Lời Khuyên cho việc Ăn Uống Đúng Cách
4 Tips on How to Eat Right
#1 – Chỉ ăn 2 bữa trong ngày – Two meal a day
Sadhguru : Điều đơn giản giờ đây lại trở nên phổ biến trên thế giới là nếu bạn đến Ashram của chúng tôi, tất cả mọi người ở đó họ tham gia hoạt động thể chất rất nhiều, chỉ ăn 2 bữa vào lúc 10h sáng và 7h tối. Có bao nhiêu là bác sĩ đã bảo với tôi rằng, “họ sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng, điều này sẽ xảy ra, điều nọ sẽ xảy ra, bạn phải làm điều này, bạn phải làm điều kia..”. Tôi chỉ ăn 1 bữa/ngày, hầu hết tất cả các ngày, tôi ăn 1 bữa chính và chỉ thế thôi. Và các bác sĩ bảo tôi rằng, “Không, không.. Sadhguru, với mức độ mà ông đi lại, điều này sẽ xảy ra, điều kia sẽ xảy ra. Ông phải ăn ít nhất 1 lần trong 4 giờ, ông phải ăn gì đó.” Tôi nói, “Hãy để tôi yên, tôi đang khỏe mạnh mà!” (cười)
Nhưng giờ, một trường Đại học lớn ở Mỹ đưa ra khái niệm gọi là “nhịn ăn gián đoạn”, nó không phải vớ vẩn, nó là điều tốt. Nhưng họ đã khám phá lại thứ mà chúng tôi đã biết từ lâu. Bây giờ ai cũng nói nên có khoảng cách 16 tiếng, thì tất cả bệnh tật của bạn sẽ biến mất. Cái quái gì vậy? Chẳng phải chúng ta đã nói đến điều này hàng ngàn năm rồi ư? Điều đơn giản là.. có nhiều, nhiều khía cạnh trong đó, về tâm lý, sinh lý..
Nhưng hiện nay, bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới. Một tế bào ung thư giống như một tên tội phạm trong xã hội, tất cả chúng ta đều có trong cơ thể. Chỉ khi chúng trở nên…sự tập trung lại của chúng nhiều hơn mức bình thường, hoặc chúng tụ tập và thiết lập ở một nơi, chúng trở thành như tội phạm có tổ chức. Có những tên móc túi ở Kochi, tôi biết chắc. Chẳng phải sao?
Có những tên tội phạm vặt, hoạt động đơn lẻ hoặc hoạt động nhóm 2-3 người, chúng ta không coi điều đó quá nghiêm trọng, ta sẽ để cho nó yên, bởi vì điều đó cứ diễn ra. Nhưng giả sử hàng trăm kẻ tội phạm tập hợp lại thành một tổ chức tội phạm, giờ thì ta sẽ triệt hạ chúng bởi vì chúng ta biết bây giờ điều đó trở thành một mối đe dọa cho xã hội.
Tương tự, những tế bào ung thư cũng là như vậy. Như những kẻ tội phạm, chúng di chuyển khắp nơi trong cơ thể, gây ra một số thiệt hại. Vấn đề duy nhất của chúng là.. ngay lúc này, chúng đang tiêu thụ khoảng 8-12 lần nhiều hơn so với những gì các tế bào khác đang tiêu thụ. Vì thế, nếu bạn chỉ cần một khoảng nghỉ hợp lý giữa bữa ăn này tới bữa ăn tiếp theo, hầu hết chúng (tế bào ung thư) sẽ chết đi, chúng không thể sống sót. Đây là điều mà ta đã nói đến từ lâu, nhưng bây giờ họ mới khám phá ra nó, bằng công trình nghiên cứu hàng tỉ đô-la.
Và tôi đã thấy hàng trăm và hàng ngàn người trở nên khỏe mạnh và sung sức, đơn giản vì họ không phải lúc nào cũng nạp tiếp vào khi bình chứa thì đang tràn ra. (cười).
Ở trung tâm Yoga, mọi người đều luôn phải vận động thể chất rất nhiều. Vì thế, mọi người thường rất đói vào lúc 3h30 – 4h chiều, họ cực kỳ đói. Nhưng chúng tôi học cách sống với điều đó, bởi vì dạ dày rỗng và tình trạng đói là hai thứ khác nhau. Tình trạng đói nghĩa là mức năng lượng bắt đầu sụt giảm, nhưng dạ dày rỗng lại là một điều tốt.
Trong khoa học Yoga, khoa học hiện đại ngày nay cũng đi theo hướng này. Nhưng những gì chúng tôi biết bằng kinh nghiệm của chính mình, bạn sẽ tốn hàng tỷ đô-la để đến được đó, bởi vì công trình nghiên cứu tất cả đều là về “bao nhiêu triệu đô-la?”, đó là cách thức của nó.
Cơ thể và não của bạn hoạt động tốt nhất chỉ khi dạ dày của bạn trống rỗng. Vì thế, chúng tôi luôn đảm bảo, chúng tôi ăn làm sao mà.. dù chúng tôi ăn nhiều đến đâu, dạ dày của chúng tôi luôn phải rỗng trong vòng tối đa 2 đến 2 tiếng rưỡi. Vì vậy, chúng tôi luôn đi ngủ với cái bụng đói. Người ta nghĩ họ không thể ngủ được, họ ngủ được đấy!
Trung bình trong vòng 25 năm, bình quân tôi chỉ ngủ 2.5 – 3 tiếng, giờ đây, tôi trở nên lười biếng hơn chút và tôi ngủ trong khoảng 3.5 – 4.5 tiếng, bất chấp cường độ đi lại của mình. Khi tôi nói cường độ đi lại.. nếu tôi nói cường độ đi lại của tôi trong những ngày sắp tới, bạn sẽ té nhào khỏi ghế. (cười) Đúng vậy. Tôi có nên nói không? Không. Không cần thiết (cười). Bởi vì trong 10 ngày tới, tôi sẽ ở 5 nước khác nhau, thực hiện bao nhiêu sự kiện tôi không biết nữa, đủ các loại sự kiện. Vậy để có thể theo kịp chúng, đơn giản là nhờ bạn không ăn quá nhiều. Điều này rất, rất là quan trọng.
Mọi người ăn 2 bữa, tôi chủ yếu chỉ ăn 1 bữa 4h30 – 5h30 chiều, bởi vì tôi không thích ngồi trước dĩa thức ăn và lo lắng về việc nên ăn bao nhiêu, tôi thích ăn ngon miệng. Vì thế 4h30 – 5h30 chiều, nếu tôi ăn một bữa, phải đến ngày kế tiếp. Ăn vậy có đủ không? Trông tôi ổn chứ? Chẳng phải sao?
Mọi người : Vâng
Sadhguru : Bởi vì bất cứ sự sửa chữa và thanh lọc nào cần xảy ra trong cơ thể, dạ dày của bạn cần phải trống rỗng. Điều này rất, rất là quan trọng. Nếu không, việc thanh lọc ở cấp độ tế bào sẽ không diễn ra. Bạn nạp vào đủ mọi thứ, rồi bạn gặp đủ loại vấn đề.
#2- Chạm vào thức ăn – Touch your food
Sadhguru : Khi bạn… khi bạn không chạm vào thức ăn, bạn không biết nó là cái gì. Nếu thức ăn không đủ tốt để chạm vào, tôi không biết làm thế nào để nó đủ tốt để được tiêu thụ (cười – vỗ tay)
Dr. Mark Hyman : Vì thế chúng ta không nên nghe theo lời mẹ khuyên, và chúng ta nên ăn bằng tay (cười), bởi vì chạm vào thức ăn giúp chúng ta giữ liên kết với nó.
Sadhguru : Bạn có thể… sự sạch sẽ của bàn tay thì hoàn toàn nằm trong tay bạn; sự sạch sẽ của cái nĩa thì không phải hoàn toàn nằm trong tay bạn (cười – vỗ tay). Và không ai khác ngoại trừ chính bạn sử dụng bàn tay này, vì thế có sự đảm bảo rằng nó đang sạch sẽ hay không sạch, ngay lúc này. Cái nĩa, bạn không biết ai đã dùng nó, họ dùng nó như thế nào, hay làm gì.. và tất cả việc họ phải làm là đưa nó cho bạn và trông nó khá là sạch (cười).
Hơn hết, bạn không cảm thấy được thức ăn. Điều đầu tiên chúng tôi được dạy là, nếu thức ăn xuất hiện trước mặt bạn, hãy đặt bàn tay bạn lên thức ăn trong vài giây, chỉ để cảm nhận thức ăn như thế nào. Nếu có thứ gì đó xuất hiện trên dĩa của tôi, nếu tôi chỉ cảm nhận nó, tôi biết nên ăn cái gì và không nên ăn cái gì. Cái gì không nên ăn, tôi không nếm nó rồi từ chối nó, tôi chỉ không ăn. Vì bàn tay tôi là cấp độ đầu tiên – nó không biết nếm, theo cách mà lưỡi biết nếm, nhưng lại biết cảm nhận thức ăn.
