TẠI SAO PHẢI HIỂN CÁI DỞ, CÁI TỆ
LẠI ẨN CÁI HAY VÀ ẨN SỞ-CHỨNG?
Soạn giả Pram Nguyễn
Ngày 3/3/2020
_________________________
Thói đời, con người thích đem cái hay, cái tốt của mình ra lòe thiên-hạ, có 5 nói 10 là chuyện không tránh khỏi. Vì “hay và giỏi”, nên không ai dám phê-bình hay chỉ-trích để ngày một hoàn-thiện. Đây chính là tự mình hại mình.
Người phát tâm tu-hành nếu cầu quả báo Nhân, Thiên thì chắc-chắn không bao giờ có cảnh ẩn cái hay cái giỏi của mình, huống chi là người chẳng biết Phật-Pháp.
Phàm-phu là những ai? – Nói chung, danh-từ nầy chỉ cho tất-cả những ai chưa chứng nhập Thánh-quả, hay Bồ-Tát Địa. Phàm-phu vần xoay mãi trong sanh-tử luân hồi mãi cho đến khi họ NGỘ TỰ-TÂM.
Người KHÉO HIỂU, GIỎI BIẾT Phật-Pháp cũng là phàm-phu; nhưng, mà là người bắt đầu bước chân ra khỏi nhà Tam-Giới!
Người xuất gia tu Đạo, hành hạnh Thánh mà khoe mình giữ Giới chê người khác phá Giới thì đã là phạm Giới!
Nêu một việc để nói cả 10 thì người trí ắt hiểu. Trái lại kẻ ngu chấp-nê kiến-giải của họ thì không bao giờ chấp-nhận bất cứ lời giải-thích hay thí dụ nào, vì đầu họ chứa toàn đậu hủ!
GIỮ GIỚI hay PHÁ GIỚI là trách-nhiệm của người tu và đồng thời cũng là bổn-phận đền trả ơn trả nghĩa của Đàn-na Tín-chủ.
ĐÀN-NA TÍN-CHỦ đúng nghĩa nhà Phật là người có lòng tin trong sạch, tạo mãi đúng Chánh-Pháp dâng tứ sự cúng-dường.
NHỮNG KẺ ĂN CHÁO ĐÁ BÁT, VONG ƠN BỘI NGHĨA, KHINH TIỆN NGƯỜI NGHÈO (mà hay đúng pháp cúng-dường) thì đó là hành-vi con người mà còn thua cả chó, heo! Vì sao? – Vì con chó, cho dù có đánh đập nó, nó vẫn một mực vui mừng khi thấy mình từ xa đi về. Tại sao? – Nó ăn miếng cơm, nhận sự ve-vuốt của mình nên tri ơn. Đến khi mình tức giận đánh, phang, chọi, liệng nó sợ né tránh, nhưng không để cách đêm, vẫn vui vẽ khi mình hiền lại. Mà có ai biết nghiệp gì thành chó không? Đó nghiệp bất trung, bất tín!
Khi còn trẻ, gia đình bị buộc phải lui về vườn, trồng trọt chăn nuôi, ngu nầy gần gũi với cảnh thiên nhiên và thú vật. Nhà có nuôi heo, mỗi sáng tinh sương, ngu nầy phải sắc thân chuối thật mõng, trộn cám cho heo ăn. Vừa cầm dao sắc xuống thớt thì bọn heo la hét vui vẽ. Khi cho nó ăn, thỉnh thoảng, thấy nó liếc mình rất cãm động! Trưa hè nóng bức, ngu nầy gánh từng gào nước tắm chúng, nó vô cùng thích thú, nhứt là khi cầm bàn chảy chà lưng, chùi lỗ tai và quẹt mũi.
Đôi khi, chúng theo con nước, rượn đực, muốn tìm thứ vui … xổng chuồng phá phách, ngu nầy cầm cây đe dọa thì chúng thụt lùi. Đến khi bỏ cây xuống, chúng vội chạy lại ủi ủi chân nầy, “muốn làm thân”. Thật dễ thương!
Đến khi phải bán đàn heo thì mình cũng chạnh lòng nghĩ lại cảnh nhà suy xụp vì biến-cố chính-trị và thân-phận con người, từ đó quyết chí tu-hành …
Chỉ có chư Phật Chánh-Biến-Tri BIẾT ƠN, BÁO ƠN, vì sao? – Vì nhận một ly nước, một vắt cơm còn nhớ nghĩ và đền trả bằng cách hóa độ người bố-thí Đạo-quả tương-ứng với căn tánh của họ.
Vậy chúng ta, nếu học theo hạnh Phật việc đầu tiên là phải biết ơn, đừng nói đến báo ơn vội.
Những ai hông có lòng tin thì không kiên-nhẫn, không thể chịu đựng được những gì bậc Thiện-Tri-Thức dùng nghịch hạnh chỉ dạy để tháo ngã và bạt ngã-sở vi-tế cho mình. Việc nầy cũng vậy, có lòng tin hời hợt về việc mình tu, ắt sẽ không có lòng kiên-nhẫn, chẳng bao lâu phế cả công-phu tu-tập!
Có lòng kiên-nhẫn, nhưng chưa có trí tuệ, dám mạnh dạn đem chỗ dở, chỗ tệ của bản-thân ra, trình-bày cùng người mình y-chỉ tu-tập thì cái dỡ, cái tê ắt sẽ tiêu mất!
Nếu đem cái dở, cái tệ của mình ra nói cùng những người tu và quở-trách những điều nầy để những người khác tránh mà xa ra. Đây là hạnh Bồ-Tát! MỘT HÀNH-ĐỘNG NHỎ MÀ PHÀM THÁNH ĐÃ PHÂN.
Trái lại, nếu đem cái hay của mình ra thì người khác sẽ nói mình khoe khoang! Họ không học cái hay của bạn đâu mà ganh tị, ghen ghét và tỏ ra thái-độ thù nghịch. Nếu có trí phải xa lìa những người nầy, vì sao? – Vì sẽ không vương lấy phiền-kết não- nhiệt!
Tại sao người tu phải ẩn sở-chứng của mình? – Vì ai có thể hiểu được cảnh-giới nầy? Ngoại trừ bậc đã chứng cao hơn hay các đại học-giả, những bậc đa-văn mới có thể kiểm-chứng và xác-minh.
Còn bọn ngu phu, ngu phụ, học lóm, nghe lén thì sau khi nghe, có thể chẳng hiểu ất giáp gì, cũng mạnh miệng phán cho một câu xanh rờn: “tu mà cầu cảnh-giới sao?” – Phật ơi! Bồ-Tát ơi! Chúng còn lên giọng kẻ cả, dạy cho các bạn một mạch không thương sót nữa kia! Ai đã từng phạm sai lầm trong việc nầy nên cẩn-thận.
Được 10 chỉ nói 1-2 là an-phận, sống đời tự-do, tự-tại.
Đây cũng là lý-do TẠI SAO THÁNH-HIỀN QUI-ẨN!
Pram Nguyen
Pram Nguyen Nghiệp heo à? – Đó là tu hành mà còn lòng dâm. Còn chúng phàm phu không biết Phật-Pháp thì cũng là dâm mà đọa Địa ngục!
Tại sao không ghi trong ? – Đó là ý của ngu nầy. Nếu ghi thì bạn đâu có cơ-hội inbox phê bình, phải không? Những bài viết của ngu nầy thường có chỗ hở, người có đọc, có nghiền ngẫm, suy nghĩ sẽ thấy và phát lòng nghi. Khi mối nghi kết thành khối, thì chỉ cần một hành động hay một câu nói cũng có thể ngộ Tự-Tâm vậy. Chẳng lẽ, ngu nầy lên đây chém gió, cầu danh sao? Nếu bạn dám chường mặt thật ra, lên đây hỏi cho tất cả đồng chiêm-ngưỡng “cái hay, cái giỏi, và tài hoa lỗi lạc” của mình, thì kính mời.
Xanh May Mắn Dạ, con may mắn được biết chú Pram Nguyen lúc biên soạn kinh điển, ban đêm chú từ bi để muỗi nó hút máu chú, để nó có căn lành với Phật Pháp, và nhiều đoạn khác trong các kinh văn do chú soạn mà chị Hương Trần gửi sang, tuy nghiệp chướng con nặng, chưa hiểu hết, nhưng đọc là tin liền, và hầu như đọc hết, đọc rất chậm, 1 ngày 2-3 trang, có những đoạn rùng mình, xúc động, tâm đắc. Nay đủ duyên nên xin được tán thán công đức của chú thông qua FB ạ.
Pram Nguyen Xanh May Mắn cám ơn cháu.
Van Hung Nguyen Nhờ kém nhờ tệ ta mới học hỏi thêm được, cho rằng mình giỏi chỉ là kẻ ngu mãi mãi .