LÀM SAO NHẬN BIẾT MỘT NGƯỜI TU CHÂN CHÁNH?
Sọan giả Pram Nguyen
Ngày 29/03/2020
— o0o —
Không phải ai cũng nhận biết được một người chân tu.
NGƯỜI TẠI GIA tu-hành chân-chánh theo định nghĩa của nhà Chùa và phần đông tín-đồ Phật-giáo được quan niệm là người:
1) Đi chùa thường xuyên, vâng nghe lời Tăng/Ni giảng giải
2) Làm công quả hằng tuần
3) Ăn chay trường
4) Tụng Kinh, đọc Thần Chú mỗi ngày
5) Niệm Phật làm thường khóa
6) Bố thì và phóng sanh
SỰ THẬT CÓ PHẢI VẬY KHÔNG?
_______________________________
1) Nếu đi Chùa mà trang điểm thanh lịch thì Thầy thích, Cô thương, chuyện lớn chuyện nhỏ đều giao cho, thật hảnh diện vô cùng… lần hồi mến Thầy, thích Cô. Mến thích thì vâng nghe không nghi ngại. Thầy/Cô nói ra điều gì thì đó là Thánh chỉ, không hề co ý kiến trái nghịch. Như vậy, không phải là tu mà là TỰ NGUYỆN THÀNH KẺ CHẠY VIỆC.
2) Làm công quả hằng tuần thì Tăng/Ni có thời gian … lên mạng chít chat, còn mình thì gánh mang phiền-não với những người chủ Chùa, chủ nhà bếp, v.v… Bây giờ là thời buổi dịch bệnh Covid-19, cửa Chùa cũng lặng lẽ khép kín. Thử xem, khi dịch bệnh qua rồi, hãy trở lại Chùa… Lúc đó, các kẻ TỰ NGUYỆN THÀNH NÔ LỆ nầy mới tá hỏa; “không có tui, không xong mà”! Rồi đâu cũng vào đó.
3) Ăn chay trường mà KHÔNG CÓ LÒNG TỪ thì trái với Phật dạy. Ngoại Đạo cũng ăn chay trường vậy họ đều tu sao?
4) Tụng Kinh mỗi ngày mà chẳng hiểu nghĩa Kinh, không biết họ tụng cái gì?
5) Đọc Thần Chú như Đại Bi, Lục Tự Đại Minh mà không biết Tâm, Nguyện, Hạnh của Chú Thần là gì? Cả đời đọc Chú mà không học KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-LA-NI, KINH ĐẠI-THỪA TRANG-NGHIÊM BẢO-VƯƠNG. Thế mà chê trách ngoại Đạo tụng Kinh Vệ Đà (Veda) là sao?
6) Niệm Phật mà không biết bản-chất của niệm Phật là gì, mà chỉ biết kêu réo, tụng ào ạt như thể … rượt Phật, cho đủ biến số ấn định, không hề nghiên cứu KINH ĐỊA-TẠNG, KINH DIÊN-MỆNH ĐỊA- TẠNG, KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, KINH BỒ-TÁT NIỆM PHẬT, KINH BÁT-CHU TAM-MUỘI,
7) v.v…
Khi nhìn người tín-đồ đi Chùa mà không giữ chánh niệm, ăn nói ồn ào, buôn bán rộn rịp… thì biết là họ chẳng tu-hành gì cả.
Vào Chùa mà sợ mất giày, mất dép, mất bóp thì sao có tâm tu, lễ Phật… thì biết là họ chẳng tu-hành gì cả.
Đến Chùa KHÔNG DÁM HỎI Sư Trụ-Trì, các vị Đại-Đức, Giáo-Thọ A-Xà-Lê, Thượng-Tọa, Hòa-Thượng, về
1) các nghi-vấn của mình trong Kinh, Luật, Luận hay
2) cách tu ra sao cho hợp với căn-cơ tánh-dục của mình.
3) Phát tâm ra sao?
4) Khởi công tu ra sao?
