Hiến tạng – Hiến xác
Việc hiến tạng, hiến xác có ảnh hưởng đến tâm linh không?
1. Sự bám chấp thân xác
Trước tiên chúng ta cần đối diện khía cạnh bám chấp thân xác từ trong ý niệm của một người.
Có thể, khi còn đang sống khỏe mạnh, chúng ta dễ dàng nghĩ tới việc đạo đức khi hiến tạng, hiến xác sẽ cứu giúp được người khác.
Điều đó thật tốt, thật lành với ý nghĩ cứu người.
Nhưng mà, khi chúng ta đối diện với cận tử nghiệp lúc hấp hối trước khi chết, hoặc là khi chết rồi nhìn thấy thân thể mình bị người khác cắt xén… liệu chúng ta có đảm bảo được rằng phần thần thức, ý niệm của mình lúc đó có hoàn toàn làm chủ suy nghĩ được rằng thân xác là giả tạm, là phù du, là vô thường, chết rồi thì coi như về với cát bụi nên giúp được người ta là tốt. Nếu ai có thể nghĩ được như thế, nghĩ nhẹ được như thế thì thật thiện lành biết bao. Đáng tiếc, việc ấy khó lắm vậy. Chúng ta không thể nói trước được việc sẽ xảy đến với mình và mình sẽ nghĩ gì khi đối diện nó.
Khi cận tử nghiệp ập đến, hoặc khi thần thức rời khỏi xác, nếu như ý niệm luyến tiếc thân xác, không muốn bị người ta cắt xén, không muốn nó bị tổn hại, không chấp nhận việc nó bị hư hoại dù mình đã chết. Lúc bấy giờ, chân hồn người ấy dễ phát khởi ý niệm sân si, phẫn nộ, oán hận khi thấy biết người ta sẽ lấy một phần thân thể của mình.
Vậy làm sao mà chân hồn an lòng thanh thản ra đi?
* Đối với hiến tạng
Khi chân hồn đó phát sinh oán khí, oán niệm, thì phần tạng hiến tặng đó cũng chịu ảnh hưởng, nó sẽ mang đầy năng lượng tiêu cực.
Khi nó được cấy ghép vào người khác, cơ thể kia sẽ xem nó như là một vật bất thiện, tìm cách đào thải, ca cấy ghép sẽ thất bại, kết quả là vô nghĩa, vừa tốn kém chi phí, công sức, niềm tin và hi vọng cho những người có liên quan.
* Đối với hiến xác
Oán niệm của thần thức sẽ khiến cho thân xác ấy mang độc khí, những người tiếp cận cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực, dễ phát sinh bệnh tật, dễ sân si, dễ trở thành người đa nhân cách khi tiếp xúc với oán niệm quá nhiều.
2. Thiện ác cộng nghiệp
Kế tiếp, chúng ta nhìn về khía cạnh của thiện ác cộng nghiệp, hay nói chính xác là thiện ác nghiệp cộng sinh.
Khi hiến tạng, phần thân thể của mình tiếp tục được sống với người khác, tất nhiên mình sẽ cộng sinh, cộng nghiệp với người ấy. Người đó, nếu không phải là một người tu tập, là một người sống bình thường, tạm gọi là có những tranh chấp, sân si với đời. Vậy là chân hồn của người đã mất đi thân mạng, mà còn bị níu kéo bởi các cộng nghiệp một cách trực tiếp từ thân mạng của người mình hiến tạng.
Chúng ta, đâu có biết được tạng của mình hiến là sẽ tặng cho ai đâu. Cho nên việc dính cộng nghiệp bất thiện là khó tránh khỏi.
Nếu người nhận tạng, là người có tu tập tốt. Điều này quá tuyệt vời đối với chân hồn người đã hiến. Nhưng mà, cũng cần xét lại là người hiến tạng có phải là một người hoan hỉ với việc tu tập không, hay từng là người sân si, thích tranh đấu với đời. Nếu không phải là người tu tập, thì phần tạng hiến tặng cho người tu tập quả là một ác nghiệp với người ấy. Nếu người ấy không đủ sức chuyển hóa duyên nghiệp bất thiện của người đã hiến tạng, người ấy cũng khó tránh khỏi bị lôi kéo theo con đường phàm tục, dễ bị sa ngã khỏi đường tu của mình.
Vậy ở phần thiện ác nghiệp cộng sinh này có các trường hợp, mình tạm dùng tới từ sống tốt và sống chưa tốt nhe:
- Người hiến sống tốt gặp người nhận sống chưa tốt, tội nghiệp cho người hiến
- Người hiến sống tốt, gặp người nhận sống tốt, đây là khía cạnh tốt, rất đáng quý.
- Người hiến sống chưa tốt, gặp người nhận sống tốt, tội nghiệp người nhận.
- Người hiến sống chưa tốt, gặp người nhận sống chưa tốt, tội nghiệp cuộc đời này.
* Đây chỉ là chia sẻ trên quan điểm nhìn 2 góc độ có liên quan tâm linh mà ai cũng dễ dàng quán chiếu và kiểm chứng.
Các góc độ tiêu cực hay tích cực mang tính đời thường của việc hiến cấy tạng, hiến xác mình không bàn.
Vì nói chi tiết thì phần chia sẻ này sẽ rất dài, nhiều góc độ để bàn luận lắm. Mình chia sẻ ngắn gọn chút nhưng mà đủ để người nào có quan tâm việc này có thể quán chiếu chiêm nghiệm thêm cho riêng cá nhân mỗi người.
Riêng quan điểm cá nhân của mình thì không thích vụ hiến tạng hay xác.
Khi chết thân mạng rồi, xác hỏa thiêu, có xá lợi thì hoan hỉ tặng cho người có lòng hướng thiện, thích có xá lợi, chỉ vậy thôi.
Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Minh Đức Trung Đồng quan điểm !
Ng Ann một góc nhìn mới. Làm mình nhớ bài giảng vì sao mn nên ăn chay vì những oán giận sân si khi bị giết xẻ của động vật.
Nguyễn Thu Trang Đồng quan điểm, nếu hiểu rõ về cận tử nghiệp sẽ không dám hiến tạng. Mình nhìn thấy bạn bè xung quanh đăng thẻ hiến tạng lên mạng. Thấy sợ và sót xa trong lòng nhưng lại K biết nói sao để họ hiểu… chỉ có ng học đạo và biết về cận tử nghiệp thì mới rõ. nó khủng khiếp cỡ nào.
Kim Xinh Dạ đồng quan điểm, lúc mới tu tập con cũng nghĩ như vậy, nghĩ nhẹ nhàng chết là hết, thân mạng này ai muốn làm j làm, cũng k nghĩ nhìu đến người ở lại, nay khi đã có con, có tài sản, lại sợ chết, mà đã sợ chết là bám chấp vào thân, sợ nó già nó hư hoại chỗ nào đó. Nay có bài viết phân tích kỹ lưỡng như tiếng lòng muốn nói, đã nghĩ
Diminutive Sandjie Đã có nhiều trường hợp sau khi nhận tạng, người nhận có cảm nhận và suy nghĩ giống với người hiến khi gặp cảnh cũ, người xưa của người hiến. Điều đó cho thấy những thông tin cũ còn lưu giữ tại các tế bào của tạng hiến tặng.
Hoang Nguyen Minh Phuc Dạ vậy còn hiến máu nhân đạo thì sao ạ.
TGTT Hiến máu thì không vướng chấp niệm, nhưng duyên nghiệp cộng nghiệp sẽ có những điểm chung giữa người cho và người nhận.
Ví dụ người có tu tập mà hiến máu, người nhận máu ấy sẽ co xu hướng ý nguyện về việc tu tập. Nhưng mà nếu người nhận máu là người có làm nhiều chuyện nghiệp bất thiện, sẽ ảnh hưởng tới người hiến máu là có nhũng việc bất thiện tự nhiên xuất hiện mà không rõ do dâu mình bị theo kiểu tai bay vạ gió, hoặc là tự nhiên trong tâm niệm suy tưởng có những suy nghĩ lạ lùng về các việc bất thiện, xu hướng làm những việc bất thiện ấy.
Lê Đức Quyết Thêm một khía cạnh để nhìn nhận quán chiếu xâu vào bên trong, cảm ơn tác giả đã cho biết thêm về cái lý vô thường, thường tình của sự sống và cái chết
Lê Thanh Tâm Lê Đức Quyết một góc nhìn mới thật, tui định sắp tới ra HN chơi sẽ đăng kí hiến mô tạng đây
Lê Đức Quyết tui đọc thấy có cái lý cụ à, nên suy xét lại vấn đề hiến mô ntn rồi mới đưa ra quyết định nha cụ
Cam Loan Le Thêm 1 bài học cho mình
Mai Pham Thêm 1 chút hiểu về nhân sinh cận tử.
Anicca Anicca Anicca
9 xác…mình cũng từng nghĩ có 2 trường hợp ơ đây..
1 là Bồ Tát có thể hi sinh vì chúng sinh mà cho thân mạng này k luyến tiếc..
2 là sau cận cái chết thần thức nếu chưa đc tu tập sẽ rất sợ chết…
đừng nói ai k sợ chêt chỉ là k sợ khi mạnh khỏe…chứ bản thân mình lúc gần như chết thì đã thấy rất khó chịu…
Và bthg khi ai đó làm mình đau đã nổi sân lên…nên t.hợp thứ 2 rất dễ xảy ra là sau khi mất thần thức còn có thể bit đc thân xác mình như thế này như thế kia nên sẽ sân lên và đọa vào cõi dữ….nếu vượt qua đc t.hợp này thì 9 hiệu là Bồ Tát ạ ???
Chi Ho Thi Ngoc Mình hiểu và rất đồng tình với tác giả và theo mình thì rất đúng nhiều người không hiểu thì ko đồng tình đâu họ sẽ nã pháo đấy chúc tác giả được mọi sự an lành và hạnh phúc nha
Văn Thân Nếu là mình thì mình k hiến bất cứ cái j vì khi chết thì nên trả nó trọn vẹn về với đất mẹ chính vì thể xác đó k còn phù hợp để tiếp tục sự sống ở môi trường đó vì thế mới có sự chết mà chết thì linh hồn mới rứt được mới thoát xác được nếu 1 phần xác đó lại sống lại hoạt động bình thường vậy thì bắt buộc linh hồn đó phải có sự tương tác lại k thể rứt khỏi phần thể xác vì phần than xác đó lại rung động lại nói tóm lại xác hoạt động thì hồn phải quay lại xác bị hủy thì hồn mới rứt hết
Kath Hoang Anh Bai viet rat là hay.
Chúng ta lúc sống hay lúc cận tử nghiep có thói quen tuỳ duyen mà làm, phát hạnh nguyện dũng mãnh thì mọi viec khắc có an bài.
Phuc Dang Cái này còn tuỳ nhân duyên, pháp tu và sự tinh tấn nữa bạn người tu hành Bồ tát đạo mà dám lấy máu thịt của mình mà đem bố thí cho người đến xin giúp đỡ mà không có vướng bận thì cũng thuộc thứ dữ rồi lúc đó cho dù người chưa tốt có nhận thì cũng sẽ dần bị tịnh hoá chứ họ không xấu mãi được đâu
Kat Nguyen Cuộc sống không phải cứ Đúng Sai, Phải Trái. 1+1 luôn bằng 2. Sống sao cho tâm an yên, làm những gì cảm thấy đúng và nên làm thì cứ làm. T sngi đơn giản vậy thôi. Bố thí cũng đôi khi đúng người và sai người. Quyên góp giúp đỡ cũng sẽ có lúc đúng trường hợp và sai hoàn cảnh. Nên hiến máu, hiến tạng cũng vậy. Do duyên và nghiệp lực. Vũ trụ luôn có luật hấp dẫn, những gì tương đồng nhau sẽ hút nhau. Nên ai Hiến máu, hiến tạng vs mục đích không thiện ắt sẽ hiến cho người không thiện. Ai Hiến vì mục đích tốt thì ắt nhân duyên sẽ hiến đc cho người tốt. T sống đơn giản thế thôi, không phải việc gì cũng đưa lên bàn cân ĐÚNG SAI PHẢI TRÁI. Tâm muốn làm, muốn giúp thì cứ làm thôi.
