Làm sao để kết duyên lành với một vị thầy đáng kính?
Có nhiều Phật tử mới tu, họ hỏi tôi như vậy :
Là không biết làm cách nào để kết duyên lành với một vị Thầy đáng kính, để nhiều kiếp sau mình có thể gặp lại Thầy ấy, hay ngay trong kiếp này có thể gặp nhau nhiều hơn, dài hơn và lâu hơn…….
Vấn đề này thì cũng đơn giản thôi quý vị ạ.
Các vị có thấy ở những nước Phật giáo Nam Tông, như Thái Lan hay Lào, Sri Lanka,…..
Thì mỗi buổi sáng các sư hay ôm bình bát đi khất thực,…..
Đây cũng gọi là đi hóa duyên, nghĩa là gieo duyên để sau này gặp lại nhau mà hóa độ.
Khi các sư ôm bình bát đi trên đường vậy, hễ chúng sinh nào bỏ vào bình bát của các Thầy, dù chỉ là một món đồ ăn rất nhỏ như nắm cơm, bịch chè, hay cái bánh, gói xôi,……
Thì chính là đang gieo duyên lành để kết duyên với vị Thầy đó rồi…..
Các vị biết, mỗi một người mà quý vị gặp được trong đời hiện nay, đặc biệt là những người trong gia đình, hay những người hàng xóm láng giềng, hay những người làm cùng cơ quan, tu cùng đạo tràng, ……
Đều là những người đã rất có duyên với quý vị trong nhiều tiền kiếp rồi….
Chứ nếu không có gieo duyên với nhau, thì sẽ không thể nào gặp nhau được đâu quý vị ạ.
Giống như khi các vị đi trên đường phố, nhìn thấy phố xá thì đông người, nhưng các vị tìm thử được mấy người quen mấy người thân trên đường.
Đây gọi là gặp nhau nhưng không hay ít có duyên với nhau.
Do đó, cách tốt nhất để các vị kết duyên với một vị Thầy mà mình kính trọng nào đó.
Chính là quý vị hãy nên giúp đỡ, trợ duyên cho vị Thầy ấy trong các công việc Phật sự, hoặc đơn giản nhất chính là việc cúng dường Thầy ấy.
Chỉ cần vị Thầy ấy mà nhận của quý vị càng nhiều sự giúp đỡ, thì cái duyên nó sẽ kết càng lâu, càng bền,… Nếu việc giúp đỡ mà có thêm tình nghĩa sâu đậm, hay đặt sự kính trọng nhiều trong ấy nữa, thì duyên kết sẽ càng bền vững hơn nữa.
Nhưng thường thì một vị Thầy tu chân chính, sẽ rất ít nhận vật thực cúng dương.
Vì nhận nhiều mà tu không tốt, thì thành ra sẽ mắc nợ người tín thí.
Điều này sẽ không tốt một tí nào cả.
Do đó, các Thầy thường hưởng cái của cúng dường rất ít, sau đó phải phân tán của cúng dường ra cho cả đại chúng dùng.
Như lo các công việc của chùa, dùng tiền ấy để trang trải các chi phí ở chùa như sửa sang chùa, tiền điện, tiền nước, tiền cơm, rau,….
Nếu còn dư nhiều thì đi làm các công việc thiện sự, Phật sự,…..
Nhưng dù các Thầy có dùng ít của quý vị cúng, nhưng có nhận thì duyên nó sẽ kết càng lâu, càng bền…..
Bản thân tôi cũng thế, nếu tôi thấy vị Thầy nào tu có đức độ có trí tuệ, thì tôi sẽ cúng các vị ấy nhiều hơn, để kết duyên lành với vị ấy trong vô lượng kiếp về sau.
Còn những vị tu khác, tôi cũng cúng dường, dù ít hơn, nhưng hễ có tu thì tôi sẽ gieo duyên.
Thậm chí với những người nghèo khổ hay ăn xin, khốn khó, …..
Tôi vẫn tu tập pháp bố thí cho họ, để kết duyên lành, mà trong kiếp này hay nhiều kiếp sau, tôi sẽ gặp lại họ để hướng dẫn họ tu hành.
Đây gọi là gieo duyên để hành Bồ Tát đạo.
Quý vị hãy nhìn lại cả quảng đời tu của mình cho đến bây giờ.
Mình đã gieo duyên được với ai chưa?
Nếu các vị muốn gặp được Phật Pháp trong nhiều kiếp sau nữa để tu hành.
Thì hãy cố gắng gieo duyên với nhiều người tu, đặc biệt là những vị tu có đức độ.
Hay nói rộng hơn nữa, là các vị phải bỏ công bỏ sức ra để truyền bá Phật Pháp, ủng hộ Phật Pháp, cúng dường rất nhiều chùa, làm rất nhiều các Phật sự, rồi cả bản thân mỗi ngày đều phải siêng năng trong các thời khóa công phu tu tập, như lễ Phật, ngồi thiền, tụng kinh, sám hối, trì danh hiệu Phật, trì thần chú, ……
Thời gian rảnh thì hay đọc kinh, nghe pháp, gặp gỡ bạn đạo, nói chuyện Phật pháp,….
Đây là các cách thức để quý vị tạo thiện nghiệp trong Phật pháp, giúp kết cái duyên lành với Tam Bảo.
Khi các yếu tố trên được kết hợp, thì không những trong kiếp này mà nhiều kiếp về sau.
Quý vị sẽ gặp được rất nhiều quý Thầy tu tốt, rồi luôn gặp được Phật Pháp, để tiếp tục hành trình tu tập cho tới ngày đạt đạo.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Xem thêm tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –
Xem thêm:
- Tầm quan trọng của Vị Thầy Tâm Linh
- Ai sẽ là Vị Thầy hướng dẫn cho bạn?
- Cách tôi đi tìm 1 vị Thầy tâm linh
- Người mãi là Vị Thầy Cao Quý Nhất của con – thưa Thầy!
- Lời dạy của chư Đạo sư
- 50 BÀI KỆ VỀ BẬC ĐẠO SƯ
- Câu chuyện: Tâm thức giác ngộ của vị Thầy
- 5 lần thử thách trong mộng- Đức Diêu Trì Kim Mẫu thử thách 1 vị Thầy tâm linh