Một mâm cơm dọn sẵn
Cứ xong 1 mùa thi Đường lên đỉnh Olympia, trên mạng đăng đầy những câu kinh điển của đám đông như “Chúc mừng Úc có thêm 1 nhân tài”, hàm ý chê bai các bạn đã không về nước (thực tế là chỉ có 1 bạn trở về trong số các bạn đã tốt nghiệp), đồng thời sẵn dịp chê nước mình luôn (tư duy tiêu cực thì hay chê, đại loại đừng về, về không có việc làm đâu, về chạy Grab đấy, con ông A bà B lấy hết việc làm rồi…). Thế mạnh của đám đông là rất giỏi môn văn “hiện thực phê phán”, người này giỏi nhận xét về người kia nhưng không mấy ai tự phê mình.
Sáng nay, trong khuôn viên 1 ĐH nọ ở Úc, một nghiên cứu sinh người VN có dịp cà phê với một giáo sư khả kính. Chàng học viên kể câu chuyện về các bạn Olympia và chỉ trích (như thói quen). Song ông giáo sư nói, thứ nhất thì tôi không đồng ý đó là nhân tài, chỉ là 1 học sinh vô địch 1 game show về khoa giáo trên truyền hình, chứ chưa có thành tựu gì cả, sao gọi nhân tài được. Thứ hai là cho tôi hỏi, “cái học bổng đó có ràng buộc về nước không”, cậu nói “không”. Giáo sư giải thích là “nếu học bổng ràng buộc trở về, mà mình không trở về thì sai về mặt luật pháp, trái với lương tâm. Vì đó là từ tiền thuế của nhân dân, họ gửi đi đào tạo để quay về phục vụ. Học bác sĩ dạng cử tuyển, các ĐH gửi giảng viên đi đào tạo, đề án các tiến sĩ cho tỉnh A tỉnh B…là theo dạng này, học xong phải về, không về thì đồng nghiệp ở nước ngoài cũng không xem ra gì, vì người vi phạm các lời hứa, vi phạm cam kết thì không đáng tin. Còn lại học bổng tự xin, các doanh nghiệp tài trợ không ràng buộc, hay tự bỏ tiền đi học tự túc, học xong thì muốn làm ở đâu tuỳ họ”.
Nhưng chàng học viên nọ vẫn không chịu, vẫn tiếp tục “hiện thực phê phán”. Ông giáo sư hỏi, thế quê cậu ở tỉnh nào, năm bao nhiêu tuổi thì cậu lên Hà Nội học. Cậu ấy nói là mình ở một tỉnh cách Hà Nội 200 km, xong ĐH ở Hà Nội thì ở lại, đi làm, lấy vợ sinh con, mua nhà. Ông giáo sư hỏi sao không về lại quê nhà, cậu chê “đó là 1 tỉnh nghèo, mọi thứ đều không bằng Hà Nội cả, cơ hội việc làm ít, mình ở Hà Nội sẽ tốt cho mình và con cái mình hơn, có thể học được trường tốt, nhà đất có giá hơn. Nhiều người cũng vậy, yêu thì yêu quê nhưng vẫn chọn Hà Nội để sinh sống, để dễ xin việc, dễ kiếm tiền”.
Ông giáo sư nói, Việt Nam so với Úc thì cũng giống như quê con so với Hà Nội. Phát triển sau, chậm hơn….nên con nhìn thấy ngay cơ hội ở xứ người, nhất là cơ hội lấy vào. Giữa một mâm cơm dọn sẵn và 1 tủ lạnh chứa thức ăn chưa nấu, người tầm thường sẽ chọn mâm cơm có sẵn, ăn sẵn thì phải theo gu của người ta. Còn người giỏi sẽ chọn tủ lạnh rồi nấu theo ý mình. Người đại trí thì không chọn cả 2, họ sẽ tự ra vườn để tìm kiếm hay thu hoạch con cá cọng rau họ đã từng chăm bón. Con cũng vậy, cớ sao lại trách các bạn khác?
