Tu nghĩa là gì?
Tu nghĩa là sửa. Tu không phải là tụng Kinh, niệm Phật, ăn chay. Đấy là hình tướng của tu hành. Tu thật sự là mình sửa những cái sai bên trong mình.
Tu không có gì đặc biệt cả. Nếu mình không chịu sửa những ác tâm bên trong mình thì không gọi là tu, đấy chỉ là tu bên ngoài thôi.
Trích trà đàm: “Vì sao người tốt vẫn khổ” – Đà Nẵng, 2017
Tu tập có phải là từ bỏ?
Một số người nghĩ rằng tu tập sẽ làm mất đi tình yêu, niềm vui và những cảm xúc sâu sắc trong cuộc sống. Họ nói với Trong Suốt rằng “Dù biết tu tập là tốt nhưng tôi vẫn ngại bước vào tu tập vì tôi không muốn từ bỏ những niềm vui cá nhân như ăn uống, giải trí, mua sắm, du lịch… và mất đi các cảm giác mạnh mẽ từ tình yêu, công việc, gia đình…”.
Bạn không hiểu rằng bạn sẽ không bao giờ phải thực sự từ bỏ tình yêu hay bất cứ điều gì. Từ bỏ chỉ có thể xảy ra trên cơ sở có sự tách rời: có người từ bỏ và cái được từ bỏ, có tôi và người khác, tôi và cái khác. Đó không phải là sự thực.
Xem thêm: Tu tập có phải là từ bỏ?
Hãy quyết định dồn toàn tâm toàn ý tu tập để kết thúc mọi đau khổ của luân hồi sinh tử ngay trong chính cuộc đời này, bằng chính thân người con may mắn có được này. Mục tiêu tu tập của con không phải để đạt kết quả trong những đời sau hay để lên một cõi diệu kỳ nào khác. – TS –
Tu hành thỏa hiệp và Tu hành không thỏa hiệp
Tu hành có hai loại là tu hành có thoả hiệp và tu hành không thoả hiệp.
- Tu hành có thoả hiệp nghĩa là mình cho rằng hạnh phúc đến từ cả tu hành lẫn hoàn cảnh tốt bên ngoài. Khi mình cho là như vậy thì mình sẽ thoả hiệp, mình sẽ không muốn tu đến cùng, vì được cả hai chỗ mà, tu đến cùng làm gì? Tôi chỉ cần tu tạm tạm cộng một cuộc đời ổn ổn là xong. Tôi cần một hoàn cảnh tốt cộng một tâm thái tốt. Đấy là tu hành có thoả hiệp, đến từ nhận thức rằng: hạnh phúc đến từ hai chỗ. Thế nên tu hành có thoả hiệp sẽ không bao giờ có kết quả.
- Còn tu hành không thoả hiệp là hạnh phúc đến từ một chỗ thôi: mình tu được là mình hạnh phúc, tu không được thì đời mình vứt.
Tu hành có thoả hiệp thì quá phí công. Giống như leo núi, mình leo khoảng 300m xong lại tụt xuống, xong mình thấy ổn. Mình không bao giờ muốn đi đến cùng cả vì mình nhận thức rằng có hai chỗ để hạnh phúc là hoàn cảnh bên ngoài và tu hành. Vì vậy mình tu hành đến khoảng vừa vừa này thôi, còn mình cố bên ngoài tí nữa, cộng vào là đầy đủ.
Kiểu tu hành có thoả hiệp không dẫn đến đâu cả, nó chỉ dẫn đến ảo giác mà thôi, ảo giác của cái tôi tâm linh.
Còn khi mình nhận thức là bên ngoài không mang lại được cái gì cả, thì mình chỉ trèo cho đến khi nào lên đỉnh núi mình mới dừng.
– Trích từ buổi nói chuyện của Trong Suốt với học trò nhân dịp rút bài đầu năm, Hà Nội 11/2/2021
Nhớ về tu hành như nhớ người yêu
Làm thế nào để nhớ về tu hành như nhớ người yêu?
Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều cái bị phân tán suy nghĩ khiến em không vững tâm. Em ví dụ như công việc gặp nhiều đối tác. Tan sở lại có nhiều vấn đề về gia đình, bạn bè… Vậy thầy tập như thế nào để vững tâm như ngày hôm nay?
Thầy Trong Suốt trả lời:
Tu giữa đời
Tu giữa đời khó hơn tu trong thất, trong chùa, nên muốn có kết quả cần 2 điều kiện quan trọng: Một là cần có quyết tâm lớn, lớn hơn tất cả các quyết tâm khác. Hai là cần có phương pháp thiện xảo để thực hành giữa đời. ???? (Trích bài giảng “Có đang biết hay không?” – 12/6/2014)
Cân bằng giữa sự nghiệp và tu hành
Một bạn hỏi:
Dạ chào Thầy, câu hỏi của em là làm sao mình cân bằng được giữa sự nghiệp và tu hành?
Đàn ông quan trọng nhất là sự nghiệp đúng không? Vậy muốn cân bằng, mình phải nhìn lại xem là giữa tu hành và sự nghiệp, cái gì là thực sự quan trọng, cái gì đáng là số một, cái gì là số hai? Mất cân bằng là gì? Sự nghiệp là số một, tu hành là số hai. Vì sao?
NẾU QUÁ VỘI VÃ
Nếu quá vội vã để đạt tới giác ngộ, bạn sẽ quên mất sống những giây phút hiện tại một cách đầy đủ nhất.
Hãy dành thời gian sống trọn vẹn từng khoảnh khắc trong chuyến du hành.
Bởi thực sự, giữa cái đích cuối cùng và chuyến du hành, cái nào mới là quan trọng?
Chỉ bạn mới có thể trả lời câu hỏi này.
Và trong ánh sáng của giác ngộ, bạn sẽ nhận ra Sự thật.
Yêu quý bạn,
– Trong Suốt –
Bạn đọc comment:
Kiên Công Đào
Tu là sửa, sửa cái gì, sửa tâm tính, sửa hành vi, sửa cái hữu hình và vô hình. Cái vô hình quyết định cái hữu hình và cái hữu hình phản ánh cái tính chất vô hình. Ăn chay chính là tu, tu cái gì ở đó, tu cái tham đắm dục lạc ở cái tâm, cái miệng. Tụng kinh là tu, tu cái gì ở đó, tu cái tâm, hướng tâm theo lời Phật dạy, tu cái thân vì thân lúc này ngồi yên không lăng nhăng làm chuyện phi đạo đức. Tại sao lại nói ăn chay và tụng kinh không phải là tu??? Đừng biện luận cho cái tư tưởng còn ăn thịt chúng sinh của bản thân. Cái tâm từ bi là cái tâm chẳng dám ăn thịt chúng sinh, cái tâm biết khổ đau là cái tâm biết thương yêu chúng sinh. Thịt da mình còn tiếc thì sao nỡ ăn thịt chúng sinh.
Hideo Suzuki
tu hông phải bắt người nghe lời mình một cách triệt để , hông phải đếm làm tội quá 3 lần là phán mặc tận ……tu kiểu này …..