Món nợ với ngành Y
‘Nợ’ thưởng nhân viên Y tế
Là một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014, lúc đó, tôi được khuyến khích mặc complet tới lễ tuyên dương để đảm bảo tính trang trọng.
Nhưng tôi vốn ít mặc trang phục này, cũng không có sẵn complet. Đắn đo và rồi quyết định không mua mới vì… tốn kém, tôi mạnh dạn mặc sơmi tới dự và may mắn vẫn được lên nhận giải.
Bộ Y tế trao bằng khen cho chúng tôi, tin tức được đưa trên báo chí. Nhiều bệnh nhân cũ nhận ra, viết thư, nhắn tin chúc mừng; có những bài báo gọi chúng tôi là “thiên thần áo trắng”.
Tôi nhớ lại câu chuyện nhỏ này khi hay tin hàng chục nghìn đồng nghiệp chưa nhận được tiền khen thưởng chống dịch, dù Sở Y tế TP HCM đã in xong giấy khen.
Số tiền khoảng 19 tỷ đồng không hiểu vì lý do gì, vẫn đang “treo” ở đâu đó.
“Gọi Ban thi đua thì được trả lời là không có kinh phí, gọi Sở Tài chính thì được trả lời chỉ cấp cho Ban thi đua. Liên lạc lại với Ban thi đua thì nhận được trả lời chỉ cấp kinh phí cho bằng khen chứ không cấp cho giấy khen”, Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng lý giải như thế trong một cuộc họp báo cuối tháng 6.
Những chia sẻ đó có thể làm tổn thương bất cứ nhân viên y tế nào đã không quản ngại nguy hiểm, xông vào tâm dịch TP HCM một năm trước.
Khi làn sóng dịch lần thứ tư bùng phát ở TP HCM, hệ thống y tế tại chỗ rơi vào khủng hoảng. Hàng chục nghìn y bác sĩ đã tình nguyện lên đường – trong điều kiện thiếu bảo hộ, khẩu trang chuyên dụng thậm chí còn không đủ – để đến nơi mà miệng mũi của họ chỉ cách virus của người bệnh chưa đầy gang tay.
Với công việc của một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tôi đọc phim chẩn đoán từ xa cho bệnh nhân, không cần vào tâm dịch và tôi khâm phục những đồng nghiệp tuyến đầu. Họ tiếp nối phản ứng truyền thống của người Việt Nam xưa nay – khi Tổ quốc đối mặt với tai ương, mỗi người luôn cảm thấy cần phải làm một điều gì đó.
Giữa lúc đại dịch căng thẳng nhất, như một hệ quả tất yếu, hình ảnh y bác sĩ xuất hiện tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội với nhiều mỹ từ ngợi ca. Một đại biểu Quốc hội thậm chí đề xuất dựng tượng đài vinh danh ngành y tế.
Chính phủ cũng liên tiếp ban hành các văn bản quy định chế độ bồi dưỡng và phụ cấp, như Nghị quyết số 16, Nghị quyết số 58 và Nghị quyết số 145.
Nghị quyết 58/NQ-CP quy định, chế độ phụ cấp tiêm chủng là 7.500 đồng mỗi mũi tiêm cho cán bộ y tế hỗ trợ cấp cứu tiêm chủng vaccine tại cơ sở công lập. Người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm được hưởng phụ cấp cao nhất 450.000 đồng mỗi ngày.
Nhưng khi đại dịch qua giai đoạn căng thẳng nhất thì sao? Nhiều đồng nghiệp chia sẻ với tôi, họ thậm chí còn chưa nhận được các khoản phụ cấp theo Nghị quyết 58 hoặc 16, chưa nói đến những khoản mang tính khuyến khích, khen thưởng.
Trong nỗi bất lực vì chưa có thưởng cho nhân viên y tế, ông Tăng Chí Thượng cũng đề cập đến lý do khiến hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc thời gian qua. “Dễ thấy nhất là họ bị kiệt sức sau nhiều tháng tham gia chống dịch nhưng thu nhập quá thấp, không thể trụ được với nghề”.
Năm 2021, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu Tình trạng lương khu vực công đối với nhân viên y tế tuyến đầu trong Covid-19, cho thấy lương bình quân của họ vào khoảng 7,36 triệu đồng. Trong khi chi phí sinh hoạt bình quân ở Hà Nội, TP HCM là 10-11 triệu đồng. Một so sánh biết nói.
Những con số khác cũng nói lên điều tương tự. Ví dụ, tới đây, nếu 19 tỷ đồng kia được giải ngân cho hơn 40.000 nhân viên tham gia hỗ trợ chống dịch, trung bình mỗi người nhận được 475.000 – tương đương 10 bát phở ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Một phép tính khác: người hưởng mức phụ cấp chống dịch cao nhất là 450.000 đồng một ngày. Nhưng trong đại dịch họ làm việc luân phiên. Một người tham gia điều trị 14 ngày, sau đó phải cách ly 14 ngày tại bệnh viện, 7 ngày tại nhà. Như vậy, họ chỉ hưởng 14 x 450.000 = 6.300.000 đồng trợ cấp mỗi tháng. Trong giai đoạn Covid-19, hầu hết bệnh viện công dành toàn lực cho bệnh nhân Covid, nên gần như không có nguồn thu với các hoạt động khám chữa bệnh và dịch vụ khác. Cán bộ nhân viên chủ yếu hưởng lương cơ bản cộng với cao nhất khoảng hơn 6 triệu đồng trợ cấp theo phép tính trên – con số không thỏa đáng với loại lao động mệt nhọc và nguy hiểm của họ.
Chứng kiến những lời tán dương nhân viên y tế trong đại dịch và cách chi trả phụ cấp chậm trễ hiện nay, tôi thấy không khác gì một sự bội ước.
Năm 2014, khi nhận danh hiệu, bằng khen từ Bộ Y tế và những lời tôn vinh của bệnh nhân và xã hội, tôi thú thực cũng có chút vui. Nhưng những giây phút đó trôi qua rất nhanh. Rời khỏi lễ tuyên dương, tôi trở về bệnh viện, tiếp tục với hàng trăm lượt bệnh nhân trong ngày. Thường xuyên làm việc quá tải, tôi thậm chí không nhớ nổi gương mặt bệnh nhân khi lướt qua những tin nhắn cảm ơn của họ; trong khi đáng lẽ bác sĩ chúng tôi cần có thời gian để lắng nghe câu chuyện và tìm hiểu kỹ hơn tình trạng của từng bệnh nhân.
Điều kiện làm việc khắc nghiệt đã biến nhiều trong số chúng tôi thành những robot chữa bệnh, chỉ đủ sức quan tâm tới căn bệnh chứ không phải người bệnh.
Vì vậy, sau tất cả: niềm vui được nhận giấy khen hay cảm giác tổn thương vì bị bội ước, tôi tin phần lớn nhân viên y tế không cần được xây tượng đài, trao giấy khen hay phong tặng những danh hiệu như “thiên thần áo trắng”.
Bởi thiên thần vẫn phải sống bằng cơm. Y bác sĩ cần được tạo đủ điều kiện để mưu cầu công việc và được chi trả xứng đáng để mưu cầu cuộc sống tử tế.
Trần Văn Phúc
Nguồn: https://vnexpress.net/no-thuong-nhan-vien-y-te-4483618.html
Bạn đọc comment:
quynhngo2010 Đọc bài của Bác sỹ sao nghe chua chát quá.
Doun Đắng ngắt ấy bạn à.
rongvang2095 Quá chua chát bạn ạ!
Ngoc Nguyen “Bởi thiên thần vẫn phải sống bằng cơm”. Câu này là chuẩn nhất và chua chát nhất!
haothao1009 @Ngoc Nguyen: Đúng vậy, thiên thần vẫn phải sống bằng cơm, trong đại dịch người người đều phải yêu cầu y bác sỹ cống hiến, sau đại dịch thì lại chưa dc quan tâm kịp thời
Thang Le Các Thiên thần áo trắng đã mỏi và gãy cánh rất nhiều trong những đợt dịch covid vừa qua !Thôi đã là Thiên thần thì phải giúp đỡ mọi người !Mọi người sẽ mang ơn các Thiên thần nhiều !
hien184kinhdoanh 2 Chữ “Biết Ơn” xin nhờ comment này gửi tới :”Cám ơn đội Ngũ Y Bác Sĩ Tỉnh Điện Biên ở Bệnh Viện Dã Chiến Số 2 Quận 12 TP.HCM tháng 08/2020. Và cám ơn mọi nhiều nhiều những anh hùng vô danh trong tâm dịch năm 2020.”
Nguyễn Quốc Huy Trước tiên tôi cảm ơn các y, bác sỹ đã vất vả cống hiến cho ngành y nước nhà, đẩy lùi dịch bệnh. Bên cạnh đó tôi cũng đề nghị với các cấp là: Số tiền thu hồi được từ những vụ tham nhũng mua kít test xét nghiệm Covid-19 vừa qua thì chi trả trực tiếp cho các cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Thân ái!
Vboo Vâng, vợ tôi cũng ngành y, cũng vào tâm dịch, giờ 55 tuổi, cuối đời càng buồn hơn cho những việc còn quá thiếu thốn cho ngành y, giờ dứt khoát ngăn không cho gái út học ngành y
Đào Bảo Trung Nếu có 1 quỹ phúc lợi cho nhân viên y tế chống dịch, tôi sẽ đóng góp.
Nhớ ngày đầu bùng dịch tại Sài Gòn, công ty tôi là 1 trong những công ty cho nhân viên đi xét nghiệm đầu tiên, khi đó tôi có gửi 1 chị hộ lý tiền cà phê và chị ấy gạt phăng, nói rất hùng hồn là: Đi làm do vận động, có trợ cấp hẳn hoi.
Giờ đọc bài này lại nhớ chị hộ lý ấy mà buồn cho chị.
Sao Băng Đọc xong bài viết, tôi lặng người trong giây phút và cảm thấy đau nhói nơi con tim. Thiên thần cũng phải mỏi mệt với cuộc sống đời thường!
phungthebien68 Đọc bài báo của tác giả thấy thật đau lòng cho những hy sinh của y bác sỹ , trong khi đó 1 số quan chức ngành y nhân đại dịch đã trục lợi nhiều tỉ đồng .
nam có 2 nghề mà trẻ con từ vỡ lòng vẫn luôn được dạy là 2 nghề cao quý: bác sĩ và thầy giáo / cô giáo, và đặc điểm chung của 2 nghề này là: lương thấp hơn công nhân
Người Miền Tây Tôi cũng là nhân viên y tế, đọc bài này như nỗi lòng của tôi. Đồng nghiệp của tôi sau dịch bỏ nghề khá nhiều.
Bledjack Tôi là 1 bác sĩ, trong đại dịch đã cùng các em sinh viên y khoa hỗ trợ khám chữa bệnh nhân F0 tại nhà. Khi nhiệm vụ kết thúc, không chỉ không có lương hỗ trợ như đã hứa mà ngay cả tấm bằng chứng nhận đã tham gia để các em sinh viên về khoe với gia đình cũng không nốt. Mình đi làm rồi nên cũng không cần những thứ trên, nhưng các em sinh viên thì khác. Công sức mấy bạn bỏ ra mấy tháng trời, vậy mà khi kết thúc lại không có được gì, dù chỉ 1 tờ giấy chứng nhận điều đó.
Mình cũng đành an ủi mấy bé, quan trọng là các em đã giúp được cho nhiều người, gieo nhân tốt thì sẽ gặt được quả lành.
Huong Nguyen Thật chua xót
manhnguyen4188 chỉ cần bác soạn thảo 1 giấy chứng nhận rồi yêu cầu sở y tế đóng dấu, chứng nhận. Tôi làm bên đoàn trường ĐH mà khi các em tham gia tình nguyện, tôi đều soạn giấy chứng nhận bắt trường phải ký và đóng dấu cho các em. Bác mà đợi họ tự làm thì tới tết Congo cũng không có.
visaokhongmangten172003 trời ơi gieo nhân tốt chỉ được giấy khen thôi. mọi thứ tốt đẹp chỉ là chuyện cổ tích.
manhnguyen4188 @visaokhongmangten172003: tiền không có thì có cái giấy khen để làm kỷ niệm, để có cái nuôi tinh thần cũng tốt mà, nhưng đau đớn là đến cái tờ A4 đó cũng không làm được cho những em tình nguyện.
vietdonggiao Các tổ chức từ thiện như chúng tôi, khi kết thúc còn làm các kỹ niệm chương để gửi đến mọi người,như một sự thừa nhận cho đóng góp và là vật kỷ niệm để lưu giữ
nguyenhuynam091 Vâng. Tôi cũng là 1 bác sĩ cùng làm với 1 bác sĩ khác và các em sinh viên trong đại dịch. Và vâng, tôi và các em đều đợi tờ giấy đó đây.
Toan Mong là cấp ngay khi có thể cho các em
Nguyen Billon2810 Ở Việt Nam, có 2 ngành bạc bẽo nhất. Một là y tế, hai là giáo dục. Và cũng thật kì lạ. Cả hai đều được so sánh như: “Lương y như từ mẫu”, “Cô giáo như mẹ hiền”. Chẳng lẽ vì họ được ví von như vậy, họ lại có nghĩa vụ phải tình nguyện chăm sóc và giáo dục chúng ta như một người mẹ trong gia đình mà không nhận lại một đồng bạc nào xứng đáng với công sức của họ.
Họ vẫn là con người vẫn cần miếng cơm manh áo. Họ cũng không phải là “thiên thần áo trắng”, họ không từ trên trời rơi xuống mà giúp chúng ta. Họ cũng chỉ là con người bình thường, cần một cuộc sống no đủ để toàn tâm toàn ý thực hiện hành động cao thượng “giúp người, cứu người”.
Nhà văn Nam Cao đã từng nói: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa…”. Cho nên đừng để những người “từ mẫu, mẹ hiền” của chúng ta phải khổ sở, vất vả. Nếu không, họ sẽ không bao giờ quan tâm, lo lắng cho chúng ta nữa. Và ta cũng phải chịu tội “bất hiếu” khi đối xử tệ bạc với hai người “mẹ” này.
Ngoc Nguyen Quá chuẩn, thường ngày thì mọi người tâng bốc lên như vậy, nhưng khi có gì đó thì họ chỉ trích
Giang vien Thêm vào đó là nhiều người còn đệm thêm không làm được thì nghỉ đi có ai bắt làm đâu và thế là nghỉ thật. Lúc ốm đau bệnh tật hoặc con em cần học tử tế thì mới thấm thía.
Châu Quỳnh Anh @Giang vien: Ko phải họ nói vậy với ý như bạn nói. Bởi vì đã đến lúc cần điều tiết lại lượng cung, cầu và giá trị ngành nghề. Thiếu hụt thì ắt hẳn sẽ sản sinh yếu tố khác để lấp đầy trở lại. Có thể lương sẽ phải tăng lên. Có thể sẽ phổ biến hơn ngành dịch vụ y tế gia đình với thu nhập cao hơn, và nhiều khuynh hướng mới có thể được tạo ra. Vạn vật đều luôn xuất hiện khuynh hướng mới theo thời gian và sẽ có bước đệm xung đột trước đó. Cho nên cứ để tiến triển theo thời đại ắt sẽ có đa chiều đa cực phân bổ theo các thái cực khác nhau một cách tương ứng.
nguyencuong Nói ra thì ngại nhưng tôi thích câu khách hàng là thượng đế hơn. Nó nói lên sự có qua có lại. Đỉnh cao của tình thương, của lòng nhân đạo là sự công bằng bởi vì nó đến từ 2 phía:bên cung và bên cầu, chứ ko phải giữa bên cho và bên nhận. Đặc thù của ngành y là điều trị mà người bệnh đa số ko phải ai cũng đủ sức chi trả đầy đủ, vì thế nên người trong ngành Y luôn phải nêu cao Y đức để cố gắng theo đuổi nghề của mình.
minhtbtsg @Châu Quỳnh Anh: Cũng mệt với những quan điểm lý thuyết theo kiểu này. Vấn đề đã rõ ràng và cấp thiết lắm rồi. Cách giải quyết cũng nằm trong khả năng mà cứ viễn vong vạn vật..Nhân viên y tế đã thiếu hụt nhiều năm nay, ngày càng thiếu hụt thôi. Bác sĩ ở bệnh viện lớn khám mỗi ngày một vài trăm bệnh, hên thì phát hiện được bệnh ẩn, đôi khi lại bỏ sót ca bệnh đáng tiếc
Văn Minh Quá đề cao công việc của mình, nghĩ chỉ nghề của mình là cao thượng mới như vậy. Còn quan điểm bác sĩ giỏi, có tâm có tầm thì càng giàu có. Tôi có mấy người bạn bác sĩ giỏi không có ai nghèo, tháng họ mổ các ca bệnh khó họ thu nhập hàng trăm triệu.
ngochaunguyen @Văn Minh: bác sĩ chỉ là một vai trò, con các vai trò khác đâu bạn?
Lan “Từ mẫu” với “mẹ hiền” mà để thiếu thốn đến mức phải bỏ làm, quá buồn, buồn vô hạn.
chitranpham @Văn Minh: Số bác sỹ thu nhập cỡ đó rất ít bạn ạ, hầu hết là nghèo. Nếu thu nhập khủng thì không có chuyện bỏ việc hàng loạt. Bạn biết 1 ca mổ bác sỹ được hưởng bao nhiêu không: vài trăm nghìn thôi.
Chau Tran @Văn Minh: Đó là bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm, làm việc ở bệnh viện tư.
77336644trung @Văn Minh: Chống dịch nó từ cấp cơ sở, thế cơ sở chắc toàn bác sĩ đi mổ hết à bạn? Y tá, điều dưỡng là những người cơ sở đầu tiền cho trạm y tế. Bạn có bao nhiêu bác sĩ để lấp đầy khoảng trống này.
Duc Dang @Châu Quỳnh Anh: Không nói theo cung cầu vậy được bạn ơi. Y tế với giáo dục là những ngành ko sản sinh lợi nhuận ngay tức thì (y tế làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng thời gian làm việc hiệu quả, giáo dục thì cần thời gian thì không phải nói nhiều). Nếu bỏ cho yếu tố cung cầu mà điều tiết thì xã hội sẽ biến dạng nhiều hình thức chạy theo lợi nhuận ăn xổi. Y tế sẽ tập trung tiền bạc vào các mảng da liễu, thẩm mỹ, làm đẹp,.. bỏ qua cấp cứu hồi sức tốn chi phí đầu tư cao, thu hồi vốn kém, khó quảng bá (có ai hỏi nên đi cấp cứu ở đâu ko? so với việc nên đi trị mụn ở đâu? vì đó là cấp thời, ko có lựa chọn), chưa kể bác sĩ điều dưỡng chèo kéo BN về phòng mạch tư, chích thuốc tại nhà v.v vô bổ. Giáo dục thì ra sức mở lớp dạy thêm học thêm, các khóa luyện tiếng anh. Sắp tới miễn phí học phí, thay vì tăng lương giáo viên, trường sẽ tòi ra đủ loại chi phí.
Cần phải hiểu có 2 dạng ngành nghề. 1 cho phát triển kinh tế, 2 là chăm sóc xã hội. Cứ để cung cầu quyết định những ngành phục vụ cộng đồng này thì sẽ khiến tầng lớp yếm thế ra rìa, bất bình đẳng càng tăng. 1 ví dụ cuối: có 1 người bệnh mắt bạn có muốn cho họ mù luôn (vì y tế ko muốn phát triển pp chữa bệnh đó vì ko thấy thu lợi nhuận, ko được trợ cấp chính phủ, hoặc ko có người làm (đã nghỉ vì lương thấp)…) –> tăng thêm 1 người phụ thuộc –> ng khác trong gia đình phải nuôi –> giảm năng suất, hoặc chính ng đó phải ra đường ăn xin –> tệ nạn v.v.
d.huyen25 Bs Phúc phát biểu xác thực và mạnh mẽ, cảm phục bác
Hồ Văn Thụ Trên mạng Facebook mình có theo dõi một fanpage về ngành Y có lượng tương tác khá cao, đối tượng tương tác hầu hết là người trong ngành y.
Đọc bình luận ở dưới mỗi bài viết trên đó thì đến 80 90% là điệp khúc của câu chuyện lương thưởng này. Và họ đã nhắc chuyện này từ mấy tháng trước, sau khi kết thúc chống dịch lần thứ 4, lúc đó chuyện xin nghỉ việc đồng loạt đã bắt đầu manh nha. Các khoản hỗ trợ vẫn còn trên giấy, tivi, tới giờ vẫn chưa có lời giải triệt để, còn trào lưu nghỉ việc thì đã lan rộng.
alibaD Nhân viên y tế không sống được bằng khẩu hiệu và lời ca tụng trên MXH, thực tế như vậy
David Tèo Đọc bài viết mà thấy lòng mặn đắng
Những lương y áo trắng thật khổ tâm
Vì nhân dân họ cống hiến âm thầm
Giữa Covid đối đầu cùng bão táp
Quê hương ta có một câu Phật pháp
Cứu mạng người hơn bảy tháp phù đồ
Nhưng hy sinh rồi người khác ngó lơ
Những lời hứa bỗng tan thành mây khói
Vài dòng thơ thay cho lời muốn nói
Lương bọt bèo ai hiểu nỗi gian lao
Những con người đã cứu trợ đồng bào
Đang bức xúc vì những lời hứa ảo
Phải có thực thì mới mong hành đạo
Ngoài nhiệt tình còn cơm áo gạo tiền
Vì lương y đâu phải bậc thần tiên
Đời no ấm mới yên tâm cống hiến
Vạn blouse trắng đã rời xa bệnh viện
Thu nhập bèo phải tính chuyện ra đi
Lương không đủ ăn bám trụ làm gì
Nên tức nước vỡ bờ là sự thật.
Kha nguyễn văn Tuyệt vời
Chua xót Tôi là một bs , tôi rất yêu công việc của mình mặc dù bệnh viện nơi tôi làm không phải là nơi tốt nhất ở Hà Nội . Khoảng thời gian đẹp nhất là lúc ra trường và đồng lương khoảng hơn 4tr tôi vẫn ăn cơm của bố mẹ và có khả năng uống bữa bia 1 lần/ tuần với bạn bè . Nhưng khi bắt đầu có gd và đặc biệt có con . Tôi thấy mình thật sự ngu dốt khi đã chọn ngành này, đôi khi căm thù nó . Không phải chỉ bản thân tôi đâu, mà xin các lãnh đạo , hãy đi vào các bv. Những bạn bè tôi những bs, điều dưỡng, hộ lý bv .. Bao nhiêu người bấy nhiêu vất vả. Những khuôn mặt không buồn khi chống dịch lăn xả với người bệnh , nhưng đã không còn chút niềm tin nào vào công việc của mình . Tương lai và những lời hứa suông không giúp ích gì cho chúng tôi cả . 10.000 cán bộ dám bỏ việc . Là 10.000 gia đình can đảm và ít nhất họ cũng dũng cảm ra khỏi nơi làm việc quá chán . Nhưng xin thưa còn hơn rất nhiều gia đình khác cũng tính nghỉ hoặc bỏ trong thời gian tới khi nghĩ về cv mà người ta nghĩ hái ra tiền này .
Minh Hoàng Bảo sao giờ các bác sĩ nghỉ việc hết. Quá tủi, quá thương ạ.
Ngô Nguyên Văn Thao Trước đó chọn học y thì cũng cực kỳ hứng thú, nhưng tiếp xúc dần và giờ còn khoảng 1 năm để tốt nghiệp đại học y thì sao thấy nó mất động lực ghê quá. đúng là chỉ những gia đình có điều kiện mới lo đủ cho con cái theo được nghề y này
hanhantramchuong Tui cũng cố thi cho bằng được ngành y danh giá, nhưng khi vào rồi thì động lực thui chột dần, cuối cùng cũng có bằng bs nhưng thực sự thì ko hứng thú làm trong bv.
manhnguyen4188 cố lên bạn, ngành của bạn rất ý nghĩa, cái công nhận bạn cần là sức khỏe của bệnh nhân chứ không phải mấy tờ giấy chứng nhận vô hồn kia. Hãy làm tốt việc mình được đào tạo, XH và người dân sẽ công nhận và biết ơn các bạn.
lehuydo789 Nghe thật đắng nhưng nói thật nghề y và nghề giáo là hai nghề đòi hỏi chuyên môn cao nhất, học hành cực khổ nhất nhưng học xong cũng không sống nổi với nghề. Nghề giáo thì ít ra còn có cơ hội dạy thêm kiếm thu nhập khủng và thực sự thu nhập chính cũng từ dạy thêm (chỉ đối với những người dạy môn tự nhiên). Còn nghề y thì muốn mở “phòng mạch thêm” cũng không dễ như mở lớp dạy thêm. Cho nên những người giỏi buộc phải ra nước ngoài hoặc làm nghề khác để xoay xở chứ không thể vừa lo cho xã hội vừa lo tốt cho gia đình được.
Do Huu Loi Nhà càng có điều kiện thì họ càng chú trọng thu nhập á. Chỉ có đa số các bác sỹ xuất thân nghèo khó, họ mới tận tụy cống hiến cho ngành nghề thôi.
cloudandcloudandcloud @manhnguyen4188: Thiên thần nào cũng sống bằng cơm. Biết ơn để làm gì khi cơm ngta chạy từng bữa, con ngta ko có sữa uống?
Lay hon @Do Huu Loi: Ủa là BS không được đòi thu nhập hả bác? Cứ đòi cống hiến, đòi Y ĐỨC, đòi tận tụy mà lương thì không đủ ăn. ” Chỉ có đa số các bác sỹ xuất thân nghèo khó, họ mới tận tụy cống hiến cho ngành nghề thôi.” chỉ có mà thêm đa số là sao bác? Thông tin thêm cho bác là về sau các Bác Sĩ cống hiến và tận tụy cho bác cũng chẳng còn đâu bởi các trường Y bất kể công tư đều khó cho các sinh viên của hoàn cảnh khó khăn rồi bởi học phí tăng vèo vèo
Do Huu Loi @Lay hon: Thì tôi nói thực tế sẽ như bạn hình dung.
masyhoang9294 chưa bao giờ đọc chuyên mục góc nhìn tôi buồn như lần này , nghe đau như một lời ai oán, chắc chắn BS Trần Văn Phúc chất chứa rất nhiều nỗi niềm khi phải viết bài này, cảm ơn BS
lehoanglong1690 Bạn tôi đi chống dịch trong Bình Dương hơn 1 tháng. tôi cũng vào khu điều trị gần 2 tháng, danh sách được hưởng 300.000d/ngày mà đến nay vẫn chưa được nhận đồng nào.
phanthuynga1960 Nghẹn lòng! Bất công sờ sờ trước mắt, ai cũng thấy. Vậy mà những vị cần thấy lại không thấy sao?
lothithuhang2015 Cảm thấy đau lòng và bất lực, có cảm giác bị bỏ rơi khi dịch bệnh đã qua đi.đó là tâm lý chung của nv y tế chúng tôi
nguyenkhoahcdc Bác nói đúng. Tôi nản ngành y lắm lắm rồi. Tôi đang xin việc khác mặc dù nhọc nhằn hơn. Nhưng cảm thấy ko áp lực
Tien Dat Le Có vợ làm bác sĩ nên tôi cũng thấy hiểu sự vất vả và đãi ngộ không xứng đáng ở hệ thống bệnh viện ở VN. Hi vọng nhà nước có những chính sách đặc thù cho ngành Y tế để họ có thể yên tâm toàn tâm toàn ý cho công việc chữa bệnh cứu người.
maimaithi Y tế công bạc bẽo còn y tế tư thì đang rục rịch phục hồi chứ mùa dịch cũng không có gì để chia cho anh em cả. Chốt câu: thiên thần hay không thì vẫn phải sống bằng cơm, ăn sáng ăn trưa chợ búa mua sắm cho gia đình, vẫn phải đổ xăng đi làm, vẫn phải đám tiệc thôi nôi các kiểu…
già Bến Tre Cám ơn Bác Sĩ Trần văn Phúc thật nhiều và vô cùng biết ơn tất cả Bác Sĩ , Y Sĩ cùng anh chị em công tác trong ngành y tế đã hy sinh trong tinh thần thật đáng trân trọng và yêu thương . Kính chúc tất cả được thật nhều sức khỏe và bình an .
Phuong Huynh “bởi thiên thần vẫn phải sống bằng cơm ” , câu kết đọc xong thấy lòng mặn chát. Tôi đang là nhân viên y tế, tôi sẽ cản con tôi không theo nghề mẹ, bởi vì nó quá bạc. Không thể sống nổi chỉ bằng danh hiệu trong khi hy sinh quá nhiều mà không lo được cho chính gia đình của mình.
phạm Quốc Khương Ở cổng trường Y có câu: ngành Y là một ngành đặc biệt. Cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đối xử đặc biệt. Tuyển chọn đặc biệt thì đúng vì điểm đầu vào luôn là cao nhất. Đào tạo đặc biệt thì đúng vì học xong và làm được việc thì tương đương thời gian và công sức đào tạo Thạc sĩ, thậm chí Tiến sĩ của ngành nghề khác. Sử dụng đặc biệt cũng là đúng vì sức khỏe vốn quí nhất của con người. Còn đối xử đặc biệt thì chưa thật đúng.
thanhdat11112 Nhân viên y tế đang bị bội ước
Trần Ngọc Sự đóng góp của các y, bác sỹ trong phòng chống dịch thời gian qua là đáng ghi nhận, họ đã làm việc với trách nhiệm cao và không vì sự đãi ngộ. Song điều đáng trách là sự bội ước của các cơ quan quản lý đã làm mất lòng tin của các y, bác sỹ tham gia chống dịch. Thiết nghĩ các ban ngành cần nghiêm túc đánh giá sự vào cuộc và trách nhiệm của các cơ quan liên quan để có những xử lý kịp thời giúp lấy lại lòng tin của nhân viên y tế
Tranhuutai Tôi tâm dịch đi làm còn không có lương căn bản tháng 8. Hỏi kế toán thì nói khoa dược không gởi bảng chấm công, còn hỏi khoa dược thì khoa dược nói gởi lên rồi. Thật sự giờ tôi không biết tin vào đâu.
phamvanquyctn Ôi! đọc bài của bạn cảm thấy rất buồn và rất giận.
vina225522 Một khi không còn nhân viên y tế và bác sỹ phục vụ, họ sẽ biết trân trọng và điều đó đang diễn ra. Đã đến lúc tự điều chỉnh vì y tế sẽ rất đắt đỏ
quoctuan12345678990 lúc này cần lắm sự hành động linh hoạt của các cấp
John Wick Sự bội tín này là không thể chấp nhận dù với bất cứ lý do nào. Sau khi đã hy sinh sức khỏe, hạnh phúc gia đình, thời gian, tiền bạc, thậm chí cả tính mạng để cứu người, các anh chị trong ngành y tế cần được chi trả xứng đáng với những hy sinh đó. Vậy mà sau 1 năm vẫn chưa trả nổi trợ cấp, nói gì tới tiền thưởng. Con người đâu có quang hợp được như cây xanh mà bắt họ chờ đợi mỏi mòn như vậy.
Poseidon Hỏi sao các Thiên Thần áo trắng không lục tục kéo nhau rời bỏ nhiệm sở, có khi cả Tạp vụ họ cũng không muốn làm nữa kìa!
trong.td1983 Câu chuyện món nợ với ngành y chỉ là một phần “bội ước”. Rất nhiều việc hậu covid đến giờ chưa giải quyết hết được: Cung ứng hậu cần cho điểm cách ly, nhìn nhận – đánh giá đúng công sức của người tham gia công tác phòng chống dịch …..
Rồi sau này, khi có thể có một đợt tai ương, liệu chúng ta có đủ nguồn lực, cùng đồng lòng vượt qua đại dịch vừa qua …… đau
Xuan Truong Nguyen chung nỗi lo, kiểu đc lần này còn có lần sau
Ha Phuong Trong đợt dịch vừa qua tôi thương và trân trọng cảm ơn các bác sĩ vô cùng dù rằng tôi và gia đình không ai phải vô viện vì covid. Nhưng các bác sĩ, y tá…họ là những người can trường, dũng cảm và hy sinh thực sự trong đại dịch. Phải tôn trọng họ bằng chính hành động cụ thể, đừng để các y bác sỹ nản lòng hơn nữa.
hachanthanh2310 Có nghe một số bác sĩ điều dưỡng nói là tới giờ vẫn chưa nhận dc tiền hỗ trợ khi tham gia chống dịch covid!
Hoai Pham “Bởi “thiên thần” vẫn phải sống bằng cơm. Y bác sĩ cần được tạo đủ điều kiện để mưu cầu công việc và được chi trả xứng đáng để mưu cầu cuộc sống tử tế”. Chua chát và bất lực quá.
binhct2003 Đau xót!
trandinhnhat91 Chúng tôi chỉ cần làm người bình thường, đừng tôn vinh thiên thần này nọ rồi sau đó là ánh mắt dò xét, nghi ngờ. 2 năm qua thế là quá đủ rồi.
catsonghong98 Đọc xong thấy nỗi buồn KHÔNG TAN CHẢY NỔI. Có rất nhiều điều mà dân ai ai cũng thấy.
Nguyễn Thu Lan Là một độc giả quen thuộc của Vnexpress và đọc rất nhiều bài viết của bác sĩ, đây là lần đầu tiên mình để lại bình luận bởi bài viết thực sự sâu sắc và chạm đến những khía cạnh cảm xúc của riêng mình. Thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, mình với vai trò một phóng viên mảng y tế đã được nghe về vô vàn những khó khăn của đội ngũ bác sĩ, sinh viên quân y, những câu chuyện chưa từng kể trên mặt báo, những cuộc phỏng vấn vội vàng vào giờ giải lao,… Bởi thế lại càng khâm phục và biết ơn đến nhường nào.
24 Trả lời 10:00 5/7
Hoa Tuan Tiền trực covid tối ngày từ thời điểm dịch đang căng thẳng còn chưa được thanh toán nha
mhm9ltl Tôi rất hiểu tâm sự của bác sĩ vì tôi cũng là một người công tác trong ngành y. Thú thật, tôi cảm thấy nhục khi không thể bằng nghề của mình mà nuôi sống gia đình mình được. Tôi cùng lúc phải làm thêm công việc tay trái nữa (bán hàng online) để tiếp tục có thể theo nghề, và công việc này lại là công việc tạo nguồn thu nhập chính của tôi. Nhưng thật sự thì tôi cũng mệt mỏi rồi và muốn buông bỏ, theo nghề khác cho nhẹ đầu. Đúng là chúng tôi không cần tôn vinh, không cần tung hô. Cái chúng tôi cần cho ngành y, ngành giáo là cơ chế thay đổi.
Nguyen Kim Thanh Cảm ơn bác sĩ Trần Văn Phúc, bây giờ tôi mới hiểu sâu hơn vì sao có hơn 10.000 người đã rời ngành Y tế. Rất mong có kế hoạch vực dậy ngành Y tế để sớm phục vụ nhân dân như trước đây.
haivx.bvi Đọc bài viết mà thấy đắng lòng và chua chát thay cho các lương y.
Loc Ngành giáo dục và y tế là 2 ngành được ngợi ca nhiều nhất, nhưng chỉ người trong nghề mới hiểu… Còn chuyện chậm giải ngân thì hẳn ai cũng còn nhớ những lùm xùm xung quanh tiền hỗ trợ đợt 1-2-3 cả, chỉ là không tiện nói ra. Chúc bác sĩ nhiều sức khỏe ạ.
Thiện Khôi Đọc bài của Bs Phúc mà thấy buồn quá. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh các chiến sĩ áo trắng không ngại khó khăn gian khổ , không sợ chết , hết mình cứu giúp đồng bào . Tôi lại nhớ đến những vụ án tham nhũng mà thấy buồn và thương các y bác sĩ trong trận chiến đấu chống Covid vừa qua . Mong CP và các cấp có thẩm quyền nhanh chóng giải quyết những khúc mắc trong ngành y tế, để các y bác sĩ yên tâm làm việc và cống hiến và rồi, Để các bệnh nhân được cứu chữa một cách tốt nhất .
Nam lùn Lần sau, nếu tác giả có trong thành viên lên nhận tuyên dương ngành Y, xin mặc áo bác sĩ thay sơ mi hay complet. 10 bộ đồng phục thiên thần áo trắng còn ý nghĩa hơn 10 bộ đồ đó nhiều.
Lee Hung Xin lỗi chứ nợ tiền điện, tiền nước 1 ngày là bị cắt điện cắt nước ngay.
Tri Dao Tôi mong rằng những ai đã nhận xét 1 cách bạc bẽo không làm được thì nghỉ trên vnexpress dạo gần đây hãy đọc bài này và xem lại cách suy nghĩ của mình.
Ngọc Hà Bế tắc cho nhân viên ngành y
THANH LONG NGUYEN Rất cảm động! bản thân cũng là 1 nhân viên y tế, cũng là tuyến đầu chống dịch. Thật sự lúc đó không ai nghĩ gì đến lương thưởng, chỉ biết cố gắng mọi thứ có thể để chống dịch. Đến khi bình thường mới vẫn rất nhiều người không nghĩ đến lương, thưởng nhưng truyền thông, rồi tuyên dương, rồi giấy khen, rồi bằng khen… lộ ra rất nhiều bất cập, dĩ nhiên ai cũng xứng đáng được tuyên dương, khen thưởng, nhưng người có, người không, người có thì không xứng đáng bằng người không có, rồi… thà đem số tiền khen thưởng đó làm tiếp những việc khác có ích cho quốc gia, dân tộc còn hơn là cấp cho người có, người không. Thà rằng mỗi người chỉ nhận được tấm giấy khen, bằng khen,… biểu dương tinh thần còn hơn là kèm theo vật chất mà người có, người không làm tổn thương tinh thần cho tất cả.
Nguyễn đoan Hùng Bài viết rất đúng và trúng, hy vọng là sau bài này sẽ có 1 số hành động thực tế.
chungcable Cảm ơn tác giá Trần Văn Phúc… tôi đã chảy nước mắt khi đọc bài viết của anh… Cần lắm sự hành động quyết liệt (mặc dù muộn) và một lời xin lỗi chính thức không chỉ từ nhưng người co trách nhiệm mà cả cộng đồng xã hội!!!
loando7 Xã hội nhìn bác sĩ là nghề kiếm được nhiều và rất nhiều tiền nhưng đó là bác sĩ ở các khoa Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Sản khoa do họ còn có khả năng mở phòng khám ở nhà. Bác sĩ nếu chỉ dựa vào lương sẽ không thể sống nổi trong thời điểm này, đặc biệt các bác sĩ ở tỉnh.
Ai cũng sẽ bị ốm nên hy vọng bác sĩ sẽ được quan tâm hơn.
Kien Trung Đúng là buồn cho sự động viên không kịp thời.
vuvanninh63 Đọc xong bài viết và các ý kiến bình luận, cảm nhận của mình là thấy buồn. Không biết sau này khi có dịch bệnh bùng phát (nguy cơ vẫn còn hiện hữu) thì sẽ ra sao đây?
Long Lengoc Thấm câu này: Bởi “thiên thần” vẫn phải sống bằng cơm.
tranminhcuong1962 Bài viết lột tả rất đúng và rất sâu sắc. Các vị lãnh đạo nên thấy rõ rằng: Quan tâm đúng mức đối với ngành Y chính là quan tâm đến sức khỏe của nhân dân.
Peter Khoi Nguyên Chua chát! Bằng khen có ăn no được đâu mà cấp trong khi lương thì ko tăng
Người Việt Không hiểu luật lao động được áp dụng với cán bộ công chức thế nào nhỉ? Chứ cứ thêm giờ như vậy trong 1 tháng thì lương nhận về phải được nhân 3 là ít. Mọi người ai biết không ạ?
Hồ Lê Tấn Thanh Những lời tác giả nêu không sai một điều gì! Chỉ mong lãnh đạo Ngành sớm có sự chỉ đạo kịp thời khắc phục những khủng hoảng, bất cập này!
toannd.pt Bài viết của bác sĩ rất hay, nó phản ánh rất chân thực thực trạng của ngành y tế hiện tại nói riêng. Tình trạng này nó cứ tiếp diễn liệu niềm tin, sự yêu nghề nó còn nữa hay không.
Que Tran Dang Đúng là sự bội ước
tranbinh10592 Đề nghị thành lập Quỹ lương y
NMDuny Nếu không làm được thì đừng hứa, đã hứa mà không làm là bội ước.
Có lẽ hàng vạn nhân viên y tế nghỉ việc vì thu nhập không đủ sống, cộng với sự bội ước trở thành giọt nước làm tràn cốc nước.
Niềm tin là một yếu tố cơ bản cấu thành một xã hội tốt đẹp.
Lai Hoàng Cảm ơn các Bác sỹ, không biết những người có trách nhiệm đang ở đâu???
xuyendao1966 Đúng là một sự bội ước, các cơ quản lý phải xử lý nhanh các quyền lợi vật chất của các nvyt, mặc dù nó chẳng đáng là bao so với công sức họ đã bỏ ra. Nv yte chân chính thì quá khổ, còn một số ng trong ngành y thì trục lợi cho bản thân mất hết nhân cách, nhóm này cần phải xử mạnh tay.
Mail hnv Phải có nhiều ai đó chịu trách nhiệm về việc này chứ! Ngành y liên quan đến sức khỏe của tất cả mọi người mà bệnh viện thì quá tải, thiếu thiết bị, thiếu thuốc, bây giờ nhân viên y tế nghỉ việc, đã thiếu lại càng thiếu thì rồi ai sẽ chăm lo sức khỏe cho cộng đồng?
saongheoqua1983 Đối với tôi đây là bài báo hay nhất năm 2021 và 2022
Thanh Hiep Nguyen Cần phải kiến nghị thành lập ngân sách cho ngành y tế xã hội riêng biệt và được phê duyệt mỗi năm. Ngành y tế sẽ dùng tiền ngân sách này để thanh toán chi phí về y tế về xã hội, không phải xin xỏ. Bảo hiểm sức khoẻ và tiền từ ngân sách dành cho ngành y tế xã hội sẽ tự cân bằng trong việc thu chi cho các vấn đề này.
Cần bảo đảm nhân viên y tế phải nhận đúng và đủ số tiền xứng đáng với công việc họ đảm đương. Bải bỏ các hình thức biểu dương khen thưởng ngoài ngành như từ ban khen thưởng thành phố hay địa phương, thay vào đó là sự khen thưởng trong ngành với các phần thưởng lấy từ ngành ra chứ không trông chờ từ bên ngoài.
Đừng hỏi tên tôi , làm ơn 4. Việc sử dụng nhân viên , các loại hình y tế ,vị trí bệnh viện chưa hợp lý. Đối với cả các bệnh nhẹ người ta thường bỏ qua trạm y tế mà tới bệnh viện, một số khoa quá đông các khoa khác lại vắng, nơi bệnh viện này đông nơi khác vắng trong cùng thành phố.
5. Việc làm thủ tục, khám chữa bệnh chưa được số hóa nên làm tắc việc khám bệnh. Có thể cần sổ sức khỏe toàn dân để bác sĩ có thể theo dõi bệnh án dễ dành và tiện cho người dân khám sức khỏe định kỳ hằng năm.
6. Việc này không liên quan đến y tế lắm nhưng tăng GDP/người quốc gia sẽ tăng thu nhập nhân viên y tế.
7. Xem xét vai trò,vận hành của bệnh viện tư đối với ngành y tế để học tập, kham khảo ,phát huy cả bệnh viện công lẫn tư .
ĐÂY CHỈ LÀ Ý KIẾN, GÓP Ý CÁ NHÂN.
Dung Thực ra chúng ta chỉ thiếu người thực thi thôi chứ các ý tưởng vĩ mô thì nhiều và to tát lắm. Cứ nghĩ ra việc nhỏ rồi thực hiện tốt còn tốt hơn là suốt ngày nghĩ việc lớn mà không làm được.
nhoangvan1975 Đọc mà thầy buồn quá cho ngành Y của nước mình.
Tôi có 7 đứa cháu con người chị đều là bác sĩ đang sống ở Mỹ, lương đứa thấp nhất 25.000 đô/tháng, đứa cao nhất 56.000 đô/tháng. Tôi có 1 đứa cháu con của 1 em gái học sư phạm 4 năm là giáo viên trung học phổ thông, lương 3.5tr đ/tháng. Tôi có 1 đứa cháu khác học bách khoa 4 năm làm IT lương 20 triệu VNđ/tháng. Tôi có 1 con trai học Y đa khoa Sài Gòn 6 năm và 3 năm học bác sĩ nội trú (vị chi là 9 năm), đang là bác sĩ, lương dưới 4 triệu VNđ/tháng.
cuongqltnr Tiền không quan trọng, nhưng gia đình và người thân bạn cần tiền. Thực trạng cung cầu nguồn lao động thôi. Thu nhập tối thiểu ở khu vực tính cả rồi. Bỏ việc ra làm bệnh viện tư chắc gì đã nhận quả ngọt. Thời buổi kinh tế thị trường đơn vị nào kinh doanh không hiệu quả thì là thất nghiệp.nhìn lên mình chẳng bằng ai nhìn xuống ko ai bằng mình.
cdhasnhy Tiền có quan trọng, bản thân gia đình bạn bè bạn đều cần tiền. Không thì người ta đã không phải đi kiếm tiền b à =)
ryandoalvn Đọc đến câu chẳng cần tượng đài , chẳng cần thiên thần áo trắng chẳng cần giấy khen ,chỉ cần cơm thôi , chúng ta hãy xem phóng sự đặc biệt các bác sỹ , xem lúc tranh thủ ngồi lấy sức thôi, thật vất vả, mong manh. tôi có người quen học đại học y sáu năm học nội trú 3 năm tu nghiệp 1 năm công tác 10 năm lương 11 tr lấy vợ sinh con xoay sở muôn kiểu chỉ mong ông bà ko ốm con khỏe mạnh thôi .đêm nằm trăn trở than thở kiếp sau quyết ko chọn nghề này đâu ?
Hồng Anh Nguyễn Thị Ở một khía cạnh khác, tôi không biết tiền quỹ phòng chống covid vận động đóng góp được đã sử dụng cho mục đích gì và dùng bao nhiêu rồi?
“Có thực mới vực được đạo”. Tôn vinh suông chỉ là càng làm tổn thương những người đã vất vả nơi tuyến đầu chống dịch.
Tu Bach Mình có con gái mới xong năm nhất ngành Y. Chợt nghĩ: Tương lai con sẽ có những chông gai vậy ư? Học Y vất vả kinh khủng…
lelong Nhớ lại thời điểm này năm ngoái tôi vẫn rùng mình, đúng là “bội ước” thật rồi
tan hoang khi biến chủng covid-19 mới xuất hiện, dự báo có thể sẽ còn nhiều nhiều nhân viên y tế nghỉ việc…
ngothaibinh69 Đọc bài của BS Phúc mà thấy cay cay nơi khóe mắt. Vinh quang qua đi, không được ghi nhận, họ lại trở về với công việc, cuộc sống lại khó khăn hơn, nhiều người bỏ việc ở các BV công là tất yếu.
dragon99sg Đọc, rồi nghe và nhìn thấy thật chua chát.
khanhdl2009 Thật sự là buồn….
Dalat Nongnghiep Thật buồn khi 2 ngành Y tế và Giáo dục có vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội nào nhưng chế độ lại chưa tương xứng
Hong Le Thi Minh Nên phân cấp điều hành và cho các cấp tự chủ về tài chính. Ngành y có nhu cầu xã hội lớn. Như vậy sẽ phát triển hơn.
Đừng hỏi tên tôi , làm ơn Y tế hiện tại đang gặp tình trạng quá tải tại một số nơi mà lương vẫn thấp có lẽ là do một số nguyên nhân :
1 Bệnh nhân chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới lên tuyến trên quá đông làm quá tải bệnh viện tuyến trên ( do yếu tố tâm lý người bệnh, do cơ sở vật chất chuyên khoa tuyến dưới chưa đủ).
2 Các yếu tố phòng bệnh chưa được xem xét tốt. Nếu ta chi 1 đồng cho việc phòng bệnh ta sẽ tiết kiệm ít nhất 5 đồng để chữa bệnh. Các loại bệnh không lây tăng (73.66%), và tai nạn tăng (11.3%) (chủ yếu là tai nạn giao thông).Việc mắc covid chỉ làm trầm trọng hơn đối với những người mắc bệnh lý nền. Các nguyên nhân do thói quen ăn uống( bia , thuốc lá(nên cấm)), ít khám tổng quát định kỳ tổng quát, giao thông chưa tốt.
3 Việc phân bố chi phí. Đa phần nguồn chi y tế công là từ ngân sách và BYT chi cho các khoản lớn như thiết bị y tế , thuốc, trả lương nhân viên y tế. Ta có thể tăng nguồn chi trả và sử dụng hợp lý khi chi cho thiết bị y tế, thuốc để tăng lương nhân viên y tế. Cái này cần người thống kê chi tiêu mỗi bệnh viện và quản lý chi tiêu một cách minh bạch.
6 Trả lời 01:16 5/7
KHANG dqmtrieu TUAN Tùng DVH Ông bà mình nói có thực mới vực được đạo, hay nói triết lý thì vật chất quyết định ý thức. Bác sỹ hay nhân viên y tế thì cũng cần phải ăn, phải mặc để sống và làm việc, họ không cần xây tượng đài mà cái quan trọng là cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ, cái tối thiểu cho sự sống của con người không được đảm bảo thì làm sao mà có tâm được. NẢN lắm.
5 Trả lời 15:14 5/7
quandeptrai200 Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới đội ngũ y bác sỹ trong suốt những năm qua. Dù các y bác sỹ quyết định con đường tương lai thế nào thì mình vẫn luôn ủng hộ. Các y bác sỹ không cần dựng tượng đài, ko cần bằng khen thưởng mà cái họ cần là thu nhập tương xứng với sức lực trí tuệ họ bỏ ra.
5 Trả lời 11:46 5/7
Sìn Hồ Cứ đi khám ở các bệnh viện tuyến Trung ương mới biết như thế nào, mình có bảo hiểm nhưng đi khám dịch vụ nhưng thú thực khi vào bác sĩ khám cũng chỉ hỏi qua loa bệnh rồi chuyển sang khoa khác vì lượng bệnh nhân quá tải, họ không có thời gian lâu để khám, hỏi tình hình bệnh nhân. Nếu đi khám bảo hiểm nữa thì như cực hình phải xếp hàng và xong các vòng khám phải vài 3 ngày. Hiện nay Bác sĩ đang như ro bốt khám bệnh thật.
Mustang Để giải quyết tận gốc vấn đề thì ko đơn giản là trả số tiền trợ cấp chống dịch cho nvyt. Phải phân biệt ngay từ khi nvyt ra trường, bs học 6 năm cày ải cả trên giảng đường và bv, ra trường cũng chỉ ngang với ông cử nhân tại chức, tuần học 3 buổi hay đào tạo từ xa, mỗi tháng lên lớp 1 lần. Điều dưỡng cũng thế, cùng là cử nhân nhưng họ phải lên lớp 2buổi/ngày, từ năm 2 đã trực bv. Theo tôi, bs hay cử nhân đ dưỡng khi ra trường phải có bậc lương ngang thạc sỹ các ngành khác. Thu nhập của 1 bs hay cử nhân đ dưỡng mới ra trường cũng phải tối thiểu 15tr thì mới thu hút được nhân tài, còn ko thì sau 1 tgian vững nghề họ đầu quân cho bv tư nhân hết, bv công sẽ dần dần thành nơi thực tập cung cấp nhân lực trình độ cao cho khối yt tư nhân.
Tôi cũng là 1 cựu sv ngành y từ những năm 90, thấy rõ ko thể sống đc bằng nghề này nên đã bỏ chạy sau 4 năm miệt mài từ giảng đường qua bv mặc dù rất yêu ngành y từ bé (bm tôi đều là nvyt cả). Tôi tự nhận ko có lý tưởng đẹp như các bạn tôi nhưng tôi ko hối hận vì gia đình tôi chưa từng phải chật vật với cơm áo gạo tiền.
favitec12 “Chứng kiến sự tán dương nhân viên y tế trong đại dịch và cách chi trả phụ cấp chậm trễ hiện nay, tôi thấy không khác gì một sự bội ước”. Sự bội ước đang hiện hữu và một số người coi đó là chuyện bình thường, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hy vọng 10 thì thất vọng 20. Chuyện buồn xã hội.
Trương Tú Là 1 người SG, sống qua đợt dịch khủng khiếp vừa rồi, chúng tôi xin cúi đầu cảm ơn công ơn đội ngũ Y bác sĩ, các tình nguyện viên, tất cả các mặt trận đoàn thể …..Những người đã rời gia đình, xông pha cứu giúp người dân. Đọc bài của bác sĩ , thật sự chua chát thật. Cảm ơn tất cả !
Toan Thai Đọc bài thấy càng xót lòng mặc dù đã biết việc này qua nhiều kênh khác!!! không biết phải nói gì, bình luận gì thêm!
hoangvietcuong619 các nhân viên y tế đã hi sinh bản thân để tham gia chống đại dịch covid vừa qua , bây giờ đối xử với họ như vậy giống như xong xôi thì rồi việc . bài viết này nói rất đúng , thấy chua chát và phũ phàng .
ksdthieuhoa Đúng tâm tư của nghề. Bội ước!
tranthiphuonghoa0874 Đọc bài viết mà rớt nước mắt thương các bác sỹ, điều dưỡng, y tá và các cán bộ y tế.
phongvan Đằng sau kêu gọi là tiếng vọng! Cám ơn, đội ngũ trực tiếp tham gia chống dịch, đẩy lùi dịch bệnh!
dungthttnamdan Thế mới biết nói và làm nó khác xa nhau như thế nào.
luongvi211 Biết bao bác sĩ trẻ mới ra trường rất yêu nghề, sống hết mình vì đam mê vì người bệnh nhưng rồi chính môi trường đã lái nhiều người đi vào một ngã rẽ khác… khi cái máy chạy bằng cơm mà cứ bảo nuốt không khí với nhìn mặt nhau để làm việc thì kiểu gì chả ngưng.
drtungphamctch Anh em ngành Y cảm nhận được sự chua xót. Sức khỏe là quan trọng nhưng xã hội chỉ biết đòi hỏi sự cống hiến của Y, Bác sĩ, còn công sức thì xem nhẹ.
haitn Y tế và Giáo dục là hai ngành nghề khi đã chọn lựa theo đuổi thì sẽ phải biết cống hiến và cho đi, nhưng cuối cùng cũng sẽ nhận lại được sự “tôn trọng” tương ứng. Nhưng trong thời kinh tế thị trường này thì “thiên thần áo trắng” hay “người thầy” cũng đều vẫn phải sống bằng cơm.
hadt1 Bác sĩ ơi, việc thưởng và chi trả là do chính sách, cách triển khai của bộ máy.
Còn niềm đam mê công việc sẽ giúp bác sĩ vượt qua mọi khó khăn tìm thấy tình thương mến thôi. Người tài sẽ có tiền mà, không quá lo lắng!
Bui Hien Bạn nói đúng. Chậm thưởng là do bộ máy, có ở khắp các ngành nghề. Và trong mọi ngành nghề cũng luôn có thu nhập cao thấp khác nhau tùy vào năng lực, hoàn cảnh… Nếu nói nên nói cho đúng là rất nhiều BS có thu nhập tốt, chứ không nên lờ đi mà chỉ đề cập đến người kém hơn.
Than rằng làm việc mệt mỏi thì cũng nên nhắc đến tình nghĩa bệnh nhân dành cho mình, và nghĩ đến chiều ngược lại là mình có phải thực sự lúc nào cũng ân cần, trách nhiệm với BN không.
Có lần tôi khám ở BV tư gặp 1 bệnh nhân cũ gởi cả cần xé cua Cà Mau đến biếu các bác sĩ. Tôi tin rằng BN đó đã trả viện phí đầy đủ ở mức cao, nhưng họ vẫn cảm kích BS mà gởi biếu sản vật quê hương, đó không là tình nghĩa thì là gì? Gần đây đọc những lời ca thán của BS tôi thấy cứ như là cả xã hội này cư xử tệ với họ còn họ thì ai nấy đều tốt đẹp như thiên thần vậy! Nói gì cũng nên đúng sự thật.
Trần Trọng Linh @Bui Hien: Vì bạn không có người nhà làm ngành y thôi! Còn như nhà mình, mình vẫn nói đấy, chỉ có mình nghỉ việc thì nhà này mới đói thôi, còn vợ mình có nghỉ việc ở viện thì cũng bớt tiêu bớt xài 1 chút thôi!
lethanhha.ytcc @Bui Hien: @Bui Hien, @hadt1: Tôi cũng nhiều lần được bệnh nhân cho quà cảm ơn, tiền thì tôi trả lại, còn mấy hoa quả cây nhà lá vườn,…thì tôi nhận. Hay bệnh nhân đi chơi xa về cũng mua quà cho chúng tôi. Những tình cảm ấy thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, “thiên thần cũng cần ăn cơm”. Tình cảm của bệnh nhân thật đáng quý, nhưng chúng tôi cũng phải lo cơm áo gạo tiền như bao người. Lời cảm ơn là động lực đấy, nhưng không thể cho con tôi hộp sữa. Đấy là còn chưa kể còn nhiều bệnh nhân không hiểu chuyện chửi, đánh nhân viên y tế.
Bạn nói người tài sẽ có tiền, không phải vậy đâu ạ. Chỉ một số lượng nhỏ bác sĩ khám, chữa bệnh tốt và có điều kiện họ mới mở được phòng khám riêng, thu nhập mới cao. Nhưng một số họ sẽ chuyển hẳn ra ngoài làm. Và các phòng khám đó liệu bệnh nhân ngoài có đủ điều kiện chi trả? Một số bác sĩ chân trong chân ngoài thì sẽ cắt bớt thời gian làm tại viện của mình đi. Đó là chưa kể còn rất nhiều nhân viên y tế khác, họ cũng giỏi trong lĩnh vực của họ nhưng không thể mở phòng khám riêng. Ví dụ như các điều dưỡng, kĩ thuật viên, dược sỹ, y tế dự phòng,…Mọi người chỉ nói đến bác sĩ, ngay cả tôn vinh cũng tôn vinh bác sĩ, mà không biết còn nhiều lực lượng âm thầm phía sau nữa.
cheerio0905 Tôi đi chống dịch xuyên tết. Nhà chỉ có 2 mẹ con nhưng cũng đành để mẹ già đón giao thừa 1 mình. Tiền ăn hàng ngày cũng phải tự ứng ra. Đến giờ này cũng đã nửa năm trôi qua mà chưa nhận đc 1 đồng!
nguyencongphu454 Tôi đọc nhiều bài nói về ngành y tws trong chống dịch vừa qua , thực hư không rõ ra sao nhưng như tác giả Trần văn Phước nếu đó là sự thật thì quá buồn , trong công tác hàng ngày lời khen cho những ai tích cực phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc là cần thiết nhưng đừng đòi họ cống hiến không lương thì không nên . Đúng tác giả Phước dùng từ BỘI ƯỚC thật chính xác . Đề nghị các cấp có trách nhiệm phải suy nghĩ
anhbonbong1 đọc những dòng tâm sự của Bs mà thấy buồn quá…
đúng như BS nói, sự chậm trễ trong chi trả trợ cấp không khác gì sự bội ước. Lúc cả nước đang lao đao vì bệnh dịch, thì các bs ko màng nguy hiểm xông vào tâm dịch để giúp bệnh nhân, không cả có phút giây nghỉ ngơi vậy mà dịch bệnh tạm qua đi, 1 phần trợ cấp bù đắp cho họ mãi chưa được nhận….
ducthang220379 Chua, chát, đắng, cay. Còn vị ngọt thì ở đâu đó xa vời quá. Có lẽ lại phải lý giải đó là do “hậu covid”.
maichunghanoi Bài viết của BS Trần Văn Phúc quá hay. Đọc xong tôi cảm thấy rất xót xa. Tôi bỗng nhớ lại những ngày này của năm trước, khi dịch trở nên vô cùng căng thằng. Biết bao “chiến sĩ” ngành y đã lên đường vào nơi hiểm nguy với tinh thần ra mặt trận, là để “đến nơi mà miệng mũi của họ chỉ cách virut của người bệnh chưa đầy gang tay” như BS TRần Văn Phúc đã mô tả. Có lẽ nào những con người đầy tâm huyết, hy sinh thầm lặng để góp phần dập dịch đã bị lãng quên.
Mong rằng các cơ quan chức năng có liên quan hãy phối hợp để tìm cách khắc phục tình trạng này. Một điều vô cùng đơn giản, tưởng chừng như ai cũng phải hiểu là “CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO” mà sao lại để xảy ra tình trạng này. Nếu không khắc phục, biết bao hệ lụy xấu sẽ xảy ra nếu như dịch lại bùng phát và nhân viên y tế bị thiếu hụt trầm trọng vì nhiều người đã xin thôi việc.
quang cám ơn bài viết nói lên nỗi lòng của nhân viên y tế.
Tôi cũng là một bác sĩ tham gia khám và điều trị trực tiếp bệnh nhân Covid 19 tại Hà Nội. Năm 2021, 2022 tôi đi luân phiên 21 ngày vào khu điều trị làm việc 24/24h, rồi về cơ quan làm 21 ngày. Trong khi các gia đình ở nhà đón tết thì chúng tôi vẫn đang làm nhiệm vụ trong khu điều trị. Đến giờ tôi vẫn chưa nhận được đồng nào, mà lương thấp quá. Giờ dịch đã ổn, có lẽ lúc này rời đi họ sẽ không trách mình bỏ nghề.
quynh_thinguyen Đồng tình và cảm thông sâu sắc. Đúng là cần rà soát lại chế độ đãi ngộ với Bác Sỹ
deviprowin Thôi thì hơn 10000 nhân viên y tế xin thôi việc cũng có cái lý của họ. Ngành y tế nên trưởng thành hơn, có uy tín hơn, chưa nói đối với người dân, mà trước tiên nên có uy tín đối với đội ngũ y bác sĩ. Bằng không việc chảy máu nhân lực sẽ còn lớn hơn
Jenifer Anh Đắng lòng
kimphuongnha Đau lòng!
sonnyphamvan Sống mũi bỗng dưng cay cay sau khi đọc xong bài của Bác Sỹ.
Toan Trước giờ mình vẫn nghĩ làm y giầu lắm. Thương cho những người làm y học quá vất vả mà lương quá bèo.
Tạ Quốc Hùng “Thực tế vẫn là thực tế! Sống ai chẳng có đam mê
Nhưng vấn đề nuôi được đam mê cả đời mới thực sự là điều đáng nể
Vì đam mê là 1 chuyện, sống được với nó là chuyện khác
Không kiếm ra tiền thì đam mê trước sau gì cũng bị thời gian nghiền nát!”
nguyenchuong705 Cho dù có là Thiên thần, họ cũng phải sống để giúp đỡ người khác! Chúng ta cần có những hành động thiết thực và ngay lập tức để hỗ trợ các y bác sĩ! Đừng chỉ là lời nói!
Tam Ho “Khi làn sóng dịch lần thứ tư bùng phát ở TP HCM, hệ thống y tế tại chỗ rơi vào khủng hoảng. Hàng chục nghìn y bác sĩ đã tình nguyện lên đường – trong điều kiện thiếu bảo hộ, khẩu trang chuyên dụng thậm chí còn không đủ – để đến nơi mà miệng mũi của họ chỉ cách virus của người bệnh chưa đầy gang tay.” Tôi không cầm được nước mắt khi đọc tới dòng này. Họ đã vượt qua được sự sợ hãi, thậm chí cái chết đang đe dọa, để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng ta hãy cùng nói lời tri ân họ trước khi quá muộn. Xin cúi đầu khâm phục!
77336644trung Đúng chuẩn, mợ mình bên y tế đi covid mà giờ tiền hỗ trợ vẫn chưa được trả
Tâm hồn hạt giống Quá đúng. Quá buồn
phithihanh17 Khi có dịch đã quyêt tâm chống dịch . hết lòng chăm sóc phục vụ bệnh nhân Làm việc suốt cả ngày và đêm luôn trong khu cách ly 4 tháng . Không có 1 tờ giấy khen động viên . Nghĩ mà buồn
bstuanvthn Bài viết phản ảnh được tâm trạng của đội ngũ chống dịch, xin cảm ơn bài viết rất hay của Bs Phúc. Là người công dân Việt Nam sau đây rất mong đất nước ta đi vào thực chất của từng giai cấp đối tượng, có như vậy chả cần nói nó cũng ổn rồi!
Hưởng Lê Đọc mà đau xót!! Gai người!
a9.34xuanminh nghẹn lòng
nvchi2013 Thật sự như bài báo tới nay sau cả năm trời mà nhân viên chống dịch chưa nhận được tiền công của họ thì đúng là sự bội ước ,
tytxsh còn nhiều thiệt thòi cho y tế cơ sở nữa
Minh Thông Nguyễn Đây là một thiếu sót không chỉ đối với ngành y mà còn với cả các lực lượng khác trong giai đoạn chống dịch. Họ là những người tuyến đầu, tôi rất trân trọng họ dù họ chưa nhận được bằng khen, giấy khen hay những khoản tiền thưởng theo chế độ.
Theo tôi, vấn đề ở đây không phải vì một tờ giấy khen, bằng khen, vì một ít tiền thưởng đối với những người tuyến đầu mà đó chính là cách thể hiện sự trân trọng những gì họ đã cống hiến, cách thực hiện lời hứa đã kịp thời chưa và chính sách an sinh lâu dài cho những ngành đặc thù này.
tanhan85 tôi cũng làm trong ngành y cũng sắp trụ hết nổi rồi… hãy cứu vớt ngành y nói chung và điều dưỡng của chúng tôi
maitrongtrung Thực sự là rất đau lòng ! để được mặc bộ quần áo blue chữa bệnh , họ đã phải cắm đầu vào học 12 năm , với kỳ thi đại học rất khốc liệt với 3 môn điểm cao Tuyệt Đốimới hy vọng có tấm vé vào trường Y . khi vào trường họ học nặng nhọc kinh khủng , sáng giảng đường , chiều phòng Lab và tối trực ở bệnh viện . sau đó 5-10 năm học nội trú , thạc sĩ ,chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 ….VVV vậy mà lương hơn 7.5 triệu/tháng . Chống dịch cận kề với cái chết , xa vợ con gia đình 3 tháng , ăn cơm đường cháo chợ … vvv vậy mà khi xong dịch thì được gì ? Thật Chua Chát , Cay Đắng quá !!!!
KHANG dqmtrieu TUAN Tùng DVH Vâng từ BỘI ƯỚC nó đúng và rất đúng.
ntthang70 Đọc mà rớt nước mắt….
kietdiachat “món nợ với ngành y”, có lẽ đây là món nợ khó trả và cũng không thể đòi, ôi sao mà cay đắng
pham234777 Trí thức chúng ta rẻ mạt lắm. cháu tôi học cao đẳng xây dựng , bỏ nghề chạy xe ôm ngày kiếm triệu bạc. Chạy 2 năm mua ô tô để chạy tiếp bằng ô tô.
TRANG HO THI may quá mình học trung bình khá không đủ khả năng thi học làm bác sỹ, còn giáo viên thì mình thích mà ko có duyên nhưng nếu được có cơ hội học tập để làm 1 giáo viên mình xin đi dạy tư nghề tay trái thôi hic . Mình nhân viên xuất nhập khẩu
dinhkim2608 cảm ơn bác đã nói sự thật này cho dù nó chua chát biết dường nào
Hana Hồng Hạnh Một người ko trong ngành y đọc xong bài viết đã bật khóc vì chua xót.
huongnguyen020160 – Bội ước là không thực hiện lời hứa.
– Bao giờ những lương y sống được bằng lương tháng như lời hứa ?
– “THIÊN THẦN CŨNG SỐNG BẰNG CƠM”. Đọc bài, và Câu chốt này thấy chua xót quá!
Nhan Nguyen Bài viết hay quá! Phải nói là sự vô cảm và bội ước với y bác sỹ
atvtksg Chữ TÍN quý hơn vàng. Mất chữ TÍN thì còn gì?
cnttgdt2024 Xin ngàn lần cảm ơn các bác sỹ
Nguyen Ha Phuong đọc bài của BS thấy buồn thấy tủi thấy thương cảm cho các Y Bác sỹ, nhân viên ngành Y quá. Mong rằng sớm có cơ chế, chính sách ít nhất lương đủ sống cho các Y bác sỹ. Mong tất cả mọi người luôn khỏe mạnh
cuongtopicavl Em tôi làm BS chống dịch covid, bỏ bê con cái. Đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi không tiền thuê người trông coi phải nhờ ông bà nội đã 75 tuổi trông 2 đứa trẻ, đến nỗi đứa nào cũng suy dinh dưỡng nặng, thật xót xa cho người hành nghề y.
Toan Mong sớm trả toàn bộ phụ cấp và khen thưởng cho toàn thể nhân viên y tế, bộ đội chống dịch
Oanh đỗ Ngoài nỗi xót xa cho chống dịch lần này thôi, bài của bác sĩ cũng nói đến sự quá tải ngày thường (kể cả khi không có dịch, và đương nhiên là suy ra rằng sau dịch), cho thấy còn thiếu nhân lực của ngành y. Vậy công tác đào tạo nhân lực ngành này như nào bởi hầu như năm nào cũng nghe điểm cao chót vót vẫn trượt trường Y?!?!?!
Phan Văn Thế Ông cha ngày xưa đã đúc kết và luôn đúng. “Có thực mới vực được đạo”. Y bác sĩ cũng là con người, họ là những người vào sinh ra tử trong cuộc chiến đại dịch covid-19 năm vừa qua tại TP.HCM. Nếu không có đủ kinh phí thì nên vận động mạnh thường quân để gửi 1 phần nhỏ tri ân cho những tình nguyện viên đã không quản ngại công sức, mồ hôi, và cả mạng sống để cho thành phố chúng ta được bình an vượt qua đại dịch như ngày hôm nay.
Bui Nhu Tuong Bài viết quá chuẩn. Hy vọng lãnh đạo và các bộ ngành tập trung giải quyết chế độ khen thưởng ngay và luôn.
Thi Thuy Vu Những lời rút ruột của người trong cuộc. Nếu không có chính sách hợp lý và kịp thời, người bị thiệt hại và tổn thương nhiều nhất vẫn là bệnh nhân nghèo.
“Chứng kiến sự tán dương nhân viên y tế trong đại dịch và cách chi trả phụ cấp chậm trễ hiện nay, tôi thấy không khác gì một sự bội ước.”
…
“Vì vậy, sau tất cả: niềm vui được nhận giấy khen hay cảm giác tổn thương vì bị bội ước, tôi tin phần lớn nhân viên y tế không cần được xây tượng đài, trao giấy khen hay phong tặng những danh hiệu như “thiên thần áo trắng”.
Bởi “thiên thần” vẫn phải sống bằng cơm. Y bác sĩ cần được tạo đủ điều kiện để mưu cầu công việc và được chi trả xứng đáng để mưu cầu cuộc sống tử tế.”.
Thao Le Ba Bài viết quá hay
bsthanh89 nó cay và chua xót cho nghề!!!
Cá Cơm Trong khi đó, dịch Covid đang âm thầm quay trở lại với các biến thể mới hơn
ta thu Các ban ngành cần sớm có giải pháp, tuy nhiên những chiến sĩ áo trắng vẫn nên kiên định với lòng yêu nghề, sẽ sớm được khắc phục những tồn tại của ngành y tế. Chúng ta cần phải có thời gian, hãy kiên nhẫn thêm các đồng nghiệp.
dangminhhb Ông thử giải thích xem tại sao điểm đầu vào đại học ngành Y cao chót vót? Có phải vì thu nhập ngành Y thấp nên vào ngành y là thể hiện tinh thần hi sinh cao mình vì mọi người?
Kanon Điểm cao chót vót để sàng lọc lấy những người thực sự giỏi cho ngành này. Chứ bạn muốn 14 – 15 điểm vào ngành y à mà hỏi kỳ vậy? Ừ thì trước đây ai cũng nghĩ vào ngành y là sẽ được tiếng thơm đấy, nhưng sau chuyện chống dịch thì người ta sẽ ko cho con cái học ngành y nữa đâu nhé!
sontm1994 “”Thiên thần” vẫn phải sống bằng cơm !” Đúng vậy !
Trả lời 12:21 5/7
Văn Minh Tôi chưa thấy bác sĩ giỏi nào mà nghèo.
quyenyentheha Tôi cũng chưa thấy bác nông dân giỏi nào mà nghèo cả bạn ạ
cuongtopicavl BS giàu không phải BS giỏi nhé bạn, họ giàu bằng nghề khác chứ không phải kiếm tiền từ nghề y.
Nguyen Anh Tuan Một sự bế tắc khởi nguồn từ những nguồn lực đã mất dần theo năm tháng.
Trả lời 11:35 5/7
Thuy Vu Mong là chinh phủ sớm có cách giải quyết tình hình này, họ cũng là những chiến sĩ
Trả lời 11:29 5/7
Da Chieu Xin với nhân viên y tế! Tuy nhiên, công bằng mà nói, lương nhân viên ngành y cũng không thua kém gì so với lương của viên chức, công chức khác. Do đó, việc nhân viên y tế bỏ việc là do không chịu được vất vả do gặp phải đại dịch Covid-19, chứ không phải do lương thấp. Ngành nào cũng có những khó khăn riêng và lương thấp là vấn đề chung của cả nước Việt Nam. Vì vậy, việc kêu ca trong đại dịch chỉ làm mất hình ảnh của cán bộ, nhân viên ngành Y tế thôi.
Trả lời 10:16 5/7
quyenyentheha Bạn có nhận đi trực 24/24 h ngày chủ nhật để nhận thù lao 18 500đ không? Do đó đừng nên so bì với họ.
trinhviethan Ngành y điểm đầu vào cao chót vót, học hành vất vả, môi trường làm việc có khi nguy hiểm. Sau này nếu con mình thật sự giỏi, mình sẽ cho nó học y ở nước ngoài chứ ko cho học trong nước. Nghe lương mà chua chát quá
PPD Chúng tôi bắt đầu không kêu ca mà tự tìm lối đi riêng để giải phóng bản thân và thực hiện trách nhiệm với gia đình.
Nguyễn Chí Dũng Luật TĐ-KT quy định: cấp nào khen thì cấp đó chi tiền thưởng. Nếu là GK thì cấp sở (nếu sở khen), BK thì cấp tỉnh (nếu tỉnh khen), cấp Bộ (nếu Bộ khen).