Hợp đồng Linh hồn- Mối quan hệ thầy trò
Gấu hay nói nhiều về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình rồi. Hôm nay Gấu sẽ viết về mối quan hệ rất quan trọng không kém đó là quan hệ thầy trò.
Đầu tiên, chúng ta cần định nghĩa :
Thế nào là người thầy tốt?
Nói 1 cách đơn giản thì người thầy tốt nhất là người khơi gợi chứ không nói giáo điều, nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn cho học sinh và truyền tải khao khát tự học tập cho học sinh đó. Khi được làm học trò của một giáo viên tuyệt vời, ta sẽ học được nhiều điều nhờ sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của người thầy đó.
“Khi học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện”
Các linh hồn có xu hướng hấp dẫn những người khác có rung động tương tự, hoặc họ hấp dẫn những linh hồn là hoàn hảo và phù hợp cho việc phản ánh lại họ cái mà họ cần học. Khi các linh hồn có rung động tương tự nhau, nhưng có rất nhiều bài học để dạy và học từ nhau, thì mối quan hệ này được coi là mối quan hệ nghiệp. Nếu một linh hồn liên tục tiến hóa hơn người kia, họ có thể vẫn bị hấp dẫn đến một người với mối quan hệ khác như là thầy – trò.
Không có chuyện bạn vô tình chọn theo học ai đó mà đều bị thu hút bởi tần số rung động. Mọi sự quảng cáo truyền thông đều vô ích với bạn. Tần số rung động của bạn càng cao thì người thầy của bạn càng “chất”. Đối với phương diện của giáo viên và coach cũng vậy, học trò tìm đến bạn đều không phải ngẫu nhiên vì bên trong bạn có sẵn dữ liệu tương ứng thu hút họ đến để học.
Lấy ví dụ đơn giản như sau, 1 linh hồn khao khát học được học về tình yêu nhưng bị kẹt vô vọng trong sự tiêu cực của cuộc sống. Khi người đó bắt đầu nhận ra và cầu nguyện giải phóng khỏi chuyện này, sẵn sàng mở lòng thì Vũ trụ sẽ nghe thấy những lời cầu nguyện này và gửi một ai đó hiểu về tình yêu và đã chữa lành bởi chuyện tương tự trong kiếp này hoặc kiếp trước được gợi nhớ lại. Khi người thầy xuất hiện trong cuộc đời của linh hồn tội nghiệp kia và phản ánh tới cô ấy một cách sống mới, cái mà cô ấy đã sẵn sàng nắm lấy và thực hành.
Vậy nên, đừng bao giờ thắc mắc hay phán xét là tại sao có người coach dạy vớ vẩn mà lại đông học viên hay mình từng ngu ngốc ra sao khi theo học ai đó. Đơn giản là họ cùng tần số với nhau, người thầy đó là những gì mà các bạn ấy cần. Bạn không cùng hoặc đã nâng tần số của bản thân ra khỏi cấp độ đó rồi.
Tuy nhiên, người thầy ở đây không có nghĩa phải là 1 người già. Độ tuổi vật lý còn nhỏ không có ý nghĩa gì với 1 linh hồn già đã đầu thai và học rất nhiều bài học ở Trái Đất. Có rất nhiều người trẻ nhưng có sự giác ngộ rất lớn.
Mối quan hệ thầy – trò có thể là chính thức hoặc không chính thức. Nếu nó là chính thức, nó có thể là một mối quan hệ thầy trò trong một môi trường học thuật hay cuộc sống. Mối quan hệ không chính thức là các quan hệ xã hội như tình yêu, hôn nhân và tình bạn.. vv..v.v
Ví dụ 2 bạn gái chơi với nhau .1 người thì ghen ghét và đố kỵ và người kia chỉ đơn giản tỏa ra tình yêu và tình thương cho người đố kỵ. Nếu ta giác ngộ được điều này thì rất dễ hiểu được lý do tại sao chúng ta lại bị thu hút đến với nhau, khi ta và họ không có nhiều điểm chung.
Nói thêm về tình cảm gia đình, một số cha mẹ có sự trưởng thành tâm linh cao lại sinh ra một đứa trẻ hư hỏng. Bài học ở đây có thể là cho những người cha mẹ học cách yêu những cái mặt đen tối của họ được thể hiện ra trong sắc màu cuộc sống bởi đứa trẻ mất trật tự và hư đốn đó. Qua đó, bằng cách yêu thương và nhìn con sửa tâm cha mẹ thì từ 1 đứa trẻ thiếu giác ngộ của có thể học và thay đổi được rất nhiều.
Tương tự như trên, các linh hồn già được sinh ra trong những gia đình ít giác ngộ khiến họ bị tổn thương và tự chữa lành những bài học liên quan đến các khuôn mẫu tình cảm của cha mẹ họ. Qua những bài học đó, họ sẽ dần dần thức tỉnh tâm linh.
Vậy mối quan hệ nghiệp thầy và trò có bao giờ kết thúc?
Câu trả lời là có.
Lúc đó 2 linh hồn đơn giản nhận ra rằng khi các bài học đã được học một cách đầy đủ và tách ra một cách bình an. Tuy nhiên, đôi lúc hoặc là trò hoặc là thầy không hiểu được khi nào thì đạt tới điểm đó. Họ sẽ trở nên dính mắc vào nhau hoặc dính mắc vào ý tưởng hay hình ảnh của cái “cần phải có” hoàn thành trong mối quan hệ.
Đặc biệt là những người thầy sẽ thuyết phục người học trò rằng người này sẽ thất bại nếu không có sự hướng dẫn của họ. Loại quan hệ đồng lệ thuộc, tẩy não lẫn nhau giữa thầy-trò này thường tồn tại trong những môi trường tôn giáo khắc nghiệt. Họ mong muốn ở vai trò của họ như 1 đấng cứu thế của người học trò và không muốn bất cứ không muốn bất cứ điều gì đe dọa mối quan hệ tôn sùng đó.
Cũng có những học trò do sự thiếu tự tin đã trở nên ràng buộc tình cảm với người thầy và sự tự tin của họ phụ thuộc vào việc ở cạnh người thầy. Đối với họ, chỉ có người thầy ấy là tất cả lẽ sống và chân lý để theo đuổi.
Thông thường, 1 người thầy có ngộ tính cao sẽ tiên đoán trước ai là thực sự sẵn sàng học, và ai sẽ rơi vào sự lệ thuộc và sự dính mắc để chấp nhận hoặc từ chối nhận học trò. Sự từ chối là 1 thử thách khó khăn đối với những ai mong muốn kiếm sống và nổi danh bằng nghề dạy học. Các bạn sợ hãi khi nghĩ về kinh tế.
Thực tế là bạn không thể lựa chọn trở thành người thầy nếu như bạn không có nghiệp hay thỏa thuận linh hồn với các linh hồn khác. Nếu bạn có thỏa thuận với họ thì dù bạn có muốn ẩn danh thì họ vẫn sẽ tìm ra và lôi bạn ra ánh sáng để “đòi học”. 1 trường hợp ngoại lệ sẽ cho phép sự lệ thuộc hình thành nếu bài học linh hồn chủ yếu mà người trò cần phải học là cái cảm giác như thế nào về sự lệ thuộc và sự dính mắc thông qua một mối quan hệ thầy-trò không lành mạnh.
Một người thầy giác ngộ sẽ luôn muốn học trò của mình tự tìm kiếm bên trong, muốn trao quyền cho các học trò và khuyến khích họ phát triển những khả năng của chính mình để trở nên độc lập hơn và tự tin hơn. Nói nôm na là người thầy dạy bơi để học trò tự bơi chứ không phải lệ thuộc theo kiểu ra biển lớn là gọi thầy chạy ra quăng phao cứu. Cứu được vài lần chứ không thể cứu được cả đời.
Người thầy chỉ có thể chỉ ra cánh cửa nhưng mở cửa để bước đi đó là nỗ lực của học trò. Những người học trò có người thầy như vậy thì thường sau khi học có khả năng tự giác ngộ tốt chứ không chông chênh, vướng mắc vì đã hiểu được bản chất.
Khi người học trò học được rõ những điều trên và tự thân bước đi, đó cũng là lúc mối quan hệ thầy- trò chấm dứt để ra đi hoặc chuyển sang dạng quan hệ khác sẽ chia sẻ sau.
Bình an đến từ em,
Gấu – Malana Kulani