Ban phước lành là gì?
Ban phước gần nghĩa với chúc phước, cầu phước, chia phước.
Nghĩa của từ ban phước trong Tiếng Anh là to bless. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, “được phước” nghĩa là “khỏe mạnh tâm linh và thịnh vượng”. Đây là từ ngụ ý về niềm vui sâu thẳm của tâm hồn.
Phước lành có nghĩa gì trong Kinh thánh?
Một Phúc lành biểu hiện của một mong muốn lành tính hướng tới một người hoặc một nhóm người. Trong Kinh Thánh Cơ đốc giáo, các phước lành tâm linh (phước lành thuộc linh, phước lành thiêng liêng) là những điều tốt lành mà Đức Chúa Trời ban cho con người và chúng tốt hơn và cao hơn các phước lành vật chất.
Ban phước/Chúc phúc cho một người có ý nghĩa gì?
Ban phước là “nói tốt”. Nói tích cực và suy nghĩ tích cực. Khi bạn ban phước cho điều gì đó, bạn đang khẳng định, ra lệnh cho vũ trụ rằng, bạn đang nói rằng bạn coi trọng điều đó, người đó hoặc tình huống đó – và bạn muốn nó tốt hơn. Ban phước là cực kỳ tích cực, nó thực sự có lợi.
Ở nhiều tôn giáo, như ở Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Thần đạo.. còn có Nghi lễ Ban phước lành cho thú vật (Blessing of animals) là các nghi thức, nghi lễ tôn giáo để cầu phước lành cho các loài động vật.
Xem thêm Thần chú ban phước cho thịt
Chúa-Thần-Phật có ban phước được không?
Hôm nay có một Vị hỏi rằng :
Phật là một Bậc Thầy cao quý của cõi trời và cõi người, vậy thì Phật có ban phước cho chúng sinh được không?
Nếu một chúng sinh nào đang rơi vào hoàn cảnh đau khổ và khốn cùng, mà cầu xin Phật, thì Phật có ban phước được hay không?
Hôm nay ở bài viết này, tôi xin mời Quí Vị cùng tham khảo.
Trước đây tôi cũng có nghe nhiều Vị trả lời câu này là :
« Phật không phải là thần linh hay thượng đế, nên không có ban phước hay giáng họa cho ai ».
Vậy thì ý kiến của tôi thì thế nào?
Lấy một ví dụ để dễ hiểu :
Ví dụ như Quý Vị là một người rất giàu có, mà lại rất từ bi, thương người, và tiền mặt thì trong túi lúc nào cũng rất nhiều.
Vậy, nếu Quý Vị vô tình có đi đâu đó và gặp một người đang đói khổ, thiếu ăn, thì Quý Vị có thể ban phước cho người kia được hay không ?
Ban phước là móc túi ra cho tiền người ấy, hoặc là sắm sửa đồ ăn, hay mua cho người ấy gạo và thức ăn, như vậy có được không ?
Rõ ràng là được chứ sao không.
Ở đây là tôi đang xét trường hợp một người phàm phu ban phước.
Vậy thì Thần sẽ ban phước như thế nào ?
Tôi thấy có một số nơi thờ các Vị Chư Thiên, hay thờ thần. Mà có rất nhiều người đến đó cầu xin, tôi thấy một số người cũng cầu và cũng có linh thật, tức là cũng đã có sự ban phước.
Hoặc trong số những Phật tử chúng ta đây, tôi thấy nhiều Vị khi lầm vào hoàn cảnh khốn cùng, bi đát như bệnh nặng, hay sinh nở không an toàn, ….
Mà nhiều Vị thành tâm cầu nguyện, ăn chay, lễ Phật, trì chú đại bi, phóng sinh và làm nhiều việc thiện,…
Vậy mà phép màu đã đến và họ vượt qua được ách nạn, đây là điều tôi thấy cũng có thật.
Điều này được giải thích như thế nào đây?
Khi Quý Vị cầu nguyện, thì nhờ phát tâm tu điều thiện nên Phật, Bồ Tát sẽ ứng cho mình mượn tạm cái phước đang còn non chưa trổ, mà dùng tạm cho qua cơn nguy kịch.
Đáng lẽ ra việc thiện Quý Vị làm thì quả báo lành phải là mười hay mười lăm, hai mươi năm sau mới trổ ra.
Nhưng nếu đợi đến thời điểm đó, thì Quý Vị chết chắc rồi, nên khi cầu nguyện, Quý Vị đã được Phật, Bồ Tát ứng phước, cho tiêu dùng trước.
Nên người mà hiểu điều này, nếu sau khi cầu nguyện mà thành tựu thì phải cố gắng tu dưỡng, hành thiện mà hồi hướng công đức để trả lại cho Phật Bồ Tát, và hứa là không được làm điều gì xấu ác nữa, nên tu và gieo nhân lành.
Tuy nhiên, có một điều này Quý Vị cũng nên biết là :
Phật là một Bậc Thầy rất từ bi và trí tuệ, nên khi Ngài muốn giúp đỡ những đệ tử của mình, nếu nói như người thế gian là « Ngài sẽ cho cần câu, chứ không cho con cá ».
Điều này có nghĩa là Phật sẽ hướng Quý Vị đến việc học đạo lý và nắm bắt được lý nhân quả, cũng như các pháp môn tu tập.
Để rồi sau đó, tự Quý Vị sẽ là người sống theo đúng nhân quả, và tự tái tạo, tự xây dựng vận mệnh và cuộc đời của chính mình.
Đây mới là mục tiêu chính yếu của Chư Phật và Chư Thánh.
Giống như khi Quý Vị còn nhỏ, lúc mới sinh ra, vì còn nhỏ thì Quý Vị phải nương nhờ cha mẹ để sống.
Nhưng khi lớn rồi, tự làm ăn được rồi thì đâu nhờ cha mẹ chi nữa.
Mà nếu Quý Vị là con lớn trong nhà, thì còn phải làm và phụ cha mẹ nuôi các em nhỏ, hay đỡ đần ông ngoại bà ngoại, hay người thân đang khó khăn.
Đây cũng giống như khi Quý Vị tu tốt và biết đạo lý rồi, thì đi hoằng pháp, độ sinh.
Để giúp đem chân lý Phật dạy, tiếp tục giúp những chúng sinh đang còn trầm luân, đang còn sống trong u mê, tăm tối và đau khổ.
Để họ cũng biết đường tu mà thoát ra, giống như Quý Vị đang được.
Đây mới thật sự là Quý Vị đang thể hiện sự báo ân, hay đền ơn của mình với Chư Phật, Chư Bồ Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Xem thêm các bài viết về
Phúc đức phước báu
KHÔNG NÊN ÁP ĐẶT NHƯ THẾ…
Có một bạn trẻ Phật tử tu tập như sau :
Khi biết đến Phật pháp cũng là lúc bạn ấy đang là sinh viên.
Và với ước mong sau khi ra trường sẽ có công việc làm như ý, và khi đọc trong kinh, bạn ấy thấy là :
Chỉ cần mình tu tập tinh tấn, làm nhiều việc phước thiện, niệm Phật chuyên cần để cầu Phật gia hộ…. thì sau khi ra trường sẽ có một công việc như ý muốn.
Thế nhưng tốt nghiệp ra trường mọi thứ không xảy ra như bạn ấy nghĩ.
Không theo ý muốn như trước đây bạn hằng mong cầu.
Thế là bạn ấy thất vọng, buồn bã, oán trách Phật, nghĩ rằng Phật không linh, hay làm phước mà sao không được như ý,…..
Và còn nhiều điều khác nữa nhưng tôi chỉ nêu ra một số ý đây thôi….
Để qua đây phân tích cho quý vị thấy là tu hành không nên mong cầu và áp đặt chủ quan như thế.
Khi chúng ta biết đến Phật pháp và tu hành, không phải là Quý Vị bắt Phật, Bồ tát phải làm theo ý muốn của quý vị….Nghĩ như thế là bất kính rồi.
Có câu :
“Nếu mọi mong cầu đều được như ý thì lòng người tất dễ nảy sinh sự kiêu ngạo”
Nên nhiều khi những mong muốn, những lời nguyện cầu của chúng ta, Phật, Bồ tát…. không cho được như ý liền…
Mà phải trải qua những gian nan thử thách, khó khăn, sau đó mới đạt được.
Đây vừa là để rèn cho quý vị biết tu hành, và nhiều khi cũng là giúp các vị phải trả những ác nghiệp đã làm trong quá khứ.
Nên không phải cái gì thuận theo ý mình cũng là tốt, mà nhiều khi nghịch cảnh lại là tốt.
Và để đánh giá tốt hay không tốt của một sự việc, thấy vậy chứ không phải dễ, mà phải dùng trí tuệ của Bậc Thánh mới có thể biết được.
Do đó một người tu tập khôn ngoan, có trí tuệ là phải hiểu được chính mình, phải biết được nghiệp chướng của mình tới đâu….
Từ đó ta bắt đầu tu tập và điều chỉnh dần, kết hợp với sự trợ duyên, và gia hộ của Chư Phật, và cần đợi một thời gian để các nhân tốt có cơ hội trổ quả….
Thì những mong cầu mới có thể thành tựu được như ý muốn, chứ không phải dễ.
Do đó không nên chỉ mới tu vài năm mà chúng ta đòi hỏi này nọ, lại còn ấn định thời gian trổ quả luôn.
(Như bạn ở trên)
Vậy là không được, không nên, không thích hợp với phẩm cách người tu đạo rồi.
Và nhiều khi là mang tội bất kính và hiểu sai cho tâm ý của Chư Phật nữa.
Nên nếu vị nào trước đây có tu như thế thì nên sám hối đi, và cần điều chỉnh lối tu lại.
Có thế thì mới bớt tội, và đường tu sao này mới sáng sủa được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –