Làm việc phước nhưng chưa hẳn đã có phước
Nhìn lại việc từ thiện mùa dịch bệnh
Đây là câu mà tôi đã đề cập trong bài viết về việc khi làm từ thiện, hay bố thí.
Nhiều Vị đi từ thiện hay bố thí, cứ nghĩ đơn thuần rằng :
Khi mình cho gạo, hay cho tiền bạc, nhiều người thì sẽ có nhiều phước.
Nhưng thực tế thì không phải vậy đâu Quý Vị.
Phần nhiều chỉ gieo sự mắc nợ từ người kia thôi, chứ không tạo thành phước .
Lấy ví dụ để các Vị dễ hiểu :
Cách đây vài ngày tôi có nghe một trường hợp thế này :
Một vài người trong xóm nọ, vì trong thời gian ở nhà không ra đường do dịch bệnh.
Thế là họ tụ tập với nhau để chơi bài ăn tiền.
Một cô trong số đó, thua bài, giờ muốn có tiền đánh tiếp thì thế nào đây?
Thế là cô xuống chỗ mấy bạn làm từ thiện, chỗ có để bảng :
“Nếu bạn khó khăn có thể lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.
Quý Vị thấy cô này đang khó khăn hay đang ổn ạ?
Là cũng đang khó khăn.
Và lúc xuống lấy gạo, cô thay bộ đồ cho có vẻ cũ một chút.
Và xuống lấy gạo xong, mang về cô bán lại giá rẻ cho người thu mua gạo gần đó, và lấy tiền lên chơi bài tiếp.
Vậy theo Quý Vị :
Hành động từ thiện này là có phước hay không có phước?
Xin thưa với các Vị là không có phước gì cả.
Chỉ tạo duyên giữa hai người với nhau, và tạo ra nợ giữa hai bên, bên cho và bên nhận.
Và trường hợp giống thế, nhưng với một ông chú nghèo mà nghiện rượu.
Hết tiền uống rượu, ông xuống xin gạo, sau đó lên bán cho người thu mua giá rẻ, và lấy tiền uống rượu.
Vậy việc làm phước như trên, cũng lại không có phước, mà chỉ tạo ra sự nợ nần từ hai người mà thôi.
Do đó, đây là lý do chính khiến nhiều người làm từ thiện nhiều mà vẫn nghèo là vậy, là vì cho sai địa chỉ.
Vậy giờ từ thiện bố thí sao để chỉ thu về phước báu,
và cũng đồng thời kết thêm ân nghĩa, gieo thêm duyên lành?
Đó là Quý Vị chỉ cho người có đạo đức, có đức hạnh, có cống hiến và đóng góp lớn cho xã hội mà thôi.
Những người này ở đâu?
Đó chính là các Thánh Tăng, các Cao Tăng, các Đại Đức,… Những nhà tu hành chân chính, các Vị ấy không có làm kinh tế, chỉ nhận sự cúng dường, sự giúp đỡ từ thập phương bá tánh.
Tùy vào mức độ chứng ngộ, đức hạnh và sự cống hiến, mà quả phước mang lại khi cúng cho từng Vị sẽ không giống nhau.
Khi tôi viết điều này, nhiều người không hiểu đạo, họ nói tôi rằng :
” Coi bộ, các Thầy dễ kiếm tiền quá nha “
” Kiểu này các Sư giàu hết rồi “.
Cũng không thể trách người nói được.
Nếu nhìn vào thời điểm hiện nay, ở nhiều nơi tu học, một số Sư không tu, đức hạnh không có,
chỉ có hình thức mà bên trong trống rỗng, lại còn theo thói đời hưởng thụ.
Nếu lúc này, Quý Vị cúng cho các Vị này thì lại rơi vào các trường hợp như đã nói ban đầu,
là đang tạo nợ, chứ cũng không hoặc chưa hẳn đã có phước.
Do đó, bản thân tôi mỗi lần cúng dường, tôi đều phải cân nhắc khá kĩ,
Tôi tìm hiểu để biết Vị nào đức độ, Vị nào không, chùa nào tu tốt, chùa nào ít tu,……
Để từ đây, khi cúng vào chắc chắn sẽ thu về phước, hạn chế sự tạo nợ.
Còn những ai tôi muốn gieo duyên, tạo nợ để hóa độ về sau, thì tôi cúng hay cho rất ít, chỉ để gieo duyên mà thôi.
Nói vậy không có nghĩa là tôi khuyên Quý Vị chỉ làm phước ở chùa.
Mà nên kết hợp làm cả hai nơi, trong chùa và ngoài xã hội.
Như giúp đỡ các mảnh đời khó khăn bất hạnh, đói, bệnh không có ăn, không tiền điều trị, các trẻ em mồ côi không ai nuôi, không có ăn, các cụ già neo đơn không nơi nương tựa, các học sinh nghèo,….v…v…
Khi từ thiện cho những người này, mặc dù không tạo phước báu nhiều như cúng cho Thánh Tăng, nhưng với lòng biết ơn và hạnh phúc của họ khi nhận của giúp đỡ, tâm thức họ ít nhiều sẽ được chuyển hoá, thiện lành hơn.
Rồi trên đường luân hội sau này Quý Vị sẽ lại gặp họ, và tất nhiên họ sẽ giúp hay rất thương mến Quý Vị.
Không những thế, khi Quý Vị từ thiện cho những người này, thì sẽ làm tâm từ bi của Quý Vị gia tăng, tâm từ bi gia tăng, tức tâm ấy đang phát hào quang.
Và sẽ thu hút được sự chú ý từ các Chư Thiên, Chư Thiện Thần, …..thậm chí cả Phật Bồ Tát nữa, các Ngài sẽ theo gia hộ, âm thầm giúp đỡ Quý Vị.
Và tâm từ bi một người mà rộng lớn, nếu gặp giáo pháp Phật dạy để tu, thì người ấy
tu rất dễ tiến đạo, chứng đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Xem thêm : Khi phước báu suy tổn
Phát khẩu trang miễn phí mùa dịch bệnh
Mới đây khi tình cờ tôi xem một chương trình trên ti vi về vấn đề môi trường và thống kê nguồn nước trong thời gian trước và sau mùa dịch bệnh.
Rất nhiều báo cáo thống kê cho thấy nguồn nước nhiều khu vực trong mùa dịch đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, và một số khu không thể sử dụng được.
Vì sao thế, đó là vì trong mùa dịch rất nhiều người đã sử dụng xà phòng để rửa tay, và sau khi rửa xong thì thải ra môi trường.
Rồi chưa kể, số lượng người dùng khẩu trang y tế với số lượng rất kinh khủng, và vì sản phẩm chỉ dùng một lần nên dùng xong và chúng bị vứt đi.
Với ý thức nhiều người rất kém, khi họ dùng xong khẩu trang, họ vứt luôn ra bãi biển, ra sông, ra áo, hồ, ….
Trên ti vi, tôi thấy các chuyên gia bảo vệ môi trường phải đi nhặt từng chiếc khẩu trang y tế.
Vì sợ chúng sẽ trôi ra biển và bị các loài ăn phải như rùa, hay cá heo, cá voi, ….
Thì tính mạng chúng sẽ gặp nguy hiểm.
Để từ đây, Quý Vị thấy rằng việc đi phát khẩu trang y tế từ thiện, phát miễn phí, phát lung tung,…
Chưa hẳn đó là việc tốt, việc phước thiện…
Mà coi chừng đó là việc tạo tội.
Vì sao thế ?
Vì của cho thường con người sẽ xem thường, và dùng thường lãng phí.
Nên nhiều khi bán với giá phải chăng đôi khi lại là tốt, vì họ đã bỏ tiền ra mua, và họ có ý thức được giá trị của sản phẩm khi sử dụng.
Xem : Phát khẩu trang miễn phí – có hiệu quả hay không?
Hơn nữa, ngày nay các chuyên gia đều khuyên là cần phải đeo khẩu trang một cách khoa học, khéo léo.
Ví dụ :
Ở nơi một mình thì thôi khỏi đeo, cho không khí thông thoáng, lại tiết kiệm khẩu trang.
Vào nơi công cộng, đông người thì có thể đeo khẩu trang vải, đeo luôn kính râm càng tốt vì mắt cũng cần được bảo vệ.
Nơi làm việc, thì tôi thấy hiện nay các cơ quan đang áp dụng cho nhân viên đeo khẩu trang vải nhưng màu dễ nhìn như màu trắng, màu xanh da trời,……
Còn khẩu trang y tế dùng một lần thì nên để cho các chuyên gia y tế, những người đang trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, vì mức độ nguy hiểm, nên họ mới dùng.
Do đó, với tâm lượng rộng lớn, vượt qua sự ích kỷ của bản thân, và luôn hướng đến sự bảo vệ môi trường sống muôn loài.
Nhân đó, tâm bao la ấy, sẽ giúp Quý Vị sống thọ.
Còn việc vì sự bảo vệ cho chính mình, mà làm môi trường ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, thì về lâu dài,….tất cả đều bị ảnh hưởng,….
Vì nước ô nhiễm, thực phẩm ô nhiễm…..ăn vào thì sẽ nguy kịch thôi…..
Như cách đây nhiều ngày tôi có viết bài :
“Đạo lý ẩn ý từ việc đeo khẩu trang”
Tôi đã đặt câu hỏi là :
Tại sao mới đầu năm mà ai nấy cũng bịt miệng, bao mồm rồi ta….?
Phải chăng thế giới đang bị ô nhiễm ?
Đúng vậy, đã đến lúc, thiên nhiên như nhắc nhở chúng ta là
“Phải tu cái miệng – hãy bớt ăn đồ bất tịnh lại.
Hãy bảo vệ không khí trong lành”.
Cái miệng con người đã ăn quá nhiều thứ, đặc biệt là ăn sinh mạng các loài khác
như ăn chó, mèo, bò, trâu, cá voi, rùa, ếch, lươn, rắn, dơi, óc khỉ, dê, heo, gà, vịt, chồn, nai, hươu, …
Ôi gì họ cũng ăn được.
Mùi tanh hôi của máu thịt, xác chết của các sinh mạng hữu tình xông đi khắp nơi….
Ô nhiễm quá rồi, tội ác nhiều quá rồi….
Này, hãy đeo khẩu trang, chính là hãy hãm cái mồm lại, hãy bớt ăn lại, hãy tập ăn chay….
Chỉ có thế mới cứu được thế giới.
Hơn nữa, với việc phá rừng ngày càng trở nên trầm trọng, cây xanh đang dần biến mất trên hành tinh.
Khí thải từ xe cộ, và từ các nhà máy gây hiệu ứng nhà kính đang rất đáng báo động…..
Tất cả góp phần tạo nên bầu không khí ô nhiễm nặng.
Do đó, nếu không dừng lại, giảm lại, thì tương lai nhân loại không biết sẽ đi về đâu nữa.
Có một điều hay mà tôi thấy từ lúc phát dịch bệnh cho đến nay,
các Hộ Pháp không nhắc tôi là phải rửa tay, hay phải đeo khẩu trang.
Mà các Ngài nhắc là :
” Con nên ráng tu, siêng năng trong các thời khoá tĩnh toạ, ăn chay “.
Tôi nghĩ đây chính là cái gốc của vấn đề.
Vì nếu Quý Vị một khi đã gieo ác nghiệp, để phải bị quả yểu mạng.
Thì một chiếc khẩu trang sẽ không thể nào ngăn cản được.
Giống như trong kinh diễn tả ba người tu có thần thông và khi nghiệp ác nó trổ vậy :
Khi nghiệp ác trổ,
- Vị kia bay lên hư không để trốn, nhưng lúc nghiệp trổ làm mất thần thông và rơi xuống mất.
- Vị khác bay xuống biển để trốn khi nghiệp đến, lúc ấy cũng hết thần thông và bị mất vì bị ngạt thở.
- Vị khác bay vào núi trốn khi nghiệp đến, nhưng cũng hết thần thông và bị núi vùi trong ấy luôn.
Từ đây để Quý Vị thấy rằng, một khi quả ác đã tạo mà đủ duyên trổ, tạo thành một định nghiệp của chúng sinh, thì sức mạnh của nó rất ghê gớm, và khó ai vượt qua được.
Do vậy, tu thiện hành thiện luôn là chân lý có giá trị muôn đời và bất diệt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –