chưa thành, thì ta cũng hiện ra nhắc nhở, chỉ đường dẫn lối, không còn đọa lạc!
Sở dĩ ta được điều nầy vì khéo điều phục ái-dục.
Ái-dục không thể diệt nó!
Ái-dục không thể giết nó!
Ái-dục chính là cội nguồn sanh tử, nên chư Phật vì kẻ ngu si dạy diệt dục, ly dục để chúng tu chứng A-la-Hán quả rồi chỉ dạy tiếp.
Với Bồ-Tát thì dạy “Giữ Dục làm lợi ích cho chúng sanh”, “Đại Dục Đắc Thanh Tịnh”, “Dâm-dục Tức Đạo”…
Khi nam nữ giao-hợp đạt đến tuyệt đỉnh khoái lạc giỏi lắm là vài phút hay vài mươi phút thì ngã ngữa.
Còn người đắc được Sơ-Thiền, theo Phật dạy, thì khoái-lạc tăng gấp 16 lần phàm phu tận hưởng ái ân nồng cháy. Vậy sao bỏ khoái-lạc để ép xác, hành thân mà chẳng ra công cóc gì? Còn những kẻ lạm dụng xác thị mưu cầu phút giây sung sướng thì đau lưng, mõi gối, bạc nhược thấy rỏ!
Phụ nữ như thuyền chở ái-dục, không bao giờ nhàm chán, nên “Ái-dục tức Đạo” là pháp tu cần thiết, nhưng rất nguy hiểm, vì sơ sẫy là đọa Địa ngục cãm giường sắt cột đồng nóng bỏng.
Nam nhân như ngói, gạch, xuất tinh thì nằm dài, ngũ khèo! Vậy sao tu?
Một thân thể bạc nhược, một tinh thần yếu đuối, những nổi sợ hải chồng/vợ, ma quỷ, v.v…không thể thuận tu. Như kẻ bệnh nặng cho uống thuốc trái liều bỏ mạng một khi!
Một thân thể cường tráng, một tinh thần dũng mãnh thà chết không bỏ Pháp mình đã chọn, thì chồng/vợ, con cái, v.v… không làm khó được. Người nầy tu ắt tiến. Như kẻ bị cãm cúm, nằm lệ giường mà uống thuốc mạnh ắt tự khỏe.
AI CÒN ÔM ẤP CÁI NGÃ (ta) và NGÃ-SỞ (của ta như danh-lợi, quyền-tình) thì không bao giờ nếm được thật-vị của Nhứt-Thừa Đốn-Giáo! Người nầy, không bao giờ được Thọ-Ký tùy nguyện vãng sanh, không hề chứng đắc (cảnh-giới thường trực 24/7/365) các thứ Thân Trong Suốt, v.v…
CÕI DIỆU-HỶ TOÀN LÀ QUANG-MINH, chư vị sống trong đó tối thiểu là có Thân Trong Suốt …thế thì làm sao đem thân phàm phu sanh về cõi nầy? Nếu không tu tập thì không có ân-điển, không có phước náo nào có thể đánh đổi được.
Khi tu quán-tưởng, ví dụ, 1 THỂ 2 TƯỚNG mà có một chút ái-dục chen vào thì liền bị vọng-tưởng chèn ép hay nương gá mà sanh ra những VỌNG-CẢNH, ẢO-GIÁC, v.v…Chỉ khi nào Đại-Lạc quyện cùng Quang-Minh (của A hay Hùm) thì đó là CHÁNH-GIÁC.
Ai tuyên nói cảnh giới hay sự tu tập 1 THỂ 2 TƯỚNG trong dòng pháp của ta mà không có sự cho phép ắt sẽ bị nhẹ thì lòa mắt, nặng thì người đọc kẻ truyền đều bị mù lòa. Sao vậy? – Vì chính quỷ thần như Long Thần, Mãng xà-Thần, Dạ-xoa, v.v… sẽ chiếm đoạt thân xác, đoạt ánh-sáng của họ khi liếc nhìn, bỉu môi, v.v… để học lén pháp nầy.
CẢNH-GIỚI QUÁN CÓ 3 GIAI-ĐOẠN, đó là (1) chuẩn bị hay phát khởi trong thân tướng phàm-phu, (2) đem năng-lực chuyển biến thành Thánh-thể, (3) trụ trong Đại-Lạc và Quang-Minh không người, không ta, không Phật, không tâm, chỉ còn cách nói gọn là TRÍ-LẠC BẤT-KHẢ-TƯ-NGHỊ; không thể nhảy vọt, mà phải tuần-tự kịp thời, đúng lúc, nhanh chóng chuyển-hóa, như Phật đã nói:
1) Tham-Sân-Si (Tam Độc),
2) Giới-Định-Huệ (Tam Học),
3) Không-Vô tướng- Vô nguyện (Tam-Giải-Thoát hay Tam Tam-Muội),
4) Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-a-Hàm … cho đến 4 thứ A-La-Hán (Tứ Thánh quả sa-môn),
5) Bố-Thí, Ái-ngữ, Lợi-hành, Đồng Sự (Tứ Nhiếp Pháp),
6) Từ, Bi, Hỷ, Xả (Tứ Vô Lượng Tâm)
7) Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (Tứ Đức của Niết-Bàn)
8) v.v…
không nói lộn xộn hay nghịch vị trí.
Kẻ học lóm, nghe lén, chưa thông hiểu Kinh-văn Đại-Thừa như Viên-Giác, Thủ-Lăng-Nghiêm, v.v…liền chê bai Bí-Mật Kim-Cang Thừa, Nhứt-Thừa Đốn-Giáo thì đã tự mình đào huyệt chôn mình.
Chưỡi mắng ta là “thằng chó” thì chúng sẽ bị tai ương trong trăm ngàn kiếp làm chó! Mắng ta là “thằng già khốn nạn” thì sẽ bị cảnh liệt giường liệt chiếu cho đến ngày bỏ thân vào Địa-ngục. Vì sao? – Vì phản ảnh nhân-quả!
Những kẻ trong dòng Nhứt-Thừa Đốn-Giáo chưa được Thân Quang-Minh, Thân Kim-Cang, vội đem pháp tu ra vọng-bàn, tuyên-truyền “làm nhân” cho kẻ khác hủy báng ta và giáo pháp thậm thâm của chư Phật ắt sẽ sa-đọa, ắt phải chịu quả báo ngay trong hiện đời! Vì sao? – Vì gieo gió ắt gặt bảo.
— # —
Diên Tú Nam mô DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỔN TÔN .
Cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho chúng con thật tận tình chu đáo
Pháp Thiện Con hứa cả đời theo thầy học pháp, không buông bỏ hay hoài nghi, chù dù con không có thành tựu lớn lao con vẫn sẽ theo đến cùng, đến khi một hơi thở không còn. ????????????????
Hoa Duyên Pháp Thiện đúng vậy! Xác định tu hành cả đời luôn,tuỳ duyên dù ko đạt kết quả cũng có thể làm nhân bồ đề về sau
Nguyen Thi Dạ. Con xin ghi nhớ lời dặn không được phép dạy ai thưa thầy.
Anh Chieu Kinh le bac thay truc chi giao huan , doi nguoi kho gap ! Kinh le Nguoi !
Phap Binh Nam Mô DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỔN TÔN . Con cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho chúng con thật tận tình chu đáo .
Minh Mario Nam Mô Guru Pram Nguyễn
Nam Mô Diên-Mệnh Địa-Tạng Bồ-Tát
Pháp Cảnh nam mô diên mệnh địa tạng thế tôn?
con xin đảnh lễ người đã khai thị cặn kẽ
Nhật Chơn Chúng con xin kính tin lời Thánh Ngôn mà Ngài đã trao truyền cho chúng con.
Chúng con xin đảnh lễ Ngài kính mong Ngài luôn khỏe mạnh, chỉ bày đường sáng cho chúng con tỏ rõ, dắt dìu chúng con từ vô minh đến cảnh giới bất tư nghì.
Nhuy Nguyen Cung kính đảnh lễ ngài Nam mô thường trụ tam bảo
Diên Thảo Nguyên Con xin ghi nhớ, khắc tâm lời Thầy, không hoài nghi, không lưỡng lự ạ ????????????
Từ Tuấn Con luôn mong nhận được. sự chỉ dạy tận tình của Người
Son Nguyenky Con kính lễ Ngài . Dạnh Ngài hiển vinh đời đời
Huỳnh Tiến Dũng Dạ con xin cảm ơn và ghi nhớ lời Thầy chỉ dạy
Tiềm Thanh Vâng cảm phục ân đức của ngài
NAM MÔ DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG THẾ TÔN