Hỏi đáp thực hành tâm linh (12/2017 – TP HCM)
Có bao giờ bạn gặp phải ác mộng, rồi thở phào nhẹ nhõm khi chợt tỉnh giấc và nhận ra đó chỉ là một giấc mơ? Liệu có ranh giới nào giữa mơ và thực? Nếu nhận ra tất cả chỉ là mơ, những lo lắng, sợ hãi và đau khổ trong đời chúng ta cũng theo đó mà tan biến.
Từng bước vén bức màn của sự thật, chúng ta không còn mang theo trong mình năng lượng tiêu cực của sợ hãi, sân hận, kiêu ngạo, ghen tị. Thay vào đó là nguồn năng lượng cao nhất của từ bi, tình thương và lòng kiên nhẫn vô điều kiện – Hoàn toàn thảnh thơi và hoàn toàn tự do.
Hỏi đáp thực hành tâm linh – Trong Suốt (12/2017 – TP HCM)
1. Có thần tài, thần lộc hay không? Thờ thần như thế nào?
Một bạn nữ: Thầy cho em hỏi là có thần tài thần lộc không ạ? Mọi người bảo nếu mà rước thần về mà thờ thần không cẩn thận thì sẽ không tốt. Nhưng mà em không hiểu thế nào là tốt và văn hóa thờ thần tài thần lộc ở Bắc và Nam thì có khác nhau không ạ?
Thầy Trong Suốt: Có chứ, có thần tài, thần lộc. Có thần mưa, thần gió, các loại thần…
Xem thêm: Có thần tài, thần lộc hay không? Thờ thần như thế nào?
2. Tu hành không phải để hiền lành hơn. Tu hành để trí tuệ hơn.
Bác Quang: Dạ thưa Thầy, vài năm nay tôi liên tục phải hỗ trợ cho các cháu làm nội thất nhà. Mình bỏ tiền ra và nhà thầu – làm cho mình để lấy tiền, thì rất dễ có chuyện, nếu như mình không biết thì người ta sẽ qua mặt mình về giá cả, người ta tính rất cao. Nhưng ngược lại nếu mình biết, mà mình xử lí có lý có tình, hài hòa thì sẽ đỡ được.
Nếu mình lơ là, mình quá lương thiện, quá tốt, là người tu tập, mình dành cho người ta thì đương nhiên là người ta sẽ được lời rất nhiều, và mình lại thiệt rất nhiều. Nếu như khả năng của mình rất có hạn thì cái thiệt nó làm cho mình cứ áy náy.
Thầy Trong Suốt: Mình thuê người ta làm, người ta có thể ăn bớt hoặc là tính đắt của mình. Bây giờ mình đối diện thế nào với những người ăn bớt, đúng chưa? Và cái này nó có ảnh hưởng đến tu hành gì không?
Xem thêm: Tu hành có phải để hiền lành hơn?
3. Làm sao để không sợ chết? Nhà giàu “vượt sướng” như thế nào?
Một bạn nam: Chào Thầy ạ! Em có hai câu hỏi ạ.
- Người ta nói là “nhà nghèo vượt khó”, thì Thầy có thể chỉ cho em cách “nhà giàu vượt sướng” được không ạ?
- Câu hỏi thứ hai là liệu Thầy có thể chỉ em cách nào để không sợ chết được không ạ?
Thầy Trong Suốt: Tốt! Em giới thiệu qua một chút về điều kiện của em đi, nhà giàu mà. (Thầy cười) Nhà có điều kiện, mình giới thiệu điều kiện đi.
Bạn đó: Thí dụ như đời là khổ, bất toại nguyện. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng thấy bất toại nguyện, có những lúc mình thấy sung sướng, mình sẽ chểnh mảng và một số người thì có thể sẽ may mắn hơn thì sướng nhiều hơn. Làm sao vượt sướng để mình tu tập?
Xem thêm: Làm sao để không sợ chết?
4. Tại sao người ta lại sợ chết?
Một chị: Chào Thầy! Tôi có một người mẹ bị liệt cách đây 10 năm, hiện giờ bà rất là buồn. Bà vẫn tỉnh táo và rất sợ chết. Xin Thầy chỉ cách nào để cho mẹ không sợ chết. Xin cảm ơn!
