- Vũ trụ được hình thành và chia thành những khu vực, cõi giới như thế nào ?
- Sau khi chết, chúng sinh thường sẽ chuyển sinh, đầu thai về đâu ?
Khởi nguyên Tam Giới – Nguồn gốc vũ trụ
– Khởi nguyên vũ trụ là hư vô, gần như hoàn toàn trống rỗng, vắng lặng tịch tĩnh như không có gì, lại ẩn tàng trong ấy hai khí chất tương sinh tương khắc nhau là Âm Dương Khí. Lúc bấy giờ từ trong Hư Vô Khí, hai lằn khí âm dương kết giao với nhau, gọi là Duyên Khởi, phát sinh một quầng sáng và tiếng nổ lớn bao la vô cùng vô tận. Tia sáng ấy chính là khối ánh sáng Thái Cực vĩ đại, còn tạm được gọi là Cội Đạo. Vì muôn vật loại, vạn linh đều phát xuất từ đây, nên còn gọi khối năng lượng vĩ đại ấy là Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu của muôn vật loại.
– Tiếng nổ lớn đó chính là tiếng “Om” vi diệu, khoa học còn gọi là Big Bang.
– Lúc bấy giờ, vũ trụ bắt đầu xuất hiện các dòng khí, năng lượng khác nhau, tạm gọi nôm na là Ngũ Khí. Ngũ Khí luân chuyển xoay vần nên gọi là Ngũ Hành, bổ sung và khắc chế lẫn nhau liên tục, thời điểm này chính là Hỗn Độn Thời Không của vũ trụ.
Sau đó, Ngũ Khí thanh nhẹ phân định rõ ràng thành các tầng Thiên vô vi tinh khiết thanh tịnh, gọi là Thượng Giới. Khoảng không gian này gần gũi với khối Thái Cực.
– Ngũ Khí trọng trược lắng đọng, hấp dẫn nhau, kết tinh lại thành các tinh cầu, thiên thể hữu hình, hay gọi là Địa Giới, Hạ Giới.
– Khoảng không gian ở giữa các tinh cầu Địa Giới tiếp nối với Thượng Giới gọi là Trung Giới.
* Khởi nguyên hình thành Vũ Trụ
Nguồn gốc muôn loài cùng mối liên hệ giữa chư vị từng xuất hiện, được biết đến trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh thế giới, đa số bảng này là theo tín ngưỡng Đông Phương. Còn những bảng khác thuộc các nền văn hóa khác, chung quy cũng là chỉ về chư vị có cùng tính chất thiện nguyện, thiện hành, chỉ khác nhau về mặt ngôn ngữ, văn hóa dân tộc nên có nhiều tên gọi khác nhau.
- Chiết linh, phân tánh là hình thức biến hóa phân chia từ 1 vị thành nhiều vị khác nhau.
- Chuyển sinh đầu thai là chính vị ấy chuyển sinh nhập trần, sống một kiếp sống mới.
- Biến hiện là biến hóa thị hiện với hình dạng, trạng thái khác của một vị.
* Hư Vô sinh Thái Cực.
Hư Vô là không không, chẳng có gì
Thái Cực là khối ánh sáng huyền nhiệm vĩ đại, tạm gọi là Cội Đạo.
Thời này gọi là Tiên Thiên
** Thái Cực phân ra Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi là Âm Quang và Dương Quang.
Lúc này có Âm và Dương
Đức Phật Mẫu đã xuất hiện từ khối Thái Cực, cai quản Âm Quang.
Từ lúc này trở về sau, mãi đến bây giờ gọi là Hậu Thiên.
Khi Trời Đất còn hỗn độn, chưa phân định rõ ràng, gọi khoảng thời gian này là Thời Hỗn Độn.
Gọi là Hỗn Độn do khí âm dương còn đang lẫn lộn với nhau, chưa phân định nên các sự vật chi rõ ràng.
*** Lưỡng Nghi phân thành Tứ Tượng.
Tứ Tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm.
Tứ Tượng kết hợp với Lưỡng Nghi tạo thành Bát Quái.
Bát Quái này kết hợp với nhau sinh biến vô cùng vô tận, tạo thành vòng tuần hoàn phát triển chẳng ngừng nghỉ, gọi là Vô Cực.
Lúc này, khí thanh nhẹ và khí trọng trược bắt đầu phân định rõ ràng. Các chất khí nặng nề tích tụ lại với nhau, hình thành nên các cõi hữu vi Địa Giới, Mặt trời, tinh tú, tinh cầu, thiên thạch, tinh vân… hữu hình. Các cõi ấy gọi chung là Hạ Giới.
Các khí thanh nhẹ hình thành nên các cõi vô vi Thiên Giới, Thượng Giới.
Khi Thiên Địa đã phân định rõ ràng đâu vào đó, lúc này kết thúc thời Hỗn Độn, mở ra thời kỳ Hóa Sinh.
Gọi là Hóa Sinh do các sự vật, việc… biến hóa từ dạng vật chất sang dạng thảo mộc, cầm thú… rồi sinh sản thêm ngày càng đông đúc
**** Thời kỳ Hóa Sinh
Các nguyên tố bắt đầu xuất hiện như: Gió, Lửa, Đất, Nước, Kim. Các nguyên tố này là Vật Chất Hồn.
Từ trong nước, loài đơn bào đầu tiên xuất hiện, gọi là Thảo Mộc Hồn.
Đơn bào ấy cứ kết hợp, sinh sôi mỗi ngày một phát triển nên hình côn trùng, động vật thủy sinh, động vật lưỡng cư… gọi chung là Cầm Thú Hồn.
Khi các loài sinh vật phát triển đến hình hài mang dáng dấp con người, tạm hiểu là thủy tổ loài người, gọi là Hóa Nhân. Lúc bấy giờ, chư vị cai quản vận hành vũ trụ mới thương xót cho sự vô minh của giống loài ấy, đã mang nơi mình hình ảnh gần với thiên lương, lại phải chịu cảnh ăn lông ở lỗ mờ mờ mịt mịt, bị muôn thú dữ đe dọa.
Lúc ấy Đức Phật Mẫu mới dùng hai khí Âm Quang và Dương Quang kết hợp lại với nhau tại Kim Bồn, tạo nên 10.000.000 chơn hồn mang hình hài loài người gọi là 100 Ức Nguyên Nhân. Một ức = 100.000.
Các chơn hồn này lại được hấp thu một điểm ánh sáng vi diệu của Cội Đạo, để làm phần Linh Tánh sáng suốt của các chơn hồn ấy, phần này được gọi nhiều tên khác nhau như điểm sáng Thiên Lương, Phật Tánh, Chân Như, Thiên Tánh.
Các Nguyên Nhân được cho nhập trần gian vào các bào thai của các Hóa Nhân để độ duyên sau này dạy dỗ loài người trở nên thiện lương, thông minh, sáng suốt.
Mở tiếp một thời kỳ mới của vũ trụ là Tam Tài gồm Thiên – Địa – Nhân.
Tất cả mọi sự tồn tại từ hữu vi đến vô vi, mang nơi mình một điểm sáng thiên lương của Cội Đạo – Thái Cực Quang đều được chia chung thành 8 cấp độ tinh tấn gọi là Bát Đẳng Chơn Hồn là:
- 1. Phật Hồn
- 2. Tiên Hồn
- 3. Thánh Hồn
- 4. Thần Hồn
- 5. Nhân Hồn
- 6. Cầm Thú Hồn
- 7. Thảo Mộc Hồn
- 8. Vật Chất Hồn
Phật Hồn là hoàn toàn trọn lành trong sạch, vô ưu vô tư chẳng nhiễm bụi trần, hoàn toàn hòa vào với Đạo.
Một cách ngắn gọn, quá trình hình thành của vũ trụ trải qua các giai đoạn:
– Khởi nguyên: từ trong khí Hư Vô phát sinh ra một khối năng lượng ánh sáng vĩ đại, gọi là khối Thái Cực Đại Linh Quang. Lúc này, vũ trụ vẫn chưa có sự vật chi ngoại trừ khối Thái Cực hay cội Đạo.
– Thời kì Hỗn Độn: lúc bấy giờ, hai chất khí Âm Dương còn hỗn độn, chưa phân định. Kết thúc thời kì này, hai chất khí Âm Dương cùng với năng lượng thanh nhẹ và trọng trược mới được phân định. Trời Đất cũng được phân định rõ ràng.
– Thời kì Hoá Sinh: có Trời Đất thì vạn vật bắt đầu sinh sôi. Các sự vật, sự việc biến hóa từ dạng vật chất sang dạng thảo mộc, cầm thú… rồi sinh sản thêm ngày càng đông đúc. Ở thời kì này, thuỷ tổ loài người hay còn gọi là Hoá Nhân xuất hiện.
– Thời kì Tam Tài: Đức Từ Mẫu cho các Nguyên Nhân nhập trần để dạy dỗ các Hoá Nhân trở nên thiện lương, thông minh sáng suốt, nên đã mở ra thời kì mới gọi là Tam Tài bao gồm Thiên, Địa, Nhân. Sau đó, 8 cấp độ tinh tấn của linh hồn bao gồm Vật Chất Hồn, Thảo Mộc Hồn, Cầm Thú Hồn, Nhân Hồn, Thần Hồn, Thánh Hồn, Phật Hồn cũng được hình thành.
[fb_vid id=”495268134733280″] https://fb.watch/8RoYqlvtcv/* Tam giới
Từ thuở Hỗn Độn sơ khai, vũ trụ phân chia thành những khu vực, cõi giới, gồm có
Thượng Giới
– Được chia thành chín tầng lớp không gian từ thanh tịnh tinh khiết nhất, gần với Thái Cực nhất cho đến gần với các tinh cầu hữu hình gọi là Cửu Trùng Thiên, gọi tắt là Cửu Thiên tức là chín tầng trời. bao gồm:
- Thanh Thiên
- Huỳnh Thiên
- Xích Thiên
- Kim Thiên
- Hạo Nhiên Pháp Thiên
- Phi Tưởng Diệu Thiên
- Tạo Hóa Huyền Thiên
- Hư Vô Cao Thiên
- Hỗn Nguyên Thượng Thiên.
– Trong Cửu Thiên lại có Tam Thập Lục Thiên, là 36 cõi Thiên Giới nằm rải rác đan xen lẫn nhau trong khắp Cửu Thiên.
Trung Giới
– Được chia thành bốn khu vực theo bốn phương nên gọi là Tứ Đại Bộ Châu gồm:
- — Tây Ngưu Hóa Châu
- — Đông Thắng Thần Châu
- — Nam Thiệm Bộ Châu
- — Bắc Câu Lưu Châu
– Trong đó Tây Ngưu Hóa Châu là tinh tấn nhất, lành nhất trong bốn cõi, khắp nơi là cảnh thanh bình yên tịnh, muôn sinh sống hòa đồng với nhau gần giống với các cõi nơi Thượng Giới, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc về danh quyền, phúc lộc.
– Đông Thắng Thần Châu thì chúng sinh nơi này có sự tu tập, bớt đau khổ hơn so với chúng sinh nơi cõi Nam Thiệm Bộ Châu, tuy nhiên chấp niệm vẫn còn rất nhiều về gia đạo và danh lợi quyền, một dạng Đạo cũng muốn mà đời cũng chuộng đó vậy.
– Nam Thiệm Bộ Châu là cõi hỗn loạn, thiện ác đủ đầy mọi sự, chúng sinh nơi này khó lòng từ bỏ các chấp niệm của mình nên họ thường nhìn thấy sự khổ não vô cùng trong sự tồn tại của mình. Nhưng mà, họ vẫn còn hạt giống thiện lành để hồi hướng về Chân Thiện Mỹ. Địa Cầu chúng ta đang sống thuộc khu vực Nam Thiệm Bộ Châu, có Thái Dương Hệ, có mặt trời soi sáng ấm áp.
– Bắc Câu Lưu Châu là cõi nặng nề, thiếu ánh sáng, các cõi giới nơi này được xem là nơi cư ngụ của các tà linh ác thú. Phần lớn U Minh Giới đều trực thuộc khu vực Bắc Câu Lưu Châu này. Chúng sinh trong cõi này và các cõi Hạ Giới trực thuộc đều rất khó tu tập, do chấp niệm nặng nề vào các sự tham sân si đầy đau khổ.
Hạ Giới
Gồm có 72 tinh cầu lớn gọi là Thất Thập Nhị Địa và 3000 tinh thể lớn nhỏ khác nhau gọi là Tam Thiên Thế Giới. Tất cả 3072 tinh cầu, tinh thể này nằm rải rác khắp bốn phương, trực thuộc Tứ Đại Bộ Châu.
* Thất Thập Nhị Địa Giới
– Thất Thập Nhị Địa Giới hay gọi tắt là Thất Thập Nhị Địa, là 72 cõi Địa Hoàn thuộc Hạ Giới tư thuở ban sơ vũ trụ. Các cõi Địa Hoàn này, còn được gọi là Địa Cầu hay Tinh Cầu. Là các cõi giới hữu hình mắt thường có thể nhìn thấy được.
– 72 Địa Giới này được đánh số thứ tự từ Đệ Nhất Địa Cầu cho đến Đệ Thất Thập Nhị Địa Cầu. Sự tinh tấn, thanh nhẹ giảm dần cho đến trọng trược từ Đệ Nhất Địa Cầu cho đến Đệ Thất Thập Nhị Địa Cầu.
– Các Địa Cầu này, tuy tồn tại hữu hình, nhưng cảnh giới lại thuộc về cá nhân riêng biệt, chẳng chúng sinh nào của địa cầu 1 có thể nhìn thấy chúng sinh của địa cầu 2 bằng mắt thường phàm tục.
Tức là dù cho trình độ khoa học kỹ thuật tinh tấn vô cùng hiện đại thì chúng sinh các địa cầu này hoàn toàn không thể nhìn thấy nhau, giao tiếp với nhau trên phương diện sắc tướng hữu hình. Ta tạm hiểu giống như kiểu cùng tồn tại trong vũ trụ nhưng ở các chiều không gian song song với nhau, hoàn toàn độc lập riêng biệt.
– Chúng ta đang ở là Địa Cầu số 68, gọi là Đệ Lục Thập Bát Địa Cầu. Phương vị ở hướng Nam vũ trụ pháp giới, thuộc khu vực Nam Thiệm Bộ Châu, có Thái Dương Hệ, có mặt trời soi sáng ấm áp.
Các Địa Cầu số 69, 70, 71, 72 ở khu vực Bắc Câu Lưu Châu, vì khí ô trược nặng nề, đầy dẫy âm khí thiếu dương khí mà các cõi Địa Cầu ấy không có sinh vật sống hữu hình sắc tướng. Chỉ có chúng sinh hữu tình vô sắc tướng, thuộc dạng linh thể, âm linh cư trú mà thôi.
Các Địa Cầu từ 67 trở lên tới Địa Cầu số 1 thì sự tinh tấn cả về trí thức tinh thần, lẫn thần thông đều hơn hẳn chúng ta ở cõi này. Phải tu tập tinh tấn thì mới chuyển sinh về các cõi ấy.
– Đường đi của một chân hồn muốn trở về Cội Đạo, Đào Nguyên thì phải trải qua trăm muôn ngàn kiếp, nếm trải những khổ đau, ngọt bùi của thế tục thường tình. Qua bao sự khổ thì tinh thần, ngộ tính ngày một gần hơn với Đức Thiên Lương, Phật Tánh bên trong mỗi người. Người nào có phước đức thiện nghiệp nhiều hơn ác nghiệp thì chuyển sinh luân hồi theo con đường 72 Địa Cầu này, cứ vậy mà tinh tấn lên mãi.
– Đứng bậc đế vương nơi địa cầu 68 này, cũng chỉ như người bình thường ở Địa Cầu 67. Đứng bậc đế vương ở địa cầu 67 cũng chỉ như người bình thường ở Địa Cầu 66… cứ như thế, cho đến khi Chân hồn chuyển sinh vào tam Thiên Thế Giới, rồi lại vào 4 Đại Bộ Châu, rồi lên Tam Thập Lục Thiên. Tu thêm nhiều nữa, cho thật thanh tĩnh, thuần lương thanh tịnh, thiên chân đủ đầy, giác ngộ, thiện hành viên mãn tròn đầy chẳng còn vướng bụi trần. Khi ấy mới nhập vào Niết Bàn, về Bạch Ngọc Kinh, Cực Lạc Thế Giới, Đào Nguyên vậy.
– Mỗi Địa Cầu có một Đức Thiên Đế, hay được gọi với tôn danh là Đức Hoàng Thiên cai quản toàn bộ chúng sinh cả hữu hình lẫn vô hình sinh tồn nơi Địa Cầu ấy.
– Về phần mặt đất, núi non, rừng thẳm nơi Hạ Giới của Địa Cầu, sẽ có một Đức Hậu Thổ cai quản toàn bộ sự sống nơi mặt đất. Đức Hậu Thổ này, thường được gọi thân mật là Đất Mẹ, Mẹ Thiên Nhiên, Thanh Lương Địa Bồ Tát vậy.
– Mỗi khu vực như là Châu Lục, Quốc Gia, Tỉnh, Huyện, Thị Xã, Phường Ấp, Gia Trạch sẽ có một hoặc nhiều vị Chánh Thần cùng cai quản.
– Hệ thống sông ngòi, suối, kênh, rạch, ao hồ, biển cũng có các vị Thủy Thần cai quản chúng sinh sống nơi Thủy Vực của mình.
* Sự chuyển mình của Địa Cầu
Tùy vào sự tinh tấn, hoặc là tha hóa của chúng sinh nơi mặt Địa Cầu mà Địa Cầu sẽ chia thành các giai đoạn Sinh Trụ Hoại Diệt.
- – Giai đoạn Sinh, khắp nơi sự sống sẽ được sinh sôi, đơm chồi nảy lộc. Sự sống này phát triển mạnh mẽ, hướng đến đời sống sung túc no ấm.
- – Giai đoạn Trụ là giai đoạn chúng sinh đầy ắp khắp nơi. Sự sống muôn hình vạn trạng. Từ đó mà nảy sinh các sự xung đột của việc tranh giành quyền lợi trong cuộc sống vì các tài nguyên thiên nhiên hạn hữu.
- – Giai đoạn Hoại là giai đoạn các sự tranh giành ngày càng gia tăng đến cùng cực, bởi các mâu thuẫn giành tài nguyên hạn hữu leo thang đỉnh điểm.
- – Giai đoạn Diệt là các sự tranh giành ấy dẫn đến diệt vong hàng loạt để Địa Cầu tự tái tạo lại môi trường sống trù phú như thuở ban đầu ít có các loài động vật và con người.
4 giai đoạn ấy diễn ra trong khoảng thời gian dài được gọi là Chuyển, tức quá trình chuyển biến trở mình thay đổi của Địa Cầu. 1 Chuyển sẽ có đầy đủ 4 giai đoạn Sinh Trụ Hoại Diệt.
– Mỗi một Chuyển có 36.000 năm, chia thành 3 Nguyên là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi Nguyên như thế là 12.000 năm vậy.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng trong 1 Chuyển thì
- Thượng Nguyên là giai đoạn Sinh – Trụ
- Trung Nguyên là giai đoạn Trụ Hoại
- Hạ Nguyên là Hoại Diệt
Sau khi Diệt xong kết thúc 1 Chuyển, sẽ bước qua 1 Chuyển mới với mốc Thượng Nguyên là Sinh – Trụ.
– Hiện tại, Địa Cầu chúng ta đang ở có nền văn minh thuộc giai đoạn Hạ Nguyên Tam Chuyển bước sang Thượng Nguyên Tứ Chuyển.
Nền văn minh của loài người nơi mặt Địa Cầu này, đã tồn tại sắp hết 3 Chuyển, tức khoảng chừng 108.000 năm.
– Nhìn lại lịch sử nhân loại qua nghiên cứu di tích khảo cổ, loài người cũng chỉ mới hé lộ được chừng vài chục ngàn năm văn minh trước đây.
– Theo điển tịch được lưu truyền tới nay của một số kinh sách các tôn giáo thì các vị vĩ nhân người ta có thể biết được nhiều thông tin cũng chỉ khoảng 5000 năm trở lại đây. So với con số 108.000 thì thật là nhỏ bé vô cùng vậy.
– Trong giai đoạn Hạ Nguyên bước sang Thượng Nguyên, tức là hoại diệt những cái cũ không còn phù hợp nữa, bước sang sự sinh trụ những cái mới cấp tiến, tinh tấn và phù hợp với sự tiến hóa của Địa Cầu vậy. Mỗi lần hoại diệt như thế, Địa Cầu sẽ có đại diệt xảy đến bởi thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Một lượng rất lớn chúng sinh sẽ bị hoại diệt, thường là khoảng 9/10 phần. Chỉ còn 1/10 mà thôi, lúc ấy Địa Cầu sẽ dần phục hồi lại để tất thảy các sự sống còn lại ấy có thể sinh tồn phát triển tốt nhất có thể.
* Vũ trụ hiện tại
Về số lượng các cõi giới thuộc Tam Giới chỉ là con số ban đầu của thuở sơ khai khi vũ trụ mới hình thành. Về sau này, theo thời gian, không gian thay đổi ngày càng mở rộng vô cùng vô tận, các tinh cầu bị hủy diệt, tái tạo, rồi kết tụ thành các tinh cầu mới… thêm nữa là việc kiến tạo các cõi giới đặc biệt ở Trung Giới và Thượng Giới bởi thệ nguyện, ý niệm, lực tinh thần mãnh liệt của những chơn hồn có tu tập tinh tấn cao làm cho vũ trụ ngày nay hàng hà sa số, thiên biến vạn hóa vô cùng chẳng thể nghĩ bàn.
– Mỗi cõi của Tam Giới lại có hằng hà sa số cõi giới, cảnh giới lớn nhỏ khác nhau, đều có sự tinh tấn, vận hành hoạt động khác nhau. Mỗi cõi như thế, đều có một hoặc nhiều vị Chánh Thần cai quản. Chư vị cai quản các cõi giới ấy đều là những chân hồn có sự tinh tấn cao, có ý chí mãnh liệt, mạnh mẽ, có lòng từ bi bao la quảng đại, vì gìn giữ sự vận hành các cõi giới được ổn định, không bị loạn động mà tồn tại.
* Chúng sinh trong Tam Giới
– Chúng sinh không có thân xác hữu hình, chỉ là kết tinh của khí chất thanh nhẹ và ánh sáng thì có thể hòa hợp với khí chất tinh khiết trong sạch của cõi Thượng Giới, nên có thể lưu chuyển, an trú nơi Thượng Giới, lại có thể giáng hạ vào hai cõi Trung Giới, Hạ Giới tùy ý nguyện.
– Chúng sinh có thân xác hữu hình nặng trược thì sinh tồn ở Hạ Giới.
– Chúng sinh không có thân xác hữu hình, lại không đủ tinh khiết tinh tấn để nhập vào Thượng Giới thì tồn tại ở Trung Giới vậy.
Khi một chân hồn ở Trung Giới ám nhập trực tiếp vào một cá thể nào đó ở Hạ Giới, thì gọi là chân hồn ấy nhập nhằng giữa hai cõi Âm Dương, dễ gây rối loạn âm dương.
Khi thân mạng mất đi
— Chơn hồn nào đã có sự tu tập tinh tấn, buông xả chấp niệm tiêu cực sẽ được siêu sinh về Thượng Giới với các quả vị Thần Thánh Tiên Phật.
— Chơn hồn nào chuyển sinh tiếp tục đến Hạ Giới cư ngụ còn được gọi là đầu thai chuyển kiếp.
— Chơn hồn nào thiếu tinh tấn, thiếu tinh khiết thanh tịnh thì không thể hòa nhập vào Thượng Giới được, sẽ chuyển sinh thành một dạng tồn tại nơi Trung Giới. Nếu chơn hồn ấy ám nhập trực tiếp vào một cá thể nào đó ở Hạ Giới, thì gọi là chơn hồn ấy nhập nhằng giữa hai cõi Âm Dương, dễ gây rối loạn âm dương.
– Mỗi cõi của lại có hàng hà sa số cõi giới, cảnh giới lớn nhỏ khác nhau, có sự tinh tấn, vận hành hoạt động khác nhau. Mỗi cõi như thế, đều có một hoặc nhiều vị cai quản. Chư vị cai quản các cõi giới ấy đều là những chơn hồn có sự tinh tấn cao, có ý chí mãnh liệt, mạnh mẽ, có lòng từ bi bao la quảng đại, vì gìn giữ sự vận hành các cõi giới được ổn định, không bị loạn động mà tồn tại.
* Sự tồn tại tương quan giữa Trung Giới và Hạ Giới
Phần chia sẻ này ở góc độ nhìn về sự tồn tại ở Trung Giới, và ở Trung Giới nhìn về Hạ Giới. Hoặc là người nào có từng ngủ mơ thấy mình đi đó đây, ngó thấy cảnh vật giống với cuộc sống bình thường nhưng sao tối thui, ít khi thấy ánh sáng, hoặc là sao cảnh vật có vẻ trơ trọi ít có đồ vật, nhưng mà cây cối thì lại um tùm.
– Trước tiên, để giải thích rõ ràng và dễ hiểu, chúng ta cần hiểu rằng Trung Giới ở Hạ Giới và Hạ Giới là hai cõi giới hoàn toàn khác nhau, tạm hiểu như là hai thế giới song song cùng tồn tại ở một vùng không gian và thời gian vậy. Các sự tồn tại của hai cõi này có thể tương tác qua lại với nhau theo nhiều cách thức khác nhau, thường là bằng niềm tin và cảm ứng.
– Sự vận hành ngày đêm, sáng tối của cõi Trung Giới ở Hạ Giới, cũng theo khung giờ 24 tiếng một ngày, luân chuyển nhật nguyệt sáng tối. Thông qua ánh sáng mặt trời ban ngày thì ở Trung Giới có thể nhìn thấy các sự tồn tại ở cả Trung Giới lẫn Hạ Giới dễ dàng. Ở trong khu vực không có ánh sáng mặt trời chiếu rọi tới, hoặc là ban đêm thì không thấy được ánh sáng, chỉ toàn bóng tối. Có thể thấy mờ ảo khi có ánh trăng sáng.
– Tất cả những vật có thể tạo nên năng lượng sinh nhiệt thì có thể phát ra ánh sáng ở Trung Giới thấy được trong bóng tối, như là ngọn lửa từ vật nào đó đốt cháy mà sinh nhiệt, nhang, đèn cầy, đèn dầu. Đèn điện dây tóc lẫn huỳnh quang đều không thấy tạo nên ánh sáng ở Trung Giới. Có thể một số loại đèn cao áp sinh nhiệt độ cao thì phát sinh được chút ánh sáng yếu ớt.
– Muôn loài đang sống ở Hạ Giới như là cây cối, côn trùng, động vật, và con người do đều phát nhiệt lượng và tâm tình rõ ràng nên có chút ánh sáng ở Trung Giới, có thể thấy được dù là trong bóng tối vẫn thấy. Các sự tồn tại mang tính chất thiên nhiên như dòng nước chảy, núi đồi, mặt đất và đá tảng, đá cuội có thể thấy mờ ảo trong bóng tối.
– Những người có tu tập nghiêm túc, hay có luyện pháp huyền vi, có luyện khí công điều khí vận khí rõ ràng, đạo đức cao trọng, tinh thần tinh tấn thì ở người ấy sẽ phát ra hào quang ánh sáng như một bóng đèn giữa không gian tối tăm nơi Trung Giới vậy. Người có tâm tà, luyện tà pháp yêu thuật thì khí quang u tối, ở Trung Giới chỉ thấy màu xám đen mà thôi, mờ mờ ảo ảo.
– Có những sự tồn tại ở Hạ Giới, nhưng ở Trung Giới thì không có, do khí lực của sự tồn tại ấy quá ít, quá yếu ớt vì là hợp chất như: vật dụng trong gia đình, quần áo, giày dép, bàn ghế nhựa, riêng đồ gỗ thì có thể thấy được. Nhà cửa thì nếu là nhà xây dựng lên lâu năm, đã hấp thụ được linh khí Thiên Địa và năng lượng sống của con người ở đó, thì thường khoảng hơn 10 năm có thể sẽ xuất hiện sự tồn tại ấy ở Trung Giới.
Ví dụ cụ thể
Một số trường hợp sự tương ứng giữa Hạ Giới và Trung Giới không giống nhau về không gian, như là một căn nhà 100 m2 ở Hạ Giới vị trí A.
– Có khi ở Trung Giới sẽ không thấy có căn nhà ở vị trí A đó. Hoặc là sẽ thấy căn nhà đó nhưng có diện tích nhỏ hơn 100 m2 khi căn nhà đó được xây dựng từ lâu với diện tích nhỏ, sau này mới cơi nới xây thêm mà ra diện tích 100 m2. Nhưng ở Trung Giới thì phần diện tích cơi nới, xây thêm này không có nhiều linh khí nên không tồn tại vậy.
– Hoặc là ở Trung Giới nhìn thấy kiến trúc nhà đó khác với hiện tại, do nhà cũ thì có khí lực tích tụ rất lâu nên ở Trung Giới mới thị hiện phần khí lực ấy. Còn nhà mới xây lại hay do sửa chữa mà có hình dáng hiện tại thì chưa có linh khí nhiều, nên ở Trung Giới không thấy được kiến trúc mới.
– Có khi ở Trung Giới lại thấy được không gian căn nhà A đó rộng hơn 100 m2 rất nhiều so với diện tích 100 m2 ở Hạ Giới. Việc này do nhà ấy hấp thụ được nhiều linh khí, không gian pháp giới được mở rộng nên sẽ thấy như thế. Khi ở Hạ Giới có thiết lập một pháp giới đặc biệt bằng các pháp huyền vi, thì ở Trung Giới sẽ thấy có một vùng không gian đặc biệt khác lạ nằm ở ngay vị trí Hạ Giới ấy.
Tam Giới Toàn Thư – 1799865076872720/1582707021921861/1676888702503692/1156923704500197/495268134733280/1750956268430268/1072358982956670
Hien Thidieu Nguyen add ơi, kiến thức này nằm ở Tam giới toàn thư quyển mấy vậy add?
TGTT Quý bạn có thể tìm đọc ở Tam Giới Toàn Thư 5 nè, bài viết Cội Đạo – Đạo Nguyên – Khởi nguyên vũ trụ
Kenny Lam sách này có thể thỉnh ở đâu vậy bạn
Hien Thidieu Nguyen bạn download app Cửu Thiên Toàn Chí trên google về, trong đó có các bài này, rảnh thì tha hồ mà đọc, hàm chứa bao la vũ trụ..học hoài hong có hết..
Hoa Ho Ad cho hỏi có một thuyết ghi rằng sau khi khối đại dương quang xuất hiện thì sinh ra thêm một khối đại âm quang nữa. Hai khối này là Đại từ phụ và đại từ mẫu của chúng sanh. Thuyết này đúng không?
TGTT Chào bạn, về sự xuất hiện của hai khối Dương Quang và Âm Quang thì là như vầy:
Hư Vô sinh Thái Cực. Hư Vô là không không, chẳng có gì. Thái Cực là khối ánh sáng huyền nhiệm vĩ đại, tạm gọi là Cội Đạo. Sau đó, Thái Cực phân ra Lưỡng Nghi là Dương Quang và Âm Quang. Đức Đại Từ Phụ chưởng quản khối Dương Quang. Đức Đại Từ Mẫu chưởng quản khối Âm Quang.
Đoàn Phúc An Hư Vô sinh Thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái
Thấu hiểu Bát quái sẽ thấu quy luật vận hành vạn vật.
Thu Nguyễn
Tứ tượng sinh bát quái
Bát quái định càn khôn
紫希 大道无形,生育天地 ,大道无情,运行日月 ,大道无名,长养万物 , 道根本从无到有,从有到空 。
Đại đạo vô hình , sinh dục thiên địa , đại đạo vô tình , vận hành nhật nguyệt , đại đạo vô danh , trưởng dưỡng vạn vật …
Tú Lê Còn black hole là gì trong tam giới ad
TGTT Bạn tìm mục từ Thông Đạo Tam Giới nhe
Quốc Khanh Chúng ta chỉ là hạt cát của vũ trụ này thôi
Trần Dương Nhựt Nhớ không lầm thì Tam Giới gồm Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới ?
Nguyễn Xà Lượng Trần Dương Nhựt em nghe nói 3 giới này là giới mà phật đề ra, còn giới ở trên là thuyết tam giới cửu thiên phân chia sinh vũ trụ này ( 1 cái nói về giới trong tâm, 1 cái nói về thế giới sơ khai)
Trần Dương Nhựt Nguyễn Xà Lượng Thanks bạn. Trước giờ mình chỉ biết Tam Giới là đề cập đến 3 cõi giới trên Thì ra mỗi trường phái, đạo có khái niệm Tam Giới khác nhau.
Huỳnh Đắc Nhân Lần đầu tiên đọc bài đầy đủ về Tam giới. Trước giờ các sách cứ viết chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
TGTT Đón xem những mục kế chi tiết về các cõi gới nhe
Vũ Ngọc Dũng
Cảm ơn ad đã chia sẻ bài viết để mình được hiểu sâu rộng hơn về bản thể chân như của muôn loài muôn vật từ thủa còn sơ khai, mông muội. Thật giá trị!
Phi Nguyen
Tu mất bao lâu mới về cõi thương giới được vậy
Đạo Ngọc
Phi Nguyen lâu mau do mình, chứ ai mà ấn định được đâu. Phật khi thọ ký cho chư vị thì căn cơ của họ cũng đã sâu dày tới mức độ nhất định nào đó rồi, lại thêm kiếp hiện tiền thì tinh tấn tu tập đúng chánh pháp, tin sâu nhân quả, hay như thế nào đó mới được nói trước như vậy. Chứ nói ước định khoảng thời gian thì 1 là xa vô cùng tận, 2 là chớp mắt liền thành – như Long Nữ thành Phật được nói trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh vậy.
Mai Lan
Cho hỏi bạn ơi. Mình đọc về thiên văn vũ trụ thì phát hiện vũ trụ này có hàng tỷ hành tinh. Chắc số hành tinh như địa cầu rất nhiều. Mà sao chỉ có 72 địa cầu vậy.
TGTT cái này ý nói về Hạ Giới nguyên thủy thuở mới xuất hiện thì có 72 địa cầu, về sau này vũ trụ mở rộng có nhiều cõi giới khác được tạo ra nữa
Tam Giới Khởi Nguyên Đồ
Thượng Giới
Gồm Tam Thập Lục Thiên nằm ở trong Cửu Trùng Thiên, hay còn gọi tắt là Cửu Thiên.
Trong hệ thống Đại La Thiên và Tam Thập Lục Thiên thì:
Đại La Thiên có Hư Vô và Tam Thiên Vị và Cửu Trùng Thiên là:
Hư Vô sinh Thái Cực.
Thái Cực biến Lưỡng Nghi là Dương Quang và Âm Quang.
Thái Cực và Dương Quang, Âm Quang gọi chung là Tam Thiên Vị.
Hư Vô thì có Đức Hồng Quân Lão Tổ chưởng quản.
Thái Cực và Dương Quang thì có Đức Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng chưởng quản.
Âm Quang thì có Đức Diêu Trì Kim Mẫu chưởng quản.
Từ khi Âm Quang và Dương Quang phân định rõ ràng thì Đức Diêu Trì Kim Mẫu dùng quyền năng của Người kết hợp hai khối năng lượng ấy lại tạo nên Tứ Tượng là Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm. Từ 4 tánh chất ấy lại kết hợp với Âm Quang và Dương Quang mà phân thành Bát Quái, sanh biến nên vũ trụ bao la vô cùng vô tận.
Đại La Thiên là trung tâm vũ trụ, ở đây có các cõi Thiên được gọi là Niết Bàn, được biết đến trong hệ thống Cửu Trùng Thiên với các tên gọi là:
Hỗn Nguyên Thiên gợi nhớ về khối năng lượng hỗn nguyên chưa có chi trong vũ trụ, mờ mờ mịt mịt ẩn tàng hai dòng năng lượng âm dương.
Hội Nguyên Thiên gợi nhớ về việc hai dòng năng lượng âm dương ấy va chạm nhau phát khởi nên ngôi Thái Cực vĩ đại vô cùng.
Hư Vô Cao Thiên gợi nhớ về việc sự hình thành vũ trụ bắt đầu phân định nên sự Có và Không.
Tạo Hóa Huyền Thiên gợi nhớ về việc Đức Phật Mẫu xuất hiện và tạo tác nên muôn vạn loại sinh linh trong vũ trụ.
Phi Tưởng Diệu Thiên gợi nhớ về sự vận hành vũ trụ là vi diệu vô cùng, không thể nghĩ bàn.
Hạo Nhiên Pháp Thiên gợi nhớ về tính thanh tĩnh, thuần khiết thường hằng, vĩ đại.
Kim Thiên đây là nơi giao nhau giữa Đại La Thiên và 35 cõi Thiên còn lại. Trong đó, 32 cõi Thiên chia đều 4 phương Đông Tây Nam Bắc mỗi phương là 8 cõi, phần đông là chư Thánh Tiên cư ngụ.
3 cõi Thiên ở gần nơi giao điểm của Kim Thiên là:
- Xích Thiên còn gọi là Ngọc Thanh Cảnh Đại Xích Thiên
- Huỳnh Thiên còn gọi là Thái Thanh Cảnh Thanh Vi Thiên
- Thanh Thiên còn gọi là Thượng Thanh Cảnh Vũ Dư Thiên
32 cõi thiên khác.
Địa Cầu chúng ta đang ở thuộc Nam Thiệm Bộ Châu, nên bài này chia sẻ thêm về 8 cõi Thiên thuộc hướng Nam và tôn danh của 8 vị Thiên Đế cai quản:
- Xích Minh Hòa Dương Thiên, Đức Thiên Đế Lý Cấm Thượng Chân
- Huyền Minh Cung Hoa Thiên, Đức Thiên Đế Không Dao Sửu Âm
- Diệu Minh Tông Phiêu Thiên, Đức Thiên Đế Trọng Quang Minh
- Trúc Lạc Hoàng Già Thiên, Đức Thiên Đế Ma Di Diệu Biện
- Hư Minh Đường Diệu Thiên, Đức Thiên Đế A Na Lâu Sanh
- Quan Minh Đoan Tĩnh Thiên, Đức Thiên Đế Úc Mật La Thiên
- Huyền Minh Cung Khánh Thiên, Đức Thiên Đế Long La Bồ Đề
- Thái Hoán Cực Dao Thiên, Đức Thiên Đế Uyển Lê Vô Diên
Trung Giới
gồm Tứ Đại Bộ Châu:
- Đông Thắng Thần Châu do Đức Trì Quốc Thiên Vương hộ trì
- Tây Ngưu Hóa Châu do Đức Quảng Mục Thiên Vương hộ trì
- Nam Thiệm Bộ Châu do Đức Tăng Trưởng Thiên Vương hộ trì
- Bắc Câu Lưu Châu do Đức Tỳ Sa Môn Thiên hộ trì
Hạ Giới
gồm 3072 Tinh tú và Địa Cầu:
Kế nữa là 3000 Thế Giới là các vì tinh tú lớn nhỏ khác nhau trong vũ trụ
Kế nữa là 72 Địa Cầu, mà trong đó hiện tại chỉ có 68 Địa Cầu là còn sự sinh sống dạng vật chất. 4 cõi 69 tới 72 chỉ còn sự tồn tại của chư linh, không còn sự sống ở dạng vật chất hữu hình nữa.
Tam Giới Toàn Thư 11 – 1701962759996286
Nguồn gốc chư Phật Tiên Thánh Thần
1600476543478242 – 1744066992452529