Lao đao thi lớp 10
Gia đình anh Nam vừa trải qua một “cơn lao đao”, như cách anh mô tả, vì có đứa con năm nay thi vào lớp 10.
Con anh bốn năm THCS đạt học sinh giỏi. Khi thi, cháu được 6 điểm Văn, 7.75 Toán, 8.75 Tiếng Anh.
Theo cách tính của Hà Nội, điểm Văn – Toán nhân đôi, tổng điểm của con anh là 36.25, trượt nguyện vọng 1 vào THPT Cầu Giấy, và bằng đúng điểm chuẩn của trường mà cháu đăng ký nguyện vọng 2 – THPT Tây Hồ. Thí sinh trượt nguyện vọng 1 được xét đến nguyện vọng 2 nhưng phải cao hơn một điểm so với điểm chuẩn của các trường này. Như vậy, cháu trượt cả hai trường công lập.
Hà Nội nhiều năm nay tổ chức một cuộc thi chung để xét tuyển cho hơn 100 trường THPT công lập trên địa bàn. 30 quận, huyện, thị được chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Theo quy định năm 2022, mỗi học sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào trường công lập. Trong đó, nguyện vọng một và hai bắt buộc đăng ký tại trường thuộc khu vực mà thí sinh có thường trú, nguyện vọng ba được đặt ở bất kỳ trường nào.
Tôi hỏi anh vì sao không tận dụng tối đa 3 nguyện vọng, anh Nam mệt mỏi nói, gia đình đã tính kỹ, chuyện học của một đứa trẻ không chỉ liên quan tới cái trường, mà còn ăn ở, đi lại. Chỉ với hai trường này, gia đình mới đảm bảo thuận tiện cho quá trình học tập và sinh hoạt của con.
Phần sau câu chuyện của gia đình anh kịch tính hơn. Sau khi trượt công lập, con anh trở nên hoang mang, cảm thấy tương lai đóng sầm lại trước mặt. Thương con, hai vợ chồng anh tra cứu mọi thông tin trên mạng để chọn một trường THPT ngoài công lập. Nhưng đa số các trường đều có mức học phí và các khoản thu khác cao hơn rất nhiều khả năng đáp ứng của gia đình. Cuối cùng họ chọn một trường bán công.
Tuy nhiên, cháu phải tham gia làm một bài thi nữa theo đề của trường. Cháu thi ngày 10/7. Nhà trường thông báo, bắt đầu từ 8h sáng ngày 12/7 sẽ công bố kết quả.
Vợ chồng anh dậy sớm, ngồi chờ từ 8h. Tuy nhiên, sau đó, nhà trường hoãn đến 13h30 mới công bố điểm thi.
Từ lúc này, anh nói, hai vợ chồng như ngồi trên đống lửa. Bởi các trường dân lập mà con đủ tiêu chuẩn và gia đình có thể cố gắng chi trả được đều nhắn tin thông báo sẽ khóa sổ tuyển sinh vào chiều 12/7 và có thể khoá sớm hơn nếu đã đủ chỉ tiêu.
Qua 13h30, trường vẫn chưa công bố điểm. Mãi đến gần 15h, gia đình mới nhận được thông tin và thở phào vì con được chấp nhận.
“Suốt một đời chúng tôi đi làm đóng thuế để góp phần duy trì hệ thống giáo dục công lập, con tôi cũng không thuộc diện học kém. Vậy mà, cháu không thể được Nhà nước cho học trong hệ thống trường THPT công lập Hà Nội”, sau “cơn lao đao”, anh đặt câu hỏi.
Ngoài sự buồn bực về việc đóng thuế đầy đủ nhưng con mình bị đẩy ra khỏi hệ thống giáo dục công lập, anh Nam còn rất băn khoăn về cách tính điểm của Hà Nội. Nếu không nhân hệ số như cách làm của TP HCM, con anh sẽ được 22,5 điểm – mức điểm được chấp nhận tại 105 trên tổng số 108 trường công ở TP HCM. Dù đề thi của hai thành phố là khác nhau, nhưng anh Nam đưa ra con số đó để chứng minh, học lực của con anh không quá tệ.
Hà Nội nhiều năm nay duy trì cách tính nhân hệ số hai môn Toán – Văn vào tổng điểm xét tuyển lớp 10. Những năm thành phố thi bốn môn, Ngoại ngữ và môn thứ tư sẽ tính hệ số một.
Thông tư 22 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 9/2021 đã thay đổi cách tính điểm các môn, nhằm loại bỏ quan niệm phân biệt môn chính – phụ trong đánh giá, phân loại. Các môn “được đối xử” bình đẳng như nhau.
Tôi vì thế không hiểu tại sao Hà Nội lại nhân đôi điểm Toán – Văn. Có phải Hà Nội muốn một đứa trẻ phải nỗ lực học môn Văn, môn Toán gấp đôi nỗ lực học các môn học khác?
Quy định này liệu có khiến môn Toán và môn Văn trở thành môn học chính và các môn học khác trở thành môn học phụ, đi ngược lại với nỗ lực thay đổi nhận thức về môn chính – phụ của Bộ Giáo dục.
Từng có thời gian dài làm việc trong ngành giáo dục, tôi hiểu một thực tế là sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, lãnh đạo ngành giáo dục thành phố có thể e ngại, trình độ ngoại ngữ của học sinh ngoại thành khó có thể cạnh tranh với trẻ nội thành trong một cuộc thi chung. Vì vậy, khi giảm nhẹ tính quan trọng của môn ngoại ngữ trong tổng điểm xét tuyển, cơ hội vào công lập của học sinh ngoại thành sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu vì lý do này, tôi cho rằng đây là chính sách phi khoa học, gây ra sự bất bình đẳng mới với nhóm thí sinh khác mà không giải quyết được vấn đề chênh lệch trình độ ngoại ngữ giữa các vùng khác nhau.
Hệ thống trường công ở hai thành phố Hà Nội và TP HCM hiện chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu theo học bậc THPT của người dân. Thực tế này khiến nhiều ý kiến cho rằng, phải cạnh tranh là chuyện bình thường.
Nhưng một cuộc cạnh tranh sống còn để giành cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản ở những đứa trẻ 15 tuổi theo tôi không những bất thường mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho chính cuộc sống của chúng.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại khoa học công nghệ 4.0 trong việc đào tạo và tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp nhất với thực tế cuộc sống, Việt Nam cần phổ cập giáo dục bắt buộc hết bậc THPT, thay vì chỉ đến bậc THCS như hiện nay.
Theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc, có hiệu lực từ 3/1/1976, quy định giáo dục bắt buộc về nguyên tắc là giáo dục miễn phí. Trong điều kiện ngân sách có hạn, nếu chưa thể miễn phí giáo dục đến hết THPT, chúng ta ít nhất cần có đủ trường công để đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục đến hết bậc THPT của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng vẫn cần mẫn đóng thuế cho ngân sách – với tối thiểu 20% chi cho giáo dục.
Trương Trương
Nguồn: https://vnexpress.net/lao-dao-thi-lop-10-4488436.html
Bạn đọc comment
Hien Ninh Quang Ý kiến của tác giả rất đúng và chí lí.
duongnhd90jp Cuộc thi là để phân loại học sinh. Bởi vậy mới có người làm công nhân, nông dân, kỹ sư, bác sĩ Không vào công lập thì vào dân lập, bán công, trường nghề. Ai cũng vào công lập thì ai học mấy trường kia.
Quang @duongnhd90jp: Thế hệ 7X của tôi, chả có ai phải đua vào lớp 10 bát nháo như thế, giờ thì. có anh bác sỹ, chị kỹ sư, có nhiều ng làm công nhân, vậy là xã hội sẽ tự phân cấp, bác khỏi lo chi cho mệt nhé
Thanh Doan @duongnhd90jp: Vấn đề không phải là ở tính chất cuộc thi vì bao năm nay nó vẫn vậy. Vấn đề là Hà Nội mở rộng và phát triển với tốc độ chóng mặt, chung cư mọc lên như nấm, nhưng cơ sở hạ tầng không theo kịp, mà cụ thể là không đủ trường cho học sinh.
VVL 1. Trường chọn học sinh theo điểm thi từ thấp đến cao, con mình điểm thấp hơn các bạn cùng ứng tuyển vào trường đó thì rớt. Chứ có phải thi tốt nghiệp đâu mà bảo điểm cao không đậu???
2. 2007 năm heo vàng, dân số tăng đột biến, làm sao có đủ trường công cho tất cả?
3. Thầy cô tư vấn rất kỹ việc chọn nguyện vọng, đừng chọn trường quá sức con em mình. Phụ huynh không nghe tư vấn, đến lúc thiếu điểm lại lý do này nọ. Sao từ đầu không đăng ký trường đã chọn NV2 làm NV1???
HNHN @Quang: 7x của bạn học thì học, không học thì thôi. Hết lớp 9 là được rồi. Bây giờ khác nhiều rồi. Đừng so sánh!
Nguyen Trang @duongnhd90jp: Phân loại này sau khi thi Đại Học nhé
bhvhaivan @Quang: Cái thời của chú là lịch sử rồi, mỗi thời 1 khác, thi là đúng rồi bát nháo gì. Điểm thấp và chiến lược sai thì rớt
ruybiking Kết luận, Toàn than vãn mà ko thấy lỗi lầm của bản thân.
1 là không đánh giá đúng năng lực của con. GIờ phải tính con bạn xếp hạng mấy lớp hay trường đừng cứ mang danh hsg. Vì giờ 1 lớp 80% hsg ko phải là hiếm
2 là có 3 nguyện vọng nhưng chỉ tính tới 2
3 là thay vì nhìn lại bản thân thì lại đi đổ lỗi cho người khác. Lúc có con lao vào đời kiếm tiền nhiều hơn, hoặc dành thời gian cho con nhiều hơn thì mọi thứ đã khác. Nói đóng thuế thì có hàng trăm nghìn người đóng thuế rất nhiều nhưng con họ học trường quốc tế. Bảo hiểm cá nhân thay vì bhyt hay bhxh.
MT Truong Tôi cũng đồng ý với ý kiến này. Con tôi cũng vừa thi vào 10 ở HN. Cháu cũng 4 năm HSG, nhưng chỉ là trung bình ở lớp. Dù nghĩ rằng cháu sẽ đỗ ít ra là nguyện vọng 2 (trường trung bình thấp), nhưng tôi cũng phải thận trọng đăng ký trước 1 trường dân lập phù hợp và nộp tiền đặt cọc. Học tài thi phận, không thể chủ quan.
gamedohoa Quan trọng ở khâu đăng ký nguyện vọng. Nếu nv1 đk ở trường mong muốn nhưng điểm cao thì nv2 là trường có điểm trung bình, nv3 phải là trường có điểm thi vào thấp cho dù trường đk nv3 ở xa không thuận tiện đi lại nhưng vẫn phải chấp nhận. Cháu tôi học không giỏi nên phải chọn trường xa cách tầm 7km nhưng giờ có xe buýt nên cũng thuận tiện đi học. Cả 3 nguyện vọng đều chọn trường có điểm số cao và gần bằng nhau rất dễ rớt hết 3.
thanhque1282 Đồng ý ý kiến của bạn. Con tôi cũng thi vào lớp 10 năm nay, tôi thấy điều quan trọng:
– Xem xét đánh giá được lực học của con (thông qua các bài thi tập trung, không phải kiễm tra tại lớp)
– Chọn nguyện vọng phù hợp (thầy /cô cũng tư vấn rất kỹ)
– Động viên con cố gắng
bk ffer Tại sao đang học lớp 9 trong khu vực đó mà lên cấp 3 phải đi xa nhà học. Lý do là do thiếu cơ sở vật chất cho cấp 3.
KIEU PHONG Tôi đồng ý cả hai tay với ý kiến của bạn. Rất có thể đã không theo sát việc học của con dẫn đến đánh giá sai năng lưc rồi đăng ký nguyện vọng sai! Việc thi đậu hay rớt thuộc phạm trù sàng lọc vốn tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân!
myle010118 học sinh giỏi- cả lớp giỏi. đóng thuế nhà nước- cả nước đóng. vấn đề năng lực con mình tới đâu, thi trường đó.. không đậu thì tìm cách khác, quy chế thi áp dụng chung cho tất cả học sinh chứ mình con anh. Như cháu tôi, giải nhất toán tỉnh, thi cấp 3 trường chuyên toán- đứng thứ 15 toàn trường, đậu êm ru.Tất cả là do năng lực học của con anh chứ đừng đổ lỗi hoàn cảnh.
dinhthidung14202 khu vực khác nhau nên bạn ý chỉ đc phép chọn 2 NV. Nếu Cầu giấy thì kèm Quang trung, trần hưng đạo. Còn đang CG mà đi trái sang TH thì chỉ đc 2 thôi.
Xì Trum Đồng quan điểm với bạn.
Khi chọn nguyện vọng, gia đình đánh giá chưa chuẩn và thiếu logic giữa lực học của con với tính cạnh tranh xh. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
thuhientrungtien Một đứa trẻ mới 15 tuổi phải cạnh tranh giành suất vào trường công, & thật sự là cú sốc khi thi trượt.., nếu gđ khó khăn nữa thì con sẽ mất đi cơ hội học tập cơ bản/ Thương thật.
Titoe Tốt nghiệp lớp 9 vô học trường trung cấp của nhà nước thì đc miễn phí (chỉ nộp hồ sơ xét tuyển, kg phải thi). Học xong 3 năm vừa học văn hóa vừa học nghề, vừa có chứng chỉ tốt nghiệp ptth vừa có bằng trung cấp nghề để ra đi làm luôn. Nếu muốn học tiếp lên cao đẳng, ĐH vẫn đc.
luuphuonglinh88 Chả có gì là sốc ở đây cả, hệ thống THPT của nhà nước rất rõ ràng: khối các trường THPT và hệ bổ túc (khối trường nghề bổ túc văn hóa). Khối các trường cấp 3 phục vụ cho những học sinh có đủ trình độ có thể theo tiếp học lên trên nữa với kiến thức nặng hơn, khối bổ túc văn hóa là để cho các học sinh không đủ trình độ theo được. Kỳ thi chẳng qua là sự sát hạch để PH và cả học sinh nhìn thấy rõ năng lực của mình đến đâu trong 1 vùng rộng hơn, thay vì những bảng điểm ảo chạy theo thành tích của nhà trường. PH có điều kiện vẫn có thể cho con học trường tư, hay du học.
Tâm lý PH đã ăn sâu bén rễ: nhất định học xong cấp 2 thì phải vào cấp 3, hết cấp 3 thì vào ĐH bất chấp việc con trẻ không đủ năng lực theo học đã gây 1 sự lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc cho cả PH và con em họ.
Doun Học thì phải thi, có gì mà than vãn.
CoastGuardUSA @luuphuonglinh88: @luuphuonglinh88. Tôi nghĩ bạn phiến diện khi cho rằng PH bất chấp khả năng con không học nổi cấp III, bên Mỹ phải học xong lớp 12, hay cấp III là gần như bắt buộc và tất cả HS đều có cơ hội học xong trong các trường công lập, nơi mà PH đã đóng thuế đầy đủ. Một điều nữa là ở Mỹhọc xong 12 hầu như chưa thể kiếm việc làm khả dĩ đủ sống cho một cá nhân, học xong bốn năm mới có cuộc sống tương đối đầy đủ, cho tới hiện tại, 10 năm nữa thì chưa chắc bằng 4 năm đủ sống khá giả vì cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
hienpham0389 @Titoe: Bạn biết chất lượng trường nghề thế nào k? Đến chất lượng giáo dục trường phổ thông còn đang bàn cãi đây này. Chỉ vì sa chân trong một lần thi cử mà 3 năm cấp 3 của đứa trẻ rẽ ngoặt à. Giáo dục phổ thông là giáo dục bắt buộc đáng lí ra phải miễn phí hoàn toàn.
onmuahe10 @CoastGuardUSA: Ở Việt Nam bắt buộc học đến lớp 9, nên thi vào 10 là phải rồi. Hết
ebankubu111444 @hienpham0389: Tiền điện, tiền nước, tiền cơ sở vật chất, tiền bảo vệ, tiền lao công, tiền hao tổn vật chất…, mấy cái này là học sinh sử dụng thì phụ huynh phải trả chứ mắc gì phải miễn phí? Miệng thì đòi miễn phí, rồi tiền đâu để duy trì những cái trên thì lại không chịu nói?
Bạn xài điện, nước thì có đòi miễn phí không?
huy Do @hienpham0389: Tôi thấy học các trường đầu vào thấp hơn chỉ lo nhất là môi trường học tập không tốt, trẻ ở lứa 15-18 dễ sa ngã, bị ảnh hưởng bởi những thứ lệch lạc. Chứ nếu trẻ có bản lĩnh thì học trường nào cũng thành công được cả. Nhất là hiện nay, kể cả học trường thuộc nhóm đầu hay trường chuyên, muốn vào đại học phần lớn các cháu đều phụ thuộc vào học thêm là chính.
luuphuonglinh88 @CoastGuardUSA: Thưa bạn, thứ nhất bạn so sánh GD giữa VN với Mỹ là cả 1 sự sai lầm. Sai lầm ở đây là bối cảnh, hoàn cảnh xã hội và đặc biệt là khả năng ngân sách từng quốc gia có thể chi trả cho GD. Tại sao bạn k so sánh GD VN với các nước ngay bên cạnh mình như: Trung Quốc, Hàn, Nhật, hay Sing? Đó là các nước rất chú trọng GD và phân loại học sinh rất rõ ràng qua các kỳ thi sát hạch…vì sao? Vì 1 đất nước muốn phát triển (các nước đi sau) thì yếu tố con người rất quan trọng. Ai cũng đóng thuế đầy đủ bạn ạ, tôi hay bất kỳ PH nào đều đóng thuế cho nhà nước (trực thu hay gián thu) nhưng chúng ta đóng thuế được bao nhiêu so với ng dân Mỹ hả bạn?
Càng các nước đi sau, phát triển muộn khi nguồn tài nguyên gần như đã bị khai thác đến kiệt quệ thì chất xám con người mới là nguồn tài nguyên quý giá cần khai thác và phát huy. Hãy học hệ GD của Trung Quốc, Hàn hay Nhật để đất nước mình phát triển.
dr.dung9985 @CoastGuardUSA: Bạn so sánh giữa 1 nước là cường quốc kinh tế và khoa học với 1 nước đang phát triển!!!!!
ngohonghoainam Con bạn tham gia cuộc chơi, mà nắm không rõ luật chơi, chơi thua thì bạn lại kiếm lý do A, B, C.
Tôi là giáo viên, luôn nhắc nhở học sinh lớp 9 phải có 1 trường điểm rất thấp làm nguyện vọng 3. Để chắc chắn vào được trường công lập. Sau đó có chuyển trường thì tính sau.
Đâu phải chỉ 1 mình bạn đi làm đóng thuế đâu mà bạn than….
Chau Nguyen @Ngohonghoainam: giáo dục không phải là cuộc chơi bạn ơi. Giáo dục là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Với cơ chế chọn trường như hiện tại, chỉ có lợi cho hệ thống giáo dục dân lập mang nặng tính kinh doanh, và mang tính học tài thi phận quá nặng nề.
Không phải mỗi bạn ấy đóng thuế, nhưng với tư cách là một người dân đóng thuế, bạn ấy cũng như chúng ta có quyền mong ước hệ thống giáo dục nước nhà hoàn thiện hơn, để mỗi đồng thuế được chi tiêu một cách hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho phúc lợi xã hội.
gamedohoa @Chau Nguyen: @Chau Nguyen bác không hiểu vấn đề à? Muốn vào trường chất lượng dạy học tốt, trường nổi tiếng thì phải học thật sự giỏi, những trường đấy họ đưa ra điểm tuyển sinh cao để chọn được học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy/học của nhà trường. Muốn chọn trường theo ý muốn, thuận lợi đi lại hoặc trường chất lựợng cao không gì khác ngoài học giỏi, 1 em học lực trung bình nhà cách trường cấp 3 300m nhưng phải đi học ở trường cách 7km vì không đủ khả năng đk vào trường gần nhà. Nó không liên quan gì đến thuế và chi tiêu hiệu quả tiền thuế cả.
ebankubu111444 @Chau Nguyen: Bây giờ có người trả lương cho bạn 4tr/tháng, trong khi bạn muốn lương 7tr/tháng thì người đó bảo là đã trả tiền rồi còn đòi gì nữa thì bạn có chịu không?