Thầy Trong Suốt: Mẹ của chị nói còn hiểu được không?
Chị đó: Đọc bản cửu chương, đọc thơ, tất cả các thứ bình thường.
Thầy Trong Suốt: Thế thì rất là dễ. Bà ngoại của thầy mới mất được một năm. Bà nội cũng mới mất chưa đến một năm. Cả hai chết rất thanh thản. Một trong hai người có bệnh, nằm liệt giường một thời gian, rất lú lẫn mà vẫn chết bình thường. Vì sao?
Người sợ chết ấy, bản chất tại sao họ sợ?
5. Làm thế nào để giúp người khác có niềm tin vào Phật Pháp?
Một bạn nam: Dạ, em xin phép hỏi Thầy. Thực ra em cũng tìm đến con đường có đức tin với Phật, con đường để thoát được một thời gian, nên thấy cũng rất là vui vẻ, cũng hiểu được ra nhiều chuyện.
Những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cũng có nhiều người như em cách đây hai, ba năm, người ta gặp rất nhiều chuyện khó chịu, khó ở rồi buồn, hờn giận. Đôi khi muốn giúp họ, nói cho họ cách để vượt qua, nhưng mình đưa những thứ liên quan đến tâm linh, đức tin thì họ không nghe. Cảm giác như đối với họ, những thứ đó là không có thực tế.
Có cách nào để mình đưa cái đó cho họ một cách dễ dàng nhất, nói sao cho họ dễ nghe nhất, dễ tin nhất ạ?
Thầy Trong Suốt:
Mình muốn giúp được người khác, đặc biệt là về đạo Phật, thì mình phải có thực chứng. Thực chứng mới là quan trọng, không phải lời nói là quan trọng. Và cái trạng thái của người nói là quan trọng. Cái mình nói ra ở trạng thái nào quan trọng hơn là mình nói câu gì.
Xem thêm: Làm thế nào để giúp người khác có niềm tin vào Phật Pháp?
6. Trì chú có tiêu được nghiệp xấu?
Bạn Quy Tài: (hỏi qua mạng) Thưa Thầy con có thắc mắc này nhờ Thầy giải đáp giúp ạ. Con thấy việc trì niệm Phật được phước là đúng, vì khi niệm Phật là mình có lòng tôn kính Phật. Từ đó theo nhân quả, phước mình được tăng, nhưng trong Tịnh độ tông có nói về việc đới nghiệp vãng sanh. Nếu nói như vậy thì những nghiệp trong quá khứ mình không cần trả nữa hay sao? Vì Phật có nói Phật không ban phước hay giáng họa cho ai, họa phước là do mỗi người, nếu được vãng sanh mà không cần trả nghiệp thì mâu thuẫn với lời dạy của Phật? Tương tự, quan điểm trì chú tiêu được nghiệp xấu con thấy nó hơi mâu thuẫn, con xin cảm ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Được, câu hỏi rất hay. Bạn ấy đã hiểu nhầm hoặc là một số người đã hiểu lầm rằng lên cõi Phật là không phải trả nghiệp. Hoàn toàn nhầm lẫn! Nếu lên được cõi Phật A Di Đà, cứ cho lên được đi, thì chuyện gì xảy ra?
Xem thêm: Trì chú có tiêu được nghiệp xấu không?
7. Thờ Phật, thờ tranh tượng Phật trong nhà như thế nào?
Bạn Dương: (trên mạng internet) Tranh tượng Phật có thể để trong phòng ngủ được không? Sợ không tôn nghiêm ạ. Thờ Phật, thờ Tranh tượng Phật trong nhà như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Có hai cách thờ Phật:
- một là thờ bằng tranh,
- hai là thờ bằng sự tôn kính trong lòng mình.
Hai cách đều không phải là cách nào đúng cách nào sai.
8. Làm gì khi bị coi thường?
Một bạn nữ: Thưa Thầy ạ, cho con hỏi hộ bạn ạ. Bạn ấy là người ngoại tỉnh, lên Hà Nội, đi thi, học đại học, có việc làm, lấy vợ là người Hà Nội. Vợ là con một, nhà có điều kiện. Lấy nhau có hai đứa con, bây giờ muốn ly hôn. Bạn cảm thấy không được nhà vợ tôn trọng. Bạn bảo: “Lỗi của tớ là nghèo. Vợ nghĩ như thế!”.
Con nghĩ rằng cái tư duy, thứ nhất là ở rể, thứ hai là nghèo rồi nhờ nhà vợ hoặc một cái trạng thái nữa là vợ kiếm được nhiều tiền hơn mình, thì đấy là cái suy nghĩ cũng khiến rất nhiều đàn ông Việt Nam đau khổ. Theo thầy thì nên khuyên bạn ấy như thế nào ạ?
Thầy Trong Suốt: (Thầy cười) Nỗi khổ của đàn ông Việt Nam hả? Thua vợ đúng không? Thua vợ, lại ở rể, kiếm ít tiền hơn vợ, xong mình phải làm bếp núc cho vợ.
Xem thêm : Làm gì khi bị coi thường?
9. Từ bi thực sự đến từ đâu?
Một bạn: Cho con hỏi ví dụ mình gặp một người, mình thấy người ta đầy định kiến, người ta có những cái không tốt, có thể ảnh hưởng tới mình.
Nhưng khi học Phật thì biết là mình phải dùng từ bi để không nên khởi trong tâm những ý niệm ghét về họ. Khi con làm điều đó thì có những lúc những điều xấu của người ta, con thấy mình có thể thương được, có thể chấp nhận được. Nhưng mà sao cứ một thời gian tự nhiên con lại thấy trong đầu mình lại hiện lên những điều xấu về người ta. Ví dụ có thái độ nào đó mà mình ghét, những cái ý niệm nó cứ hiện lên, mình không thể chấp nhận điều đó.
Với một người tu hành thì con nghĩ là mình phải làm cách nào đó để mình không thể hiện những ý niệm xấu về họ nữa, mà thực sự là mình phải thương người ta, chấp nhận, từ bi. Ý con chỉ muốn hỏi làm sao để mình có thể chấp nhận những điều xấu đó để không khởi những cái ý xấu trong đầu mình nữa được không ạ?
Thầy Trong Suốt:
Người ta đầy định kiến, xong mình phán xét, đúng không? Ví dụ người ta bảo là: “Những con bé mặc áo đỏ là lũ trộm cắp”. Mặc có cái áo đỏ thôi mà cũng bị coi là trộm cắp. Thế là mình không chịu được, mình phán xét, đúng không?
Xem thêm: Từ bi thực sự đến từ đâu?
10. Làm gì khi kinh doanh mà bị nói xấu trên mạng xã hội?
Một bạn nữ: Có vấn đề bức xúc quá! Tôi có sản phẩm là túi chống mất ngủ. và tôi rất tự hào về sản phẩm đấy, bí mật 4, 5 năm rồi, không cho ai biết cả. Nhưng sau này trong quá trình chữa bệnh tôi thấy túi đấy giúp mình ngủ nhanh nên là tôi đưa sản phẩm đấy ra.
Khi mới để trên facebook thôi thì tất cả mọi người đều rất thích, ca ngợi quá nên tôi bị mấy cái nick giả trên facebook chửi bới. Nhưng mình chặn nên mình không biết chửi cái gì cả. Vì mình không biết chửi gì cho nên mình rất an tâm và rất bình thường, không bị stress gì hết. (Thầy cười)
Bây giờ tôi không biết làm cách nào để mình vẫn giúp được người mà lại không bị người ta dùng mạng xã hội để bôi nhọ mình. Mà những cái điều mình làm ấy thì rất là… có thể nói, thưa Thầy là, rất là từ bi. Thực sự ra là đến tận lúc vào đây thì tôi vẫn chưa biết là Thầy làm ở VCCorp.
Thầy Trong Suốt: Làm thế nào để người ta không lên mạng xã hội để bôi xấu mình? Quá dễ! Ha ha ha… (Thầy cười lớn) Có 2 sự lựa chọn. Dễ lắm, rất dễ.
Xem thêm: Làm gì khi kinh doanh mà bị nói xấu?
11. Buông bỏ hay buông xả
Một bạn nam: Dạ con xin hỏi là hiện tại bây giờ thời mạt Pháp, chùa chiền thì quá nhiều, các vị hoà thượng, thượng toạ cũng rất nhiều nhưng con không thấy vị nào dạy cho con đường để giải thoát và để giác ngộ sáng suốt.
Hôm nay con gặp Thầy chỉ dẫn mục tiêu rốt ráo của con đường Đạo Phật là để bỏ cái thân xác này là để giải thoát. Con xin hỏi Thầy là vị nào cũng nói buông bỏ, nhưng con không thấy đường buông bỏ đi ra sao, nhờ Thầy chỉ dẫn.
Thầy Trong Suốt:
Buông bỏ có nhiều cách, nhiều trình độ. Trình độ thấp nhất là buông bỏ vật lý. Ví dụ mình gặp một cô gái đẹp. Buông bỏ vật lý là mình cúi xuống nhìn chân và lẩm nhẩm: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”, để khỏi nhìn và nghĩ về cô ấy nữa. Thế là xong! Cô ấy đi qua một lúc sau là mình được quyền ngẩng mặt lên. Hoàn toàn buông bỏ! Vì mình không thấy mặt cô ấy nữa, thấy mỗi chân mình và niệm Phật, không phải nghĩ nữa. Đấy là một loại buông bỏ – vật lý.
Xem thêm: BUÔNG BỎ-BUÔNG XẢ THẬT SỰ LÀ GÌ?
12. Tưởng tượng thì liệu có thành sự thật hay không?
Bạn Hans: Nếu mình muốn cái gì mà mình tưởng tượng thì nó có ảnh hưởng gì ở ngoài thế giới vật chất không?
Ví dụ nếu như gặp một cô gái đẹp, mình đang có vợ rồi và mình tưởng tượng như thế thì…
Thầy Trong Suốt: Ví dụ đi, cho dễ hình dung. Hans gặp một cô gái đẹp tên là Mỹ Ngọc trên đường. Lúc đấy rất tiếc Hans đã có vợ là Minh Ngọc, nhưng lại gặp Mỹ Ngọc. Mỹ Ngọc là một viên ngọc đẹp, choáng quá vì quá đẹp! Hỏi người nông dân Hans phải làm gì? (Mọi người cười)
13. Có phải trong mơ thì làm gì cũng được hay không?
Hans: Em có theo một trường phái khác, người ta nói rằng là cái thế giới ở trong giấc mơ, thực ra là nó khác với thế giới vật chất, nhưng mà mình không nên nghĩ là hành động của mình ở trong giấc mơ là không quan trọng. Tức là nói về đạo đức chẳng hạn, hoặc là giữ giới thì mình ở trong mơ mình vẫn phải chú ý cái đấy, chứ không phải là mình cứ giữ giới ở trên thế giới vật chất, nhưng mà khi mình mơ thì thế nào cũng được. Thầy nói thế nào về cái chủ đề đấy ạ?
Thầy Trong Suốt: Đồng ý luôn. Thế giới vật chất này và thế giới mơ bản chất là một, là giống nhau, cùng bản chất. Nếu mình hành xử vớ vẩn trong mơ thì trong đời mình sẽ hành xử như vậy. Vì bản chất nó đều là phóng chiếu của tâm thức.
Xem thêm: Người tu làm gì trong mơ?
14. Làm thế nào để lúc nào cũng giữ được năng lượng tích cực và dồi dào?
Minh Ngọc: Sư phụ có thể chia sẻ bí kíp với tất cả mọi người làm thế nào để mình có cái năng lượng dồi dào để mình có thể tu tập ạ, nhất là tu tập giữa đời thường.
Thầy Trong Suốt: Tốt. Năng lượng có ba loại.
Xem thêm: Làm thế nào để lúc nào cũng giữ được năng lượng tích cực và dồi dào?
Tp. Hồ Chí Minh, 9/12/2007
***
Nghe ghi âm Trà đàm – Hỏi đáp thực hành tâm linh 09/12/2017 – Hồ Chí Minh tại đây: Tải file hoặc nghe trực tiếp.
Nguồn: Trongsuot.com