5) Những dấu hiệu gì cho biết chướng khởi hay tiến tu tốt lành?
Mà chỉ đến “nghe giảng Pháp” theo kiểu TRÊN BAN DƯỚI HỨNG, NƯỚC ĐỔ LÁ SEN, không hề có chút tự-chủ trong việc tu-hành! Như vậy, làm sao Pháp thấm vào tâm khãm để trợ cho mình tu; trái lại nó thể phá hỏng việc tu của mình.
Có bao nhiêu người tín đồ tại gia thọ pháp với Thầy mà chiều tu, tối tu, sáng tu, trưa đến trình Thầy nhờ chỉ cho chỗ sai, chỗ dở, ngỏ hầu tiến tu bao giờ chưa?
Nhìn cách họ lạy Phật thì biết chừng nào ra khỏi sanh tử.
Nhìn bàn thờ Phật của họ thì biết thịnh suy của đời sống tâm linh ra sao.
NHÌN NGƯỜI XUẤT GIA
______________________
Người xuất gia rất khéo giấu cái dở mà thường phơi bày cái hay, nên người vô ý sẽ không tế nhận được. KINH ĐẠI BẢO TÍCH có cả mấy Pháp-hội (Bửu Lương Tụ, Ma-Ha Ca-Diếp) chỉ thẳng tướng của người giả Tỳ kheo/Ni. KINH PHÂN BIỆT cũng có nói…
Xem DIỆT ÁC TỲ-KHEO LÀ NHÂN SANH TỊNH-ĐỘ (Pramnguyen.com)
Đại khái,
1) người trau chuốc răng, móng, giày dép, y phục, dầu thơm, v.v… nói chung là chăm sóc bề ngoài ắt không giữ Giới.
2) Mỗi tháng 2 lần không Bố tát, không tụng Giới Kinh.
3) Mỗi năm không nhập Hạ, an cư 3 tháng
4) Không rành Kinh, Luật, Luận mà thích theo thói làm biếng khuyên người tu Tứ Đế, Bát Chánh Đạo hay Niệm Phật chung chung.
5) Da dẽ hồng hào mịn màn ắt do thủ dâm hoặc ăn huyết yến, v.v…
6) Không giảng Kinh, Luận mà kêu gọi làm từ thiện, hùn phước xây Chùa cho đẹp, v.v…
7) Hể tín đồ vấn Kinh, hỏi Luận thì ấp a ấp úm, không trả lời được.
8) Hỏi cách thức ngồi Thiền, những cảnh giới Thiền hoàn-toàn mù tịt
9) Hỏi làm sao được Nhứt Tâm Bất Loạn thì bản thân chưa từng trải làm sao dạy được?
10) Hỏi Tam Giải-Thoát môn không biết là gì, không biết chỗ dụng công thì làm sao giải-thoát?
11) Hỏi vể Tứ Đức thì cù cù cạc cạc, như vậy làm sao dạy Đạo?
12) Hỏi về Vô-Nhị pháp-môn thì trả lời bang quơ.
13) Hỏi về Tự-Tánh Thanh-Tịnh, Tự Tâm thì hết ngẩn ắt ngơ.
14) Hỏi về Thập Lực, Bát Nhã, Trí Vô Ngại thì quay qua quắt lại, ngó trước nhìn sau, ú a ú ớ.
Vậy thì chúng ta đi Chùa phỏng có ích chi?
Nếu nhà Chùa có thể giúp chúng ta quyết nghi những điều nầy khi tu học, thì nên thân cận, cúng dường, ủng hộ.
Pram Nguyen
Quán Tánh Không Con cung kính đảnh lễ, cảm tạ người ban pháp nhũ. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Nguyen Liem Titi Thưa a, trong kinh điển nào e có đọc ngày xưa thì e quên rồi nhưng có 1 đoạn e cảm xúc sâu sắc là khi nói về công đức xây dựng Đại Bảo Tháp và đạo pháp ngày sau thời mạt pháp Đức Thế Tôn có nói rằng “ngày sau chính những kẻ mặc áo tăng sĩ đã phá hoại Đại Bảo Tháp và thiêu huỷ Chánh Pháp của Như Lai!” Lúc đó tuy e còn trẻ cũng chưa hiểu đạo lý nhiều nhưng cũng đã sững sờ đau lòng nhớ mãi lời này ko thể quên…
Lệ Nguyên Cảm ơn chú đã chỉ dạy. Nhìn cảnh chùa thời nay thật buồn vào chùa không có sự thanh tịnh, chỉ toàn buôn bán, trước cổng chùa tụm năm, tụm ba như một cái chợ….., trong chùa thì bán quán cơm chay gây quỹ từ thiện… nhìn thấy ngán .
Nguyễn Lê Minh Đức Vì đọc tam quy, trong đó có
Tự quy tăng, xin nguyện chúng, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển
mà thiệt nào mấy ai tìm tòi đọc kinh, luật luận, tăng sĩ thì cũng chưa thấu hết. Mỗi người 1 ý nên mới ra thế này.
Trương Nga Đó là lý do nếu con đi Chùa chỉ là đến lạy Phật hoặc ra bờ sông Chùa ngồi để hưởng ké năng lượng Thanh Tịnh của Chùa. Hehe…
Nhiều người nói sao không làm công quả! Con thấy hễ mà làm thì phải đối mặt với những người ham thích công quả, coi việc làm công quả như là lợi ích tối thắng, như kim chỉ nam của đời tu vậy. Việc so sánh sự tu học chỉ so sánh nhau ai công quả nhiều hơn, phụ chùa nhiều hơn, từ thiện nhiều hơn.
Còn đối với con, học và tu Phật việc hệ trọng là dẹp tan tham, sân, si và những phiền não chướng! Phải phát sinh trí tuệ, lòng từ. Còn hễ Tâm chưa Trí, Tâm chưa Tịnh, Tâm chưa Từ thì việc này cần giải quyết trước chứ không có làm chuyện ruồi bu.
Nếu như chưa đủ năng lực thanh tịnh tâm mình, hoặc an ổn trước cảnh duyên! Thì công quả chỉ gieo chút ít duyên lành. Con suy nghĩ như vậy nên con chỉ đi Chùa 1 mình hoặc vài người thân quen… lạy Phật rồi về… hihi…
Hổm có bạn trách sao không công quả! Con nghĩ, việc Tâm mình còn lo chưa xong, vậy công quả ích chi..
À có nhiều vị Thầy nói kiểu bùi tai như này: tụi con muốn tu thì phải có phước thì mới tu được. Muốn có phước thì phải làm phước, làm phước thì đi công quả cho chùa nhiều vào, đi làm từ thiện, thiện nguyện. Có phước thì mới ngồi Thiền được…
Hiihi, bẵng qua một thời gian, toàn thấy đệ tử ham làm phước, chứ hỏi 1 mục đích người tu Phật là gì thì nói hướng đến vô ngã. : ))))
Các Bộ Tôn Kinh lớn không hề đọc, chỉ đọc bài giảng của sư phụ.
Họ có cách lách Pháp khá hay, nói 10 phương chư Phật cũng là một Phật, vậy lạy Phật Thích Ca là đủ rồi. : )))))) Đồ chúng tin nghe sái cổ.
Nguyễn Yến Thiền Tông Tân Diệu Thầy nghe chưa ạ, suốt ngày mạch nguồn thanh tịnh thiền buông dừng thôi dứt trở về Phật giới, rồi pháp luân công, ở miền tây thì theo ông Lương Sĩ Hằng nhiều- pháp lý vô vi khoa học huyền bí…
Pram Nguyen Thiền Tông Tân Diệu chuyên tuyên truyền về các huyền ký mà không có kinh văn nào nói đến. Họ chưa hiểu Tam giới thì cái giống gì gọi Thiền? Nói chung, đây cũng không phải là Phật giáo mà khoát danh Phật giáo để chiêu dụ tín đồ ngây ngơ. Nó không đưa đến các quả vị của Thánh Hiền Phật Giáo.