Cậu học viên nói mình khác. Ông giáo sư hỏi vậy khác chỗ nào, nếu con 18 tuổi mà không lên Hà Nội, con sang Úc thì bây giờ con ở lại hay về. Cậu quả quyết là về. Ông giáo sư hỏi vậy sao con học xong ở Hà Nội mà không về quê, cậu lại đưa ra 1 đống lý do, và khẳng định “khi nào chết sẽ về chôn ở quê nhà, có tiền thì làm mả thật to, diện tích đất an viên thật lớn, rạng danh dòng họ”. Ông giáo sư lắc đầu, nói đất là cho người sống chứ người chết là hết, đốt chứ chôn chi cho chật đất, có chôn thì cùng 1-2m2 mà thôi, sao lại lãng phí tài nguyên. Chàng học viên không chịu, nói “sống phải lấy được nhà to, biệt thự hoặc dinh thự, có sân vườn, ô tô phải xịn, dồn sức cho con cái học hành và có cơ hội nào là chụp ngay cho con cái mình, cho gia đình mình, phải thực tế (ai nói thực dụng cũng được). Còn khi chết thì mồ vài tầng, sẽ được bao nhiêu người nể phục, một đời như vậy là sung sướng, thành đạt”.
Cậu tiết lộ giáo dục ở VN tệ quá, bên Úc thì quá hay nên đang tính đường đưa vợ con sang Úc trước, còn mình trở về Hà Nội dạy vài năm theo hợp đồng đào tạo, xong thì cũng qua lại nước Úc thôi vì con cái cần cha mẹ ở cùng để dạy dỗ. Rồi đẻ thêm vài đứa nữa để có quốc tịch Úc, mình cũng sướng (về già có đứa nuôi) mà nó cũng sướng. Cậu nói, khác với “tụi kia”, con ra đi không phải vì mình, mà là “vì con cái, for the sake of my children”, sợ học ở Việt Nam không phát triển được. Ông giáo sư nói, thì dân châu Á, ai cũng chẳng vì con. Nhưng mỗi đứa con, mỗi sinh linh đều có số phận riêng cả. Có những cá nhân hết sức đặc biệt, họ được thượng đế mặc khải, có ngọn đuốc rọi sáng trong đầu, tự học tự hiểu tự thành công, còn lại thì cha mẹ thầy cô dạy cỡ nào cũng không hiểu, không khá được. Bao nhiêu học sinh Úc chứ cũng chỉ có vài đứa giỏi tầm quốc tế, còn lại ra trường cũng chật vật xin việc như thường. Hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, lớn lên cùng một nhà, cùng học chung lớp, chơi chung bạn, đọc chung sách….nhưng nhìn 1 sự việc, 2 đứa sẽ có 2 góc nhìn khác nhau. Cái này khoa học chưa giải thích được. Được mặc khải là từ mà mọi đứa trẻ đều mơ ước (ở phương Đông gọi là được khai trí, khai tâm, khai nhãn). Thường 1 đứa trẻ có đức tin sẽ được mặc khải, vì tin ai cũng tốt cũng thánh thiện như nó, nên xã hội sẽ chê nó khù khờ. Đứa hoài nghi thì thường khôn lanh hơn, nhưng “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, tự động có lộc trời trong khi đứa khôn lanh thì phải tranh giành trong thiên hạ (may ra mới có).
Học bổng toàn phần vào ĐH ở trường này mấy năm gần đây, không thấy con cái nhà thành phố hoặc cha mẹ có điều kiện, mà chỉ là những người ở nông thôn, ở tỉnh xa. Thủ khoa đầu vào ĐH những năm nay ở Việt Nam đều không có mặt của các trường chuyên các thành phố lớn, mà đều từ những vùng nông thôn đâu đó xa xôi. 4 đứa chung kết Olympia năm nay không có mặt Sài Gòn Hà Nội. Giờ đứa giỏi là tự nó giỏi. Đứa may mắn là may mắn. Còn lại cha mẹ muốn nó giỏi hay may mắn, chỉ là giấc mơ và tình thương của cha mẹ mà thôi. Thời đại internet, hiếm nhân tài nào bị bỏ rơi vì thiếu thông tin như xưa.
Ông thầy thấy cậu học viên, dù trên 30 tuổi, nhưng vẫn nghĩ nhỏ, nghĩ đến chuyện LẤY VÀO (TAKING) chứ chưa biết chuyện cho đi (GIVING), triết học không đủ sâu, nói không hiểu bản chất vấn đề nên ông xin phép rút lui. Trước khi đi, ông chỉ nói là:
“Theo tao thì ai học xong ở lại hay về tuỳ họ. Nếu họ nghĩ lớn, nghĩ cho nhiều người ở quê nghèo, muốn để lại legacy thì về triển khai cái gì đó giúp người khác, thì đáng được khen ngợi. Bậc đại trí thì phải giúp người khác. Và họ đủ tài để biến không thành có, biến hoang vu thành sầm uất, biến đói nghèo thành chỗ phồn vinh. Họ tự tìm nguyên liệu để nấu cơm chứ không chọn 1 tủ lạnh đã có nguyên liệu nấu nướng, hay 1 mâm cơm dọn sẵn như người thường. Họ chọn con đường dấn thân vào lĩnh vực họ theo đuổi, đức tin tuyệt đối vào lẽ sống, và kinh bang tế thế, để lại di sản cho đời. Chỉ người có trí mới biết được “họ là ai”, “họ có đam mê và sứ mạng gì”, “hy sinh để có được lẽ sống đó” ví dụ như bác sĩ Yersin vậy. Các doanh nhân rời bỏ chốn phồn hoa để trở về quê nhà, gây dựng doanh nghiệp lớn cho ngàn người làm cũng là bậc đại trí, đại dũng trong thời đại mới. Họ có đủ trình triết học để giữ vững ngọn lửa niềm tin. Họ mới xứng với 2 chữ NHÂN TÀI (NGƯỜI CÓ TÀI + CÓ NHÂN)
Còn người tiểu trí, trung trí thì họ luôn hoài nghi, hoang mang, mông lung về tương lai và bất an trong tâm trí. Víion – mission- passion thay đổi xoành xoạch. Vì đầu óc nhỏ nên họ chỉ nghĩ bản thân và gia đình họ thôi, cũng nên thấu hiểu. Họ sẽ tìm cách ở nơi có cơ hội sẵn, có tiện nghi sẵn, họ năng lực không cao nên tập trung vô việc đi xin việc, vui mừng khi xin được việc tốt, lương cao, thu nhập khá. Người ta nghĩ gì nhiều thì sẽ nói cái đó nhiều. Họ nói chuyện lương, chuyện thu nhập, chuyện đất, chuyện nhà, chuyện bằng cấp, chuyện gái gú, chuyện con cái, chuyện danh tiếng, thẻ xanh, quốc tịch, chuyện lấy vào… Thôi thì cũng tốt cho cá nhân họ, cũng không có gì đáng lên án cả. Không khen nhưng cũng không nên chê.
Giống như khi mình quen được với người cá tính mạnh hay người có sự phóng khoáng hào sảng bao dung vậy. Họ có mấy cái đức đó thì mình thích thú, khen ngợi, còn không có thì cũng đâu có sao, trời sinh họ chỉ ở mức tầm tầm bậc trung vậy. Ước mơ “1 vợ 2 con 3 lầu 4 bánh” cũng bình thường, khả năng và mơ ước họ chỉ vậy. Mình chỉ chê khi họ mải mê lấy vào cho cá nhân họ và gây thiệt hại cho người khác”.
Được mặc khải rồi thì mới hiểu. Cũng có người chọn cuốc đất trồng rau, đào ao thả cá…và cũng có người ra chợ mua rau mua cá về nấu, có người ghé tiệm có cơm dọn sẵn để ăn, cũng có người ngửa tay xin ăn theo lòng bố thí của thiên hạ. Cuộc đời là sự lựa chọn.
P/S: Trường Y khoa Harvard (HMS) cách đây 10 năm, chương trình tiến sĩ y khoa (The MD-PhD) có nhận 1 bác sĩ người Campuchia vào nghiên cứu. Anh thông minh xuất chúng, giỏi giang hơn người, tự kiếm học bổng sang Mỹ học bằng các công trình nghiên cứu y khoa đăng tạp chí quốc tế. Ngày tốt nghiệp chương trình The MD-PhD, anh chàng kéo 2 vali to đến ngày lễ tốt nghiệp, chia tay mọi người xong là anh kéo vali ra sân bay Logan để về nước, về một bệnh viện cấp tỉnh nhỏ xíu ở quê nhà chứ không ở thủ đô Phnom Pênh. Anh không quan tâm chức tước, tiền bạc hay cái gì khác ngoài việc cứu người, theo sứ mạng cuộc đời anh.
Mặc dù các giáo sư muốn giữ lại trường để nghiên cứu tiếp, mặc dù cơ hội việc làm và thẻ xanh sẵn sàng chỉ cần anh gật đầu 1 cái là được cấp ngay theo chương trình đối đãi đặc biệt với kỳ tài của chính phủ Mỹ, nhưng anh đã từ chối. Anh kiệm lời, khi các thầy cô và đồng nghiệp hỏi lý do anh trở về, anh chỉ nói là “Nước Mỹ có nhiều người giỏi. Quê hương Campuchia có nhiều người cần tôi hơn”. Một giáo sư đã bật khóc khi nhìn thấy lá cờ có thêu ngôi đền Angkor Wat trên ngực áo anh. Vì họ biết, quê hương và dân tộc luôn trong trái tim người TRÍ THỨC ấy (TRÍ THỨC được viết hoa). Họ không cần vật chất cho cá nhân và gia đình họ. Ở đâu có sự cống hiến và phụng sự, ở đâu có sự dấn thân và hy sinh, ở đó có sự vĩ đại.
Khi về Campuchia, anh làm chuyên môn ở bệnh viện và ban đêm, ngôi nhà của anh (cũng là một phòng mạch) mở cửa sáng đèn cả đêm. Anh ngủ ở đó và có thể thức dậy bất cứ lúc nào khi có bệnh nhân cần.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Tony Buổi Sáng
Bạn đọc comment:
Huyền Nguyễn Hơn 1 năm. Nó vẫn vẹn nguyên ý nghĩa!
Ai Huong Ko ai dọn cho mà ăn!
Nguyễn Duy Trung Ai Huong tự dọn lấy mà ăn
Bùi Ngọc Huy Một mùa Olympia nữa lại qua …
Ở đâu có sự cống hiến và phụng sự , ở đâu có sự dấn thân và hy sinh thì ở đó có sự vĩ đại !
Vương Tâm trạng thế a :))
Bùi Ngọc Huy Vương tâm trạng gì đâu thấy hay thì share thôi
Comay Thaovi Thật sự là một câu chuyện rất hay và rất ý nghĩa! Nhưng theo ý của tôi, là do vị giáo sư kia có lẽ đã không biết ở Việt Nam! Ngay chính Việt Nam! Từ ngày xưa đã có những anh hùng hào kiệt , luôn nghĩ cho người khác, luôn muốn cải tiến mọi thứ, xa xa thì có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh! Mới gần đây thì có Trần Huỳnh Duy Thức! Anh Thức là một người nếu không nói quá thì có lẽ ngang tầm với Mark hay Billgate, từ khi mới có internet, anh đã từng là đối tác của Mỹ và Singapo! Họ vẫn mời chào anh, nhưng anh chỉ vì tình yêu quê hương và đồng bào, muốn thay đổi cuộc sống cho những con người chân chính trên chính quê hương mình, nhưng rồi cuối cùng thì sao??? Bản án 16 năm tù cho một nhân tài, chỉ vì anh muốn du nhập internet vào Việt Nam! Nhưng vào thời điểm đó, đối với chính quyền thì internet là một mối nguy cho chế độ, những ai giỏi thì phải bị vùi dập ngay trên chính quê hương mình!!! Vậy thử hỏi làm sao họ có thể tiếp tục phục vụ cho cái nơi chỉ muốn xem họ như những thành phần nguy hiểm?
Martin Dai May mà đọc bài này trước chớ không lại xổ mớ văn hiện thực phê phán. Tony dùng từ “Mặc Khải” mà kinh thánh thường dùng nó chuẩn ý quá xá. Một đứa trẻ có lòng tin tôt hơn một đứa trẻ khôn lanh 🙂
Ngứa mồm quá nên thôi cho mình nói “Chúc mừng nước Nước Úc lại có thêm một ngày bình thường”
Nhu Tran Chúc mừng nước Úc lại phải tốn công đào tạo một người bình thường, rồi ra trường tốn công trả lương để bạn ấy gởi tiền tệ về cho gia đình vại là được rồi.
Vũ Việt Đức Bài cũ mà không cũ..Sau mỗi mùa thi Đường lên đỉnh OLYMPIA.
Tư Hoàng chị đọc tham khảo thêm góc nhìn của Dượng Tony nhé.
Tư Hoàng Vũ Việt Đức c đọc rồi em. Chị tiếc thôi, chả phê phán ai.
Vũ Việt Đức Tư Hoàng hi. E cũng thấy góc nhìn của chị ko hề phê phán. Tuy nhiên chúng ta thường muốn người khác “sống tốt” theo cách chúng ta nghĩ và từ đó chúng ta lại “lạm bàn” về lựa chọn của họ.
Phạm Văn Quân Dài quá ..mà buồn ngủ…gặp Hằng thì bảo nó cứ đi thoải mái. “Nhà” vẫn mở cửa giúp a
Vũ Việt Đức Phạm Văn Quân lỡ 1 mai anh Elon Musk thành công, mấy ẻm lên Sao Hỏa thì trái đất cũng gọi là nhà phải ko Bác.
Minh Tư “1 học sinh vô địch 1 game show về khoa giáo trên truyền hình, chứ chưa có thành tựu gì cả, sao gọi nhân tài được”… nghe được. với câu chốt cuối bài nữa.
Vũ Việt Đức Minh Tư đọc định nghĩa “nhân tài” :d
Minh Tư Vũ Việt Đức trước giờ vẫn nghĩ nhân tài là nó ở một cái tầm nào đó chứ nó k đơn giản như kiểu vậy
Vũ Việt Đức Minh Tư còn giờ thì sa0
Minh Tư Vũ Việt Đức vẫn vậy. kiểu kiểu như từ “Đấng” đấy.
Trần Thế Biên Đọc xong rối mẹ não, đoạn đầu thì đúng là cứ ở Úc đi. Còn đoạn sau hàm ý về nước đi. Đù
Vũ Việt Đức Trần Thế Biên khẳng định cái đúng (ở lại chẳng có gì sai và rất hợp lý) .sau đó cổ vũ tinh thần cho đi lớn lao (về đóng góp được thì vĩ nhân hơn)
Nguyễn Ngân Country road take me home to a place I belong ❤️
Trần Văn Rãnh đọc lại kẻo quên.
Trôi lăn mãi trong 1 mớt phiền muộn đủ rồi.
Time to come back.
Cuộc đời còn nhiều điều lớn lao phải làm, chứ ko phải gặm nhấm những tháng ngày sầu não.
Trần Thanh Phong Tony buổi sáng có kỉ năng viết siêu phàm
MT Phan Ăn hay Tự làm,
Ở lại hay Quay về,
Thien Thuy Share bài vì có lấy ví dụ về tấm gương của bs Yersin. Người mà mình tôn thờ duy nhất.
Hồ Thanh Trúc “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Jiyeon Hwang lưu lại đọc mỗi khi hoang mang về việc đi hay ở
Bao Van Người tục mà còn được cao quý vậy !
Nguyễn Xuân Thủy
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Hà Thu Trương Bài dài mà gắng đọc cho hết. Xúc động….
Nguyễn Quang Tuấn Một bài viết rất hay và ý nghĩa, lưu lại để dạy mình và dạy con sau này 🙂
Vì cuộc sống là chia sẻ, Càng chia sẻ nhiều bao nhiêu, bạn càng nhận lại nhiều bấy nhiêu.
Và cái thứ hai là hãy luôn follow zượng TnBS nữa nhé các bạn ????
Thời kỳ Việt Nam hội nhập, bão hòa, các giá trị đạo đức xuống dốc không phanh, cướp, giết, hiếp mỗi ngày đầy rẫy, báo lá cải đưa tin vô nhân tính và vô đạo đức như ngả rạ.
Nhưng bên cạnh đó vẫn bao nhiêu tin tích cực, hay ho, các tấm gương tốt, những người sống có lý tưởng, có ích sao không chọn theo dõi mà cứ dẩm dớ với các trang thông tin đầy tiêu cực, các trích ngôn ba xu rẻ tiền rồi làm mình càng thêm bi quan và lao lực.
Phá nát nó đi các bạn ạ. Đã mất công sống hãy sống cho “lớn”. Còn không thì hãy chết luôn từ tuổi 25 và chôn ở tuổi 75.
Cần Linh
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ
Chim thì phải hót lá thì phải xanh…
Làm người đâu phải chỉ cho riêng mình có nhận mà không có cho
Võ Ngọc Hà 27 tuổi, đọc bài này không muộn chứ nhỉ!
Trung Nguyễn Nếu là chim em sẽ là loài đà điễu
Võ Ngọc Hà Trung Nguyễn thích làm con chim bự hen
Trung Nguyễn Võ Ngọc Hà em khoái cái j đó bự bự
Tuyen Trong Bài viết hay ????.
Giao Ngoc Tuyen Trong huynh ơi cmt bài viết hay …làm em tò mò lên đọc ,đọc thấy hay rồi đọc hết nguyên trang mất hết buổi sáng????
Tuyen Trong Giao Ngoc : đọc để hiểu biết hơn thì ko phí giây phút nào cả ????
John Nguyen Series tuổi 24, viết cho tôi…
ĐỪNG LÊN ÁN HAY CHỈ TRÍCH, TA KHÔNG NẰM TRONG HOÀN CẢNH CỦA HỌ. (Góc nhìn từ bài viết của Tony buổi sáng)
Một thói quen thường thấy của chúng ta trong cuộc sống thường nhật đó chính là thói quen chỉ trích người khác. Khi thấy một điều gì đấy hay vừa lòng hoặc chướng tai gai mắt thì ta sẵn sàng buông ra những lời có tính xác thương cho đối phương. Ngày xưa, trong làng xóm, nếu một cô gái lỡ có thai với một người đàn ông trước khi kết hôn thì được gắn mác là hư hỏng, làm ô ế gia tộc. Có nơi còn thực hiện các nghi thức man rợ để trừng phạt các cô gái này (chôn sống, thiêu sống…) và cả gia đình dòng họ không dám nhìn mặt ai. Tuy nhiên thì liệu có ai hiểu được cô gái này đã chịu nhiều cú sốc thế nào, hối hận ray rức ra làm sao và chỉ cần xin một ánh mắt thương xót cảm thông từ người khác thay vì bị đối xử một cách thiếu công bằng như thế. Tôi có một người bạn vừa mới chia tay người này xong đã vội quen người khác (như tìm người thay thế) thì lập tức bị những người xung quanh (dư luận) cho rằng người này không đoàng hoàng, tử tế, bắt cá nhiều tay, vô tình, dễ dàng quên đi mối tình cũ… Nhưng biết đâu đó rằng người này chịu quá nhiều tổn thương, đau khổ nên muốn chấm dứt đều này sớm hơn mà nhận lời của một ai đó yêu thương mình và xứng đáng với mình hơn. Hay như những nhân vật trong bài viết này của Tony, những con người ưu tú của đất nước được cấp học bổng để sang nước ngoài du học, họ lựa chọn việc ở lại để phát triển bản thân và có một tương lai tốt đẹp hơn ở xứ người thì lại bị dư luận (những người mang tư duy ghen ăn tức ở) chỉ trích rằng tại sao học xong không về đóng góp cho đất nước. Nhưng liệu rằng kiến thức họ được học có nơi để áp dụng, liệu rằng cơ sở vật chất đã xứng tầm, liệu rằng họ có được đãi ngộ tốt hay họ chỉ là “một cánh én không làm nên mùa xuân”. Vì vậy lựa chọn của họ cũng là hợp lí thôi. Thử hỏi, chúng ta nếu trong hoàn cảnh của họ, liệu rằng ta đã có những hành động và thực hiện những điều mà mình nghĩ là đúng đắn đó. Nên là trước khi chỉ trích hoặc lên án một điều gì, trước hết bản thân mình phải thực hiện được điều đó cái đã. Và tôi tin rằng, những người đã làm được điều đó sẽ có thái độ khiêm nhường, từ tốn và thấu hiểu chứ không phải ngạo nghễ và hả hê khi lên án người khác.