Tương tự như thế thôi, đóng thuế bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu chứ có gì mà đòi? Bạn đóng thuế 500k/tháng thì con bạn cũng chỉ hưởng 300k/tháng tiền giáo dục chứ ở đâu ra mà đòi? 200k còn lại là tiền đường sá, bệnh viện, cầu đường… đấy.
Muốn giáo dục tốt? Đóng thuế cao như Mỹ, như Hà Lan, Đức thì tự khắc giáo dục sẽ có cơ sở vật chất tốt
KIEU PHONG @Chau Nguyen: Nói như bạn thì những người đóng thuế thì con họ đương nhiên có chỗ học trong trường công à?! Phải có thi cử và cạnh tranh quyết liệt thì các học sinh mới cố gắng học tập chứ! Dọn sẵn mâm cho ăn thì còn gì để nói nữa!
ngohonghoainam @gamedohoa: Ngày xưa bạn bè cấp 2 của mình, đi học cấp 3 miệt mài 3 năm đạp xe từ Gò Vấp lên Q5 (học ở Lê Hồng Phong) 12 13km còn chả than thở gì. Mình thì năm 12 đạp xe đi học thêm từ GV lên tận Q1 để “tầm sư học đạo”… cũng quá là bình thường.
Chẳng qua bây giờ các bậc phụ huynh “cưng” con cái quá thôi. Cấp 3 rồi, không còn nhỏ nữa. Nên tập cho con em mình tính tự lập từ những năm cấp 3 là điều cần thiết.
Mai Trang Pham Cháu mình cũng rớt 2 NV đầu, NV 1 thiếu 0,25, NV 2 dư 0,5 nhưng vì là NV 2 nên điểm chuẩn bị tăng thêm 1đ. Kết quả là học NV 3. Nhưng NV 3 lại quá xa nhà, cách 12km. Mình thấy với các bạn trong nội thành, cơ hội để trường công có điểm chuẩn thấp là NV3 là rất khó, đành phải đi rất xa để học.
bhvhaivan @Chau Nguyen: Khi sống trong xã hội thì tất cả là cuộc chơi cả, cuộc chơi chạy tiếp sức thật nhanh về đích.
Võ huy Muốn đậu vào lớp 10 thì phải có phương án chọn nguyện vọng sao cho phù hợp nữa. Có 3 nguyện vọng mà anh chỉ đăng ký 2 thì mất một cơ hội rồi. Chưa kể 2 nguyện vọng đầu là hai trường top trên. Người ta đăng ký phải dự phòng trường hợp điểm thấp nữa chứ.
Nguyễn Nga Nhà ở Cầu Giấy chả lẽ đăng ký NV3 ở Hoài Đức?
Trí Cường Nguyễn Bạn nói rất chính xác!! Làm gì làm phải chừa lại con đường lui cho mình. Con tôi 2 đứa đều đã vượt qua ngưỡng thi lớp 10. Mặc dù 2 bé sức học rất tốt nhưng khi đăng ký nguyện vọng tôi luôn dằn lại cái nguyện vọng 3 ở một trường điểm tương đối thấp!! Tôi thấy gia đình này họ có kỳ vọng khá cao ở con mình và rất chủ quan. Việc so sánh điểm số giữa Hà Nội và TPHCM là rất khập khiễng không thực tế. TPHCM mấy năm nay đề ra theo huong thực tế mức độ khó hơn Hà Nội và các tỉnh thành nhiều!!!
Đoàn Phúc @Nguyễn Nga: Thì phải đăng ký nguyện vọng có cao có thấp, đằng này đăng ký hai nguyện vọng trường top rồi kêu
Võ huy @Trí Cường Nguyễn: Anh nói đúng, hiện giờ các trường tư vấn tuyển sinh rất kỹ. họ cho 3 nguyện vọng thì phải đặt nguyện vọng 1 là trường điểm cao, mình kỳ vọng vô; nguyện vọng 2 thì phải giảm đi một bậc; nguyện vọng 3 là sơ cua trường nào điểm thấp, ở gần nhà. anh này chọn có 2 nguyện vọng mà toàn trường điểm. Biết cách chọn trường thì 15 điểm cũng vô được trường công, mà ham hố không biết chọn thì 22,5 điểm cũng rớt. Đó mới là luật chơi đẹp
vuthomtc41 @Đoàn Phúc: Không biết bạn đã có con học đến lớp 10 chưa hay đã tìm hiểu về các trường thuộc hạng Top chưa, chứ trường THPT Tây Hồ thì các năm gần đây đều lấy điểm rất thấp, được xét ở top dưới khu vực nội thành hà nội. Chẳng qua năm nay các cháu và gia đình quá lo lắng dẫn đến đổ dồn thí sinh vào các trường được đánh giá k quá cao, dẫn đến điểm số của các cháu bị đẩy lên rất nhiều.
Cũng thật tiếc vì sở giáo dục đã không để ý từ rất sớm, thực tế từ bậc tiểu học lứa tuổi sinh năm 2007 đã bị cao đột biến hơn rất nhiều rồi, Có tận 9 năm trời mà không đề ra được phương án nào. Học trường dân lập thì cao, chi phí lớn đâu phải gia đình nào cũng chịu được.
Đừng để tương lai của con trẻ, thế hệ tương lai bị thụt lùi chỉ vì không có điều kiện kinh tế.
shopvietnam.xyz @Nguyễn Nga: Thuê nhà Hoài Đức cho con đi học
gamedohoa @Nguyễn Nga: @Nguyễn Nga Muốn chọn trường theo ý muốn, thuận tiện đi lại thì phải học thật giỏi lúc đó chọn trường nào cũng trong tầm tay. Giờ chuyện đi học cấp 3 ở trường cách nhà 5-10km là chuyện bình thường, học không tốt thì phải chịu khó đi xa thôi.
bhvhaivan @Nguyễn Nga: Ai cũng muốn gần thì phài cạnh tranh cao, điểm thấp thì phải học xa nhà thế thôi, chả ai quan tâm đâu
Con Thuyền Ngược Dòng @Nguyễn Nga: Thế thì bản thân phải giỏi lên
Thuy Vu Tôi cũng không hiểu tại sao lại phải nhân đôi điểm toán, văn, ngày xưa chỉ tính tổng điểm 3 môn
Uyen Diem Nhân đôi là hợp lý. Tại sao phải coi trọng môn ngoại ngữ ngang bằng môn toán, văn. Bài viết rất vô lý ở chỗ so sánh nếu điểm con cháu của họ ở Tp.HCM là đậu rồi. Ở đâu thì phải theo quy định ở đó
Xuan Truong Nguyen tính kiểu gì thì vẫn là thiếu trường nên điểm cao thôi, chứ các trường ở xa điểm vẫn thấp đó thôi
ngocthach01 @Uyen Diem: Họ chỉ đưa ra số liệu để chứng minh con họ có học lực khá vì đủ điểm vào 105/108 trường công lập. Đọc nên hiểu rộng ra một tý
md.noithat @Uyen Diem: Trời vẫn còn tư tưởng này sao?
quanlykenhnetwork @Uyen Diem: Ra bươn chải ngoài đời cảm thấy môn ngoại ngữ còn quan trọng hơn rất nhiều so với môn văn đó
ngothaibinh69 Ngày xưa có 2 môn Văn ,Toán thôi cụ, nhân đôi làm gì, cũng rứa cả?
Kanon @Uyen Diem: Ngoại ngữ mà không coi trọng thì không biết môn nào mới coi trọng. Đi làm đi rồi biết, nhiều khi vụt mất nhiều cơ hội chỉ vì thiếu ngoại ngữ đó.
dungz01399 @quanlykenhnetwork: Không biết bạn bươn chải ngoài đời đã được bao lâu, bạn Uyen nói có phần chưa đúng nhưng việc bạn hạ thấp giá trị môn văn là rất sai, học văn là học làm người, giúp bồi đắp những giá trị đẹp và nhân văn cho con trẻ, chưa kể các con còn được tiếp thu vốn từ vựng lớn và đa dạng, học tốt văn giúp các con nâng cao vốn từ, dễ dàng chọn lọc từ ngữ để miêu tả vấn đề một cách dễ hiểu cho người đối diện. Chỉ nên coi ngoại ngữ là phương tiện trao đổi thôi bạn, yếu môn văn hay rộng hơn là yếu tiếng việt con bạn sẽ khó khăn bươn chải dù trong môi trường nào. Bạn có thể hướng con trẻ chú tâm hơn vào ngoại ngữ, nhưng đội môn đó lên đầu các môn thì không nên.
Peony Nguyen @Kanon: Trong bài cũng nói rồi mà, vì trình độ ngoại ngữ giữa học sinh nội thành và ngoại thành chênh lệch quá, nếu để ngoại ngữ cùng trọng số như Văn, Toán thì học sinh ngoại thành điểm rất thấp, khó cạnh tranh được.
Má sấp nhỏ @quanlykenhnetwork: Chắc tại đi làm ko ai bắt phân tích tác phẩm nên tưởng môn văn ko có ứng dụng đúng ko nè. Hên là giờ môn văn vẫn đang là môn chính, mà học sinh cấp 2 viết sai chính tả muốn nổ con mắt. Lên các diễn đàn mà xem thanh niên tranh luận ko đầu ko đuôi, ko có luận điểm, đọc hiểu có vấn đề, câu văn què cụt, chấm phẩy loạn xạ. Bạn chưa thấy môn văn có ứng dụng nghĩa là bạn chưa bươn chải đủ đấy.
Nga Pham Sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc ở các trường công lập, học sinh không có trường công lập để theo học. Tại sao lại không trích quỹ đất ra để xây trường học, trong khi cứ có khoảng trống nào lại lấp đầy chung cư??
