Hỏi đáp về phóng sanh (phóng sinh)
Phóng sinh hay phóng sanh là điều không còn xa lạ gì với nhiều người, nhất là Phật tử. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phóng sinh/phóng sanh và làm thế nào để hợp lý và có kết quả tốt nhất có thể. Còn có rất nhiều người, kể cả Phật tử vẫn chưa hiểu nhiều về việc phóng sinh cho lắm.
Một số câu hỏi liên quan đến việc phóng sinh:
- Tại sao ta phải phóng sinh ?
- Phóng sinh để làm gì ?
- Phóng sinh nên lựa con vật nào để phóng ?
- Trước khi phóng nên làm gì ?
- Có đọc kinh hay chú nguyện gì không ?
- Tại sao phải cần đọc kinh phóng sinh và chú nguyện ?
- Việc đọc kinh và chú nguyện có tác dụng gì ?
- Không đọc có sao không ? Có được không ?
- Nên chọn khu vực nào để phóng sinh ?
- Có nên phóng sinh mà tụ tập đông người không ?
- Lỡ phóng xong, có nhiều người xấu giăng lưới bắt lại thì thế nào đây ?
- Khi bị bắt lại, vậy việc phóng sinh còn có công đức không ? Có bị tổn phước không ?
- Không phóng sinh, mà ăn chay, hai việc này cái nào hiệu quả hơn ?
- Những điều lưu ý gì trước khi thả vật phóng sinh về nơi cư trú ?
- Người thường gieo nhân phóng sinh có phải có thể có phước đức để chuyển hóa được nghiệp bệnh tật và ở tù phải không ?
Trên đây là các câu hỏi cơ bản nhất mà một người muốn phóng sinh cần nên biết.
Có hiểu biết thì việc phóng sinh mới thật sự mang lại hiệu quả tốt nhất được.

Phóng sinh là gì? để làm gì? tại sao phải phóng sinh?
Phóng sinh là gì?
Một định nghĩa cơ bản về việc phóng sinh đó là:
Phóng sinh là một hành động thả vật, phóng thích, phải xuất phát từ tâm từ bi, khi thấy những con vật sắp bị giết, hay có nguy cơ bị giết, lòng ta như xúc động, do vậy trong tâm ta phát khởi lòng từ bi và muốn thả, để chúng trở về với môi trường và cuộc sống tự do của chúng.
Do vậy, yếu tố rất căn bản và quan trọng là Quí Vị phải phát khởi được cái tâm từ bi, đại từ bi thương vật.
Còn Quí Vị phóng sinh mà chỉ làm lấy lệ, hình thức hay cầu phước báu thì mất hết ý nghĩa cao đẹp.
Phóng sanh có những công đức gì?
Công Đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:
- 1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.
- 2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.
- 3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.
- 4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.
- 5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.
- 6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.
- 7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.
- 8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.
- 9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.
- 10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.
Sự bình đẳng về sinh mạng
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
Những điều nên và không nên khi phóng sinh
- Không bám chấp vào công đức
- Tùy hỉ
- Không phán xét
Vấn đáp:
Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn.
Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay.
Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con duy nhất. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật.
Luận Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” [9] Trong kinh Phật cũng dạy rằng: “Tâm từ chính là nhân duyên đem đến mọi sự an lạc.”
-Trích Công Đức Phóng Sanh – Om Mani Padme Hum –
* Ai cũng có thể tu hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Vì sao vẫn nên phóng sinh dù bị người khác chê bai, châm chọc
Một thanh niên nhìn thấy bà cụ già đang thả cá phóng sinh. Chàng chú ý quan sát rồi đến gần bà cụ thắc mắc thưa hỏi.
Chàng thanh niên:
“Thưa cụ, cụ hãy xem kìa! Số cá vừa thả ra đã chết đi rất nhiều, thi thể nổi lên mặt nước. Phóng sinh như vậy chắc hẳn phải gọi là phóng tử, như vậy thì có ý nghĩa gì đâu?”
Xem bài: Vì sao vẫn nên phóng sinh dù bị người khác chê bai, châm chọc
Có phải trong tâm không còn nhu cầu ăn thịt thì cũng là phóng sinh?
Hỏi đáp thực hành thiền và tâm linh-Trong Suốt (Đà Nẵng 7/2018)
Một bạn: Con chào Thầy ạ! Con năm nay 31 tuổi và đã có duyên lành biết đến Phật Pháp được 7 năm rồi ạ. Suốt một thời gian qua con thực hành nhiều cái như là trì chú, làm thiện Pháp, làm công quả, bố thí, cúng dường. Nhưng con chưa nghĩ đến vấn đề phóng sinh. Trước đây, con không bao giờ mua những con vật được người ta bắt để đem đi phóng sinh, vì con nghĩ về nhà con vẫn bắt con khác để làm thức ăn cho mình thì hành động như vậy không thực sự là phóng sinh.
Về sau, con nghĩ chỉ khi nào trong tâm con không còn muốn ăn những con vật đó thì con mới thật sự là phóng sinh cho chúng và phóng sinh ngay từ trong tâm của mình. Nên con đã bắt đầu không ăn những con vật còn sống, mà chỉ tìm những con vật đã chết, từ đâu con không biết, thì con mới ăn. Và dần dần con không còn ăn nữa. Không ăn không có nghĩa là con chối bỏ nó, mà con không có nhu cầu cần nó để cung cấp cho cuộc sống của mình.
Con theo dõi trang trongsuot.com thì thấy có những hoạt động về phóng sinh. Con muốn hỏi Thầy là ngoài những việc mà con đã thực hành trong những năm tháng qua, thì con nên phóng sinh không ạ? Hay khi trong tâm con nghĩ là không còn nhu cầu ăn thịt động vật thì đó cũng là phóng sinh ạ?
Xem thêm: Có phải trong tâm không còn nhu cầu ăn thịt thì cũng là phóng sinh?
Làm điều tốt, rồi hồi hướng công đức để làm gì?
Một bạn: Hồi nãy em có nghe nói là mình phải làm điều tốt, luôn có suy nghĩ tốt, việc làm tốt… ví dụ như khi phóng sinh xong, mình có hồi hướng công đức của mình chẳng hạn, thì những việc làm nhỏ hơn, những suy nghĩ nhỏ hơn tốt cho mọi người ấy, thì mình có cần phải hồi hướng công đức không ạ?
Thầy Trong Suốt: Nếu mà nhỏ quá thì thôi, cuối ngày làm một thể. Nhưng nếu vừa vừa thì có thể làm. Nếu mình vừa cứu con kiến thoát khỏi một cốc nước, bị trôi thì được. Tốt nhất là nên tập thói quen cuối ngày làm một lần, tối thiểu làm một lần. Còn làm trong ngày thì càng tốt. Nhưng không nhất thiết là bắt buộc cứ làm điều tốt là phải hồi hướng ngay, không cần. Như thế là hơi căng quá.
Mấu chốt là em phải hiểu, tu hành không phải là làm điều tốt đâu. Làm điều tốt là phần bé nhất của tu hành. Phần quan trọng nhất là phần gì?
Xem thêm: Làm điều tốt để làm gì?
“Mẹ ơi, sao mẹ đi phóng sinh mà mẹ còn ăn động vật hả mẹ? Mẹ không yêu động vật à?”- Nói thế nào cho con hiểu?
Một bạn hỏi: Bé hay hỏi mẹ là: “Mẹ ơi, sao mẹ đi phóng sinh mà mẹ còn ăn động vật hả mẹ? Mẹ không yêu động vật à?”. Em nghe nói vậy thì trong lòng em hiểu, nhưng nói ra làm sao cho bé hiểu thì mình lại không nói thật, mình lại lỡ nói dối. Mình bảo là “Mẹ không ăn được món này, nên mẹ chọn món này. Mẹ chọn để mẹ ăn tạm”. Mình về suy nghĩ thì thấy là mình nói dối con. Bây giờ không biết làm sao để nói, vì bé cũng hỏi nhiều lần...
Xem thêm: Đi phóng sinh mà còn ăn thịt động vật?
Thế nào là Phóng sinh không bám chấp?
Bạn Thanh Thảo: Theo ý hiểu của em, phóng sinh là chúng ta mua chuộc được mạng sống của những động vật như cá hoặc gì đó, để có thể cho chúng một con đường sống. Như em thấy, thả từ ao hồ nhỏ ra ao hồ lớn thì không khác gì nhau cả, nhưng thả ra sông thì khác. Vậy theo cách hiểu Phật pháp thì như thế nào là đúng? Tại vì nó là động cơ cho việc tăng cung cầu, nếu như không mua cá thì người ta sẽ không bán những con cá đó.
Xem thêm: Phóng sinh không bám chấp?
Phóng sinh tuyệt đối và tương đối
Phóng sinh có hai loại: tuyệt đối và tương đối.
Tuyệt đối là phóng sinh bằng trí tuệ: không thấy có con vật nào thực sự bị giam cầm, không có người nào đi phóng sinh, không còn hành động tốt nào xảy ra. Riêng trí tuệ đấy tương đương với phóng sinh. Nhà Phật gọi đấy là Trí tuệ Bát Nhã. Khi con có Trí tuệ Bát Nhã thì con không thấy con vật nào được phóng sinh, không có loài nào bị giam cầm khi được phóng sinh.
Xem thêm: Phóng sinh tuyệt đối và tương đối
Câu chuyện:
>>> Tham khảo : Phóng sinh Trong Suốt
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT
_________((()))__________
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Để tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo
Bạn đọc tìm kiếm liên quan đến “phóng sinh”
- Những điều cần biết khi phóng sinh
- Công đức phóng sinh
- Hồi hướng công đức phóng sinh
- Văn khấn phóng sinh đơn giản
- Phóng sinh vào những ngày nào
- Cúng phóng sinh cho người mới mất
- Vì sao phóng sinh lươn
- Thả ốc phóng sinh
- Phóng sinh cua đồng