Điều đầu tiên là biết cảm nhận thức ăn. Bạn muốn biết về một người, điều đầu tiên là đến bắt tay với họ (cười) Tôi thường tránh điều đó, nhưng… (Sadhguru chắp tay – cười)
Dr. Mark Hyman : Đó là một kế hay (chắp tay – cười)
Sadhguru : Nhưng thức ăn nó sẽ trở thành một phần của bạn, điều đầu tiên là tay bạn, thậm chí nếu bạn không chạm trực tiếp vào nó, chỉ cần có ý thức và có sự hiện diện ở đó, đôi tay nó sẽ bảo cho bạn một cách rõ ràng là thức ăn sẽ xử sự như thế nào bên trong bạn.. Liệu món ăn cụ thể này, riêng vào ngày này, nó có nên vào bên trong bạn hay không? Vì mỗi ngày cơ thể bạn đều không giống nhau, mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc nó đều khác nhau.
Nếu bạn cảm nhận thức ăn, bạn biết liệu thức ăn này phải đi vào trong bạn vào ngày này hay không? Nếu chừng đó ý thức đó được mang vào, chúng ta không cần cứ bảo mọi người là họ nên ăn gì, mỗi bữa ăn họ phải quyết định họ nên ăn gì trong bữa đó. Không có một hướng dẫn duy nhất rằng, “Đây là thứ bạn nên ăn cho sự sống của bạn”. Điều đó sẽ gây ra cảm giác ngột ngạt là “Tôi chỉ có thể ăn được cái này”
#3 – Ăn với lòng Biết Ơn – Eating with Gratitude
Sadhguru : Việc bạn chọn thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm cũng phải diễn ra một cách ý thức. Ngoài việc bạn ăn gì thì việc bạn ăn như thế nào cũng quan trọng tương đương. Khi tôi nói “Bạn ăn nó như thế nào?”, chúng đều là những vật liệu sống, mỗi thứ đều có một sự sống của riêng nó, dù nó là một loài cây, động vật, rau củ,.. mỗi thứ đều có một sự sống của riêng nó. Giờ theo cách nào đó, bạn biết chúng thành thực phẩm, bạn phải tiêu thụ nó với sự biết ơn sâu sắc nhất. (Sadhguru chắp tay)
Nếu bạn tiếp cận nó với một lòng biết ơn và tôn kính nhất định đối với thức ăn mà bạn ăn; khi tôi nói tôn kính có vẻ hơi quá với bạn, nhưng tôi hỏi bạn : giả sử chúng tôi nhốt bạn vào một phòng và không có gì để ăn trong 5 ngày, nếu Chúa xuất hiện trước mặt bạn, bạn sẽ hỏi xin cái gì? Thức ăn! Vậy nên nó quan trọng như thế đấy!
Bạn phải hiểu rằng, thức ăn trên dĩa của bạn không chỉ là một loại vật liệu, nó cũng không phải là một thứ hàng hóa, nó là sự sống. Nó là thứ nguyên liệu tạo nên sự sống cho bạn, vậy bạn phải đối xử với nó như thế. (Sadhguru chắp tay)
Ngay lúc này, khi nó ở trên dĩa, khi nó ở ngoài kia, nó không có giá trị, nhưng khoảnh khắc mà bạn tiêu thụ nó, nó trở thành máu thịt của bạn, thì giờ đây bỗng nhiên nó có giá trị to lớn. Tại sao chúng ta lại sống như thế này?
Điều rất quan trọng là khi thức ăn đến trên dĩa thức ăn của bạn, bạn phải đối xử với nó như là một phần của chính bạn. Bạn cần ăn nó với đầy lòng tôn kính. (Sadhguru chắp tay)
Chỉ thông qua cách bạn tiêu thụ thức ăn, nếu bạn thay đổi điều đó, thức ăn sẽ vận hành rất khác bên trong bạn. Đây là ý nghĩa của “sự ý thức”. Nếu người ta nói rằng “Ý thức của bạn không có ảnh hưởng đến đời sống của bạn, chỉ những cấu trúc hóa học mới có ảnh hưởng”. Tôi thật thấy tội nghiệp cho họ. Bởi vì đó không phải là cách mà sự sống vận hành.
Ý thức của con người có sự ảnh hưởng sâu sắc đến mọi thứ mà chúng ta tiếp xúc, đặt biệt là thức ăn; vì chúng ta đang biến một sự sống khác thành một phần của ta. Khi chúng ta đang làm một hành động như thế, điều rất, rất quan trọng là chúng ta cư xử với nó với sự biết ơn và tôn kính tột độ. (Sadhguru chắp tay)
#4 – Đừng phát triển những thói quen ăn uống tốt
Don’t develop good food habits!
