Lễ lạy Phật mỗi ngày
Tại sao lễ lạy Phật thì được phước?
Mấy hôm trước tôi thấy có một bạn nào đó đã hỏi rằng :
Xin hỏi các Thiện Hữu, nghe mọi người nói :
Lạy Phật thì được phước báu.
Vậy phước báu này do Đức Phật chuyển qua, hay là do đâu ?
Tôi cho rằng đây là một câu hỏi khá hay.
Nên hôm nay tôi xin chọn ra để trả lời.
Nếu có những thắc mắc gì không hiểu, tôi nghĩ Quí Vị nên hỏi, vì khi hỏi đúng người, hỏi người tu tập có trí tuệ. Thì Quí Vị sẽ tăng được kiến thức, có được chánh kiến (sự nhìn nhận mọi vấn đề một cách đúng đắn nhất ).
Và khi có được cái nhìn đúng thì mọi hành động theo sau ấy của Quí Vị, chính là « Đạo ».
Trở lại với câu hỏi trên :
Câu hỏi trên nếu nói đúng hơn thì Quí Vị sẽ nói là :
« Lạy Phật sẽ giúp Quí Vị tăng trưởng về đạo đức, hoàn thiện về điều thiện, sẽ sớm trở thành người hoàn hảo, trở thành Bậc Chân Nhân ».
Mỗi ngày khi Quí Vị lạy Phật, lễ Phật với trọn lòng tôn kính (sự kính trọng cao nhất).
Thì dần dần những tâm niệm xấu ác của Quí Vị sẽ dần bị đẩy lùi, những tâm tốt sẽ ươm mầm và lớn dần theo ngày tháng.
Và một điều chắc chắn là « Người lễ Phật thì tương lai sẽ thành Phật », vì kính Thầy mới được làm Thầy, kính Phật thì mới đủ nhân lành để thành Phật.
Quí Vị hãy để ý :
Nếu một đứa trẻ khi còn nhỏ, mà mỗi lần đi học về, hay mỗi khi ra vào nhà ai, gặp người lớn tuổi hay người hàng xóm.
Mà chúng biết lễ phép cúi chào, hay dạ thưa một các cung kính, vâng lời.
Thì những đứa này, tương lai thành đạt sau này của nó là rất cao.
Cao hơn gấp nhiều lần so với những đứa mà thô lỗ, bất hiếu, mất lễ phép với người lớn tuổi, với người đáng kính.
Và với người lễ Phật mỗi ngày cũng thế.
Phật là Bậc Thầy Tôn Quí của cõi người và cả cõi Trời.
Đức hạnh, tâm từ bi, trí tuệ của Phật là bao trùm khắp các cõi, chấn động thiên địa.
Do đó, người lễ Phật lâu ngày thì những tâm hạnh đạo đức của Phật sẽ dần dần thấm vào trong tâm của người ấy.
Đó là các tâm như từ, bi, hỷ, xả, vị tha, khoan dung, điềm tĩnh, không chấp thủ, không tham, không sân, và không si mê, luôn sáng suốt và trí tuệ.
Với một người bất kì nào mà hoàn hảo về đức hạnh, thì mọi hành động của người ấy trong cuộc sống sẽ tạo ra vô lượng phước báu.
Tôi ví dụ :
Ví như người thuần thục về tâm từ bi :
Khi họ bước đi trên đường, họ thấy có một cục đá to nằm giữa đường, vì sợ người va té.
Thế là họ vác chúng ném qua bên lề đường, để những xe khác được lưu thông an toàn.
Hoặc khi thấy trên đường một cây đinh ba bén nhọn, thì người ấy cũng nhặt và bỏ chỗ không có người qua lại.
Như vậy với hành động xuất phát từ tâm từ bi này, mà phước báu của người ấy đã được tạo ra.
Ở đây tôi chỉ chọn ra một hai hành động nhỏ, còn trên thực tế sẽ là rất nhiều.
Do đó với một người mà hiền thiện, đạo đức hoàn hảo thì mọi hành động, hay lời nói của người ấy sẽ đều tạo ra phước báu.
Mà ít ai biết rằng, đạo đức ấy, chúng được hình thành từ một đạo đức cơ bản là « Biết cúi đầu trước Bậc đáng kính », mà ở đây, Bậc đáng kính cao quí nhất, toàn thiện nhất là Đức Phật .
Do đó, khi tu gì tu, nhưng công phu lễ Phật mỗi ngày, thì Quí Vị tuyệt đối không được quên hay lơ là.
Người nào giữ vững được giới luật, cùng với công phu lễ Phật mỗi ngày, thì tôi tin rằng đường tu của người ấy luôn bước đi đúng trên con đường chánh đạo, mà khó bị thoái đọa hay bị lệch qua tà đạo.
Chúc Quí Vị luôn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Nghi thức lễ lạy Phật hàng ngày
Lễ lạy Phật cũng là cách công phu rất tốt. Nếu ta tu hành mà không lễ Phật, không lễ các Bậc Đại Bồ Tát thì đây quả là một sự thiếu sót .
* Một số lợi ích rất lớn của việc lễ Phật :
- 1. Tích lũy nhân lành, chủng tử giác ngộ để ta sẽ thành Phật trong tương lai.
- 2. Diệt trừ tâm ngã mạn, cống cao.
- 3. Tăng trưởng được đức hạnh.
- 4. Nghiệp chướng được tiêu trừ.
- 5. Trí tuệ ngày càng tăng trưởng.
- 6. Khuôn mặt và cử chỉ ngày một phúc hậu, đoan chính, thanh tịnh, trang nghiêm.
- 7. Đi đâu cũng được người kính trọng, yêu mến.
- 8. Gia đình sẽ được hạnh phúc ấm êm.
- 9. Hằng ngày luôn được chư Phật và chư Thiên, chư thiện thần giúp đỡ gia hộ.
- 10. Tránh được những tai nạn , tai ương.
Đây là những lợi ích vô cùng lớn.
Vậy phải lễ Phật như thế nào mới đúng, mới gọi là công phu?
Khi dâng hương xong, ta chính thức bước vào giai đoạn lễ Phật.
Khi lễ Phật ta nên lễ bằng «Năm vóc gieo sát đất», nghĩa là chắp tay đưa lên trán, từ từ cúi xuống năm điểm tiếp xúc mặt đất là hai khủy tay, hai đầu gối và trán.
Khi ta lễ Phật, nên kết hợp đọc một danh hiệu Phật và một lễ đi kèm, như vậy sẽ tốt hơn.
Số lượng lần lạy thì không ít quá, cũng không nhiều quá, nên vừa phải. Tùy vào sức khỏe và thời gian ta có được.
Tốc độ của việc lễ thì không nhanh quá, cũng không chậm quá, vừa phải.
Thân thể thì như vậy. Vậy tâm phải chuẩn bị ra sao?
Tâm ta phải luôn thể hiện sự tôn kính ở mức cao nhất, luôn tác ý thấy mình chỉ là nhỏ bé, còn thấp kém và còn rất nhiều lỗi lầm.
Khi lễ tâm luôn giữ sự chánh niệm và sự tĩnh giác, an trú toàn thân và biết rõ.
Nếu việc lễ Phật đúng, thì qua thời gian ta sẽ thấy mình ngày một hiền hơn, khuôn mặt ngày càng phúc hậu và điềm đạm.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Xem thêm: