Nhứng lý do khiến ngồi thiền kiết già mà bị đau chân
Khi Quí Vị ngồi thiền tư thế kiết già hai chân bắt chéo để công phu tĩnh tọa mà bị đau chân thì có thể do một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:
1. Do chân chưa dẻo, chưa quen :
Nghĩa là trước giờ Quí Vị chưa có ngồi thiền, cũng chưa tập ngồi thế kiết già. Nên khi những lần đầu tiên mới tập ngồi thì các cơ, xương khớp chưa dẻo, chân cảm giác bị cứng nên khi ngồi sẽ đau.
Nhưng không sao, Quí Vị cứ kiên trì ngồi qua thời gian khoảng hai, hay ba tháng sẽ hết đau với một thời gian ngồi khoảng 30 phút, hay 35, 40 phút.
Nếu sau hai tháng ngồi mà chân vẫn bị đau thì có thể do các nguyên nhân tiếp theo sau đây.
2. Do nghiệp ác trong quá khứ :
Ngồi thiền là để tu hành, để kiểm soát cái tâm mà đạt được chứng ngộ thành Phật, thành Tổ.
Do vậy, với người có nhiều ác nghiệp đã gieo tạo trong quá khứ thì khi ngồi thiền các ác nghiệp sẽ hiện ra, chúng sẽ cản trở, làm người tu đạo bị thối tâm tu.
Và khi thối tâm không tu nữa thì sẽ thành phàm phu, sẽ trôi lăn và đọa lạc trong nhiều kiếp.
Nên mức độ đau chân khi ngồi thiền cũng một phần nào đánh giá được ác nghiệp nặng nhẹ của một người tu.
3. Công đức mỏng, phước mỏng :
Như mục 2 đã đề cập, người nghiệp nặng thì ngồi sẽ rất đau chân.
Và mục này là người ít gieo tạo các công đức, ít tạo phước đức thì khi ngồi cũng sẽ rất đau chân, tê chân.
Nên việc vun bồi phước và đức là điều rất cần thiết, rất quan trọng, hỗ trợ cho công phu thiền định.
Như sống một đời vị tha vì người khác, tôn kính Chư Phật, Chư Tổ lễ Phật mỗi ngày, rãnh rỗi nên dành nhiều thời gian để đi làm các việc phước thiện như cúng dường, phóng sinh, phát quà từ thiện, ăn chay, khuyên người ăn chay, trì giới,……v….v…..
Làm được nhiều công đức vậy thì khi vào thời ngồi thiền sẽ an, sẽ ít đau chân, không đau chân và ngồi được lâu.
4. Do tâm còn nhiều vọng tưởng :
Một lý do nữa cũng khiến ngồi thiền mà bị đau chân, tê chân là do tâm có quá nhiều vọng tưởng, nhiều ý nghĩ lăng xăng.
Vì tâm ta vô lượng kiếp qua chúng đã quen bay nhảy, quen rượt đuổi và nắm bắt, nhảy nhót như khỉ như vượn chuyền cành.
Nay ngồi thiền ta tập kìm hảm lại những tâm quen phóng túng bay nhảy đó. Nên sẽ bị sự phản kháng, không thuần theo ý muốn của mình.
Và biểu hiện của chúng chính là vọng tưởng, là những ý nghĩ lăng xăng, vọng động và tiếp nối không ngừng.
Khi tâm có quá nhiều vọng tưởng vậy, chúng làm người hành thiền nếu xao lãng, mất chánh niệm sẽ chạy theo các vọng tưởng mà quên mất thân, đánh mất hiện tại.
Nên sẽ làm chân rất đau, rất tê, do vọng tưởng chúng có mối liên quan với sự lưu thông máu huyết trong cơ thể.
Người ít vọng tưởng thì sẽ ít đau chân do máu lưu thông tốt hơn.
Việc biết được các nguyên nhân gây đau chân khi tĩnh tọa sẽ giúp Quí Vị biết cách tu tập, sám hối, điều chỉnh khắc phục trở lại.
Thì không bao lâu Quí Vị sẽ ngồi thiền được mà không còn bị đau chân nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Xem thêm tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB: Tu học mỗi ngày –
Xem thêm:
Các bài viết về Thiền