Hộ Pháp – 護法
Hộ Pháp là gì? Ý nghĩa
- Hộ tức là bảo vệ, giúp đỡ, che chở.
- Pháp là chỉ về phép tắc, quy luật, phép thuật, phương pháp, đường hướng.
Hộ Pháp (護法) là những người, vật phát tâm nguyện bảo vệ cho Pháp mà mình tin tưởng. Dù họ mang thân xác hữu hình hay là anh linh nơi linh giới, khi phát tâm và quyết tâm thực hiện nguyện vọng ấy của mình, họ đều trở thành Hộ Pháp.
* Hình dáng thị hiện
– Chư vị Hộ Pháp có thể thị hiện ở rất nhiều dạng khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất thân, chủng tộc nơi linh giới… có khi thị hiện nhân dạng võ tướng khôi giáp rực rỡ, có khi thị hiện dung mạo khoan thai của bậc đạo sĩ nho gia, có khi thị hiện ở hình dạng linh thú, cầm thú, có khi thị hiện ở dạng quỷ thần hung tợn hay còn gọi là chiến thần…
– Chính vì bảo vệ cho điều mình tin tưởng có rất nhiều cách thức, nhiều kiểu thệ nguyện bảo vệ, vậy nên chư vị Hộ Pháp của mỗi dòng Pháp, có nguồn gốc từ các tộc riêng biệt sẽ có những sự thị hiện hình dáng, tính chất đặc trưng tương ứng với hình dạng ấy.
* Đặc trưng
– Hầu hết chư vị Hộ Pháp là những vị chí công vô tư, không để tình cảm riêng tư chi phối vào công việc chung, hành xử dựa vào phép công bình làm nền tảng.
-Họ dựa trên Giáo Luật, Thiên Điều để thực hành sứ mạng của mình, sao cho phù hợp với thệ nguyện của chính mình khi phát tâm trở thành Hộ Pháp của dòng Pháp, Pháp Môn, nhóm hội, tổ chức tâm linh mình tin tưởng và quyết tâm bảo vệ.
– Sẵn sàng đối đầu, trấn áp và diệt trừ các chướng ngại muốn quấy phá, tiêu diệt pháp môn hay những môn nhân trong dòng Pháp mình bảo hộ.
– Có những quyền năng nhất định tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thế giới hữu hình lẫn vô hình.
– Chịu chi phối bởi lời thệ nguyện của chính bản thân mình, lời cầu nguyện của chư tín giả hay các vị Giáo Chủ, Chưởng Môn của dòng Pháp ấy.
– Thường hay thị hiện ở dạng Phẫn Nộ Tướng, Chiến Thần Dạng. Tức là mặt mày hung tợn, ánh mắt đầy sát khí, trên tay thường cầm các loại pháp khí sắt bén mang tính chiến đấu, toàn thân tỏa luồng hỏa khí nóng bỏng.
* Hộ Pháp – nhân tố không thể thiếu trong Tổ chức Tâm linh
– Hộ Pháp là nhân tố không thể thiếu trong một tổ chức, nhóm hội, giáo phái, pháp môn liên quan đến tâm linh ở phương diện hữu hình lẫn vô hình.
– Nếu không có Hộ Pháp, tức là không có người bảo vệ.
Khi tổ chức ấy bị các thế lực đối kháng hoặc các thế lực muốn thao túng, tiêu diệt tổ chức ấy tấn công thì tổ chức ấy sẽ dễ dàng bị diệt vong nhanh chóng.
– Tổ chức nào, giáo phái nào có càng nhiều vị Hộ Pháp với nhiều lời thệ nguyện bảo vệ khác nhau thì tổ chức đó càng có tính an toàn cao. Tổ chức tập thể ấy thuận lợi đối phó các thế lực thù địch muốn tiêu diệt mình, mức độ linh hiển trong các hoạt động tâm linh cũng được mở rộng, khiến cho tổ chức ấy ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.
– Có nhiều lúc chính bản thân các vị Hộ Pháp cũng giữ vai trò là một vị lãnh đạo tinh thần của một khối đức tin, vị tướng thống lĩnh các tín đồ, các binh sĩ trong tổ chức ấy.
* Cách tiếp cận, cảm ứng
Chư tín giả, hành giả nào muốn cảm ứng, tương thông với vị Hộ Pháp nào, phải hiểu được tâm nguyện của vị ấy, rồi phát tâm nguyện tương ứng về việc tu tập. Hành giả cần thực hành các giới luật một cách nghiêm túc khi đã phát tâm nguyện kết duyên cùng các vị Hộ Pháp. Từ đó mối dây liên kết cảm ứng giữa vị Hộ Pháp với hành giả mới rõ ràng, dễ dàng nhận được sự trợ lực từ vị Hộ Pháp ấy trong quá trình tu tập cũng như thực hành các pháp sự.
Xem thêm:
- Hộ Pháp Vi Đà – Tiêu Diện Đại sĩ
- Trường Minh Đăng – ngọn đèn hộ pháp
- Bát đại Hộ pháp của Phật giáo Tây Tạng
Tam Giới Toàn Thư
Tại sao có các vị Thần thị hiện hình dạng hung dữ, chiến đấu?
Hỏi:
Khi bước chân vào chùa, tôi thấy có một số tượng Thần nhìn rất dữ tợn, nhe răng, đưa tay cầm vũ khí như muốn đánh nhau.
Tại sao lại thờ những vị ấy?
Không phải rằng tu là phải hiền lành sao?
……
Đáp:
Thật ra thì việc thờ những vị Thần, Thánh có hình dạng cổ quái kỳ dị, hung dữ cũng là việc rất bình thường không có gì là lạ.
Bởi vì tu thì cái quan trọng nhất vẫn là Tâm.
Còn hình tướng bên ngoài không phải là yếu tố quyết định việc người đó hiền hay dữ. Nó chỉ thể hiện một phần nào đó mà thôi.
Thêm vào đó, việc nhe răng, cầm vũ khí như chuẩn bị đánh nhau chính là để bảo vệ Đạo Pháp.
Bởi vì tu là phải hiền, mà hiền lành thì thường bị người khác ức hiếp. Ở đây chính là thế lực tà quái, chúng muốn cản trở, dụ dỗ, đe dọa người tu, làm sao cho người tu phải bỏ Đạo Pháp mà trở về với vô minh.
Vì vậy, việc thờ những vị Thần, Thánh có hình dạng bên ngoài rất dữ tợn và cầm vũ khí là để bảo vệ người tu, bảo vệ chùa chiền, nơi chốn tôn nghiêm tránh khỏi sức mạnh phá hoại của thế lực tà quái. Tượng của các vị này thường được đặt hai bên cổng vào chùa hay là trước bảo điện… trước những nơi cần sự tôn nghiêm để giữ vững giá trị của Đạo Pháp.
Đôi khi những vị Thần có hình dáng dữ tợn này lại chính là những biến hóa Pháp Thân của các vị Phật, Bồ Tát. Vì bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ người tu chống chọi với vô minh, thế lực tà quái ác trược, thêm vào đó là nhắc nhở răn đe những cái bất thiện mà các Đấng ấy phải mượn hình ảnh dữ tợn để thực hiện việc bảo vệ Đạo Pháp.
Bên cạnh khía cạnh khách quan từ thế giới bên ngoài thì cũng có khía cạnh chủ quan, đó là trong bản thân mỗi con người chúng ta cũng tồn tại tà quái, ác trược. Khi nhìn thấy những pho tượng này, ác trược ấy được đè nén xuống phần nào, để tâm chúng ta thanh tịnh khi bước vào những nơi tôn nghiêm mà học hỏi Đạo Pháp không bị nội tâm ác trược ấy cản trở.
Đối với những pho tượng này thì người sống có đạo đức sẽ đi vào thong thả, không có gì e ngại. Nhưng những người sống thiếu đạo đức sẽ cảm thấy bất an, lo sợ mà không dám quậy phá.
[fb_vid id=”4356197421134808″]
Tam Giới Toàn Thư – 1782532401939321
Huyền Bảo Tịnh
Tiêu Diện Đại Tướng cũng là hoá thân của Quan Âm thôi!
Trong Phật Giáo có một quan niệm! Tuỳ chúng sanh mà hoá độ!
Người hiền thì có Quan Âm từ bi hộ trì, còn những người dữ hoặc bất trị thì có Tiêu Diện trợn trừng mắt mà nghiêm khắc! từng bước hoá độ!
Mọi hình tướng đều là vì độ chúng sinh mà thôi!
Khi bạn hiểu thì sẽ thấy đâu đâu cũng là Phật!
Nguyễn Hoang Đan Anh
Có 1 ngôi chùa bên đường Đặng Văn Bi quận Thủ Đức, hồi trước con đi học, đi ngang qua nhìn vào thấy có tượng 2 vị Tướng cao lớn đứng trước cổng chùa. Con nhìn là thấy linh thiêng liền luôn ấy, nhìn oai nghiêm lắm!
A Man Ngô
Thực sự khi đưa Từ Tu về đúng căn nguyên cốt lõi của nó thì: Xác định ta tu là ko còn vướng bận tất cả mọi phiền não thế gian. Cảm xúc được đưa về góc Ko cảm xúc! Nên nói đặt tượng để răng đe kẻ xấu là sai theo mặt đạo pháp. Còn thực chất, tượng hình là do con người biến tấu theo quan điểm riêng, và theo góc nhìn của xã hội. Chứ thực chất Phật, thần, quỷ,…vv ko có hình tướng. Bạn làm clip nên đầu tư tìm hiểu thêm và ngộ đạo thêm nhé. Chúc Bạn thành công trên con đg truyền đạo ở thời công nghệ 4.0
Ho Thi Kieu Hoa
Theo hiểu biết và có xem qua vài đoạn video nói về các vị ấy là vì do tâm tánh phật tử còn dãi đãi và không hề thành thật nên các vị ấy phải hóa thân thành hình thù dữ tợn nhằm răng đe đối với những phật tử ấy. Nhưng thật ra các vị ấy rất nhân từ và rất hiền lành. Trong những mẫu chuyện của Phật Giáo còn có những ý nghĩa khác chẳng hạn như cần phải độ hóa những linh thể bất thiện như a tu la hoặc yêu quái vì nếu là ở hóa thân hiền từ chúng sẽ không hề sợ hãi mà còn có ý không kính phục nên các chư vị hộ pháp hộ thần và các hóa thán của Phật bồ tát phải hóa thân như vậy với mục đích cảm hóa chúng.
A Di Đà Phật