Hỏi đáp về thờ cúng
Xem bài:
Hướng dẫn thờ cúng – Liên Hương Lena
Trả lời chung các bạn cùng hỏi về đồ cúng.
Việc cúng muốn cho hữu ích phải tuân thủ luật nhân quả, đừng nhân danh tổ tiên quá vãng mà bày đặt để sát sinh, nếu tin nhân quả thì cứ vậy mà làm, cúng chay, việc ăn mặn là của riêng con cháu.
Cúng bái có phước gì không?
Trả lời:
Muốn có phước thì phải có đức tin, có lòng thành kính. Không chỉ thực hành Tài cúng mà cần huân tập Pháp cúng và Hạnh cúng.
Tôi chọn một số kinh điển được Hòa thượng Thích Thắng Hoan trích dẫn trong cuốn “Thờ cúng & Lễ bái” Nguồn sống XB 1994, San Jose, California.
• Kinh Thập Địa Luận, quyển 8 phân biệt.
- Tài cúng hay lợi dưỡng cúng: nghĩa là dùng vật chất như thực phẩm, hoa, dầu thơm, trầm hương, tràng phan, đèn nến v.v… để cúng dường.
- Pháp cúng: nghĩa là đem tâm Bồ-đề làm lợi ích cho mọi chúng sinh để cúng hồi hướng.
- Hạnh cúng: nghĩa là tu dưỡng các phẩm hạnh như bố thí, trì giới, nhẫn nhục v.v… để cúng dường.
• Kinh Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 20 nói về 3 cách lễ của thế gian.
Ngã mạn lễ
Người ta lạy Phật, lạy cha mẹ, lạy tổ tiên… vì hoàn cảnh bắt buộc phải hành lễ, nhưng tâm của họ không thành kính không muốn lạy, do dó họ lạy với cử chỉ miễn cưỡng, thái độ ngạo nghễ, kiêu căng. Đầu không sát đất và đứng lên cúi xuống một cách cẩu thả cho qua việc. Đây là cách lạy của kẻ bất kính.
Cầu danh lễ
Hành lễ với động cơ mong cầu danh vọng, quyền tước qua sự chú ý của cấp trên hay muốn lấy lòng quần chúng. Khi có cấp trên cũng như khi có quần chúng, họ siêng năng lễ lạy để cho mọi người thấy rằng mình có đạo, thượng cấp nên nâng đỡ và quần chúng nên ủng hộ, thâm tâm không có chút tín thành.
Thân tâm cung kính lễ
Lễ lạy phải chí thành cả ngoài thân và nội tâm thì sự lễ bái mới có giá trị tâm linh. Có đức tin thì có sự cảm ứng rất dễ dàng.
• Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 24 ghi lại năm công đức của người thành tâm cúng lễ.
– Đoan Chính: đời sau có tướng mạo đoan trang (**).
– Hảo Thinh: đời sau có được tiếng nói trong trẻo tốt đẹp.
– Tài Bảo: đời sau hưởng vật báu.
– Sanh Trưởng Giả Gia: tái sinh vào dòng quí phái.
– Sanh Thiện Xứ Thiên Trượng: tái sanh vào các cõi lành hoặc các cõi trời.
—–
(*) Hòa thượng Thích Thắng Hoan sinh năm 1928 tại thành phố Cần Thơ. Xuất gia tu học năm 8 tuổi. Năm 1963 sau khi tốt nghiệp, làm đốc học tại Phật học viện Biên Hòa, kiêm Giảng huấn trường Trung học Trí Đức. Từ 1964-1975, giảng sư Viện Hóa Đạo, Sài gon kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh GHPGVNTN. 1982 vượt biên. 1988 nhận chức Giáo thọ tại Tu viện Kim Sơn và hoằng pháp tại nhiều tiểu bang ở Hoa kỳ, xây dựng học phái Duy thức tại Santa Ana, San Jose, San Diego và Tu viện Kim Sơn. Hiện cao tuổi, Hòa thượng tịnh trú tại Tịnh thất Viên Hạnh, thành phố Baker, tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ.
(**) Bạn nào chưa hiểu khái niệm đoan trang thì vào thư viện hoặc hiệu sách tra từ điển kẻo tưởng nhầm là đẹp.
Nên đốt giấy tiền vàng mã (hóa mã) hay không?
Thả hoa đăng trên hồ, đầm, sông, biển có ích gì chăng?
Thưa rằng chẳng có ích gì mà góp thêm vào ô nhiễm môi trường. Xa xưa, đôi khi, người ta cúng áng sáng để tưởng niệm tới chư vong bỏ mạng nơi sông nước bằng chất liệu tự nhiên có thể phân hủy như bẹ chuối, dầu thực vật, bấc sợi, đuốc củi, bùi nhùi rơm… ngày nay, do làm mà không nghĩ nghĩ, dùng nến dầu mỏ, đèn nhựa, các-ton, xốp chất liệu nhân tạo gây ô nhiễm cho môi trường và thủy sinh. Tệ hơn, đua nhau thành phong trào thả hoa đăng như một thú vui, hể hả chụp ảnh, hể hả ra về, Mẹ Thiên Nhiên “lĩnh đủ”.
Muốn có phước, đừng mua mấy thứ rác đó mà mua dụng cụ vớt rác, thông cống… cùng nhau làm sạch môi trường.
Dieu Hien Thy Dang
Họ đâu cần biết có ảnh hưởng gì sau việc họ làm đâu , chỉ cần biết là cần làm nhìu chuyện như thế để chi tiền công ra để có cái mà đốp…
Nguyễn Như Thế
Chỉ làm giàu cho những người vụ lợi thôi. Sống ảo nhiều quá đâm ra mọi thứ chỉ để mãn nhãn chứ không quan tâm đến việc gì.
Phạm Minh Tân
Mình cũng phản đối cách thả đèn hoa đăng trên sông ! Ô nhiễm
Hanh Quang
thiên nhiên sẽ trả lại cả vốn lẫn lời chứ ở đó mà lãnh đủ
Lâm Hà
cháu còn đang không biết làm thế nào để con cháu ko thích chơi bóng bay nữa cô ạ, cháu thì không mua nhưng cứ thấy sang hàng xóm xin đc quả bóng bay về chơi là thích lắm
Nguyễn Thị Thu Nhi
Lam Ha em hay nói chuyện với con về tác hại của việc sử dụng đồ nhựa 1 lần. Chấp nhận cảm xúc của bé :”À mẹ biết con thích chơi bong bóng lắm đúng không, hồi nhỏ mẹ cũng thích lắm nhưng từ khi mẹ biết tác hại đến môi trường to lớn ntn thì mẹ đã không chơi nữa. Mẹ cùng con chung tay bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp để chúng ta có một cuộc sống chất lượng hơn, vui khoẻ hơn. Con đồng ý với mẹ là thay đổi dần không nè?”. Và không áp lực, không mong cầu, mình cứ thực hiện việc bảo vệ môi trường khác nhau trong đời sống thường nhật và lưu ý mỗi lần như vậy thì làm trước mặt con và đồng thời nói chuyện với con về lý do tại sao mẹ làm như vậy. Ví dụ: dùng hộp hay giỏ ở nhà đi chợ, đi mua thức ăn, lý do các cô bán rau cho nhà mình hay bọc rau bằng lá chuối hay giấy, phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ, trồng cây, đọc sách,… tất tần tật những gì mà mình có thể để con lưu ý hơn, quan trọng là mình cần nói chuyện nhỏ nhẹ, không đè nén hay áp đặt, sẽ tác dụng ngược hết ạ. Cứ thảnh thơi tin 1 ngày con sẽ hiểu thì chắc chắn con sẽ thực hiện được ạ.
Con gái em 3 tuổi, bạn ý thức rất tốt về môi trường, không bao giờ xin mua đồ chơi nhựa hay bong bóng ngoài đường, bạn không ăn thức ăn công nghiệp hay ai có cho bạn cũng từ chối hoặc hỏi thăm ý của mẹ về chất lượng thức ăn ấy, có đi siêu thị cũng không đòi mua những gì là sản phẩm công nghiệp, phân loại rác thải. Đến nay trong môi bữa ăn bạn luôn nhắc nhở cả nhà ý thức không ăn thịt động vật và chỉ ăn thực vật…
Em chúc chị và bé thật vui trên hành trình bảo vệ môi trường nhé ?
Hien Nguyen
Mưa dầm thấm lâu, bạn kể cho bé nghe những câu chuyện về tác hại của bóng bay với các sinh vật trên trời dưới biển. Trẻ con dễ động lòng lắm, dần dần sẽ k chơi nữa. Con gái mình k dùng bóng bay hay các loại đồ chơi linh tinh bằng nhựa từ lúc 4 tuổi rưỡi, ai cho cũng k nhận.