HẠNH NGUYỆN XUẤT GIA
Xuất nghĩa là ra khỏi, Gia nghĩa là nhà – đó là hiểu theo cách thức thông thường, ý nghĩa chính của Xuất gia chính là lìa khỏi nhà lửa tam giới. Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật vì đời sống của chúng sanh hiện tại như căn nhà bị lửa đốt cháy, rất nguy hiểm và kinh sợ. Căn nhà có thể hiểu là tâm, còn lửa có thể hiểu là tham , sân , si… Những ngọn lửa này thiêu đốt chúng ta ngày lẫn đêm. Khi chúng ta xuất gia chính là lìa bỏ những tâm tham sân si này.
Còn người xuất gia cạo đầu mặc y vàng sống đời thanh bần là gì? Họ được gọi là sa môn hay tỳ kheo. Các tỳ kheo là những vị chấp nhận sống nhờ vật bố thí. Vào thời kì Đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo không được sở hữu những vật sang trọng, tiền vàng hay nhà cửa xe cộ đều không được sở hữu, tại sao lại phải như vậy?
Đó là vì khi xuất gia và trở thành tỳ kheo thì chúng ta đã phải rũ bỏ những cuộc vui thế gian thông thường. Bởi vì chúng ta đang mong muốn có một đời sống thanh thản, chúng ta không muốn dính mắc vào tài sản hay tìm cách tích tài sản như gia đình của cải. Thay vào đó, chúng ta phải tích tập những tư tưởng cao quý, sống một đời sống đầy tự do không lo toan giữ gìn sợ mất của cải tài sản.
Một cư sĩ hỏi H.E Tumtin Rinpoche:
– Thư Ngài, tại sao phải xuất gia?
Rinpoche:
Bởi vì chúng ta sống trong đời này, mỗi ngày phải lo toan kiếm tiền, cưới vợ rồi lo dựng vợ gả chồng cho con gái, mỗi ngày quay cuồng trong tham sân si đầy đau khổ. Những người mong muốn được sống tự do, mỗi ngày không muốn sống trong tham sân si, họ chọn cách thức xuất gia họ lìa bỏ những tài sản để tâm tham không thể sanh khởi. Họ lìa bỏ gia đình để không bị ràng buộc vì sự chấp giữ. Họ chọn cách sống nhờ của bố thí để tự mình hiểu rằng đời sống này không cần phải ăn ngon mặc đẹp mới hạnh phúc. Các vị xuất gia nghiêm giữ giới luật và thiền định để thanh lọc thân tâm, giúp tâm trở nên nhẹ nhàng thanh thản, bởi vì không phải dính mắc bất cứ gì các vị xuất gia dễ dàng từ bỏ để sống thật sự tự do.
Cư sĩ:
Xuất gia như vậy có phải trốn tránh xã hội hay rũ bỏ trách nhiệm?
Rinpoche:
Khi chúng ta đến thế gian này, chúng ta đã phải mang theo nghiệp lực và khổ đau. Trách nhiệm của chúng ta là phải thật sự giải thoát khỏi vòng quay luân hồi sanh tử. Xuất gia là cách để chấm dứt nó. Những vị phát tâm xuất gia họ phải rèn luyện mình trong lối sống biết đủ, thay vì mỗi ngày chúng ta sống trong ích kỉ chỉ lo bản thân, nay xuất gia chúng ta học cách sống cho mọi người, lấy niềm vui thiền định làm nền tảng để trao dạy những tinh thần tốt đẹp vào đời sống.
Cư sĩ:
Bạch rinpoche phải chăng chỉ có người xuất gia mới giác ngộ giải thoát?
Rinpoche:
Như ở trên chúng ta đã nói xuất là rời khỏi gia tức là nhà lửa, những cư sĩ nam hay nữ nào thực hành lời Phật dạy vào đời sống, tuy sống trong đời nhựng họ phòng ngừa tâm ô nhiễm. Ở Tây Tạng, có một tăng đoàn họ vẫn giữ lối sống thế tục, nhưng trước đó họ phải được dạy về sự tu hành, họ thâm nhập vào thế tục để thực hành hạnh Bồ Tát hoặc tu tập các Pháp Du Già (Yoga) trong rừng sâu. Ở Tây Tạng gọi đoàn thể những vị đó được gọi là Ngakpa (Yogi) hay Du Già sư (Du sĩ). Các vị này bề ngoài không giống các tu sĩ họ thực hành lối sống từ bỏ dù ở trong thế tục. Tăng Đoàn này thật sự đã mang đến một sắc màu mới mẻ cho những vị chọn lối sống mạnh mẽ thực hành Bồ Tát Đạo.
