Tại sao nhiều người làm từ thiện lại hay gặp họa?
Chúng sinh hỏi:
Thưa thầy trên thực tế ở Việt Nam có nhiều người làm chức to, có nhiều người rất giàu, có nhiều người rất nổi tiếng, có nhiều người có tâm tốt nhưng khi họ bỏ tiền bạc của mình để xây chùa, hoặc bỏ công sức đi làm từ thiện thì lại gặp tai kiếp là sao ạ?
Thầy trả lời:
Chúng ta phân ra làm ba thứ bậc.
1-Thứ nhất:
Người có chức to, có nhiều tiền, nhưng đồng tiền đó không sạch, tiền có được là do tham nhũng, nhận hối lộ, buôn lậu…. Cho nên tiền đó gọi là tiền bẩn, nếu dùng tiền bẩn xây chùa thì chẳng phải là phỉ báng Thần Phật hay sao?
Nhưng nếu họ không bỏ tiền làm từ thiện mà để lại cho con cháu, thì sau này khi lìa xa Trần thế, linh hồn của họ sẽ bị tra khảo đày đọa trong địa ngục, và con cháu ở Trần gian cũng từ từ mất đi phúc lộc.
Thầy khuyên rằng: Cách tốt nhất là họ trả lại tiền cho nhà nước và nhân dân.
Cho nên chúng ta thấy có nhiều người chức to bỏ tiền làm chùa xong thì gặp bạo bệnh mà qua đời là vậy.
2-Thứ hai:
Những người giàu (gọi là đại gia) nhưng cách làm giàu của họ là lợi ích nhóm, lừa vua, hại dân mà có, lại mang tiền đó làm chùa thì há chẳng phải xúc phạm đến sự thanh sạch của Thần Phật hay sao?
Thầy khuyên rằng: Nếu họ bỏ hết số tiền đó làm trường học, bệnh viện, xây cầu, sửa đường… thì tội và nghiệp của họ sẽ được giảm bớt khi linh hồn rời xa Trần thế.
Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều đại gia Việt Nam xây chùa, làm từ thiện mà bị bạo bệnh mất sớm, nhiều người bị phạm vào lao tù, đày đọa ngay khi còn đang sống thử hỏi sau này sẽ ra sao?!
3-Thứ ba:
Người nổi tiếng, người có tâm nhưng không có tiền hoặc chỉ có ít tiền, họ phát tâm kêu gọi, quyên góp tiền của nhiều người để đi làm từ thiện cứu trợ lũ lụt, thiên tai… nhưng trong số họ rất nhiều người bị gặp tai họa, nhẹ thì thị phi, ốm đau, nặng thì mất mạng thật là đáng thương?
Chúng sinh thắc mắc: Tại sao lại như vậy?
Thầy nói tiếp:
Chúng ta đều biết rằng: thiên tai và nhân tai là do nghiệp vận tạo nên, nghiệp càng dày thì phúc càng mỏng, do vậy mỗi con người khi được lựa chọn sinh ra ở mỗi vùng địa lý trên trái đất này, thì đều liên quan đến phúc và nghiệp ở tiền kiếp, do vậy ai nghiệp nặng mà phúc mỏng thì dễ gặp thiên tai dịch bệnh và nhân tai.
Cho dù bạn là người nổi tiếng, là người có tâm… nhưng phúc của bạn chỉ gánh được 100 cân, bạn lại phát tâm làm phúc để gánh hộ hàng ngàn người, khiến cho gánh nghiệp lên hàng ngàn cân thì phúc của bạn sẽ không thể gánh nổi, đó là lý do bạn bị nghiệp quật!
Cho nên nhiều người tốt nhưng làm phúc quá sức thì bị họa là vậy.
Thầy khuyên rằng: Mỗi người đều cần tạo phúc cho mình, nhưng cách tạo phúc phải phù hợp với sức mình, đừng gánh hộ nghiệp quá nặng, đến khi phúc của mình không trụ nổi thì lúc đó mình cũng không thể cứu được chính mình!
Cổ nhân có câu:
“Làm phúc phải tội”!
Hay:
“Phúc ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy chịu”.
Cũng là ngầm nhắc nhở mỗi chúng ta phải tự mình tạo phúc nhưng phải làm đúng để cứu chính mình trước.
Tác giả Lương Ngọc Huỳnh
Nguyễn Lâm Làm phúc phải tội. Xỉn hỏi a, vậy người gánh hộ nghiệp quá nặng có giải đc nghiệp không? Mà theo đạo Phật thì làm phúc nhiều công đức sẽ gia tăng ( phúc báo) hẳn nhiên sẽ k bị nghiệp quật, chứ làm phúc mà hy sinh kiểu nhân đạo là tụ sát thì còn gì ý nghĩa của nữa.
Mạnh ai nấy sống, khôn sống bống chết thì tn ?
Xuannam Mai mình đồng tình quan điểm với chị. Và về trường hợp thứ 3 mình có suy nghĩ hơi khác với thầy. TH thứ 3 này mình phải quán chiếu sự việc rộng ra,sâu sa hơn. Chứ hiểu và giải thích như trên thì k thoả đág và phiến diện.
Tran Thi Kim Anh Mai em cũng thắc mắc ở TH thứ 3. Nếu vậy không ai dám làm từ thiện nữa.
Xuannam Mai Tran Thi Kim Anh
nhiều người biết là khó khăn nguy hiểm họ vẫn lăn xả lao vào nguy hiểm để phát tâm bồ đề làm thiện nguyện k màng tính mạng. Ngta phát tâm bồ đề, gieo thiện nghiệp là điều đáng mừng. Đành rằng còn ngta sinh ra luôn chịu tác động từ luật nhân quả, cái này ta phải quán chiếu sự việc thật tường tận, sâu rộng. Đừng phiến diện, quy chụp. Nói như thế kể cũng tội nhg người có tâm từ bi, lương thiện. Thầy nói cũng đúng nhg chưa thoả đág. Kiếp trc họ lm gì gieo nghiệp gì thì họ và ta cũng k biết. Chỉ biết hiện tại họ đag lm nhg CV ý nghĩa, họ đag gieo nhân lành, thiện nghiệp thế là đủ. Còn mọi thứ. Trời xanh tự khắc sẽ ăn bài. Ta cũng k biết ăn bài ntn. Chỉ cần ta có đức tin. Rằng gieo nhân lành thì gặt quả ngọt.
Nguyễn Hoa Xuannam Mai TH 3 là bạn đã xen vào nhân quả của người khác nên bạn chia sẻ phước báu và nghiệp của họ. Nên lượng sức mình. Nếu mình có 10 đồng thì làm phước 2đong thôi.
Nguyễn Lâm Nguyễn Hoa Thế gọi là sống khôn, sống cho đi quên mình là sống dại
Đoàn Ân Nguyễn Lâm mình cũng thắc mắc giống bạn…làm thiện mà lãnh nghiệp ai dám làm.
Hoài Bảo Chiêu Theo mình TH3: họ lên xây trường, thư viện, đường xá, cầu cống, gia cố đê điều, cấp nức sạch, gia cố vùng núi hay sạt lở bằng bê tông cộng trồng cây, xây dựng lại nhà cửa, di dời họ và xây dựng lại nhà cho những người bị thiên tai sẽ tốt hơn là đi đưa tiền, cứu trợ đói kém,… Họ chỉ có họ tự thay đổi thì sẽ tốt hơn, thay đổi cho họ là cơ sở hạ tầng, an sinh: “Đất lành, chim đậu”. hihi.
Cheo Beo Nguyễn Lâm Muốn cứu người thì trc tiên bạn phải là người rất mạnh …. Về nhiều mặt . Vì không phải ai sinh ra cg ở nơi địa lý không thuận lợi đâu … sao bạn không sinh ra ở Mỹ ? Có lý do của ông Trời hết . Bạn muốn can thiệp vc của Ô Trời ? Bạn phải mạnh đủ trí tuệ, huệ … tài bảo vv. Nghiệp của ai ng đó tự giải quyết , quá khứ cg như hiện tại . Có lòng nhưng không hiểu đúng thì sẽ có nhiều oan trái. Bài viết này muốn giúp mn hiểu sâu hơn về nhân quả , vc nên hay không nên ? Hiểu ntn là tuỳ mỗi ng
Tung Nguyen Nguyễn Lâm chị ơi theo em biết thì trong đạo Phật có nói là làm phúc thì sẽ đc phúc báo nhưng chưa chắc đã đc công đức gì nhé.
Nguyễn Lâm Tung Nguyen phúc báo và nhân quả có giống nhau k
Nguyễn Lâm Cheo Beo TH3 k mạnh về tiền bạc nhưng mạnh về phương tiện, mối quan hệ hoặc vì quá thương tâm mà họ làm phúc k nghĩ đến việc mình phải gánh vác, chịu thiệt cuối cùng họ thành nạn nhân. Ví dụ nhiều tấm gương thiệt mạng vì cứu vài người chết đuối hay hoả hoạn chẳn hạn. Vậy thôi tuỳ sức mình cứu 1 người, còn mấy người kia bỏ họ chết đi cho khỏe. Đấy là cách nghĩ khôn của người thường, còn người có tình thương lớn họ k cam tâm vậy có bất công với họ k ? Luật hoa quả cứ chiếu theo vậy chắc chả ai dám cảm tử để chống giặc vì thế giặc mạnh sức mình chỉ có vậy chịu chết mình có 1 khẩu súng (1viên đạn) chỉ giết được 1 đứa , người khác k có gì k làm đc gì chịu chết nên cả tiểu đội nó hốt luôn cả làng. cần gì phải chống nhỉ.
Nguyễn Lâm Hoài Bảo Chiêu lạc đề. Bài viết là: sức người chỉ cõng 10kg nhưng vì tình thương mà cõng 3 – 50 kg thì gãy xương.
Cheo Beo Nguyễn Lâm Bạn vẫn đang bị suy nghĩ và triết lý …. bị lẫn lộn về yêu đất nc , bảo vệ đất nc với cái nghiệp của con người . Không ai nói bạn không cứu ng cả ? Nhưng cứu ntn ? Bạn hiểu đúng nha. Cái não để làm j ?
Lương Ngọc Huỳnh
Nhiều bạn thắc mắc mục thứ 3.
Muốn hiểu tại sao thầy nói vậy thì xin đọc lại tất cả những bài thầy đã đăng để có sự liên kết về cách làm từ thiện thế nào cho đúng.
Nếu chỉ đọc một bài thì chưa có khái niệm đầy đủ.
Giống như : ơ tại sao con bé này nó sứt môi? Người thì phải lành môi cơ mà sao lại sứt?!!! Hãy tìm hiểu kỹ hiểu thấu thì mình sẽ thông minh và làm phúc được rất nhiều mà không bị gánh nghiệp.
Ví dụ thầy đã nói về phóng sinh.
Người đi mua cá lươn ốc… về phóng sinh sẽ tạo cho người khác phạm tội vậy mình có được phúc không?
Muốn tạo sự sống cho muôn loài thì hãy bảo vệ môi trường. Chẳng hạn đừng vứt rác xuống sông Tô Lịch, tìm cách để làm cho sông Tô Lịch sống lại thì lươn Trạch tôm cá lại bơi lội tung tăng …. Đó mới là làm phúc.
Thay vì cho người dân vài triệu bạc thì nên có cơ chế tốt để dân sống mà không cần nhận bố thí… đó mới là làm phúc tạo phúc.
Cho nên làm phúc không đúng thì tạo nghiệp. Còn làm phúc mà đúng thì phúc chồng phúc. Đạo nào cũng vậy thôi hãy hiểu cho kỹ rồi hẵng hỏi thầy. Nên chịu khó tư duy.
Hương Thảo kiểu hãy dạy câu cá chứ k phải cho cá đunhs k thầy , em cảm ơn thầy ạ
Đoàn Ân Lương Ngọc Huỳnh Thầy nói con hiểu: người ta cũng thường nói cho người cái cần câu chứ đừng cho con cá, nhưng khả năng của con chỉ cho được con cá thì phải làm sao để khỏi lãnh nghiệp.
Đức Huy Lương Ngọc Huỳnh
GS nói chuẩn ý lời.
Sợ nhất những cái nửa vời tưởng hay.
Song dở giọng cù trọng xoay.
Móc moi xiên sẹo người này người kia.
Nghiệp đời thì rất lê thê.
Nếu mà không hiểu thành mê muội mà.
Thoa Le kim Lương Ngọc Huỳnh
Vâng đúng, từ trước em cũng rất không thích nhiều người đặt chim , ôc cua , cá …đi phóng sinh. Con cá nó đang bơi, thuê tiền ng ta bắt về qua đàn cúng tế rồi thả ra. Lúc thả con thì yếu , con thì chết do bị nhốt chung nhiều ở môi trường khác. Tạo môi trường tốt, dậy bảo, đào tạo để nhiều người có việc làm sẽ tốt hơn rất nhiều việc đi mua về thả phóng sinh . Lụt lội thiên tai ng ta hi vọng có người giúp tiền và vật dụng, sao không chỉ cách cho họ cải tạo môi trường, có kiến thức tránh thiên tai….
Đoàn Ân Thoa Lekim lúc đợi bạn chỉ cách cho họ cách cải tạo môi trường, kiến thức chống thiên tai chắc họ đã là người thiên cổ hết rồi…cứu người trong cơn hoạn nạn mà b chờ nghe triết lý…xàm.
Nguyễn Lâm Lương Ngọc Huỳnh
Nếu nói theo ý của a thì năm nay thực tế rất hiếm người làm từ thiện sau mấy phốt nghệ sĩ, (họ đã khôn ra), Người dân vùng lũ năm nào cũng có người chết , trôi nhà và súc vật, tài sản tổn thất k đo đếm đc và nhà nước có quỹ từ thiện (do dân góp) đã cứu trợ mỗi hộ gđ 3.000 đ. không bằng 1 gói mỳ tôm so với việc đc cứu trợ từ những cá nhân , tổ chức ngoài luồng 5 – 10 triệu và hơn thế nữa. Trớ trêu k biết đâu mà lường. Tất nhiên lòng tham sẽ bị bóc trần, trả giá. Còn việc phóng sinh thì tùy lúc vì nơi như a thì đúng là k nên tiếp tay cho bọn phá hoại MT rồi. bản thân e cũng thi thoảng phóng sinh nhưng k phải nhất định vào ngày rằm, k phải làm lễ kêu cầu mà bất thình lình đi chơ thấy con cá còn khỏe, muốn sồng thì thay vì mua về nấu e mua thả ra sông Chỗ em có chợ cá ngay bến sông). Câu truyện từ thiện quá sức đúng là 1 phép màu của cuộc sống, nhưng mặt trái của nó cũng khiến nhiều người thất vọng. Điều e nói ở đây là việc thiện nó k có khuôn khổ thôi ạ. Tất nhiêu mọi sự bất công điều có nguyên nhân, mà nguyên nhân lớn nhất chính là cơ chế, ,ột cơ chế tham nhũng thì người dân khó có đc sự an toàn.
Nguyễn Lâm Đức Huy
Đây là phản biện , còn là con nhang đệ tử thì tôi k chấp. Làm rõ 1 việc và tư tưởng trái chiều k phải là moi mói, hạ thấp gây nghiệp hiểu chưa
Đức Huy Nguyễn Lâm hiểu hay không hiểu chẳng cần chi.
Tự mình tự biết tự tư duy.
Chẳng cần ai đó thêm mắm muối.
Như vậy cháo nấu sẽ bị khê.
Nguyễn Lâm Đức Huy nếu k cần hiểu thì đừng trả lời, tự hiểu lấy thì đừng nhảy ngang vào bịt mồm người khác bằng lời nguyền rủa thật vớ vẩn chẳng khác gì nấu cháo đổ xuống đất rồi hốt lại ăn, à mà xóa mất bài thơ con cóc chửi rủa rồi nhỉ
Đức Huy Anh không tranh luận cũng chẳng yêu ghét vì vậy anh tự biết như thế nào và cũng tự làm tự chịu. Còn tính toán để cầu nọ kia anh chẳng giám. Tất thảy tự đến tự đi vậy là đủ.
Duyên Dược Liệu Nguyễn Lâm đồng ý với c. Theo phật pháp ,làm phúc nhiều nghiệp đến nhanh sẽ nhanh hết nghiệp chỉ còn lại phước , phát tâm càng rộng lớn thì phước càng nhiều.
Chu Anh Dũng Tùy theo sức của mình mà tham gia từ thiện.