Thiên Minh Đức Kat Nguyen tại nó còn phát triển nên cân không được đâu, chỉ có thể đo bằng năng lượng khi kết thúc chu kì hạ ươn hạ này thôi chứ dài hạn chắc ăn thành Phật
Nguyễn Đức sát na cận tử nghiệp ùa về dễ sân si, tham luyến thân xác lắm. Nói buông bây giờ chưa chắc đã có thể làm được. Ad có góc nhìn như mình. Thôi hãy cứ hành đạo theo duyên đã tu tập hiện đời
Mỹ Duyên Chị đã làm đơn hiến tạng ở bv Chợ Rẫy cách đây 3 năm, còn hiến xác cứ từ từ, nguyện hồi hướng người nhận thân tâm khai hoa, bình an, hươn hỷ cho tất cả ạ
Nguyễn Thị Thủy Phật nói cứu con bọ cạp, nó có trích mình cũng ko oán. giờ ta cứu ng vì ta thích làm lành. giờ ta lại nghĩ thân ta, hồn ra sẽ ra sao, vậy đừng cho. ta cho đi rồi có ra sao ta cũng chịu. đó mới là phước báu, làm lành chân chính. ai ko đủ bản lĩnh thì thôi.
Ban Mai Hiến đc thì tốt, nhưng đợi chết mới hiến k bằng còn sống đã cống hiến cho đời, sống chết đều dâng hiến thì quá tốt là Bồ Tát hạnh.
Nhưng tu tập Tâm Xả ly đc rồi hãy hiến. Nếu còn vướng mắc khổ mình khổ người.
Phan Đình Nhẫn Ban Mai Hay quá ạ
Nguyễn Văn Hoàng Giờ mình mới hiểu rõ về câu Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.
TGTT Chúng sanh hay Bồ Tát đều hông có sợ gì hết đâu bạn ơi Chúng sanh mà biết sợ quả sẽ hông tạo nghiệp đâu, bồ tát mà sợ nhân thì bồ tát cũng hông làm bồ tát đặng.
Kevil Nguyen Cho mình hỏi việc khi chết đi, đời vẫn thường nói qa địa ngục, dầu, lửa… qua gặp Mạnh bà uống canh vô ưu để chuyển sinh. cho xin link về việc này. thân.
TGTT Chào bạn, những việc ấy cũng tùy người mà sẽ có đối diện hay là không nè. Bạn có thể xem qua các mục từ trên trang: Hỏa Diệm Sơn, Cầu Nại Hà, Vong Xuyên, Địa Ngục, Cửu Nguyên, Cửu Tuyền.. nhe bạn. Thân mến.
Lê Đình Tiến Em cũng nghe các thầy dạy là: theo duy thức học con người khi trái tim ngừng đập nhưng dây thần kinh chưa chết sau một khoảng thời gian nhất định khoảng từ tám đến mười hai tiếng, không chạm vào cơ thể người mất vì có thể người mất vẫn đau, để thay y phục hay làm việc gì, để qua 12 tiếng, tại vì giây phút cận tử nghiệp và sau khi tìm ngừng đập chạm vào có thể gây đau đớn mà người mất không thể nói được, dễ sinh sân hận cho người sắp mất rồi đọa lạc vào cảnh giới không tốt. Bài viết của anh rất có ý nghĩa với nhiều người, để mọi người cân nhắc và suy xét
Tuan Nguyen Lê Đình Tiến Chính xác. Mình cũng muốn nói thêm góc độ này. Trừ khi người mất là 1 vị chân tu ngay khi vừa mất thần thức họ rời cơ thể liền thì ko sao chứ nếu như 1 người bt nghiệp lực đầy rẫy, giây phút cận tử nghiệp rất đau đớn với họ. Hoàn toàn phải tránh đụng vào xác từ 8-12h và cần có ban hộ niệm giúp họ dc từ trường niệm Phật họ sẽ nhẹ nhàng k đau đớn. Chứ hiến xác là tối đa 2 tiếng họ lấy xác rồi thì rất rất đau đớn. K thể tránh khỏi tâm niệm oán hận nên sẽ đọa càng nặng hơn. Nên những người hiến xác và người thân cần suy nghĩ thấu đáo vấn đề này.
Dat T Nguyen Lê Đình Tiến bạn suy nghĩ vậy cũng ko đúng vì khi người vừa dứt hơi thở thần thức đã thoát ra và tim sẻ ngừng đập. Lúc đó nếu người nhà ko thay đồ cho người mất. Mà đợi sau 12t thì mới thay thì người mất đã cứng đơ rất khó để mặc quần áo chỉnh tề cho người mất. Bạn nói vậy là mình hiểu bạn chưa bao giờ đụng vào xác của người mất lần nào. Khi cận tử nghiệp là lúc linh hồn rất khó để thoát ra đâu đớn lúc ấy chịu được thì khi bạn mặc quần áo có là đau đớn gì là mấy. Bạn đừng nghĩ vậy nếu lỡ có gập trường hợp như vậy bạn sẻ làm giống mình thôi. Khi mới vừa mất thì người còn rất mềm và rất dể để mặc một bộ đồ cho chỉnh tề và đẹp đẽ như vậy lòng của người sống còn lại sẻ an hơn
Lê Đình Tiến Dat T Nguyen em đính chính là: « đó không phải là ý của em » em chỉ nhắc lại ý của những vị chân sư đắc đạo dạy bảo, các thầy là những bực thầy về tâm linh có lẽ các thầy cũng hiểu được điều anh nói, nhưng các thầy hiểu về người mất như thế nào nhiều hơn chúng ta, ý của chúng ta là muốn tươm tất chỉnh thề cho người thân đã mất, cái ý đó là ý tốt, nhưng đó là ý của chúng ta còn ý của người mất ra sao thì chúng ta không biết… Cho nên em nếu ra để mọi người tham khảo
Nguyễn Thị Chung Nga Mình khoái vụ hiến tạng. Khi chết có gì có ích chỉ muốn cho đi hết. Chỉ tiếc chả ai thèm nhận tạng của mình . Gan mãn tính mà, biết đâu sau này mình cần ngươi hiến tạng. Nhưng xét về vấn đề tâm linh thì ý kiến của bạn có nhiều góc độ mình cảm thấy đúng.!
Huyền Miêu Người sống có hồn có phách, hồn là linh hồn, phách là những ký ức ghi nhận từ thể xác. Thực ra nếu hiến xác để làm nghiên cứu thì thường xác chết sẽ được bảo quản lạnh kha khá mới dùng đến mổ xẻ, chứ ko phải người chết vừa mất là mổ luôn, theo mình thì lúc đó hồn phách đã dứt hẳn cơ thể rồi nên sẽ ko ảnh hưởng nữa (xác để càng lâu thì độ ảnh hưởng càng thấp). Còn đối với hiến tạng thì người chết vừa dứt hơi thì trong thời gian vài giờ là phải mổ xác lấy nội tạng rồi, lúc đó linh hồn vừa thoát xác ko lâu, phách vẫn còn vương trong xác nên mới có nhân quả giữa người hiến tạng và người nhận tạng. Em nghĩ hiến xác để nghiên cứu thì ok, còn hiến tạng thì thôi.
Nguyen Minh Tôi đồng ý với bạn.. nói ngắn gọn thế này, nghĩ cho người khác là đạo nhưng trong trường hợp này ko nhất thiết phải như thế vì
+ hãy sống vì người khác khi bạn còn còn có thể
+ trao tặng tiền bạc vật chất, thậm chí thân thể vẫn chưa phải đúng khi thiếu cái quan trọng là trao ý thức (phật giáo có câu bố thí pháp là bố thí cao nhất)
+ theo phật giáo thân thể là giả tạm nhưng xét theo nhân đạo thì khác, xương của cha thịt của mẹ…khi cha mẹ sinh ra ko có 1 vết thẹo nào thì phải lo chu toàn thân thể.. đặt vị trí của bạn làm cha làm mẹ có mong con mình báo hiếu bằng cơm ngon áo đẹp ko.. có mong con mình chu cấp tiền bạc vật chất ko?? Xin thưa là ko.. cha mẹ chỉ mong con lành lặn, khỏe mạnh, sống an lạc và hạnh phúc thôi.. hãy trả hiếu từ việc đơn giản nhất là lo cho chính bản thân mình
+ về tâm linh thì từ xa xưa đến nay tối kỵ việc người mất ko hoàn toàn các bộ phận, xem việc đó cực kỳ xấu cho người mất (hay gọi là chết ko toàn thây) nên người thân thường ko đồng ý hoặc có trường hợp còn bỏ hết tiền bạc công sức mang về chôn cất
Đây cũng là chút ý kiến riêng của tôi, có điều ko phải xin bỏ qua
Minh Trần Sinh, lão, bệnh, tử đều có số, nghiệp mà ra. Việc sử dụng cốt nhục người khác kéo dài sự sống của mình là điều không tốt. Còn là tiền đề cho việc ác là cướp mổ nội tạng đang hoành hành. Việc này cũng tương tự như tước đoạt sự sống của động vật để bố sung năng lượng cho mình vậy.
Ngô Tấn Huỳnh Đúng hay sai thì không do chúng ta bàn cải, ng ta thường bảo cứu mạng người hơn xây bảy cảnh chùa.
Với công đức vô lượng của việc cứu người đó sẻ giúp tiêu bớt phần nghiệp chướng nhân quả báo ứng nếu chúng ta đi bố thí cúng dường mà chúng ta chấp niệm thì chúng ta còn được phước không?
Vẫn còn chứ sao ko đc nhg phước bị mất đi một phần do tâm ko hoan hỷ nhưng nếu nói mất hết thì tui ko đồng ý việc này.
Phật có dạy rằng “tay ta đang chỉ là mặt trăng chứ tay ta không phải là mặt trăng” mà ng đời cứ chấp niệm nghĩ bàn tay là mặt trăng. Đúng sai còn chưa biết được vì vậy nếu khẳng định không nên hiến tạng hoặc hiến xác là điều ko đúng.
Mọi việc trên đời phải phán xét ở nhiều góc độ chứ đừng vì sợ chưa quán chiếu của bản thân mà quy chụp sự việc thì không đúg.
Trong lúc chúng ta đang có tâm để hiến tặng thì tâm ta đang hoan hỷ thì chúng ta sẻ nhận được phước lành dù việc làm đó chưa thực hiện nhg tâm hoan hỷ an lạc có lòng giúp người khác đó là Pháp Thí.
Trần Vang Những rắc rối mà con người có thể nghĩ ra phải không Cường hy vọng cuộc sông sẽ nhẹ bớt hơn nữa
Bùi Cường Trần Vang dạ đúng rồi bác, kỹ thuật hiện đại thì khó tránh khỏi trái với lẽ tự nhiên
Nguyễn Trọng Nhân Mình nghĩ khác. Nếu được, nên hiến để giúp mọi người
Lý do nhiều người đã đky hiến nhưng lúc chết đau khổ: vì họ cảm thấy bị đau khi bị lấy nội tạng => oán khí họ tràn đầy, họ tức giận vì đau quá => oán hận thì cũng như ko. Vì con người ta hay chấp cái xác, họ muốn xác họ được chôn hay tẩn kiệm gỗ quý gì gì đó… những người đó họ chấp xác, họ ko buôn bỏ, hậu quả là ko được giải thoát
Nếu lúc bị lấy nội tạng, mình quán tưởng là xác đó ko còn của mình, mình ko được cảm thấy đau, mình chỉ nghĩ tưởng tới Phật A Di Đà 1 cách mạnh mẽ vô cùng tận, tâm hướng về Phật là sẽ được tiếp dẫn. Khỏe re, thế là thoát khỏi 6 nẻo luân hồi
Thiện An Tử Nguyễn Trọng Nhân nói thì dễ nhưng làm mới khó bạn ơi
Trịnh Thị Tin Thiện An Tử lúc đó có bình tĩnh mà quán hay không mới là vấn đề
Nguyễn Trọng Nhân Đúng rồi 2 bạn. Khó vô cùng tận. Nên mình phải niệm Phật tu học từ bây giờ, lúc đó tâm mới định nổi
Neyugn Neih Người ta có luật xăm mình không được hiến máu. Giờ phải ra luật ai muốn hiến xác phải tu thành thân Kim Cang bất hoại mí cho hiến nè
Levi’s Levi’s cũng có ý hợp lý nhưng thuần về Phật giáo chính thống thì phần xác chỉ là bộ đồ mặc tạm thôi. Nên phần hồn lúc đi rồi kg còn ảnh hưởng gì với bộ đồ đó nữa. Bn nghĩ vậy ah. Nên kg có gì băn khoăn khi làm điều có ích để cứu sống người khác hết. Quan trọng người đó có đủ phước phần để nhận đc kg ah
TGTT Nói thiệt, mấy bạn hay nói nhất tâm nhất niệm, hỏi mấy bạn 1 câu nè, khi mấy bạn bị đau răng buốt tới não, lúc đó mấy bạn biết cái gì? biết cơn đau hay biết tới cái nhất tâm nhất niệm?
Khi mấy bạn gặp chuyện vui ướng hay buồn khổ nhiều 1 chút lên thân tâm này, maaysbajn biết cái gì? biết nhất tâm nhất niệm là an lạc là mọi thứ vô thường sẽ ổn hết cả không đau không sướng thái quá vì vô thường? hay các bạn cứ thỏa thích với sự vui sướng ấy và chìm đắm trong sự đau khổ ấy?
Nói và thực tế nó khác nhau nhiều lắm. Mà cái này, bài viết KHÔNG PHẢN ĐỐI CHUYỆN AI THÍCH HIẾN THÌ HIẾN NHEN, nói rõ từ đầu là:
Tôi cảm tạ và trân quý những người dám từ bỏ và hiến thân xác, một phần thân thể của mình cho người khác hoặc cho mục đích nghiên cứu y học.
Bài viết này nói về góc độ tâm linh, không phản đối việc hiến tạng hiến xác, chỉ là nhìn từ góc độ tâm linh thế nào.
Cho nên các bạn có quyền lên tiếng rủ rê hiến xác hiến tạng là chuyện của mấy bạn.
Còn mấy bạn comment bậy bạ kiểu bài viết này người viết hiểu chưa tới này nọ, người có tâm lành thì sẽ lành này nọ thì sao vướng vô cái khổ chấp niệm… xin lỗi mình xóa hết. Bao giờ mấy bạn đang niệm Phật, bạn nhờ ai đó đánh bạn một cái thật mạnh, hay lấy dao cắt lên người bạn 1 cái phún máu, rồi bạn coi thử lúc đó tâm bạn nhớ niệm Phật và không biết tới cơn đau hay là biết rõ mình bị đánh đau, da bị cắt đau. Thử trải nghiệm trực tiếp đi sẽ hiểu rõ nè không cần tranh luận tới chuyện trước khi chết rồi bỏ mạng đâu nè.
Thân ái
Thanh Đế khi đau thì cần uống thuốc ad nhỉ
Tina Nguyen Bài viết quá chất lượng. Điều này đã đc nhiều vị đạo sư khai thị rồi nhưng nhiều ng k hiểu thì đành chịu thôi. Nhiều khi mình có ý tốt nói cho ngta nghe mà còn bị ném đá nữa. Ngã té cái đau chịu k nổi mà đòi lúc chết hoan hỉ nữa mơ đi
Anicca Anicca Anicca kệ đi Ad..ai nói hay kệ đi..làm đc mới hay thật sự..bản thân mình cũng từng chứng kiến…khi sống khuyên nên nhất tâm niệm vãng sanh..đâu có dễ nhất tâm đâu vì khi cận tử nghiệp họ sẽ bị nhìu thứ quấy nhiễu ..trừ trường hợp bình thường đã chuyên nhất niệm Phật…hoặc quá đủ Phước để vãng sanh ngay…thì còn lại tca đều k dễ dàng… Lúc đó rất sợ chết và rất dễ sân vì những tiếng ồn xung quanh…cho nên mình cần trợ niệm bằng máy Niệm Phật để họ nghe cho rõ hơn nhìu thứ tiếng tạp khác là vậy…
Nguyễn Đức Cỡ như ngài Quan Vũ ngồi chơi cờ để Hoa Đà thần y cạo xương rồn rột mới tạm gọi là ko chấp thân xác, nhất tâm nhất niệm chính là cảnh giới đó
Các bài viết của