Cư sĩ:
Bạch Rinpoche các vị Ngakpa (Yogi) đó có vị thế gì trong Tăng Đoàn và khác Các Vị Tỳ Kheo ra sao?
Rinpoche:
Điểm khác biệt của 2 Tăng Đoàn chính là y phục. Để phân biệt đâu là một Tantrika và một Tỳ Kheo? Các vị Tantrika hay Ngakpa sử dụng một chiếc y quấn mầu trắng hoặc sọc trắng đỏ, màu sắc đó biểu thị sự thanh tịnh của các vị thực hành xả ly từ bỏ của một Yogi. Họ có thể búi tóc theo truyền thống quán đảnh tóc (Biến tóc thành nơi trú ngụ của các Dakini và Hộ Pháp), một số vị vẫn cạo đầu như các Tu Sĩ Tỳ kheo đó chỉ là một số khác biệt.
Điểm giống là dù là Tỳ kheo hay Ngakpa đều phải giữ Tam Tụ Tịnh Giới, các giới của 3 thừa thanh văn- Bồ Tát – Phật Thừa. Nếu như các vị Tỳ Kheo hoàn hảo trong Thanh Văn giới thì các Ngakpa hoàn hảo trong các thệ nguyện Samaya. Bởi vì sự hạn chế trong Thanh Văn giới nên các Ngakpa có lợi thế hơn trong việc thực hành Bồ Tát Đạo vì không bị hạn chế bởi giới luật Biệt Giải Thoát. Tuy nhiên, về mức độ cao các Samaya còn khó giữ gìn hơn các giới Thanh văn.
Cư sĩ:
Bạch Rinpoche để xuất gia trở thành tỳ kheo hay Ngakpa khác nhau thế nào?
Rinpoche:
Nếu một vị xuất gia phải sống cùng tăng đoàn và thực hành hạn chế cuộc sống thế tục theo Biệt Giải Thoát thì các Ngakpa trong giai đoạn đầu cũng như vậy, các Ngakpa chính hiệu được đào tạo không khác các Tỳ kheo thậm chí còn khắc khe hơn. Đa phần ở Tây Tạng rất ít vị dám trở thành Ngakpa mà chọn cách xuất gia bởi vì như vậy các vị sẽ an toàn hơn khi tâm còn yếu. Các Ngakpa họ mạnh mẽ đối đầu với Tâm như một cách thức rèn luyện trong Yoga (Du Già). Hiện nay có 2 dạng Ngakpa một dạng là chính thức tức các vị Tantrika đã tu tập nhiều năm trong tu viện như một Tu Sĩ. Về dạng thứ 2 là sự gieo duyên, vì hiện nay để Mật Thừa phát triển, các Đạo Sư đã từ bi cho phép những vị chưa thể hoàn chỉnh xuất gia hay Tantrika được gieo duyên và mặc Chiếc Y trắng và thực hành như một Ngakpa. Tuy nhiên, dù bên ngoài giống nhau nhưng một vị Ngakpa gieo duyên sẽ có nhiều hạn chế. Hiện nay ở Phương Tây, chúng ta thấy nhiều vị lập gia đình rồi sau đó mới tiếp cận Mật Thừa và gieo duyên trở thành Ngakpa. Còn đúng theo truyền thống các vị Ngakpa thì họ có sự lựa chọn rất kỹ đối với phối ngẫu của mình.
Cư sĩ:
Vậy chúng con nên chọn lối sống nào để thực sự thành tựu?
Rinpoche:
Cách thức nào cũng tốt, nếu con trở thành Tantrika con sẽ được học nhiều về Các pháp Du già. Nếu con trở thành một Tỳ Kheo, con có nhiều cơ hội thực hành các Phạm Hạnh Biệt Giải Thoát. Nhưng nếu tâm con chưa vững mạnh thì lối sống xuất gia sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, sau khi muốn trở thành một Tantrika cũng không thành vấn đề! Ở Tây Tạng có rất nhiều vị trong giai đoạn đầu tu tập với lối sống Tỳ Kheo nhưng sau chọn lối sống của Tantrika để dễ dàng thực hành Bồ Tát Đạo!
——————————————————
H.E 16th Tumtin Rinpoche
FB: Tu học mỗi ngày –
Xem thêm:
- Ý nghĩa con đường Xuất Gia
- Hạnh Nguyện Xuất Gia
- Ngày kỷ niệm Đức Phật xuất gia là ngày nào?
- Câu hỏi dành cho người muốn xuất gia đi tu
- Tại sao hoàn tục sau khi xuất gia cuộc sống thường khổ?
- Đã xuất gia rồi có được đi làm công nhân để kiếm thêm tiền không?
- Xuất gia và tại gia : bình đẳng trong Phật pháp
- Câu chuyện xuất gia: “Khi vợ đứng gần bà ngoại”