Minh Huy Mới sáng ra thì thấy bài đăng của Dượng, đúng như tên của Page, “Tony buổi sáng “ là con gà gáy sáng để gọi mọi người dậy lúc bình minh, không chỉ dậy về nhịp sinh học, mà dậy về tư duy, khối óc.
Qua nhiều đầu sách lớn nhỏ, thì em hiểu được răng, chúng ta là giá trị trung bình của những kiến thức của chúng ta nhận được, có nghĩa là trung bình của bạn chúng ta, trung bình của những cuốn sách ta đọc, và trung bình của Newfeed trên cái facebook này nữa.
Nếu sớm tinh mơ tỉnh dậy, quen tay lướt New feed mà thấy toàn ảnh seo phì, tin thở than thì dẹp ngay, unflow ngay để chuyển qua những page hưu, ích như Tony Buổi Sáng. Để vỏ não mình nhăn hơn mỗi ngày.
Em cũng chưa hơn ai cả, em chỉ có tinh thần cầu tiến.
Chúc anh chị có nhiều trải nghiệm mới sau khi like page em vừa share.
Chúc anh chị ngày mới Vui vẻ.
Nguyễn Huỳnh Linh “Đứa hoài nghi thường khôn lanh hơn, nhưng ” Thánh nhân đãi kẻ khù khơ” tự động có lộc trời cho trong khi đó đứa khôn lanh thì phải tranh giành trong thiên hạ”. Có phải thế không nhỉ???????
Minh Nguyen Ngoc Tại sao cứ nhất thiết phải tạo ra “mâm cơm” từ A tới Z trên mảnh đất mà theo lời của nhà văn Trang Hạ “Không phải cứ cha mẹ bạn ngủ với nhau rồi sinh ra bạn ở nơi nào thì nơi đó là quê hương”?
Chọn nơi khác làm quê hương thì cũng chả phải là “mâm cơm dọn sẵn”. Nói Mỹ, Pháp, Canada… là “mâm cơm dọn sẵn” cho người nhập cư thì có khác nào coi thường trí tuệ nhiều đời nguyên thủ quốc gia của các nước ấy, họ đâu có ngu “dọn sẵn cơm” cho người dân nước khác đến ăn.
Tóm lại, dù sống ở mảnh đất cha mẹ ngủ với nhau rồi sinh ra mình hay đi sang mảnh đất cha mẹ tổ tiên chưa từng ngủ thì cũng đều phải “tay làm hàm nhai” mới có được “mâm cơm” chứ chẳng ai ngu mà “dọn sẵn” cho.
P/S : Mình còn chưa dám mơ qua nước khác để có “cơm dọn sẵn” nữa là… Nghĩ sao mà bảo sang nước khác để có “cơm dọn sẵn”? (Đấy là sự trao đổi hai bên đều có lợi, chứ làm gì có “mâm cơm dọn sẵn”).
P/S thứ hai : Ngô Bảo Châu ăn “mâm cơm dọn sẵn” ở Pháp và Mỹ? Hay Pháp và Mỹ “trải thảm đỏ mời cơm” Ngô Bảo Châu để hai bên cùng có lợi?
Bùi Duy Cường Bài viết hay, sâu sắc!
Đặc biệt, rất ấn tượng chia sẻ về câu chuyện bác sỹ y khoa khúc cuối bài.
Thành Sang Mâm cơm để sẵn..Hãy lăn vô ăn….
Đặng Văn Tiên Chưa làm gì được cho đời.
Phạm Đình Thảo Bậc đại trí giữ ý nghĩ “mình phải giúp người khác” trong đầu và luôn đặt quê hương, dân tộc mình trong tim.
Bao Van Tse Rất đáng để suy ngẫm
Trương Nhật Minh Cảm ơn Tony, một góc nhìn đầy bao dung và trí tuệ.
Dung Dang Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống , giờ này nghiệm ra rằng hãy cứ cho đi rồi tự nhiên sẽ nhận lại nhiều hơn