Doan Anh xin thưa với bạn là để duy trì 1 cái trường không dễ là xây xong thì ai học?xa quá thì chê xa,gần trung tâm thì đất đâu mà xây
Phạm Minh Tôi thấy nước mình giáo viên không thừa mà do hệ thống giáo dục công lập không hề mở rộng thêm qua bao nhiêu năm nay, mặc dù các thành phố đều mở thêm nhiều chung cư và khu đô thị.
bhvhaivan Chủ yếu là nội thành đông dân cư, đất chật ng đông, đâu ra xây trường mới. Trường mới thì tư thục có
Má sấp nhỏ Tôi ko có ý kiến gì về bài viết, ngoại trừ đoạn anh Nam lấy điểm của con thi ngoài Hà Nội, cộng trừ nhân chia rồi so với điểm chuẩn ở Sài Gòn và khẳng định con sẽ đậu nếu thi ở Sài Gòn. Tôi ko có ý chê đề bài ở đâu khó hơn, nhưng lấy điểm thi ở 1 nơi, so với điểm chuẩn thi bằng đề khác, hơi kỳ, dù là cùng quy tắc nhân hệ số hay là khác.
bhvhaivan Quá kỳ luôn ấy, đề khác nhau, điểm của trường cũng khác nhau, ng lớn mà so thế thì bảo sao con trẻ k dc chuẩn bị kỹ
Má sấp nhỏ @bhvhaivan: Tôi hiểu tâm trạng của phụ huynh là ấm ức và tìm cách đổ lỗi khi con thi rớt. Nhưng rớt cũng đã rớt rồi, chỉ mong phụ huynh rút kinh nghiệm, thứ nhất là tìm hiểu thật kỹ quy chế tuyển sinh từng năm, thứ hai là đánh giá đúng năng lực thực tế của con chứ đừng phụ thuộc quá vào điểm số trên lớp, thứ ba là tham khảo chiến lược đăng ký nguyện vọng thật chặt chẽ để tránh trường hợp điểm của con ko quá thấp nhưng vẫn rớt công lập. Dù gì cũng ko thể đáp ứng đủ các tiêu chí trường vừa đủ sức, vừa gần nhà, vừa có tới vài sự lựa chọn để tất cả các cháu trong thành phố lựa chọn nguyện vọng được.
bhvhaivan@Má sấp nhỏ: Đúng rồi bạn, bất kỳ cuộc thi nào bme luôn cùng con đề ra chiến lược, sức học con đến đâu mà chọn trường
truongvanmanh6678 Theo mình thì bất kỳ lý do gì khi ta thất bại mà ta cứ tìm lý do để đổ vạ thất bại sẽ mãi theo chúng ta.
1. Nếu ko có cạnh tranh sẽ ko có phát triển đi lên.
2. Nhà nào con cái đỗ đạt phần lớn do cha mẹ đầu tư đúng mức và có tầm nhìn xa.
3. Đăng ký cho con vào trường nào cho hợp sức học con mình là do cha mẹ.
4. Khi sinh con ra đã phải tính toán bớt tg kiếm tiền, bớt ăn nhậu vui chơi tối đến tự dậy học cho con, lắm vững sự phát triển của con từng ngày thì Xin lỗi đời dù có nghèo thì con bạn sẽ vào dc trường phù hợp.
5. Rất mong người vn mình hãy bỏ tư duy đổ vạ lý do mỗi khi thất bại, nhìn nhận lý do thất bại đưa ra phương án để phải thành công thì mới khá lên dc. Mình nói có ko vừa ý một số người mong thông cảm bỏ qua cho.
Thảo LạiLà một người làm giáo dục mình thấy bố mẹ các bạn thí sinh đôi khi không lường hết sức học của con mình rồi khi cháu trượt cấp 3 thì toàn kêu và than.
Thứ nhất: đề Hà Nội năm nay tương đối dễ không phải nói là rất dễ, dạng rất cơ bản. Thế nên điểm đó chưa phản ánh chính xác được thực lực của con bạn. Lỗi này là do lỗi đề thi không phân hóa được thí sinh. Đừng so với đề thành phố hcm nó quá khập khiễng.
Thứ 2: lỗi do anh chọn trường. Theo mình được biết, thpt Cầu Giấy là những bạn học rất cứng mới đăng kí nếu chỉ ở dạng khá không nên chọn. Điểm như trên chỉ có thể là khá chứ không phải khá cứng.
Thứ 3: cùng nhìn nhận lại kết quả của con và đưa ra những định hướng phù hợp. Còn đừng bảo những đứa trẻ mới lớp 9 mà áp lực thi cử… Vì nếu nhìn rộng ra giáo dục phổ thông ngoài hệ công lập còn hệ bổ túc và nghề.
Cuối cùng, mỗi kì thi chỉ đơn giản là một cột mốc. Con đường có nhiều và đường nào nếu đủ kiên định, bản lĩnh và cố gắng cũng sẽ thành công thôi.
phungdangkhoi1950 Cháu nghĩ là cháu có thể hiểu được em nhà mình đã vất vả như nào trong kỳ thi vừa qua, bởi cháu cũng là người đã phải trải qua cảm giác đó khi phải ôn luyện vào 10 trong khi đại dịch lần đầu bùng phát vào năm 2020. Tuy nhiên, khi đọc bài của tác giả phỏng vấn chú, cháu có cảm giác là chú đang có tâm lý đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn thẳng vào sai lầm của mình:
“Nếu không nhân hệ số như cách làm của TP HCM, con anh sẽ được 22,5 điểm – mức điểm được chấp nhận tại 105 trên tổng số 108 trường công ở TP HCM. Dù đề thi của hai thành phố là khác nhau, nhưng anh Nam đưa ra con số đó để chứng minh, học lực của con anh không quá tệ.”
Chú cũng biết là đề thi hai thành phố khác nhau, nhưng chú có biết nó khác nhau nhiều như nào không ạ? Đề thi môn Toán của TP HCM chia ra thành rất nhiều câu thành phần, rất thực tế nhưng để xoay xở hết trong vòng 120 phút cũng không phải là điều đơn giản, chưa kể là TPHCM chấm sẽ khá chặt tay. Trong khi đó, đề thi Hà Nội năm nay được đánh giá là tương đối dễ ở cả ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, cùng với đó, thang điểm chấm cũng có sự nới tay. Vậy nên, khi mà nhìn vào điểm số của con chú, cháu cũng phải thắc mắc về sức học thực sự của con chú và thang đánh giá về khả năng của con chú nó có sai sót như nào.
Cháu hi vọng là chú sẽ có cái nhìn khác khách quan hơn, cùng với đó là chúc em nhà mình may mắn trên quãng đường sắp tới, để có thể cán đích thành công trên một quãng đường khác là Đại học.
gamedohoa tôi thấy các thầy cô ở tpHCM tư vấn đk nguyện vọng khá kỹ, nếu học sinh trình độ từ trung bình trở lên ít khi rớt công lập vì có nhiều trường, nhiều mức tuyển sinh để chọn nên phụ huynh chỉ cần tin tưởng gv chủ nhiệm là ổn. Cũng có trường hợp điểm cao nhưng rơi ra dân lập do ph cố chấp tự tin quá đà vào sức học của con.
leky281959 Con chưa đi học mà đọc thấy vã mồ hôi mọi người ạ.
KIEU PHONG Đoạn trường ai qua rồi mới hay! Hihihi
Kien Doan Trường hợp con tôi giống hệt với con anh Nam ở trên. 4 năm học sinh giỏi, thi đạt 34,7 điểm ở thành phố Cần Thơ. Có điều con tôi trượt nguyện vọng 1, nhưng để vào nguyện vọng 2,3 thì con tôi phải có điểm cao hơn điểm chuẩn của các trường đó lên tới 12 điểm, và vậy là con tôi trượt hết các nguyện vọng. Cực chẳng đã, tôi đành phải đăng ký cho con tôi học trường tư .
Thật tình, đến bây giờ tôi vẫn ấm ức, bức xúc. Nỗi đầu là do tôi không đánh giá hết được năng lực thực sự của con mình để đăng ký nguyện vọng, nhưng tôi nghĩ nỗi lớn là do cách tổ chức, sắp xếp của ngành giáo dục, đặc biệt là cách tuyển đầu vào của thành phố Cần Thơ.
Uyen Diem Do lỗi của gia đình không đánh giá đúng năng lực của con mình & bao giờ cũng phải chọn 1 trường rất thấp để làm nv3
Titoe @Uyen Diem: Vậy là con là hs giỏi 4 năm cấp hai mà thực lực của con thực tế kg giỏi chứ gì? PH ghi sai chính tả nữa kìa “lỗi” chứ “nỗi” gì. Con thi tốt nghiệp 34.7 điểm mà các trường con đk nv 2,3 điểm chuẩn cao hơn điểm của con 12 điểm? Là điểm chuẩn tới 46.7? Thi 4 môn thì điểm tối đa 40 thôi chứ?
thieuquang2008 @Titoe: Văn Toán nhân đôi.
gamedohoa Bạn đk cả 3 nguyện vọng vào 1 trường à? Chiến thuật đk nguyện vọng là từ cao xuống thấp, ví dụ con bạn năng lực thi được tầm 32 điểm thì nv1 đk ở trường lấy 30 điểm, nv2 đk trường 28 điểm, nv3 đk trường 25 điểm. Đk cả 3 nguyện vọng ở các trường chỉ cách nhau 1-2 điểm là rất mạo hiểm, rất dễ trượt cả 3.
KIEU PHONG @Titoe: 1. Cần Thơ chỉ thi 3 môn. Văn và Toán nhân hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1 => tổng 50.
2. NV1 thuộc Trường chuyên LTT
3. Các trường phổ thông bình thường đc tính từ nguyện vọng 2 đến NV4.
4. Các trường top như THTHSP lấy 39.3, THPT Châu Văn Liêm 38.6 NV Hồng 30.25 Phan Ngọc Hiển 29.4 An Khánh 25.85.
Vấn đề là con của bạn Kien Doan trượt tất cả nguyện vọng vì Nguyễn Việt Hồng xét nguyện vọng kế là 38.35, Phan Ngọc Hiển 37.25, An Khánh 37.4 (chênh lệch ~12 điểm).
5. Việc con bạn 4 năm liền là học sinh giỏi chưa nói lên đc điều gì theo kiểu chạy theo thành tích của ngành giáo dục hiện nay đâu bạn ạ. Nguyên nhân chính là đánh giá sai năng lực của con trẻ dẫn đến đăng ký sai trường theo nguyện vọng. Sai một li đi một dặm.
maianh.7002.geleximco Con bạn được HS giỏi ở trường còn thi là thi chung cả TP, cả TP thì thiếu gì HS giỏi? Nhiều giáo viên bây giờ hay nâng điểm HS để có thêm thành tích nên PH bị lầm tưởng con mình học giỏi
ngohonghoainam Ngày xưa mình học sinh trung bình, nhưng điểm thi đại học cao nhất lớp bạn ạ (điểm thi đủ đậu tất cả các trường khối A ở HCM).
Thời buổi bây giờ không nên đánh giá năng lực học sinh qua cái gọi là “học sinh giỏi”. Mà bạn phải đánh giá mức độ “giỏi” của con bạn thông qua việc con bạn đi học. Đạt được cái “giỏi” đó dễ dàng hay vất vả…
Chứ 1 lớp bây giờ 70% học sinh giỏi, thì con bạn học giỏi cũng không ý nghĩa lắm đâu.
Hồi lớp 10, mình đăng kí NV1 chênh với NV2 tầm 3 – 3,5 điểm lận cơ. NV2 chênh với NV1 là khoảng 8 – 10 điểm… Không thể nào rớt được nếu có chiến lược đăng kí đúng đắn.
yennguyet2003 Cách ra đề của TPHCM và HN hoàn toàn khác nhau, tỉ lệ HS trên trung bình từng môn ở TPHCM phản ánh rõ độ phân loại của đề bài, do đó không nên lấy 22,25d của HN để so sánh với TPHCM, dù con số đó là khá tốt.
Võ huy Đúng rồi. Ngay cả việc HÀ NỘI có tính điểm 3 môn hệ số 1 thì chắc gì con anh này đã đậu 2 trường top trên này? Con anh điểm tốt hơn thì con người ta cũng vậy mà? Đã là luật chơi từ đầu, bây giờ kết quả ra thua thiệt thì lại bảo luật chơi có vấn đề.
Trí Cường Nguyễn Đồng quan điểm với bạn!! Đề TPHCM mấy năm nay ra theo hướng thực tế rất khó nhằn cho hs. So sánh vậy khập khiễng và phi thực tế!!!
anvgh @Võ huy: Không đậu nổi trường top trên đâu bạn. Con tôi vừa thi xong lớp 10 tôi biết, các con có chiến thuật tốt và học lực tốt lắm mới dám đăng ký nguyện vọng 1 là trường top như CVA, Yên Hoà, Kim Liên, Việt Đức… Gia đình bạn tác giả chiến thuật không tốt nên con rớt. Nếu tầm học như con nhân vật bài viết, tôi sẽ đăng ký nguyện vọng 1 là Tây Hồ, và nguyện vọng 2 là Phạm Hồng Thái (cũng gần quận Cầu Giấy, Tây Hồ chứ không xa), và cuối cùng là CG.
Con tôi đi học nhà trường và cô giáo chủ nhiệm làm rất tốt phần tư vấn do các con 2 tuần thi thử 1 lần. Có em không thi chuyên hoặc vào trường cao quá so với khả năng đều được cô gọi đt hoặc lên gặp để tư vấn. Do vậy cả lớp các con đều có kết quả tốt. Tác giả hơi phiến diện khi nói về việc đóng thuế này nọ. Đây là thi, mà đã thi thì ai cao điểm được vào nơi họ xứng đáng thôi.
lenmoto2323 @Võ huy: Về toán học thì ko đỗ đc vì dù có ko nhân 2 lên thì độ chênh là ko đủ để đỗ đâu
nguyenptk8888 Không hiểu tại sao tại Hà Nội vẫn quy định Toán, Văn là 2 môn chính và điểm tính hệ số 2. Một người trưởng thành muốn thành đạt trong xã hội thì cần rất nhiều kỹ năng khác nhau quan trọng không kém kỹ năng làm Toán và làm Văn. Ngay cách tư duy lệch lạc, chậm thích ứng với thực tế đã tạo nên những quy định lệch lạc, lỗi thời.
Chuong Dang Huế cũng Văn toán nhân 2. Con tui yếu toán, anh văn tốt lại bị trượt
Minh Quân Toán: tư duy logic
Văn: tư duy ngôn ngữ, tư duy xã hội
Toán, Văn không quan trọng thì cái gì quan trọng? Bạn có đồng ý để bộ GD tổ chức kỳ thi với 10 môn phối hợp cho đủ các kỹ năng không?
bhvhaivan Yếu kém thi k đậu lại đổ thừa, quy định thế hơn 10 năm nay, ưu tiên văn toán đúng rồi
Kanon @bhvhaivan: Tại sao không thay đổi quy định cho phù hợp yêu cầu thời đại? Chỉ có Toán với Văn nhân đôi, hóa ra ngoại ngữ không được coi trọng sao?
ngaothienca031276 @Minh Quân: Vậy môn Sử cũng quan trọng vậy mà không chọn lại chọn môn AV
nghialt Theo tôi, dù cách tính nào cũng có một sự bất công và tính công bằng.
1) Bất công là vì bạn học đều sẽ thích cài bằng, không hệ số.
2) Tính công bằng: thể lệ được áp dụng cho tất cả mọi thí sinh, không có tính chất phân biệt.
Cháu nhà tôi năm nay vào lớp 10. Cháu được cô giáo tư vấn là đủ lực nên đăng ký NV1 là Yên Hoà và cháu đã đậu. Một số bạn cùng lớp, tuy là HSG nhưng lực học thực ra ở mức khá và cũng được tư vấn chọn trường phù hợp.
Thiết nghĩ, không có cuộc chơi nào là thoả mãn được tất cả, muốn thắng thì phải hiểu luật và có chiến lược phù hợp.
Nhưng xa hơn, tôi nghĩ cuộc sống còn rất nhiều cơ hội cho cháu, để thành công, trường học chỉ là một phần thôi. Tôi chúc cháu và bố mẹ vững tin vào tương lai.
phunghoang1060 Do số trường THPT công lập tại 2thành phố lớn nhất nước còn quá ít,nên việc này vẫn cứ tái diễn hết năm này đến năm nọ. Ước gì có thêm được nhiều cơ sở giáo dục công lập hơn nữa để các gia đình khó khăn vẫn có điều kiện cho con cái theo học ít nhất là hết bậc phổ thông.
dntthanh216 Con bạn 36,25 vẫn rớt lỗi hoàn toàn là ở b và gia đình. 1 là b k đánh giá đúng năn lực của cháu, đã thế còn chơi trội đăng ký 2 ng vọng. xin lỗi b chứ vừa r ở HN 36đ thi đông lắm nên rớt j chả có gì lạ.
Tùng Lâm 36 đ của con anh Nam này là quá thấp nếu nhà ở các quận nội thành. Con mình học kém mà cứ đổ lỗi cho xã hội
Võ huy Giáo dục thường xuyên ở đâu cũng có, mà vẫn được thi đại học như bình thường, tại sao không vô. Cứ nằng nặc vô trường công rồi kêu la bệnh thành tích. Chính bản thân phụ huynh cũng nên xem lại mình đi
tonnule thao con tui năm nay cũng thi lớp 10, cả năm nay cả gia đình lo lắng mệt mỏi đồng hành cùng con ôn thi rồi thi rồi chờ kết quả chờ điểm chuẩn. Nhất là năm nay dịch bệnh cả nữa năm học nữa đúng mệt mỏi và áp lực. Rất tội cho các bạn 2k7, các phụ huynh dù con có thi kết quả thế nào thì hiện giờ các cháu khoẻ mạnh là tốt lắm
Trí Cường Nguyễn Năm ngoái cũng vậy thôi bạn à! 2 đứa con tôi, một lớp 12 ròng rã gần 2 tháng ôn thi ol, đứa nhỏ thì ôn xong về nhà khắc khoải chờ đợi kì thi ts 10. Cuối cùng ko thi tuyển sinh 10 mà xét tuyển!! Cháu lớn ngay sáng ngày đầu tiên thi THPT đã ngồi chung phòng ca nghi nhiễm Covid!! Gđ tôi sống những giờ phút căng thẳng tột độ nhưng phải kiểm nén lại tỏ ra bình tĩnh động viên cháu thi những môn còn lại tốt nhất có thể. Cả 2 cháu đều ko có lễ tổng kết tri ân trưởng thành gì cả!! Ko trống ko kèn rời ghế nhà trường trong mùa giản cách Covid. Giờ một cháu sinh viên năm nhất cháu nhỏ chuẩn bị lên lớp 11 trường BT Xuân. Nghĩ lại vẫn còn thấy ám ảnh!!
Minh @Trí Cường Nguyễn: Con bạn 2003 đúng ko? Keke, cảnh con mình y chang. Thậm chí năm 12 thi học sinh giỏi cấp thành phố có giải. Mà chỉ biết đc là có giải vậy thôi, chứ còn ko có j. Toàn đội thi từ giải nhất giải nhì tới giải bét cũng như nhau, vì chả có cái j ghi nhận hết, một miếng giấy cũng ko, chứ chưa nói j tới huy chương như mọi năm. Các cháu chỉ đc nhận mỗi đứa 1 khoản tiền thưởng nhỏ hôm tổng kết vội của nhà trường trong dịch, chỉ 1 số đc đi. Đúng là ko kèn ko trống. 1 năm ko thể quên
Mai Trung Thuc trung tâm hn , sg cấp phép xây dựng tràn lan, dân cư tăng cả chục lần sơ với thời xưa nhưng trường cấp 3 công hầu như không thêm được mấy nên dẫn đến cảnh sức ép nặng nề như thế, chính quyền cần xây dựng đủ số lượng trường cấp 3 tương ứng với quy mô dân số thì mới đảm bảo quyền lợi học tập của người dân
TOm TOm Tôi xin đưa vài ý kiến:
1. Việc cạnh tranh vào cấp 3 không hề là 1 điều gì mới mà từ xưa đã có áp lực chứ ko phải đến bây giờ. Thậm chí những năm 2000 (gọi là thế hệ 2k, @…) nếu ko đỗ cấp 3 thì chỉ có học bổ túc hoặc nghỉ học đi làm thôi chứ đâu có nhiều hệ thống trường như bây giờ.
2. Việc có học thì phải có thi, đó là chuyện đương nhiên mà nền gd nào cũng có. Nếu học mà ko thi thì chắc chắn hs sẽ ko chịu áp lực nào để học, hệ quả là sẽ tạo ra 1 lứa hs gần như không có mục tiêu. Đừng vẽ ra những gì viển vông quá với tụi nhỏ như là học để trở thành nhà khoa học, thành doanh nhân, bác sĩ…nhưng lại học ko cần thi.
3. Giờ hệ thống các trường đã rất đa dạng, từ công lập, dân lập, trường nghề…Nhưng cuối cùng thì các vị phu huynh muốn con vào nơi nào? Còn tôi cứ giả sử các trường công lập đủ số lượng cho toàn bộ học sinh đi, rồi sẽ lại có sự cạnh tranh vào trường A, trường B…. Tóm lại kỳ vọng của phụ huynh sẽ tạo sự mất cân bằng cung-cầu trong giáo dục. Mà khi đã xuất hiện sự mất cân bằng này thì sự cạnh tranh xuất hiện. Nó xuất hiện trong mọi nơi của cuộc sống, kể cả sau này các cháu có ra trường thì cũng phải cạnh tranh ở nơi tuyển dụng mà thôi. Đừng đòi hỏi sự thay đổi từ bên ngoài trong khi chính bản thân các vị còn chưa chịu thay đổi. Ai cũng muốn con làm doanh nhân, bác sĩ chứ ko làm nghề, làm thợ, ai cũng muốn vào trường công, mà còn là trường công xịn…thì áp lực và sự cạnh tranh đó sẽ chẳng bao giờ mất đi đâu.
Võ huy Học xong THCS thì nên phân luồng, bởi cháu nào mà không theo sự nghiệp đại học, cao đẳng thì nên vào trường nghề. 18, 19 tuổi là tham gia thị trường lao động được, vừa đỡ phí thời gian vừa có lợi có bản thân. Tại sao lại đi bàn phổ cập THPT? Những em yếu không học nổi THPT cũng bắt ép đi học cho bằng được hay sao?
Phạm Quốc Đạt Chắc gì những bạn trượt học yếu hơn những bạn đỗ, cứ suy nghĩ vậy nên bảo sao những trường nghề ít người theo học.
hmkhanh23 Vấn đề là thực trạng có những học sinh khá vẫn trượt trường THPT công trong khi học sinh yếu kém lại đủ điểm để vô chứ không ai phản đối chuyện phân luồng học sinh cả. Thực tế tại HN kì thi vừa rồi là 7 điểm rớt nhưng 3 điểm thì đỗ.
Đoàn Phúc @hmkhanh23: Đây là thi tuyển sinh thì phải biết chọn nguyện vọng cho hợp lý chứ ko đơn thuần là điểm cao là auto đậu. Nó giống như việc đi xin việc vậy thôi.
bhvhaivan @Phạm Quốc Đạt: Trượt k hẳn yếu hơn đỗ nhưng tính toán và chuẩn bị thì thua rồi đó
hmkhanh23 @Đoàn Phúc: HN bắt buộc 2 nguyện vọng đầu tiên phải chọn trường thuộc khu vực học sinh đăng kí thường trú thế nên dẫn đến việc khu vực hs đông mà ít trường như con anh Nam thì điểm chuẩn sẽ rất cao. Nguyện vọng 3 bạn có thể đặt trường điểm thấp hơn nhưng vấn đề lại là hầu như trường nội thành nào điểm cũng cao tương tự thế nên chỉ có thể chọn những trường cách xa nhà. Vì khoảng cách xa nên không phải gia đình nào cũng tiện sắp xếp cho con đi học được. Cũng giống như đi xin việc thôi, bạn chọn làm việc ở nội thành lương 15tr mỗi ngày đi 10km hay bạn chọn đi làm ở khu công nghiệp lương 25tr mỗi ngày đi 50km? Tùy vào điều kiện và sức khỏe mỗi người đúng không chứ đâu phải cứ lương cao hơn là chọn. Không thể nói là người khác làm thế này thì tất cả mọi người phải làm được theo như vậy.
thanhtai021171 Thời đại gì mà đại học thì gần như đại trà trong khi chỉ lớp 9 lên lớp 10 thì khó hơn rất nhiều so với đại học. Lẽ ra ở cấp học này thì phải phổ cập luôn mới phải.
Hachi Bụng Bự Áp lực? Nếu như cứ cho lên lớp hết thì trường công đâu đủ để mà chứa? Còn xét tuyển không thi thì từ lớp 1 đến lớp 12 học sinh không có một kì thi nào, tự dưng phải thi đại học luôn thì lại không áp lực hơn ạ?
Dân Con tôi may mắn hơn vì gia đình quyết tâm định cư ở nước ngoài. Sau này cháu không phải lo chuyện trường lớp nhiều. Gia đình tôi thống nhất rằng, đến trường là để kết bạn là chính. Ở nhà, cha mẹ tạo động lực, giúp cháu tìm được ước mơ của riêng mình, đưa cho cháu các lời khuyên dựa theo hướng phát triển riêng do cháu tự chọn. Cháu sẽ tự mình phát triển theo nhu cầu của cháu. Phép màu chỉ xảy ra ở nhà, chứ không trường lớp nào trên thế giới có thể đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân được.
Oceania Hôm trước có bài viết của phụ huynh phàn nàn chuyện gv tư vấn bảo con em mình không được đăng ký trường top vì sợ trượt, trong khi con mình học giỏi. Hôm nay lại có lắm phụ huynh khóc kể vì con mình trượt do đăng ký nguyện vọng mà không vào nổi. Haizzz.
Phi Lương Cao 4 năm học sinh giỏi chỉ có ý nghĩa theo cách tính thi tuyển sinh cũ thôi anh Nam, theo cách tính mới họ muốn Văn Toán là hai môn chính ở THCS. Vì vậy anh nên xem lại ái học lực Giỏi của con anh nhé. Nếu con anh đỗ thì anh lại cho cách tính này rất là tốt, mong anh bình tâm xem xét cách học của con mình.
Trần Q Chiến Nhưng một cuộc cạnh tranh sống còn để giành cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản ở những đứa trẻ 15 tuổi theo tôi không những bất thường mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho chính cuộc sống của chúng. Mới 15 tuổi cơ mà
quang tran Ít nhất hãy để cho giáo dục có sự công bằng trong tiêu chuẩn điểm số, tại sao HN lại khác TPHCM?
Võ huy Cách tính điểm Hà Nội khác Sài Gòn nhưng học sinh Hà Nội thì thi thố với HN, SG thì thi thố với Sài Gòn chứ có xét chung cả nước đâu mà kêu không công bằng.
PhuongV Qua các ví dụ mà tác giả nêu ra trong bài cho thấy các vị phụ huynh chỉ giỏi than vãn và ép con em phải đi học THPT chứ không thèm đếm xỉa gì đến các phương án giáo dục khác như trường bổ túc hay trường nghề. Con em các vị thi không đủ điểm vào trường công thì xin hãy chấp nhận một thực tế là cháu nó học và thi kém hơn bạn bè đồng trang lứa đã thi được điểm cao hơn đi chứ cứ đi thanh minh cũng chẳng giải quyết được gì. Đi học nghề rồi 18 tuổi ra trường đi làm chăm chỉ, đến 22 tuổi cứng tay nghề vững chuyên môn thì thừa sức làm quản lý, trong khi bạn bè tầm tuổi đấy mới chỉ vừa tốt nghiệp ĐH còn phải đi xin việc tới lui. Học là việc cả đời, không phải chỉ có mỗi con đường vào THPT rồi học ĐH mới lập nghiệp được.
Tran Phuc Bài viết của anh Nam rất hay. Tôi cũng vừa trải qua kỳ săn trường cho con, phải nói là vô cùng bức xúc. Tại sao HN không chọn phương án công bố điểm thi của các con cùng lúc thông báo điểm chuẩn vào các trường ? Làm như vậy sẽ tạo sân chơi công bằng cho các trường và hs có thêm quyền lựa chọn, tránh trường hợp như hiện nay các trường công lập công bố điểm chuẩn rồi chiêu sinh và giữ hồ sơ gốc (chán). Các trường công bố điểm chuẩn, thời gian nhập học vào các thời điểm khác nhau tạo ra các canh bạc rất phi thị trường. Tại sao bố mẹ và các con không có quyền được lựa chọn trường phù hợp nhất trong số các trường đủ điểm. Điệp khúc của các trường dân lập – nhà trường sẽ dừng nhân hs khi đã tuyển đủ chỉ tiêu- trong khi trường công lập chưa công bố điểm luôn làm hại não các bố mẹ. Các nhà quản lý có biết và quan tâm việc này không?
Tùng Lâm Toàn con mình trượt xong đổ lỗi cho hệ thống giáo dục. Đỗ thì khoe, trượt thì than. Đã cho hẳn 3 nguyện vọng mà không tính sao cho phù hợp với con mình. Con anh này năm nay thi văn có 6 điểm là quá thấp. Đặt nguyện vọng thi cử lúc nào cũng phải đặt 1 nguyện thấp hơn hẳn các nguyện vọng đầu.
Huong Trường công vẫn đầy ra đó mà, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp nghề vừa học chữ vừa học nghề miễn phí đầy mà sao không học?
nghialt Tôi đoán là bạn chưa có con hoặc chưa phải trải qua những việc thế này.
Tại sao chọn trường công? Vì môi trường giáo dục tốt với chi phí phù hợp. Nếu là trường top thì xung quanh là các bạn giỏi, được cạnh tranh và học cùng các bạn giỏi là một cơ hội tốt.
Tại sai không học trường nghề, giáo dục thường xuyên? Vì chất lượng đầu ra quá tệ. Bạn không muốn con mình như vậy đâu.
Trường tư thì sao? Có một số trường thực sự tốt nhưng để vào được cũng phải qua sàng lọc gắt gao. Nhiều trường tư chất lượng cũng không tốt vì thuần kinh doanh giáo dục, bán đúng thứ có cầu lớn là một chỗ học cho con. Chi phí là một yếu tố then chốt khi chọn trường tư.
bhvhaivan @nghialt: trong ý kiến của bạn đã nói cái ưu việt của trường công, ai cũng muốn ngồi mà k đủ chỗ thì phải thi, có trượt có đậu, đậu thì dc ngồi, trượt thì ngồi chỗ kém tốt hơn. Điểm thì lấy từ trên xuống dưới, có 3 nguyện vọng để chọn
tranvandinh80 Đồng ý với tác giả. Tuy nhiên không thể chỉ đổ lỗi cho khách quan, cho ngoại cảnh. Nếu bố mẹ đồng hành, biết lực học thực sự của con thì rất hiếm khi xảy ra hoàn cảnh như trường hợp trên. Vợ chồng tội thống nhất, dù bận mấy 01 người vẫn phải thức cùng con đến khi con đi ngủ. Bây giờ tôi vẫn làm vậy!
Titoe Có rất nhìu con đường cho con đi nếu con trượt lớp 10 công lập: học nghề, trung cấp, tư thục, dân lập…. Nhìn vào thực tế: con kg đủ khả năng vào trường điểm ở nội thành thì cho con ra vùng ven học nếu vẫn muốn vào trường công. Nếu muốn con học gần nhà mà con kg đậu đc trường công thì chọn tư thục, dân lập, trung cấp. Còn nói về chuyện đóng thuế thì nhà giàu đóng thuế nhìu mà con của họ học quốc tế chứ đâu thèm học bán công. Ai gì cũng muốn thì cuộc đời này đâu dễ dàng thế!
Nhat Phong Huynh con tôi cũng có 3 nguyện vọng như con anh Nam, cháu chọn 3 trường ,không chọn NV1 trường chuyên. kết quả cháu dư 2 điểm NV1. Nếu chọn như con anh thì cũng giống vậy.
chienbinhfishing Thi như vầy thì trượt hết là phải. Không lượng sức , cứ mơ con mình học giỏi ? đúng là cha mẹ không theo sát thực tế , kết quả như vậy không trách ai.
Pham Son Cách làm của TP HCM là hay và cả nước nên học tập. Ngày xưa chỉ thi 2 môn Văn và Toán, nay thêm Ngoại ngữ thì tuyệt nhiên không nên coi môn nào là phụ, môn nào là chính. Còn việc 3 nguỵện vọng thì cũng chỉ nên quy định NV1 theo HK thường trú, NV2,3 tự do.
nhanh.2g YES ! rất chuẩn – cần đảm bảo tính công bằng về trình độ và quyền tiếp cận giáo dục phổ cập
hon331830 Tôi đã trải qua kì thi tuyển sinh vào 10 vừa mới trong tháng trước, nó thật sự rất mệt mỏi, nhiều đứa trong lớp tôi gần như mất gốc Tiếng Anh hoàn toàn và cũng chả biết gì về Toán, nhưng mọi người biết sao không, chúng nó vẫn đỗ công lập thậm chí còn dư điểm . Điều này làm tôi suy nghĩ rất nhiều , 3 môn thi thì cả 3 môn HS chúng tôi đều phải mất rất nhiều công sức để học,trong đó có cả môn Anh . Nhưng môn Anh chỉ nhân hệ số 1 , điều đó không công bằng với công sức HS chúng tôi bỏ ra , thật quá đáng với nhiều bạn đã dành nhiều tg để ôn thi toàn diện 3 môn trong đó có tôi . Môn văn đứa nào học trúng tủ thì hơn các bạn 1 – 2 đ , nhân hệ số thì được 2 -3 đ , còn môn Anh thì sao , chúng tôi lại phải dành dật từng số điểm một . Tôi hy vọng cách tính điểm sẽ thay đổi trong những năm tới
malephisuong Mà hình như là có nhiều bạn khác điểm thi thấp hơn mà vẫn trúng tuyển trường công nhỉ.
ngaothienca031276 nhưng phải biết những bạn đó đậu ở khu vực nào chứ. Nhà nội thành mà đăng ký trường vùng ven là bao đâu rồi.
bhvhaivan vì trường đó tỷ lê cạnh tranh thấp hơn, nên điểm chuẩn thấp hơn
nguyenduc68.vn Bài báo hay quá. triệu like
Hoàng Minh Mình cũng không đồng tình với cách tính điểm nhân đôi 2 môn Toán, Văn của HN mặc dù con heo vàng nhà mình đạt số điểm có thể đỗ rực rỡ vào tất cả các trường công của HN.
thutrang01012007 Đồng quan điểm với tác giả.
Không biết đá Thiếu trường, đã có hệ thống ngoài công lập gánh. Học phí cao thay cho tiền thuế thôi. Còn muốn Có đủ trường công, học phí thấp? Đơn giản, đóng thuế nhiều hơn. Đóng thuế theo năm, mỗi năm 2% giá trị bất động sản bố mẹ đang nắm giữ. Nhà 3tỷ, mỗi năp nộp 60triệu. 2 năm sau full trường công. Như Tây.
buitham091077 Tôi cũng có con thi cấp 3 năm ngoái, để tránh áp lực cho con tôi đã nộp 3 hồ sơ trường tư để con tôi thoải mái tư tưởng, kết quả cháu đỗ trường công
Dương Hoàng Cách thức thi tuyển vào lớp 10 trường công đã quá nhiều bất cập đến vô lí
Thế mà vẫn tồn tại bao năm nay
Thuy Do Năm nay vì có người nhà thi mà tôi mới quan tâm đến kỳ thi này. Tôi thật sự sốc. Hàng chục năm qua, như quận Cầu Giấy, bao nhiêu đất từ ruộng, đất bỏ không thành nhà chọc trời mà không có đất để xây dựng thêm một trường cấp ba công lập (trừ trường Amsterdam – không dành riêng cho hs của Quận). Quận CG tỉ lệ chọi 2.66 em mới chọn 1 em vào công lập, tức là xếp thứ 20 trong lớp 50 em vẫn có khá năng trượt. Thật sư cạnh tranh quá mức ở cột mốc này. Tương tự với các quận khác ở Hà Nội. Bây giờ cái gì cũng đẩy cho tư nhân, đến giáo dục đại trà cũng vậy?
a72saigon Học sinh giỏi chưa chắc đánh giá đúng năng lực thực sự của học sinh. có đên 99,9% học sinh là học sinh giỏi. Phải qua thực tế thi cử mấy thấy đúng năng lực thực sự của con mình. Phụ huynh phải thận trọng đánh giá đúng sức học con mình để chọn trường cho đúng.
hồng hà Sao phức tạp và rắc rối thế nhỉ, tôi có mấy đứa cháu lần lượt vào lớp 10 cứ như là một sự chuyển trường thôi và không mấy quan tâm tới điểm số, dĩ nhiên là chúng nó học cũng không tệ.
Giữa năm lớp 9 thì bố mẹ chọn trường này, con cái thì chọn trường kia. Nếu học trường bố mẹ chọn thì chúng nó lại ra điều kiện phải sắm cho chúng nó cái này cái nọ, xe nọ xe kia thì chúng nó mới chịu, còn không thì vô trường theo ý chúng nó. Đứa theo ý bố mẹ thì phải sắm 1 chiếc xe 50 phân khối để đi học, và thêm một chiếc Vario 150 phân khối để đi với bạn bè. Đứa vô trường nó chọn thì bố mẹ tức nên không cho gì cả, mà mua luôn 1 chiếc Honda 4 chổ để mẹ nó đưa đón. Đứa thì theo bạn bè cứ nằng nặc đòi sang Mỹ nên bố mẹ nó gom góp cho qua Mỹ nội trú trong trường luôn.
anhsangcom Bạn không có phương án dự phòng nghĩa là bạn xem thường đối thủ, coi con mình là nhất bạn sẽ gặp khó. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng bạn nhé.
Tung Pham Con bạn học cũng không phải kém nhưng chọn trường vẫn hơi quá sức. Như hồi tôi đi thi, tôi đã chọn đăng ký trường có điểm chuẩn thấp hơn so với khả năng của mình và đã đỗ
lytranthikieu Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến tác giả
nguyenthanglong7026 Đặt nguyện vọng thấp một chút nó mới chắc ăn mà con học cũng khỏe ,chứ cứ ôn luyện ngày đêm để vào được trường tốp đầu còn các bạn khác ôn luyện bình thường mà cũng đậu thì con mình học bị áp lực rất lớn để theo kịp các bạn. Kinh nghiệm từ con mình và đứa bạn học cùng, con mình đặt nguyện vọng thấp một chút còn đứa bạn đặt nguyện vọng cao hơn miệt mài ôn luyện cũng đậu vào trường mình mong muốn, nhưng vào học áp lực để theo kịp các bạn rất lớn học không được phải ở lại lớp còn con mình mỗi năm một lớp thẳng tiến cả nhà cùng vui
nguyenhuy73vn Ngày xưa có 2 môn Toán + Văn, cứ trên 10 là đỗ còn dưới 10 thì học Bổ túc – rất đơn giản. Không phải nguyện vọng gì cả.
ngaothienca031276 Ngày xưa dân số bao nhiêu, bây giờ là bao nhiêu, trường mới xây thêm được bao nhiêu mà cứ so sánh. Ngày xưa nhà tui mặt tiền đường, tối khuya ra chơi đá banh, mệt quá nằm luôn giữa đường. Còn bây giờ bước ra đường thôi đã hoảng.
trinhxuanthuy2312 Nhà tôi cũng có bạn năm nay thi lớp 10, sức ép quá lớn cho các cháu 15t ,như thi đại học mà chỉ là học c3 , phổ cập gd, quá bất cập và bất thường…
bomduc Theo tôi thì cho con thi nên tham khảo kỹ học lực của con, rồi sau đó chọn trường, học lực mà kém quá thì đi học các trường dân lập, trường nghề cũng tốt mà; đâu có quan trọng gì đâu; nếu không học tốt thì không nên học nhiều làm gì, lãng phí thời gian, tiền của; tập trung vào học nghề, rồi lên cao đẳng, đại học các trường nghề, thì là kỹ sư rồi; Không phải học nghề là ra đi làm công nhân đâu; cơ hội cho các em học đúng nghề có khi còn tốt hơn cả những em học đại học các ngành mà bị thừa rồi; Còn nghề mà cũng không học được thì đi làm công nhân, cũng tốt mà; công nhân giờ thu nhập cũng khá nếu chuyên môn tốt; còn làm công nhân mà cũng không xong thì đi bộ đội; về quê nuôi lợn, trồng rau; cũng nhiều bác nông dân năm kiếm tiền tỷ từ VAC đấy; nhưng làm nông dân thì gia đình cũng phải có tiền chứ mua đất nông nghiệp 1, 2 mẫu cũng không rẻ đâu; Thôi chúc các em cố gắng lỗ lực, kết quả đúng với năng lực của mình; chứ chúc các em đỗ hết thì không sảy ra được 😀
ngaothienca031276 Nhà nước có chủ trương xây thêm trường cấp 3 trong NỘI THÀNH đền bù theo giá đất NHÀ NƯỚC liệu rằng cô bác, anh chị nào có nhà trong khu vực này ủng hộ chủ trương này không?
Quan Tất cả thí sinh đều thi cùng đề như nhau. Thí sinh giỏi, có người giỏi hơn. Không đủ điểm vào công lập là chuyện bình thường do chủ trương phân luồng học sinh của Nhà nước. Không thể nói anh đóng thuế để duy trì trường công lập. Người ta cũng đóng thuế mà. Anh có thể cho con anh đi học trường nghề (cũng công lập) học 9 + 3 vừa có nghề + văn hoá (học ít môn, có 6 môn so với 12 môn thpt), ngoài ra được miễn phí học nghề. Sau đó thi tn thpt rồi liên thông.
kiencv1 giỏi hay khá không quan trọng khi có điểm thi nói lên tất cả đã gọi là thi là phải chấp nhận thắng thua nhé bạn
huyentrinh68 Không đỗ vào trường công lập, không đủ điều kiện để cho con học dân lập thì cho con học ở Trung tâm GDNN – GDTX, ở HN, hầu như quận, huyện nào cũng có Trung tâm này mà. Bằng cấp tốt nghiệp khi ra trường cũng như bằng PTTH, các con cũng có cơ hội thi đại học, cao đẳng mà học tập lại không áp lực như ở trường công lập. Các gia đình bây giờ có rất nhiều lựa chọn cho tương lai của các con chứ ko phải là ko vào được trường công lập thì các con ko được đi học.
ngothaibinh69 Cái căn bản là chưa đánh giá đúng sức học của con, đứng dựa vào danh xưng “học sinh giỏi” mà nhầm sức học thực sự để đăng ký vào các Trường luôn lấy điểm cao qua các năm. Kết quả thi 6 điểm Ngữ Văn, 7.75 Toán, 8.75 Tiếng Anh là ở mức khá, chứ không phải giỏi như bố mẹ xem học bạ, lớp vốn có đến 80% là giỏi.
Nha Trang Phân luồng học nghề hoặc tại sao không xây thêm trường công,
Hachi Bụng Bự Bố mẹ phải nắm được sức học của con, và trong số các nguyện vọng phải có 1 nguyện vọng an toàn. Còn không thì trượt và ra trường tư học là đúng rồi. Anh bảo anh xứng đáng nhưng không nhìn thấy hàng bao nhiêu người khác còn xứng đáng hơn anh.
Van Nguyen Cao Chế độ khoa cử như thế này mãi mãi gây ra những hệ luỵ cho nhiều người. Hãy mạnh dạn bỏ thi cử. Ko nên giáo dục miễn phí và chú trọng giáo dục nghề nghiệp.
levanchuong22 Lỗi to nhất của chúng ta lúc nào cũng nghĩ rằng con em mình luôn luôn là học sinh giỏi nên sẽ chủ quan và đánh giá sai.
Con Thuyền Ngược Dòng Con bạn khá nhưng không bằng con người khác thì phải chấp nhận thôi.
meomeoabcdf Khó cho mình cũng khó cho người nên không thể đổ lỗi nhưng sau này thay nguyện vọng 123 như thi đại học máy tính tự lọc trượt nv 1 xuống 2 mà không cần cộng thêm điểm thì hay hơn .TP HCM cũng mới bỏ x2 văn toán năm 2021 .Chọn nguyện vọng cũng quan trọng nhiều khi giáo viên sợ hs trượt kêu hạ thấp nv 1 mình phải để ý sức học con mình qua kết quả làm thử đề thi .nv1 trường top gần nhà nv2 khác quận tầm khá nv 3 trường kém hẳn cùng quận như vậy khả năng trúng cao .Con mình 2 đứa đều trúng nv 1 nhưng giờ xem lại trường kém cùng quận năm nay cũng lấy cao hơn hồi xưa nhiều .
mhm9ltl Việc có hệ thống trường dân lập sẽ tăng tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng giáo dục. Anh cần đánh giá đúng học lực của con để chọn trường phù hợp thì hơn!
Phạm MinhNhà nước nên nghiên cứu mở rộng hệ thống trường công THPT, giảm sức ép cho các con.
hung.nguyenmanh82 Đã thi là phải khó thế mới công bằng. Học tập chính là rèn luyện ý chí trong khó khăn. ” cảnh khổ là lấc thang của bậc anh tai, là kho tàng của người khôn khéo, là vực thẳm của kẻ yếu đuối “.
hungpll98 Là phụ huynh, đọc bài viết tôi có thể hiểu được nỗi lòng của vị phụ huynh trong bài. Tôi cũng cho rằng: Cách tính nhân đôi điểm Toán-Văn của Hà Nội đã lỗi thời cần phải thay đổi ngay lập tức.
Như Quỳnh nhà tôi lại trái ngược với hoàn cảnh của bài viết này, vì quá lo lắng, nhỡ lúc thi điểm lại không như dự tính . nên chỉ dám đăng ký trường gần nhà. trong khi điểm của cháu thừa vào Chu Văn An, lúc đó lại tiếc…
doanngochungamb28 Nên bỏ Kỳ thi này
ebankubu111444 Bác tính cả đời bác đóng thuế bao nhiêu cho Nhà nước? Thu nhập dưới 11tr/tháng hoặc dưới 15tr/tháng nếu có người phụ thuộc thì có cần đóng thuế thu nhập cá nhân đồng đâu
Hanh Vu Theo tôi đã là đề chung thì phải lấy từ cao xuống thấp chung cho tất cả các thí sinh, còn khoảng 30% thấp nhất sẽ học các trường ngoài công lập, trường nghề. Hơn nữa nhà nước phải định lượng đc số lượng học sinh từng khu vực để xây trường đáp ứng đủ dạy cho số học sinh ở khu vực đó. Năm nào số hs ở 1 khu vực đó nhiều hơn các khu khác thì sẽ điều chuyển hs có điểm thấp hơn các bạn khác đến các trường có số hs đỗ ít hơn. Bất cập nhất hiện nay là 1 số trường lấy rất cao, 1 số trường lấy rất thấp, có cháu hs dưới tb cũng đỗ, có cháu học khá vẫn trượt, có cháu kém nhà ở Hoàn kiếm học tận Phú xuyên sau 1 kỳ học hay 1 năm lại quay về Hoàn kiếm học với các bạn giỏi hơn mình và dẫn đến đủ loại cạnh tranh, từ chạy đc về dạy, chạy để đc về học, có trường sĩ số lớp 60 cháu, có trường sĩ số 30 cháu,có trường giáo viên thu nhập 30tr, có trường 10tr,…
Huyền Dương Bài viết đúng ý tôi tâm đắc
vinhhoadesignerjewelry Chắc sẽ rất nhiều phụ huynh nhìn nước mắt chán nản tuyệt vọng rơi trên mắt con cái vì thi cử,chọn lựa đầu vào quá khắc nghiệt!
huyennguyen.acc Mình còn nhớ nhân đôi điểm toán – văn từ xa xưa mà.
Môn toán văn ngay từ lớp 1 được mặc định là môn chính. Được giáo viên mặc định vậy từ xưa đến nay .
Qua bài viết thì có chút chủ quan của phụ huynh, sao không chọn nguyện vọng thứ 3, dù không đậu 2 nguyện vòng kia thì vẫn là đậu nguyện vọng 3 ( dù cháu không học nhưng trên tinh thần vẫn là đậu, và nếu không chọn NV3 thì đi thi vào trường ngoài công lập như tác giả nêu ) thì tinh thần cháu sẽ khác hẳn, sẽ không suy sụp
Bình luận cho vui Thấu hiểu nỗi niềm của Tác giả,
Nhà có đứa em năm nay thi lớp 10, mà cái ngày đăng ký nguyện vọng thì cả nhà mất ăn mất ngủ. Vẫn biết là sức học của em gái cũng không đến nỗi nào, nhưng ông bà xưa giờ cũng có câu “Học tài thi phận” mà. Rồi đến khi thi xong thì cả nhà lại tiếp tục chạy đôn chạy đáo kiếm trường tư đặt cọc “Cái chỗ học” cho con bé nó yên tâm.
Vốn dĩ “Đất chật người đông”, 15 tuổi chạy đi chạy lại giành giật với suất trường “Công lập” thì muốn “Rối loạn tiền Đô” mất thôi.
dinhthidung1420 Con mình TB môn 7.7đ mà cũng trượt tuốt. NV2,3 đỗ nhưng cách nhà gần chục cây số nên đành chịu thua. Vẫn phải quay về bán công. Bố mẹ lại chật vật lo đóng học phí thôi.
Dau Đã gọi là giáo dục phổ thông mà các cháu phải cạnh tranh quá. Năm nay là lứa lợn vàng 2007 nên số lượng có tăng đột biến ngoài ra là quá trình nhập khẩu vào các thành phố lớn khi mà bị giới hạn cơ sở vật chất. Sao các sở giáo dục và đào tạo không làm động tác tăng lớp 10 năm nay lên và giám số lớp 11, 12 lại để các cháu có cơ hội hơn.
hoailtssc Ý kiến quá hay