Thanh Thuỷ Thầy viết bài về covit đi ạ
LNH COVID là việc của nhà nước. Thầy lần nào viết bài liên quan đến dịch thì đều bị chặn 1 tháng nên thầy không viết nữa.
Tung Nguyen Cảm ơn thầy, bài viết rất sâu sắc. Con người ta cái quan trọng nhất là làm công đức,tức là quay về tu tâm sửa tánh. Còn làm phước đức bên ngoài nên tùy duyên. Nếu quá cố gắng e rằng đang bị chấp vào cái tham danh phải ko ạ.
Đoàn Ân Tung Nguyen nghĩa là từ đây không ai dám dang tay giúp đời…vì giúp mà lãnh cái nghiệp của người ta thì sợ quá.
Tung Nguyen Đoàn Ân cái này mình cũng ko nên hiểu cứng nhắc quá. Giúp đời là việc tốt vẫn nên giúp chứ anh. Nếu trong khả năng và thuận duyên, còn việc giúp mình tạo công đức cũng chính là giúp cho vô số người, độ vô số chúng sinh rồi cái đấy mới là quan trọng nhất.
Nguyen Huu Cong Nguyen Em có một điều là khi CHO ĐI em thấy rất thanh thản và nhẹ nhõm – Nhưng mang ƠN của ai là kiểu gì bằng mọi giá phải trả ƠN , nếu ko trả được là áy láy ăn , ngủ luôn nghĩ …
Nguyễn Bắp Thầy ơi vậy mình nên làm phúc sao cho đúng nhất vậy thầy? Từ nào tới giờ cứ phân vân suy nghĩ mãi về vấn đề này, may đọc được bài viết của thầy đã hiểu được 1 phần nào, nhưng vẫn chưa biết rõ là có nên giúp những người bị thiên tai lũ lụt hay không ạ? Con cám ơn thầy
Hoàng Vũ Quy cho nghiệp vốn vay vốn trả . thầy chưa giải thích dc cho họ, xây tháp bảo chỉ là cái công đức trong nhóm thấp nhất , nên ko bù được nghiệp. Vì thế họ cứ quy 1 tỏi ăn hối lộ bằng 1 tỏi xây chùa. Mà nên…nghiệp ko trả hết
Thắng Cạ Luyên thuyên hót rong loè bịp thiên hạ cũng là 1 cái tội. Lợi dụng tín ngưỡng ăn nói hàm hồ cũng là 1 tội. Tại sao người ta bảo biết mà ăn nói luyên thuyên thì hay mất Lộc là thế
Giáp Lê Nguyên Hay cho câu ” làm phúc không đúng thì tạo nghiệp”. Quá đúng quá sâu sắc
Dương Thị Kim Thanh Tôi nghĩ rằng từ thiện nên chính bằng những đồng tiền do lao động mà có dù ít hay nhiều chắc thần linh vẫn chứng có phải ko ạ
Hoài Bảo Chiêu Thầy nói đúng: “Phúc dày, đức mỏng” lo cho mình còn chưa xong huống hồ lo cho thiên hạ càng không xong, không khéo dước họa.
Khoa Van Em đồng ý 2 trường hợp trên Còn trường hợp 3 theo em nghĩ khi tâm từ bi phát sinh sẽ có thần linh phù trợ sẽ vượt qua mọi trở ngại và tai hoạ.
Hong Nguyen Đúng vậy, do nghiệp quả mà ra. Vậy nên hãy sống thật tốt đừng tham sân si, hãy tạo phúc cho bản thân và cho con cháu
Kiên Vương Lợi dụng từ thiện mượn hoa cúng Phật ăn chặn tiền của người gặp nạn thiên tai bão lũ là nghiệp quật như mấy tay nghệ sĩ hề phía nam nói mua danh ba vạn bán danh ba hào
Đỗ Nghi Làm ăn lương thiện thì làm gì có tiền mà đi từ thiện.
Xuannam Mai Đỗ Nghi làm từ thiện k nhất thiết cứ phải có tiền. K có tiền còn có sức,chỉ cần ta có tâm bồ đề như thế cũng là lm từ thiện
My Ngoc Phan Đỗ Nghi đây là suy nghĩ của những người ko lương thiện đó
Như Văn Đỗ Nghi làm theo sức mình và theo hoàn cảnh thì lúc nào cũng làm được.