Lớn tuổi – nhỏ tuổi – tuổi đời – tuổi Đạo
Ta thấy khi tính tuổi đạo, Phật rất trí tuệ. Ngài không tính tuổi như ở thế gian. Tính tuổi theo thế gian, nghĩa là ai sống lâu là người đó nhiều tuổi, và nhiều tuổi thì được người đời kính trọng.
Còn cách tính tuổi theo Phật, là khi vào xuất gia và thọ nhận các giới luật, qua một năm an cư kiết hạ thì được tính một tuổi đạo. Ai xuất gia trước thì người đó là sư huynh, ai xuất gia sau thì người đó là sư đệ.
Dù người sư đệ 100 tuổi , người sư huynh chỉ có năm mười tuổi, đáng hàng con cháu của mình theo thế gian.
Vì sao vậy?
Ta thấy Phật không căn cứ vào người nào sống lâu, sống dài trên thế gian. Mà Ngài căn cứ vào phẩm hạnh, giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đó. Người được gọi là lớn thì tư cách, hành vi, cách ứng xử phải lớn, phải trưởng thành.
Một người dù sống được năm sáu mươi năm. Nhưng vẫn còn ham ăn, giành ăn, nói tục, chửi thề, mê sắc, mê gái , uống rượu gây mất an ninh và làm phiền hàng xóm,… Thì người này đâu gọi là lớn, đâu được mọi người kính trọng.
Nhưng ngượi lại , với một người đệ tử Phật, khi họ chính thức tu hành, nhận lãnh giới luật. Trong 24h và cả đời, họ luôn sống trong phạm hạnh.
Họ không tham ăn, không tham vật chất, họ không nóng giận mà luôn vui vẻ niềm nở, họ không đắm mình trong sắc dục, họ không uống rượu không say sỉn mất trí tuệ, họ sống từ bi như đất thương yêu muôn loài.
Họ sống vị tha vì người vì vật, họ sống đời đáng sống và hữu ích. Làm hình mẩu về chuẩn mực đạo đức, để người đời noi theo và học hỏi. Và cả một đời họ ít ăn ít mặc, sống thiểu dục tri túc. Cả một đời chỉ đi truyền giảng đạo đức, làm lợi lạc cho chúng sinh. Duy trì sự hòa bình, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới.
Một người sống như vậy, dù tuổi đời họ nhỏ, nhưng họ xứng đáng là sư huynh ta, làm sư phụ ta. Được người đời tôn xưng, kính trọng, và lễ lạy, là ruộng phước báu, là mảnh đất màu mỡ cho những ai cúng dường gieo duyên. Người như vậy mới được gọi là lớn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –