Ai là người lụm được 2 bí kíp kinh doanh Trung Hoa và Do Thái?
Vào thế kỷ 17, khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh ở Trung Hoa, phong trào “phản Thanh phục Minh” ở các tỉnh như Phúc Kiến, Quảng Đông….diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, nhiều gia tộc ở đây đã phải lên thuyền sang Đông Nam Á như Manila, Băng Cốc, Singapore, Đồng Nai, Hà Tiên….để sinh sống. Hình ảnh họ chạy đôn chạy đáo lên thuyền, còn gọi là “thất quốc sang bang”, tức mất nước thì sang các nước lân bang trú ngụ, sau này người dân Nam Bộ đọc trại thành “xấc bấc sang bang”.
Tại vùng đất mới, họ đoàn kết tạo một hệ sinh thái kinh doanh. Ông Cổ Gia Thọ – Công ty Bút Bi Thiên Long nhớ hai người đàn anh đã giúp đỡ mình: “Chúng tôi gọi anh Lý Ngọc Minh (sứ Minh Long) và anh Vưu Khải Thành (giày dép Bitis) là những cây đại thụ. Có lần ông Vưu Khải Thành tổ chức hội nghị khách hàng, ông kêu những doanh nhân non nghề hơn như ông Thọ vào tham dự để giới thiệu mối làm ăn. Ông bà người Việt từ xưa khuyên bảo nhau “thà cho vàng chứ không chỉ đàng làm ăn” nhưng với cộng đồng người Hoa thì ngược lại “chỉ đàng làm ăn chứ không cho bạc cho vàng”. Vàng bạc ngoài đường đó, ai chịu khó, có đầu óc thì lấy được, chứ nếu cho không, nó sẽ xài hết, mà còn hư người. Cho tiền người khác là tội ác, làm cho nó không còn phải động não để vươn lên. Còn chỉ cách rồi mà không kiếm được tiền thì “số nó đã thế”.
“Hai mươi mấy năm trước, tôi không quen anh Thành, nhưng chủ động xin được làm đệ tử. Vì ít vốn và còn nhỏ tuổi, sợ mất tiền nên tôi hay rụt rè để ra những quyết định nhưng anh Thành khuyên phải nhanh nhẹn nắm cơ hội và chấp nhận những rủi ro, chấp nhận mất tiền nếu muốn làm chuyện lớn. Và phải triển khai sản xuất ở các tỉnh, đừng buôn qua bán lại ở Sài Gòn nữa, cạnh tranh không lại công ty lớn. Phải tập trung sản xuất, chứ thương mại cũng là kiếm tiền trên sự chênh lệch, kiếm tiền từ sản phẩm của người khác, không bền vững”. ông Thọ kể.
Người Hoa luôn tôn thờ câu nói “Phải yêu nghề kính nghiệp”. Quả thật, nếu không dốc trọn cuộc đời, dốc hết trái tim và khối óc, kể cả tính mạng cho một công việc mà mình đã chọn, thì không có cách nào tạo ra MAY MẮN VÀ CƠ HỘI. Những ông vua của ngành sản xuất và thương mại lớn của nước ta hiện nay có rất nhiều người gốc Hoa: vua gốm sứ Lý Ngọc Minh, vua giày dép Vưu Khải Thành, vua bánh Kao Siêu Lực, vua nước rửa chén Lương Vạn Vinh, vua nhựa Trần Duy Hy, vua vải Thái Tuấn Chí, sắt thép, du lịch, ngân hàng, vật liệu xây dựng, bánh kẹo, nước giải khát, các nhà buôn lớn nhất nước ta ở các chợ đầu mối nhập khẩu cho cả nước.
Hệ sinh thái kinh doanh có nghĩa là được nhà cung cấp cho nợ (coi như hỗ trợ tài chính, nên họ quý nhà cung cấp hơn cả khách hàng), rồi các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác. Qua thử thách thời gian, có người tham lam, tham vặt, nghĩ nhỏ thì rơi rụng, chỉ trụ lại được người nghĩ lớn, có chữ TÍN. Hứa ít thôi, nhưng hứa là phải làm, nợ là phải trả ngay, dù bán cả thân mình. Những người giữ được lời hứa, như bạn trẻ trong bài này, thì đáng quý vô cùng, cỡ nào cũng nên giúp đỡ. Cái giá của năng lực là tính trách nhiệm. Người có trách nhiệm là người có năng lực, đẩy thì sẽ cất cánh.
P/S: Bạn trẻ người Việt này, Trương Hoàng Nam, đã được 1 đại gia người Hoa (chủ farm trong bài) truyền dạy và thêm 1 ông chủ lớn bên Do Thái (trong 1 năm bạn học tập làm việc cho ông ấy). Đây là FB các bạn nên để chế độ FOLLOW, SEE FIRST (theo dõi, xem trước). Hiếm bạn trẻ nào có được tính trách nhiệm cao như vậy, nên việc trở thành 1 người chủ lớn, với bạn trẻ sinh năm 1995 này, là điều chắc chắn! Bạn rảnh rỗi chỉ cần mở FB của anh này ra xem là đủ.
Mình đã làm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?
Trước khi đi Israel thì mình có đi thực tập không lương cho 1 farm ở Bình Phước. Ông chủ farm ở nước ngoài nên ở đây ông giao cho chục anh em quản lý, tự chia hoa lợi. Mình vào đầu tháng 1, cỡ 1 tháng sau là Tết, ai cũng nôn nao về, đứa thì nói truyền thống gia đình phải về, đứa thì lấy lý do này lý do khác. Cuối cùng chẳng có ai chịu ở, kể cả anh quản lý lớn nhất cũng nói “gia đình là trên hết, anh phải về ” dù tàu xe tăng giá mấy lần. Anh tranh giành ghế ngồi trên chiếc xe Nam Bắc để kịp đón giao thừa và vừa giao thừa xong, chơi được 1-2 ngày thì tối mùng 2 đã vào Nam lại. Họp phân công trực Tết mà gay gắt lắm, thấy mọi người không ai muốn trực nên mình đăng ký ở lại, gọi ba mẹ mình dưới Cao Lãnh báo là sau mùng 4 mình sẽ về, sau khi anh quản lý vào tiếp quản. Ba mẹ mình cũng hơi buồn, nhưng mình nói nếu ai cũng theo truyền thống gia đình thế thì cơ sở kinh tế lúc Tết ai trông coi. Cây thì không tưới OK, nhưng tới mấy chục con chó con mèo gà vịt ngan ngỗng….nó cũng cần ăn uống. Mình vì lợi ích cá nhân, để cây cỏ vật nuôi chết là ác.
Ăn Tết 1 mình ở farm rộng và vắng, đúng là buồn, rất buồn. Từ ngày 28, ra vô cái farm rộng lớn thấy cô đơn dễ sợ. Bạn mình nhắn thôi đóng cửa đi Nam, mày chỉ là đứa thực tập, có lương bổng gì đâu mà có trách nhiệm, bỏ đi đi, chẳng bao giờ gặp lại mấy ông kia đâu mà sợ. Nhưng mình đã hứa lương tâm không cho phép. Mình tìm niềm vui bằng cách trang trí hoa cỏ, đeo nơ chó mèo. Sáng mùng 1 ngủ dậy, ăn bánh tét xong cắn hột dưa rồi lại ăn bánh chưng, chăm sóc cây và thú. Sáng mùng 2, ông chủ farm xuất hiện, ông về nước ăn Tết, ghé bất ngờ kiểm tra. Mình kể sắp qua Israel du học nông nghiệp, ông dặn “nhớ lên bưu điện đóng tiền cọc mở chế độ roaming (chuyển vùng cuộc gọi), sẽ hữu ích. Ông nói cả farm mấy chục thằng mà bỏ đi hết trơn vầy, giao cho thằng lạ hoắc trực, đúng là không phải tài sản của tụi nó, tụi nó chẳng trách nhiệm gì, gọi điện hỏi thì ông quản lý nói bố trí hết rồi, không phải lo. Ổng nói con là người có trách nhiệm cao, giơ ngón tay cái lên khen rồi lì xì cho mình 100 đô. Lần đầu cầm được đô la trong tay á. Giờ cũng còn trong ví, chưa dám xài vì thương ông đó!
Về cái vụ roaming thì mình hỏi đứa bạn làm bưu điện, nó nói không cần, giờ dùng viber, zalo, messenger thì cứ có mạng là gọi, roaming chi tốn tiền, nghe hay gọi đều rất đắt nếu dùng số VN ở Israel. Mình hỏi chục người đều khuyên không nên vậy. Nhưng mà ngày cuối trước khi đi, mình cũng ghé bưu điện đăng ký, bụng nghĩ là chắc ông kia kêu vậy cũng có ý gì đó, ổng giàu vậy thì chắc cũng hay, có thể mình ngu chưa biết, kệ làm luôn.
Ở Israel, mình tìm được mối nhuỵ hoa nghệ Tây, 1 thảo dược quý hiếm và tốt cho sức khoẻ. Mình chạy đến mấy điểm du lịch như đền Ba’hai chẳng hạn, thấy xe du lịch ghi mấy tên công ty VN là tới làm quen với anh hướng dẫn viên nhờ xách tay về. Nhưng mình lại thiếu tiền shekel (tiền Israel) để mua hàng, tình cờ nhận được tin nhắn báo số dư của ngân hàng VN qua tin nhắn SMS, mình bèn làm dịch vụ chuyển tiền hộ, anh em TTS ở Israel năm đó chắc còn nhớ. Mình nhận tiền Israel rồi quy ra tỷ giá, dùng internet banking chuyển cho người thân của người đó ở VN vì ngân hàng Việt Nam chỉ gửi mã xác thực qua SMS để thực hiện giao dịch, hồi đó chưa có mã OTP. Nhờ dịch vụ roaming, mình là người duy nhất xài được số VN ở khu vực Haifa. Anh em nhờ chuyển tiền rất nhiều, mình lấy phí chuyển % bằng phí ngân hàng Israel, sau đó thì không lấy % luôn vì đang cần tiền shekel, hàng bán ở VN, khách chuyển vô TK VND bên VN nên mình luôn cân bằng 2 dòng tiền. Nhờ dịch vụ này, mình dư được 1 tỷ, chính xác là vậy. Mình gửi cho mẹ sửa cái nhà ở Cao Lãnh, đi chơi khắp Israel và về VN thì đi xuyên Việt từ Bắc tới Nam, còn dư 715 tr đóng vô cổ phần làm farm.
Business nhuỵ hoa nghệ Tây kia chỉ là cái làm thêm thời đi học, nên về nước là mình chuyển qua cho em Lê Huy, một thực tập sinh farm mình, cũng dân Đồng Tháp, bỏ học nửa chừng ĐH về ngành Hoá, mình khuyên học lại nên giờ cũng sắp ra trường rồi. Các bạn nếu cần nhuỵ hoa nghệ Tây thì hỏi em Huy nheng.
À ông chủ farm (người Việt gốc Hoa) ở Bình Phước bữa hổm còn chỉ mình 1 chiêu này nữa, bạn nào thích nghe thì bấm dấu +/- để theo dõi vì mình sẽ chia sẻ cho người quan tâm thôi. Mình sẽ không đăng lên đại trà đâu vì có nhiều người không thích đọc chuyện làm ăn. Vậy héng!
P/S: Nếu các bạn quan tâm việc đi làm thử 1 tháng nông nghiệp xem có phù hợp không, thì có thể đến nông trại của mình ở Khánh Hoà nhé. Các bạn vào group này để nắm thông tin (bất kể tuổi, giới, học vấn….đều được đến thực tập, bao ăn ở trong vòng 1 tháng và các bạn sẽ làm việc để bù lại). Nhuỵ Hoa Nghệ Tây sau mình bàn giao lại cho em Lê Huy, cũng người Đồng Tháp, đang là sinh viên, để nó có tiền ăn học và giúp một số bạn sinh viên muốn đi Israel các năm sau, bạn nào cũng được vài chục triệu để làm lộ phí lên đường, nếu quan tâm thì liên hệ Huy nhé.