Lựa chọn đề mục để quán niệm
Phần lựa chọn đề mục, là một trong những phần tu rất căn bản và quan trọng với những người hành trì giáo pháp.
Việc bám sát chặt chẽ vào đề mục đã lựa chọn, chúng có thể giúp hành giả đưa tâm vào trạng thái định, phá trừ dần các chấp ngã, thậm chí nếu đủ duyên có thể khai ngộ.
Chư Tổ sau này cũng đã sáng tạo ra thêm rất nhiều đề mục để quán niệm.
Nhưng vào thời Phật, tôi thấy đề mục được Ngài khuyên dạy các đệ tử nhiều nhất đó vẫn là sự quán niệm về thân, lựa chọn cái thân để làm đề mục quán niệm.
Việc quán niệm được thực hiện như thế nào?
Chúng ta sẽ thực hiện lúc động và lúc tĩnh :
* Lúc tĩnh :
Nghĩa là mỗi ngày Quí Vị cần chọn ra cho mình một thời gian nhất định trong ngày để ngồi tĩnh lặng, tĩnh tâm.
Thời khóa này tôi cho là cực kì, cực kì quan trọng.
Thời gian tốt nhất là sáng sớm, tốt nhì là trước giờ đi ngủ.
Vì thời gian này không gian rất là yên tĩnh, nên việc công phu sẽ mang lại các kết quả rất tốt đẹp.
Bản thân tôi, mỗi sáng mà tôi không tĩnh tọa thì thường bị các Vị Hộ Pháp nhắc nhở .
(Sau này tôi mới biết là thời khóa công phu sáng cực kì quan trọng).
Tư thế ngồi tốt nhất để quán niệm cái thân là nên ngồi trong tư thế kiết già, hai chân bắt chéo.
Một số Vị sau này chủ trương dễ dãi là cho các hành giả ngồi sao cũng được.
Đây là điều không nên, kiết già là tư thế cực tốt, nó giúp cho tâm rất dễ an định, dễ đưa tâm vào định, giúp ngồi được lâu mà không bị đau lưng.
Khi tư thế ngồi đã chuẩn bị xong. (Lưu ý là thân phải ngồi bất động, không có nhúc nhích.)
Quí Vị từ từ để cái biết nhẹ nhàng toàn thân, biết nhiều hơn ở phần từ rốn trở xuống.
Khi các ý niệm khởi lên, Quí Vị cứ để mặc chúng, vẫn bám sát vào đề mục là để ý toàn thân, biết rõ toàn thân.
Như đau ở đâu, tê ở đâu, có biểu hiện gì lạ, bất thường,… Quí Vị đều ghi nhận và biết thật rõ, trong sự khách quan.
Khi mới ngồi khoảng 1 năm đầu tiên Quí Vị nên ngồi mở mắt, nhìn xuống trước mặt cách thân khoảng 20 cm. Vì nhắm mắt khi mà chưa quen thì không thấy thân, nên không điều chỉnh được, nếu tư thế không ngay ngắn.
Quí Vị luôn giữ chánh niệm biết rõ về thân như vậy, trong suốt buổi ngồi.
* Về phần động :
Nghĩa là ngoài thời khóa ngồi tĩnh lặng quán sát thân thì sau đó Quí Vị sẽ phải sinh hoạt trong đời sống, nghĩa là phải vận động trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi.
Khi công phu lúc tĩnh như đã nói trên tiến triển, thì chánh niệm sẽ thường trực rõ ràng hơn.
Do đó, sức chánh niệm sẽ hiện diện rõ hơn lúc cơ thể đang trong trạng thái động.
Những lúc cơ thể vận động Quí Vị tâm vẫn luôn giữ sự theo dõi thân, giống như lúc mình ngồi tĩnh lặng.
Động mà đang tĩnh.
Nếu người khéo hành trì thì dần dần tâm trở nên rất sáng suốt, bộ nhớ trở nên rất tốt, không còn đãng trí mau quên nữa.
Rồi từ việc theo dõi thân vậy, các cảm thọ như ngon, dở, chua cay mặn ngọt, vui buồn,… sẽ hiện lên, và Quí Vị sẽ thấy chúng trở nên rõ hơn, dần dần mình trở nên rất hiểu chính mình, trí tuệ sẽ dần lộ diện, bóng tối của sự vô minh dần dần bị xua tan dần.
Rồi trong những lúc rãnh, Quí Vị cũng có thể chiêm nghiệm thêm về thân.
Như chiêm nghiệm sự vô thường, sự lão hóa và già đi nhanh chóng của thân.
Khi Quí Vị quan sát một người trẻ bất kì , rồi quan sát người trung niên, rồi quan sát người già, người bệnh và người chết.
Việc quan sát như thế mà càng cẩn trọng bao nhiêu thì các đạo lý Quí Vị sẽ nghiệm ra được nhiều bấy nhiêu.
Không dừng lại ở đó, ngoài ra Quí Vị cũng quán niệm thêm về tính chất bất tịnh, tính không trong sạch của thân.
Như chín lỗ trên thân thể thường tiết ra những thứ hôi thối, sự cấu tạo của các yếu tố làm nên cơ thể cũng bất tịnh như da, gân, xương, máu, tóc, răng, móng,….
Khi việc quán niệm thuần thục thì tâm nhàm chán sẽ xuất hiện, tâm tham sắc, tham ái dần dần bị đoạn trừ.
Và các tâm chấp dần dần cũng bị tháo gỡ, buông bỏ.
Tâm hành giả sẽ dần được nhẹ nhàng an lạc, tâm rất an định.
Trên đây là tôi đã nói sơ qua về các cách quán niệm. Nó sẽ rất cần thiết và hữu hiệu cho những ai yêu thích sự thực hành, cũng như muốn cảm nhận giáo pháp.
Muốn ngộ đạo, thì không có cách nào khác là phải hành trì, phải thực hành.
Chứ nói xuông là không được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Xem thêm ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB: Tu học mỗi ngày –
Bạn đọc comment:
Lu Ng Thay oi cho con hỏi con có nguoi đang tu tai gia.sao ma rat là giỏi trước đay em an choi ruou chè.nhung tu có khai căn . Sao gio em ay ngồi thiền ma thấy tắt cả cát phật..roi bay gio em ấy khuyen moi nen tu va tinh tâm đoc nam mo a di da phật moi em ay chi ngu 2tieng .va con chúng kiến em đi cầu sieu cho cửu huyen thất tổ. Ma sao lai nhin thay nguoi chết va goi nguoi ve đuoc ha thay. Bây con cũng dang đi theo wm ay để khai can .xin thầy hoan hỷ tra loi cho con .con cam on thay
Cư Sĩ Nhuận Hòa Lu Ng Cần kiểm tra kĩ lưỡng người ấy tu có đúng, có tốt không ?
Chứ nếu con không cẩn thận thì theo nhầm Thầy Pháp.
Lu Ng Dạ thưa thầy đi cúng va cầu sieu kg lấy tiền va cũng khuyên tat cả mọi tu. va cả gia đinh em ấy điều tu. Da thua thay con moi theo được 3 ngay nhung con thay tot .kg sui bay bạ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Lu Ng Nên học đạo lý, bám sát nhân quả.
Sửa mình trở nên hiền thiện, đấy là cái gốc của sự tu.
Còn việc thấy người âm thì cũng bình thường, không có gì lạ lùng cả.
Lu Ng Cư Sĩ Nhuận Hòa con cam on thấy con hứa se nghe theo thầy dạy
Minh Khong Nhưng cái cảm giác nhàm chán và coi nhẹ những thứ như vật chất… lại gây ra một số khó khăn trong đời sống ạ. Dù thân và tâm có nhiều cảm nhận khác. Con xin Thầy chỉ thêm ạ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Minh Khong Nếu còn tại gia, chưa xuất gia. Thì ta cũng cần kinh tế ổn định để lo cho gia đình, nếu không sẽ mang tội thiếu trách nhiệm.
Minh Khong Cư Sĩ Nhuận Hòa có lẽ cái này con fai thật sự cần trải qua, cần học.
Đặng Trường Bài hay . A Di Đà Phật
Emily Tran Adidaphat. Cám ön Bô Tát luön nhăn nhö khuyên tân chúng con trên buöc đuöng Tu Hoc
Phale Thach Nam mo a di da phat
Thay oi trong cuộc doi nay minh muốn tu hanh thật su khong de 1chut nao
Boi vi hang ngay chung ta song phai doi dien voi tac ca phiền nao nhu buồn .gian va đau kho …
Nhu bua nao ích phiền nao thi
Tu rất tinh tan con ngược lai thi se bi thoai tam cho du con biết ro la kg ban tam nhung no cu Xuat hiện trong đau cua con cho du niệm phat hay la ngoi thien no lam con kg con tam thanh tinh
Nhu vay thay co cách nao chi cho con lam sao dep duoc phiền nao kg vay thay con cam on thay
Nguyễn Thị Tươi Cảm ơn Cư Sĩ Nhuận Hòa đã luôn chia sẻ và nhắc nhở tinh tế đến tứ chúng đồng tu ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Cao Anh Chinh Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni !
Phale Thach Không tu khổ lắm thầy oi
Tu mà không đúng lại càng khổ hơn
Cánh Chim Không Mỏi Sao mỗi lần con có ý nghĩ, hôm nay chưa thấy Thầy đăng bài , nhưng vào phút sau là thấy Thầy đăng liền, mỗi ngày mong và chờ những bài viết của Thầy để đọc và suy ngẫm ạ, A Di Đà Phật
Thảo My Nam mo quan the am bo tat .xin me phu ho do tri cho con .cho con co du nghi luc de buoc tiep trong cuoc song day kho khan nay. Nam mo a di da phat