MẠNG SỐNG LUÔN ĐÁNG QUÝ
Một người phụ nữ lo lắng tìm gặp bác sĩ sản khoa và nói:
“Bác sĩ, tôi có vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Con tôi còn chưa đủ một tuổi và tôi lại có thai lần nữa mà tôi lại không muốn sinh con gần nhau quá.”
“Vậy cô muốn tôi phải làm sao?” Vị bác sĩ hỏi.
“Bác sĩ làm ơn phá thai giúp tôi, tôi sẽ biết ơn ngài lắm”
Ông bác sĩ lặng im suy nghĩ một hồi và trả lời rằng:
“Thưa cô, tôi có một giải pháp tốt hơn cho cô và nó ít nguy hiểm hơn nữa”.
Sản phụ mỉm cười và nghĩ rằng vị bác sĩ kia sẽ giúp mình phá thai. Nhưng ông lại nói:
“Để tránh việc cô phải cực khổ nuôi hai đứa trẻ cùng một lúc, vậy hãy giết chết đứa cô đang ẵm trên tay đi. Cô sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi trước khi sinh. Nếu cô muốn giết một đứa trong hai thì giết đứa nào chẳng được. Sẽ không có nguy hiểm gì cho cơ thể nếu cô giết đứa đang bế trên tay thay vì phá thai!”
Người phụ nữ hoảng hốt và nói:
“Không được bác sĩ à! Thật tàn nhẫn khi giết một đứa trẻ”
“Tôi đồng ý”. Ông bác sĩ nói tiếp:
“Vậy mà tôi cứ nghĩ cô đã sẵn sàng cho việc giết con của mình nên tôi nghĩ đó là cách tốt nhất”.
Ông bác sĩ mỉm cười và nhận ra mình đã đạt được mục đích. Ông đã thuyết phục được người phụ nữ rằng không có sự khác nhau giữa việc giết đứa con trong bụng hay giết đứa con đã sinh ra. Sự tàn nhẫn là như nhau.
Nếu bạn đồng ý, hãy bấm SHARE, cùng nhau ta có thể bảo vệ nhiều mạng sống.
“Tình yêu giúp chúng ta hi sinh bản thân mình vì mục đích tốt đẹp cho người khác. Nhưng phá thai lại hi sinh mạng sống người khác vị sự ích kỷ của bản thân!”
– Trích từ Góc nhìn cuộc sống–
#OmManiPadmeHum #QuanAmBoTat
Trân quý sự sống, trân quý sinh mạng
Nhiều người cho rằng, đứa con mình mang nặng đẻ đau, rứt ruột đẻ ra thì hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của mình, vì rõ ràng nó là một phần của mình. Thế nên họ tự cho mình quyền làm cha mẹ thì có quyền sinh sát với con đẻ của mình một cách hiển nhiên. Từ đó xảy ra những chuyện bạo hành gia đình của cha mẹ ruột đối với con cái, gây nên đau khổ cho những đứa trẻ bởi chính cha mẹ đẻ của chúng. Chỉ cần là hành động gây tổn thương cho chính bản thân mình, cũng đã được xem là ác nghiệp. Huống chi làm những việc tàn bạo lên những đứa trẻ thì chắc chắn đó là nghiệp dữ.
Hoặc khi đang mang thai, cảm thấy vì nhiều lí do khác nhau không muốn sinh nó ra nên phá thai hủy hoại sinh mạng bé bỏng ấy từ trong bào thai.
Vốn dĩ chúng ta không có quyền định đoạt sinh mạng của kẻ khác.
Mỗi đứa trẻ đến thế gian này đều có những nhân duyên nhất định, cần được hoàn thành bằng sự sinh tồn giữa cuộc đời của nó. Người lớn vì một chốc ham vui thân xác với nhau, rồi đủ duyên mang hình hài đứa trẻ vô tội nơi lòng người mẹ.
Dù chuyện gì xảy đến đi chăng nữa, người mẹ ấy cũng nên cố gắng bảo vệ thai nhi ấy, cho nó ra đời được trọn vẹn nhân duyên. Còn có nuôi nổi hay không, bị thiên hạ đàm tiếu dị nghị hay thân thể đứa trẻ ấy bị khiếm khuyết bệnh tật thì từ từ mọi thứ sẽ có hướng giải quyết cả.
Rõ ràng chẳng có gì quý bằng một sinh mạng. Phá thai là giết người, tuyệt ngang đường sống của một sinh linh có duyên với thế giới này và có duyên với cha mẹ ấy. Tuyệt đối không phá thai dù bất kì hoàn cảnh nào. Đó là ác nghiệp nặng lắm vậy.
Khi ta đã hiểu được giá trị của sinh mạng dù nhỏ nhoi, ta biết trân trọng sinh mạng của chúng sinh. Từ việc trân quý mạng mình, mạng con trẻ của mình, thì ta quan tâm hơn một chút đến chúng sinh hữu tình khác. Tất cả muôn loài, từ cỏ cây, chim muông cầm thú, đến ngay cả hòn đá bên đường cũng khao khát được sống, đều tham sống sợ chết cả.
Không tàn hại muôn loài quanh mình. Cần nhẹ nhàng đối đãi với muôn loài, nhất là khi cá thể ấy đang mang thai, hoặc đang chăm sóc con, con non còn nhỏ chưa trưởng thành.
Thời hiện đại, loài người thường tự mình gây nên các nghiệp dữ rất nặng qua việc ăn uống sát mạng chúng sinh hữu tình. Hoặc là một phút vui chơi gây nên hậu quả nghiêm trọng như săn bắt, câu lưới.
Những ác nghiệp như thế, chúng ta chẳng ai muốn nó đến với mình, chẳng ai mong muốn mình chính là nạn nhân của những việc ấy. Nếu bản thân mình bị thì sẽ mang nỗi căm hận, uất ức, muốn tìm cách báo thù.
Như thế, chúng ta cũng đừng nên gây ra cho các loài nhỏ bé khác, đó chính là ý nghĩa của Cảm Ứng vậy. Từ sự cảm của ta, đặt ta ứng vào hoàn cảnh muôn vật loại quanh mình, lúc ấy tự nhiên sẽ có thể hiểu được thế giới quanh mình vận hành ra sao.
Có Cảm tất có Ứng là vậy.
TGTT