LINH HỒN CÓ HAY KHÔNG?
(Tác giả Hương Trần – đăng 9/9/2015)
———-
NGOẠI GIÁO:
___________
Linh Hồn (Soul) là danh từ của ngoại Đạo thường dùng, không phải trong Đạo Phật. Linh hồn hay Thể Phách của con người khi chết sẽ xuất ra y hệt như khi còn đang sống. Điều nầy rất sai trái.
1) Nếu kẻ bị chém đầu như trường hợp Thánh Joan (John The Baptist) thì cái gọi là Linh Hồn kia lẽ ra phải bị mất đầu?
2) Nếu có kẻ bị bệnh phong cùi, thì khi chết lẽ ra Linh Hồn phải mang theo cái hình hài ghẻ lở ư?
Vì những lý do nầy, sau nầy các nhà Thần học sửa lại và cho rằng Linh Hồn không hệ phược vào thân xác hiện tại mà là tòan vẹn!
Khi chết một là lên Thiên Đàng chầu Thượng Đế và Linh Hồn nhập vào một thân xác đẹp hơn (tức tái sanh, như vậy thì làm sao trường tồn?), hoặc bị đọa vào Hỏa Ngục thì Linh Hồn tiêu mất.
NỘI GIÁO
________
Đạo Phật không chủ trương có Linh Hồn, nhưng có nhiều khi người ta dùng Vong Linh (chỉ cho người thường) và Giác Linh (chỉ cho những bậc Thánh giả, tự tại xã bỏ thân tứ đại).
Tôn Kinh Đại Bảo Tích dùng “Thần Thức” để chỉ cho sự di dời của Thức (hay Antarabhava – Thân Trung Ấm, hay Bardo theo tiếng Tibet) từ thân ngũ uẩn nầy sang thân ngũ uẩn mới khi đầu thai.
Kinh Kiên Cố, viết
(Bản Hán, Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển 16, “Đệ tam phần Kiên Cố kinh đệ ngũ.” Đại I, tr. 101b. Tương đương Pāli, Dig i. 11, D. 11 Kevaddha-Sutta.)
Do đâu không bốn đại:
Đất, nước, lửa và gió?
Do đâu không thô, tế,
Và dài, ngắn, đẹp, xấu?
Do đâu không danh-sắc,
Vĩnh diệt, không dư tàn?
Nên đáp: thức vô hình,
Vô lượng, tự tỏa sáng;
Nó diệt, bốn đại diệt;
Thô, tế, đẹp, xấu diệt.
Nơi này danh sắc diệt,
Thức diệt, hết thảy diệt.
Vì vậy, người học Phật không tin có “linh hồn bất diệt” là đúng; nhưng phải nói là Thần Thức hay Thân Trung Ấm Đi Tìm Thân Sau để Đầu Thai thì đúng hơn.
Còn lý giải “vong linh” thì có khác gì “linh hồn” hay thể phách?
LINH HỒN có hay không, chẳng quan trọng! Chúng sanh tiếp nối triền miền bất tận trong Samsara (Vòng Sanh Tử Luân Hồi; Wheel of Life)
Cả hai kinh Trường Bộ với Kinh Phạm Võng và Kinh Trường A-Hàm với Kinh Phạm Động đã nói rõ về 62 tà kiến nên tham khảo thêm!
-FB Om Mani Padme Hum –