Pháp Luân Công sản xuất từ Trung Cộng không đưa đến việc giải thoát thành A-La-Hán, Bồ Tát hay Phật, vì vậy, họ không thuộc về Phật Giáo. Phái Vô Vi của Lương Sĩ Hằng phát xuất từ ông Tư Đổ Thuần Hậu, là tu Tiên, nhưng chẳng phải Tiên. Lương Sĩ Hằng thích đánh bạc ở các Casino (Sòng bạc).
Nguyễn Yến Dạ nhân đây cho phép con xin thỉnh Thầy chỉ cho con các quả vị của Tiểu Thừa, các quả vị của Bồ Tát như thế nào ạ, làm sao để xác nhận được các quả vị thực chứng đó ạ ,tại có người bảo con có dấu hiệu của người chứng sơ quả, con thì không rõ các quả vị như thế nào, nên muốn hỏi cho biết để khiến cho con và nhiều người có chánh kiến, không phán xét quả vị một cách thiển cận bừa bãi, tránh sự tăng trưởng tà kiến ngã mạn trong sự tu hành ạ, con mong Thầy chỉ điểm cho con được thông suốt. Nam Mô A Di Đà Phật
Pram Nguyen Câu hỏi nầy khó trả lời trong vài hàng. Con đăng lên tường Chú, Chú sẽ kiếm thời gian mà trả lời.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ vâng ạ, con cũng biết là dài dòng và khó để Người trả lời sớm, con cảm ơn Thầy ạ
Nguyễn Yến Luận Đại Trí Độ
Pram Nguyen Nguyễn Yến con thấy hay trích dẫn? Con tự viết thi ta khen con; còn dẫn lời của kẻ khác thì nên ghi chú.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ trong luận Đại Trí Độ ở dưới góc hình đó Thầy, con cảm ơn Thầy nhắc nhở con sẽ chú ý ạ
Pram Nguyen Nguyễn Yến Con phải ghi lớn ra để người hữu duyên tìm đọc lời Tổ, mà không nhầm là lời con! Ta đọc là biết, Nhưng, các bạn trẻ khác có khi vô tâm. Không tội gì nặng bằng làm cho người ta tưởng mình chứng Thánh. Con nên nhớ.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ, hình này con lưu lại trên facebook ạ, để tối công phu xong rồi con sửa lại ảnh này ạ
Dương Thị Mỹ Thoa Tất cả việc làm công quả, bố thí, đều là trợ Duyên cho mình khi tu tập, ai mà ko làm nhiệm những việc này, thì con đường tu của mình sẻ ko suông sẻ, trong Kinh Địa Tạng đã nói
Pram Nguyen Dương Thị Mỹ Thoa nhưng không phải mù quáng mà làm, không phải làm trong ngu muội, không phải làm để đem sân si chỏi nhau và rước phiền não về; làm phải hồi hướng về Thập Lực, Nhứt Thiết Trí của Như Lai là ngài Địa Tạng dạy; trái lại là của đám người xuất gia lười biếng, muốn những vị Phật trong tương lai làm tôi mọi không công, vẽ 2 chữ công đức cho người không tu không học ngóng về; như treo bó cỏ thơm trước con người kéo xe nặng nhọc!.
Nhuan Nguyen Xin chào chú Phạm Nguyên để nhận biết người từ chân chính người đó phải có tứ vô lượng Tâm
Pram Nguyen Nhuan Nguyen đó là người đi trên Thánh Đạo, không phải phàm phu.
Nhuan Nguyen Pram Nguyen con người chỉ hơn nhau ở chữ mê và ngộ thôi chú ạ, cho dù sống ở đạo nào cũng thế thế cũng dậy con người lương thiện ngũ giáo thánh nhân đều dạy con người hiểu sai Thánh ý