Học Thành ngữ – Tục ngữ
Ý nghĩa câu :
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nói về việc đối nhân xử thế trong cuộc sống ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta cần phải có cách ăn uống lịch sự, nói năng rõ ràng, học cách ứng xử khôn khéo.
Học từ cách sống
Chúng ta dành cả một đời người để học, mỗi giai đoạn đều có những nhiệm vụ khác nhau thế nhưng không có giai đoạn nào là bạn không cần phải học. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức trên giấy vở mà đó còn là quá trình tiếp nhận cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau.
- Học ăn là chúng ta học cách lịch sự, nhã nhặn trong khi ăn uống. Ở nhà chúng ta có thể thoải mái ăn uống nhưng khi ở chốn đông người chúng ta cần phải biết giữ ý tứ, đặc biệt là khi đứng trước đồng nghiệp, sếp hoặc những người mà bạn cần phải tạo ấn tượng với họ.
- Học nói có nghĩa là chúng ta học cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta có cách giao tiếp phù hợp với mọi người.
- Học gói là học cách tiết kiệm, không lãng phí. Dù sống trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải tiết kiệm, tiết kiệm để không phải lãng phí bất cứ tài nguyên hay tiền của nào.
- Học mở chính là nói đến tính cách của chúng ta, đó là chúng ta có thể bao dung, giúp đỡ người khác khi họ cần.
Học ăn, học nói, học gói, học mở khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo. Sẽ có rất nhiều trường hợp trong cuộc sống nếu bạn ứng xử thiếu chuyên nghiệp thì chính bạn là người đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Thế nên bất cứ khi nào cũng phải có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh. Đặc biệt là ở nơi làm việc, chỉ cần một câu nói vô tư của bạn cũng có thể khiến người khác hiểu nhầm và có ấn tượng xấu về bạn.
Ăn uống lịch sự, văn minh
Ăn là một bản năng của con người, chúng ta cần phải ăn để tồn tại. Thế nên tất cả chúng ta cần phải ý thức đúng về việc ăn để không gây mất điểm với người khác. Ngày xưa thời còn túng thiếu, ông bà ta chỉ cần “Ăn no, mặc ấm” là đủ nhưng khi xã hội phát triển nhu cầu của con người cũng đi lên không đơn thuần là “Ăn no, mặc ấm” nữa mà chuyển sang “Ăn ngon, mặc đẹp” dù trong bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần phải học cách ăn uống nhẹ nhàng, văn minh, lịch sự.
Một người có học thức sẽ không ăn uống bừa bãi mà họ luôn biết cách từ tốn và đặc biệt là trong một tập thể. Người khác sẽ đánh giá bạn qua từng hành động từ lời ăn tiếng nói đến cách bạn ăn uống. Ở nhà chúng ta có thể thoải mái nhưng khi ra ngoài đường nhất định phải chú ý đến hành động của mình. Đừng để vì nó mà khiến cho hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Lời nói ra không thể rút lại được
Vì thế nên chúng ta cần suy nghĩ trước khi nói
Nói là một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Thực tế thì không phải ai cũng ý thức được việc nói lời hay ý đẹp có ảnh hưởng rất lớn đến người xung quanh. Ví dụ như sự phát triển của mạng xã hội một không gian mà chúng ta có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nhiều người nghĩ rằng lời nói bông đùa của mình không ảnh hưởng đến người khác, kết quả chính vì những bình luận tiêu cực, chửi bới, xúc phạm mà nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm. Cũng có những người cho rằng những lời nói tục, chửi thề thể hiện cá tính của bản thân thế nên vô tư văng tục ở mọi nơi. Thực tế cho thấy chẳng ai thích một kẻ suốt ngày phát ngôn ngông cuồng, nói tục chửi thề.
Kỹ năng nói cần được học ở mọi lúc mọi nơi, khi bạn tự tin về khả năng nói chuyện của mình thì bạn sẽ thành công trong việc chinh phục người khác trong học tập, công việc. Thế nên ai cũng cần phải trau dồi kỹ năng nói.
Học gói, học mở
Gói và mở là hai hành động rất quen thuộc trong cuộc sống. Học gói không đơn thuần chỉ là tiết kiệm và gìn giữ. Chuyện học mở cũng không chỉ là cách chúng ta thể hiện sự rộng lượng, bao dung, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Mà chuyện gói, mở ở đây chính là chúng ta biết cách linh hoạt trong mọi tình huống.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi từ những thứ nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Dù bạn có giỏi giang đến như thế nào nhưng bạn không biết cách ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh thì rất khó để người khác có ấn tượng với bạn. Thái độ của chúng ta vô cùng quan trọng thế nên hãy học cách ăn nói, ứng xử cho phù hợp.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” tiếng Anh
Learn to eat learning to speak, learn to open learning packages
To become a competent person, you have to learn about everything. Để trở thành một người có năng lực, bạn cần phải học ăn học nói học gói học mở.
Thành ngữ tiếng Trung
- 一诺千金 [ Nhất nặc thiên kim] (một lời hứa đáng giá ngàn vàng)
- ‘Đắc hoàng kim bách, bất như đắc quý bố nhất nặc’ (“Sử ký, quý bố loan bố liệt truyện”): một lời nói một gói vàng; lời hứa đáng giá nghìn vàng.
Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên.
Tham khảo: https://www.reader.com.vn/hoc-an-hoc-noi-hoc-goi-hoc-mo-a782.html
Xem thêm: