LUẬN VỀ CHỮ “TU”
Có bao giờ Quý Vị tự đặt câu hỏi cho mình là :
Tu là gì ?
Và
Tại sao con người ta khi sống thì cần phải tu hay không?
Ý nghĩa của chữ Tu thật cao sâu, thâm thúy cho những người có trí tuệ, biết đạo.
Vì càng ngẫm càng thấy hay, cái nhìn chữ Tu của ngày hôm nay khác với ngày hôm…
Vì càng ngẫm càng thấy hay, cái nhìn chữ Tu của ngày hôm nay khác với ngày hôm qua, và của mười năm trước khác với mười năm tới với một người tu đạo chân chính.
Vì sao lại khác như thế?
Vì khi tu càng tiến về chiều sâu chừng nào thì ý nghĩa của nó sẽ càng được mở rộng hơn.
Hôm nay chúng ta cùng luận về ý nghĩa cơ bản của chữ Tu :
Tu là gì?
Tu có rất nhiều nghĩa, nhưng tôi chọn vài nghĩa chính là :
Sửa cho hay tốt hơn, rèn luyện, học tập, xây dựng, quét dọn,…
Vậy người tu là gì ?
Là người cả đời tự nhìn lại các lỗi lầm của chính mình để tự thay đổi, sửa cái xấu thành cái tốt, từ một con người chưa hoàn thiện thành hoàn thiện.
Hay cũng có thể nói là luôn quét dọn các rác trong tâm của chính mình. Các cái xấu, rác trong tâm mỗi người như :
Tâm ích kỷ, tâm tham ăn tham dục, tâm nóng giận, miệng hay nói ác, nói tục, nhiều chuyện nói xấu sau người khác, tâm hung dữ không từ bi, tâm ganh tỵ đố kỵ, nhỏ nhen, tâm ham chơi ham vui lười biếng, tâm vô ơn bội nghĩa bất hiếu bất trung, ý trộm cắp muốn chiếm đoạt của người, lòng tham ái luyến ái nặng dâm dục, …….v…v ….
Đây là những rác thô trong tâm.
Còn những rác vi tế, nhỏ hơn khó thấy đó là từng khởi niệm bất thiện trong tâm khi chưa biến thành hành động, các oai nghi khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín,….cần phải giữ trong một chuẩn mực nhất định, để tạo thành nét đẹp đức hạnh của một người tu.
Và khi nêu ra các rác trong tâm như thế, Quý Vị thấy nhiệm vụ của một người tu không hề đơn giản tí nào, đó là làm sao phải thu dọn cho sạch rác trong tâm họ như thế, trong cả một quảng đời tu hành.
Nên ở một góc độ nào đó, có thể xem người tu chân chính như là những chiến sĩ dũng cảm, mà quân thù ở đây chính là các thói hư tật xấu trong chính tâm họ.
Vậy tại sao sống con người cần phải tu?
Vì nếu sống mà không tu, thì sống chỉ để chờ ngày chết, sống như thế thì quá vô vị, quá nhạt nhẽo.
Khi sống con người cần phải tu là vì các nguyên nhân sau :
1. Tu để hưởng được quả lành, tránh quả ác, giúp cuộc sống bớt khổ hơn :
Vì khi Quý Vị sống đúng theo Luật Nhân Quả, tức chỉ gieo nhân thiện, chỉ trồng cây lành, như vườn cây nhà Quý Vị chỉ trồng các cây ăn trái ngon ngọt như xoài, cam, đu đủ, sầu riêng, dừa xiêm,……
Thì khi chúng trưởng thành sẽ cho Quý Vị toàn một vườn cây trái ngon, đủ sự lựa chọn để Quý Vị dùng mà không sợ bị thiếu.
Khác với một người không tu, thì họ cứ trồng vào đời họ những loại cây trái nguy hiểm ăn vào dễ bị ngộ độc, hoặc tê liệt,…
Gieo nhân tốt là nhân gì?
Đó là phải sống yêu thương nhân hậu từ ái, không sân giận không chửi mắng người, không tham lam lấy của người mà ngược lại còn thích bố thí, thích cho đi, không rượu chè, không cờ bạc, không ăn chơi thác loạn, không tà hạnh dâm dục,……
Đây là các nhân tốt cơ bản.
Các nhân xấu là gì?
Đó là nói láo, chửi tục, chửi thề, vu khống, nói xấu sau lưng, tham dục dụ dỗ gái nhà lành, trộm cắp, hung hăng sát sinh, rượu chè, cờ bạc, nhỏ mọn, ích kỷ, lười biếng, vô ơn, bất hiếu, bất nhân…..v …v…
Nếu một người sống như thế, chính là đang trồng quả đắng cay cho cuộc đời mình rồi.
2. Giải thoát, chấm dứt sự tái sinh
Khi gieo nhân lành đã đầy đủ, đã vững chắc, như nền móng của một toà nhà bê tông cốt thép kiên cố rồi.Thì ta sẽ tiến thêm một bước nữa,
đó là chọn một pháp môn tu để hành trì như thiền định, trì danh hiệu Phật, trì thần chú,…..
để huấn luyện cái tâm, đưa tâm vào trạng thái định vắng lặng, phát triển sự chánh niệm và tĩnh giác….
để tiến vào sự ngộ đạo, từng bước đắc các quả Thánh, rốt ráo chính là đắc A La Hán giải thoát, chấm dứt sự tái sinh
Như : Sơ Quả Tu Đà Hoàn, Nhị Quả Tư Đà Hàm, Tam Quả A Na Hàm, Tứ Quả A La Hán
Đến đây, như các Bậc Thánh khi chứng ngộ quả thứ tư A La Hán, đã nói lên rằng :
“Đây là đời sống cuối cùng của ta, ta sẽ không còn bị tái sinh trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử đau khổ nữa”.
Hay
“Ba minh ta chứng được, lời Phật dạy đã làm xong”
Hay
” Ta cứ ngỡ rằng một giọt nước sẽ hoà vào đại dương, ai ngờ cả đại dương đổ dồn về một giọt nước “
Hay những câu ca ngợi những Bậc A La Hán :
“Như ngỗng trời rời ao
Bỏ sau mọi trú ẩn”.
Hoặc :
“Như chim giữa hư không
Dấu chân thật khó tìm”.
Mong rằng một ngày nào đó, tôi và Quý Vị đều được dự vào quả Vị của các Ngài.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Thơ: Chữ Tu
Đi TU đâu phải đi TÙ
Đi tu để giống … mọi điều
Thế nhưng có kẻ vẫn liều
Tu lâu rồi lại hóa kiêu khác thường