HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN
Gần đây tôi đã tiếp nhận rất nhiều những tin nhắn của các Phật tử nữ và cả những bạn gái trẻ chưa là Phật tử.
Và tôi nhận thấy đa phần sự than phiền và những nỗi đau khổ đến từ trong hôn nhân, trong cuộc sống vợ chồng, gia đình.
Vậy hôm nay tôi sẽ bàn về vấn đề
Hôn nhân và sự hạnh phúc trong gia đình.
Để phần nào Quí Vị thêm hiểu về bản chất cấu thành của chúng, cũng như những lý do vì sao cuộc sống gia đình thường rất ít có được sự hạnh phúc thật sự.
Bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến một lời dạy của một triết gia, lời khuyên dạy và kinh nghiệm của ông như sau :
« Chỉ có những Bậc Chân Nhân mới thật sự sống hạnh phúc trong hôn nhân.
Nhưng mà thường thì các Vị ấy, họ không có lập gia đình ».
Một lời dạy phải nói là rất sâu sắc và tinh tế.
Nếu nói vậy, nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng :
« Vậy cả thế giới có biết bao cặp gia đình, vậy họ đều không có được sự hạnh phúc chăng? ».
Theo tôi nghĩ thì chỉ được một phần nào đó của sự hạnh phúc, tỷ lệ này khác nhau ở từng gia đình, nhưng thường thì rất thấp.
Đa phần thì đều là phiền não, cãi vã và….mệt mỏi tâm trí.
Vậy ta định nghĩa sơ qua về những Bậc Chân Nhân thử thế nào?
Bậc Chân Nhân hay còn có tên gọi khác là Bậc có đạo đức hoàn hảo tuyệt đối.
- Vị ấy có tấm lòng cực kì nhân hậu luôn luôn thương yêu mà quý trọng mọi con người và kể cả con vật.
- Vị ấy không sân giận, nóng nảy, không bao giờ nói những lời khó nghe, mà Vị ấy luôn nói những lời ngọt ngào, từ ái, hợp lòng người.
- Vị ấy rất sáng suốt và tinh tế , Vị ấy hiểu được bản thân người khác như hiểu chính bản thân mình.
- Vị ấy có đầy đủ phước báu về vật chất, tiền bạc và cả phước báu về sức khỏe, sự bình an tuyệt đối của tâm hồn.
Quí Vị có thể hình dung thử khi hai con người như vậy sống với nhau, thì rõ ràng sẽ có hạnh phúc.
Vì chính đức hạnh, sự bao dung và thấu hiểu lẫn nhau, nên chẳng bao giờ làm phật ý nhau, nên sẽ có hạnh phúc.
Nhưng những Bậc như thế thật khó tìm trên đời.
Hầu hết những cặp vợ chồng mà ta quen rồi cưới nhau phần lớn là những người có một nội tâm không được kiểm soát và chuyển hóa.
- Như người cộc cằn thô lỗ, luôn buông ra, luôn tuôn ra những lời nói thô ác, chửi bới, tục tiểu.
- Rồi thì có người thì phá giới, sống trái đạo lý trong gia đình như có gia đình rồi nhưng đam mê nữ sắc, nữ thì ngoại tình, nam thì bia ôm, cũng ngoại tình, …
- Rồi có người thì đam mê nhậu nhẹt, làm cho tâm trí lu mờ mất lý trí, và về đến nhà thì quậy phá, chửi bới, rồi ói mửa, hoặc tiêu tốn quá nhiều tiền bạc.
- Hoặc có người thì đam mê và nghiện cờ bạc, cá độ. Thế là thua hết tiền và về nhà vợ biết được và càm ràm, khóc kể, nhăn nhó, than van,…
- Hoặc có người thì giàu có, nhưng cưới nhau về thì lại vô sinh, không có con.
- Rồi có người thì lại xích mích với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, với anh, với em,….v..v…
Chung quy lại ta thấy có quá nhiều yếu tố chúng chi phối vào trong cái gia đình, nên rất khó mà có được sự hạnh phúc trong hôn nhân là vậy.
Tuy nhiên biết vậy, nhưng không phải ai cũng có thể xuất gia, hoặc ở vậy không có lập gia đình. Mà đa phần vì tham ái, hay vì muốn có con cái mà mọi người đều phải lập gia đình.
Và đã lập gia đình, thì trong tâm trí ta phải luôn chuẩn bị một điều là
« Sẽ không thật sự đẹp và hạnh phúc như trong film ảnh ».
Chuẩn bị tâm lý vậy sẽ phần nào giúp ta bớt khổ tâm, hay choáng váng khi ta cưới nhau mà hạnh phúc không được như ý.
Việc ta tự tu tập, chỉnh sửa tâm tính và lối sống, trở thành một người hoàn hảo thì mới cải thiện được phần nào sự hạnh phúc trong hôn nhân, còn không thì rất khó mà hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Đọc thêm : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB: Tu học mỗi ngày
KHI HẠNH PHÚC KHÔNG CÒN
Hôm trước có anh Phật tử ở Hà Nam tâm sự về chuyện gia đình của anh.
Chuyện của anh như thế nào?
Anh năm nay khoảng 38 tuổi, có vợ hai con.
Trước đây hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, nhưng mấy tháng gần đây do làm ăn bị thua lỗ, phải nợ nần nhiều và bán luôn căn nhà.
Từ đó hai vợ chồng xảy ra nhiều xích mích, cãi vã nhau, và dẫn đến chia tay, ly dị.
Nay vợ anh đã có người chồng khác giàu hơn, còn anh thì vẫn ở vậy chăm lo cho con.
Bên ngoài anh vẫn tỏ ra là mình vô tư không sầu muộn, vẫn đi ăn với bạn, hay đi du lịch.
Nhưng tôi thấy trong thâm tâm anh vẫn còn che giấu một nỗi buồn, và sự đau khổ rất lớn.
Hôm nay tôi kể ra chuyện này nhằm mục đích gì?
Là để giúp Quý Vị lấy đó như một bài học kinh nghiệm cho chính mình,
để rồi mình không bị rơi vào tình trạng đau khổ như anh,
khi hạnh phúc có vô thường và không còn nữa.
Với người phàm tục, bình thường như tất cả chúng ta thì tâm tham chấp rất nặng nề.
Đặc biệt là trong vấn đề hạnh phúc cá nhân, gia đình.
Hạnh phúc này với dĩ bản chất của chúng thì rất mong manh và dễ thay đổi, không bền chắc.
Chúng mong manh và không bền chắc vậy, nhưng đa phần chúng sinh nào cũng nghĩ rằng chúng là bền chắc.
Hạnh phúc này chúng mong manh như thế nào?
Là vợ hoặc chồng có thể theo luật vô thường và mất đi, hay bỏ nhau, nếu người kia ở lại, lập tức sẽ bị cô đơn, và buồn khổ.
Con cái cũng thế, cũng có thể bệnh hay gặp tai nạn mà mất đi.
Đây là một thực tế, không phải tôi bi quan hay lo xa, mà thực tế cuộc sống nó vốn dĩ là như vậy.
Quý Vị hãy thử quán sát, suy niệm cuộc sống xung quanh chúng ta thì sẽ thấy được.
Do đó, nếu Quý Vị là người đang có tu tập, hay chưa tu,
thì cũng đừng nên chấp và nắm, trụ vào các hạnh phúc ấy.
Vì bản chất của nó vốn không bền chắc, nắm vào chỉ làm cho Quý Vị bị hiểm họa đau khổ.
Mặc dầu chúng được ngụy trang bên ngoài là mật ngọt, là thơm ngon, những tẩm bên trong là thuốc độc, là dao nhọn, và tiềm ẩn hiểm họa nguy hiểm cho người nào chấp giữ chúng.
Nam Mô A Di Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –
Bạn biết gì về hạnh phúc
- Định nghĩa: thế nào là hạnh phúc? Ý nghĩa của hạnh phúc
- Thuyết trình: Theo bạn/Đối với bạn hạnh phúc là gì?
- Cuộc sống hạnh phúc là gì? là khi..?
Xem thêm: