KINH VĂN HIỂU SAO CHO ĐÚNG?
(Bổ xung câu trả lời hôm qua TẠI SAO KHÔNG NÊN TỰ ĐỌC KINH ĐẠI THỪA? )
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 23/04/2020
— o0o —
Khi đức Phật thuyết pháp là vì có nhiều nhân duyên hay duyên cớ.
Cùng một Pháp hội mà hành Đại Thánh Thanh Văn ngẫn ngơ, như KINH HOA NGHIÊM thuyết đến đoạn Nhập Pháp Giới thì chỉ có hàng lợi căn Đại A-la-hán hiểu được chút phần.
KINH THẮNG MAN có thể nói là giảng dạy rất rỏ về A-la-hán của Phật Giáo. Tuy nhiên, Kinh nầy chỉ là sự đối đáp giữa Phật và Hoàng Hậu xứ Kasi. Cảnh giới nầy in hệt như Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ với Hoàng Hậu Vi-đề-hy. Cả hai Kinh ngài A-Nan không dự.
Đến thời KINH LĂNG GIÀ thì ngài Đại Huệ lại hỏi đức Phật về Nhị Thân kiến, 4 loại A-la-hán, v.v… nhưng người chưa đắc quả Sa môn, chưa có thần thông thì không thể dự hội nầy. Vì vậy, ngài A-Nan lúc đó đâu có ở đó mà lắng nghe hay sau này kết tập.
Các Kinh Đại Tập tuy vẫn giãng cho Vua Tần Bà Sa La, nhưng số Thanh văn hiểu Đạo lại rất ít.
Sang đến Đại Bảo Tích, Lăng Nghiêm Pháp Hoa, thì số Đại A-la-hán đã chuyễn tu theo Đại Thừa từ lâu.
Còn nhiều Kinh khác như KINH CỰC-LẠC hay bây giờ gọi là KINH A-DI-ĐÀ, đức Phật kêu riêng ngài Xá-Lợi-Phật nói, đâu có ai khác tham dự. TÂM KINH thì ngài Quán-Tự-Tại dạy riêng cho ngài Xá-Lợi-Phất.
KINH KIM CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT thì dạy cho ngài Tu-Bồ-Đề.
Tuy nhiên, theo KINH TỊNH PHẠN VƯƠNG BÁT NÊ HOÀN thì chư vị A-hầu-la, Nan-đà, A-Nan đều có thần thông, bay về thăm, há chẳng phải đã chứng Đạo rồi sao?
Pháp hội Lăng Nghiêm đã nói chư vị Thanh văn, kể cả ngài A-Nan đã chứng Kim-Cang Tam-Muội, chớ nào phải đâu chờ đến khi đức Đại Ca Diếp giáo ngài A-Nan mới đắc quả A-la-hán!
Duyệt qua những điều trên, CHÚNG TA CÓ THỂ ĐƯA RA KẾT LUẬN là
1) phận vụ của ngài A-Nan chỉ CHO PHÉP ngài kết tập những mẫu chuyện ngoại Đạo đến chất vấn đức Phật.
2) Những pháp-môn quyền biến mà đức Phật chỉ dạy hàng A-la-hán ngoại Đạo nhập Diệt tận Định hay
3) khuyến dụ họ tu để chứng Tứ Quả Sa-môn,
4) được triển khai dựa theo tâm thức thấp kém của ngoại Đạo,
5) Vì thế, dễ hiểu hơn Kinh văn Đại-Thừa.
Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi trụ thế thêm 450 năm sau khi đức Phật thị hiện nhập Đại Bát Niết Bàn, xả Ứng thân vào năm 483 trước Công Nguyên hay Tây lịch. KINH VĂN-THÙ-SƯ-LỢI BÁT NIẾT-BÀN đã nói rõ NHIỆM-VỤ KẾT TẬP KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA là do Ngài đãm đương. Vì sao? – Vì có ai có khả năng nầy ngoài Ngài?
Vì thế nói Kinh điển Đại Thừa có vào khoảng thời Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) cũng không có gì sai.
600 vị Bồ Tát, trong đó có 500 Tiên nhân được ngài Văn-Thù-Sư-Lợi giáo hóa, hiển nhiên có mặt trong Đại hội nầy là điều hiển nhiên. Chính ngài Mã Minh đã soạn SỰ SƯ NGŨ THẬP TỤNG (tức 50 BÀI KỆ VỀ BẬC ĐẠO SƯ) thời nầy. các kệ tán Pháp Thân của ngài Văn-Thù-Sư-Lợi, các kệ phát nguyện của chư Bồ-Tát làm phương châm tu cho chúng sanh căn tánh Đại-Thừa cũng được diễn nói thời bấy giờ.
Do có sự tập hội của 600 Bồ Tát đã CHO PHÉP CHÚNG TA KẾT LUẬN rằng Kinh văn Đại Thừa đã ra đời CÓ HỆ THỐNG HÓA cho chúng-sanh ngu muội ngày sau tu học, KHÔNG PHẢI LÀ VÔ LÝ. Trước đó thì các Bộ Chúng Vua Quan, Trưởng giả, Cư sĩ, Bà-la-môn giữ kín những gì đức Phật thuyết cho riêng họ để tự tu tự chứng.
Còn Kim-Cang Đại-Thừa Giáo đã được ngài Kim-Cang Thủ truyền lại cho các hàng Vua Chúa, đứng đầu là Vua Indrabhuti.
Kinh văn của Du-già Tối-thượng (Anuttarayoga Tantra) và Câu Sanh Khởi Thừa được ngài Kim Cang Thủ hiện ra dưới hình tướng là Vajrasattva (Kim-Cang Tát-Đỏa) và ngài Văn Thù Sư-Lợi hiện thân thành Vajradhara (Chấp Kim Cang) truyền trao cho Long Vương, Thiên Vương…và một phần cho Vua Indrabhuti và hoàng tộc. Guhyasamaja Tantra (Bí-Mật Tập Hội Kinh), Candamaharosana Tantra, Hevajra Tantra, v.v… đã được triển khai thành văn bản vào thời nầy, nhưng chỉ là những điểm toát yếu, vì vậy cần có các bậc Kim-Cang Đạo-Sư, Thâm hành Đại A-Xà-Lê chỉ dạy trong các trường Đại học Phật giáo, Hoàng cung, các danh gia vọng tộc. Không truyền ra cho quảng đại quần chúng.
Đức Liên Hoa Sanh là con nuôi của vị Vua nầy. Ngài sanh 12 năm sau đức Phật nhập Đại Bát Niết Bàn và đã truyền bá rộng Kim-Cang Đại-Thừa Giáo ở Pakistan, Bắc Ấn dưới nhiều tôn danh khác nhau.
Các Hoàng Tử và các Công Chúa của Vua Indrabhuti nắm giữ toàn bộ Kinh văn của Kriya, Carya và Yoga, gọi tóm là Thuần Mật, Tạp Mật và Du Già Mật, rộng truyền khắp Pakistan, Afghanistan, Iran, Trung Á, và toàn xứ Ấn Độ. Vì sao lưu hành dễ? – Vì quan niệm tình dục khá phổ thông nên người tu chấp nhận dễ hơn các nước theo Khổng Nho hủ bại!
Ngài Huyền Tráng không mang kinh văn của Kim-Cang Đại-Thừa Giáo về Trung Quốc.
Ngài Thiện Vô-Úy là vì Vua, chính ngài đã đem KINH ĐẠI NHỰT và nhiều Mật-điển sanh Trung Quốc vào thế kỷ thứ VIII. Nhưng không hề mang theo mật-điển của Du-già Tối-thượng (Anuttarayoga Tantra) và Câu Sanh Khởi Thừa. Ngài Kim Cang Trí và Bất Không Trí cũng vậy.
Xem lại:
TẠI SAO KHÔNG NÊN TỰ ĐỌC KINH ĐẠI THỪA?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 22/4/2020
Anh Chieu Ngồi học muỗi cắn quá, con muỗi đúng chướng duyên. Cho nó bụng máu rồi mà cũng ko chịu đi , tu với muỗi thiệt khó 🙁
Pram Nguyen con nói, “kiếp trước vơ vét của dân chưa biết tội sao? hãy quy y Tam bảo!”. Rồi đập nó 1 phát chết liền!
Liên Hoa Tự Tánh Chú nói quả thật là thẳm thâm vi diệu ????????
Ngọc Huy Pram Nguyen con đợi câu này lâu rồi ạ ????
Chí Long Nguyễn Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nam Mô Diên Mệnh Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nguyễn Lê Minh Đức Trong tác phẩm : Hành Trình Về Phương Đông có đoạn Đạo sĩ Ấn Độ bảo phép Yoga hay gọi là du-già là phép tu cổ xưa do thần Siva truyền dạy, yoga bây giờ là 1 phần rất nhỏ của yoga cổ.
Lúc đó con cứ tưởng yoga là của ngoại đạo Bà Là Môn,
Vậy Du-già tối thượng Của Phật Pháp khác như thế nào so với yoga mà trong tác phẩm ấy nói ạ?
Pram Nguyen Yoga quả có 4 loại có từ ngàn xưa. Pháp Du già của Như Lai là hiệp nhứt cùng Bổn Tôn, tức thân thành Phật. Còn pháp du già của ngoại Đạo là tìm về với các vị Thần tối cao như Shiva, Narayana, Brahma. Trên căn bản giống nhau về Pranayama và các giới cấm khi tu; nhưng phương tiện thì khác nhau, đưa đến đạo quả khác nhau. Du già của ngoại Đạo hay Thần Tiên học đều vướng vào ngã và ngã sở, nên hết phước các vị Sri hay Tiên gia phải sa đọa.
Nguyễn Lê Minh Đức Pram Nguyen dạ, biết được kiến thức này con tự nhiên thấy rưng rưng trong người, rất vui, cảm xúc rất khó tả????????. Con tạ ơn chú
Minh Tú Dương Càng đọc càng mở rộng là tại sao nhiều người khi tụng kinh họ buồn ngủ hay kg thích .cũng chính là do căn cơ của từng ng tu và con cũng cám ơn nay con biết ngài Kim Cang Thủ và vai trò của ngài to lớn như thế nào trong truyền bá kinh sách Đại Thừa của Đức Thích Ca Mầu Ni .con xin tri ân và tán thán công đức của bậc A Xà Lê .Thiện tri thức đã cho con hiểu rõ hơn về Ngài Kim Cang Thủ mà cô cháu gái đã được diện kiến ngài .
Pram Nguyen Vì thế, nó xứng đáng nhận giáo lý từ đức Liên Hoa Sanh.
Minh Tú Dương Pram Nguyen dạ Th