Sadhguru : Tôi muốn nói với bạn rằng, không có thứ gọi là thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen có nghĩa là bạn đang hoạt động một cách vô ý thức. Nếu bạn đang hoạt động một cách không có ý thức, đó là một điều xấu, bởi vì điều cốt yếu khi là con người là : chúng ta có khả năng làm việc một cách có ý thức. Đó là vẻ đẹp của con người, rằng chúng ta có thể làm mọi thứ một cách có ý thức.
Những gì mà con vật làm một cách không ý thức, chúng ta có thể làm những điều đó một cách có ý thức. Chúng ta có thể ăn một cách vô ý thức, hay chúng ta có thể ăn một cách có ý thức. Chúng ta có thể thở một cách vô ý thức, hay chúng ta có thể thở một cách có ý thức. Mọi thứ chúng ta có thể làm, chúng ta có thể làm nó một cách có ý thức.
Khoảnh khắc chúng ta làm việc gì đó một cách có ý thức, bỗng nhiên con người đó trông rất tinh tế và tuyệt vời. Chỉ vì một ai đó đi đứng và nói năng một cách có ý thức. Chẳng phải anh ta trở thành một con người tuyệt vời hay sao? Đúng hay không? (Khán giả: Vâng) Tất cả chỉ có vậy thôi.
Vậy tại sao chúng ta lại cố gắng hình thành những thói quen như thể đó là một điều tốt? Thói quen có nghĩa là một thực tiễn cố định, mà bạn không phải suy nghĩ. Bạn thức dậy vào buổi sáng và nó sẽ xảy đến với bạn, Không, đừng cố gắng tự động hóa đời bạn. Điều đó không hiệu quả. Đó là sự hiệu quả của máy móc. Cái này (chỉ cơ thể) lẽ ra nên hoạt động một cách thông minh và có ý thức, Không ai kỳ vọng nó hoạt động như một cái máy.
Về thức ăn và những thứ như thế – thức ăn phải thích hợp cho cái cơ thể mà chúng ta ăn cho. Thức ăn là cho cơ thể. Thức ăn mà bạn đang ăn vào, chính là nguyên liệu xây dựng cho cơ thể này. Loại thức ăn nào thì thích hợp? Thật không may tất cả chúng đã bị xáo trộn hiện nay.
Theo truyền thống, chúng ta đã ăn uống rất hợp lý ở đất nước này (Ấn Độ); nhưng hàng ngàn năm xâm lược đã mang đến những văn hóa ẩm thực khác. Và ngày nay món ăn quốc gia là pizza hay mì ống, nó là cái gì? Cái nào mới đúng? Tôi không biết, cả hai cái đang cạnh tranh lẫn nhau.
Vậy chúng ta đang mất đi sự cảm nhận về thức ăn. Chắc chắn đã đến lúc nhìn nhận điều gì là thích hợp nhất. Nếu tôi nói kỹ về những thức ăn đó, đó là một quá trình rất dài. Nhưng bạn phải trải nghiệm với thức ăn, không chỉ bằng lưỡi, mà bằng cả cơ thể. Hãy ăn thứ gì đó hôm nay và xem, chỉ cần học cách quan sát, cơ thể bạn thấy nhanh nhẹn và tích cực như thế nào sau khi ăn thức ăn này. Nếu nó có cảm giác như là muốn đi xuống nghĩa địa, đó không phải là thức ăn tốt.
Nếu cơ thể cảm thấy nó muốn sống sau khi ăn thức ăn này – ngoại trừ cafe, vì đó là chất kích thích – nếu bạn ăn thức ăn và cảm thấy cơ thể rất nhanh nhẹn hoạt bát, thì có nghĩa là đó là thức ăn tốt, cơ thể bạn thích nó. Nếu bạn ăn thứ gì, cơ thể cảm thấy uể oải, có nghĩa là cơ thể không thích nó, nó đang gặp khó khăn với thức ăn đó, đó là lí do tại sao cơ thể cảm thấy uể oải. Vậy chỉ cần dựa trên cơ sở này. Còn nhiều hơn nữa. Ý tôi đây là cách rất đơn giản để diễn tả nó.
Bạn đọc comment:
Hương VH
1. Ăn 2 bữa 1 ngày – ăn ít, để cơ thể được đói
2. Chạm vào thức Ăn – để cảm nhận và kết nối
3. Ăn với lòng biết ơn
4. Ăn một cách tỉnh thức – không nạp thức ăn theo thói quen vô thức
Loan1980 Nguyen
Ăn một bữa một ngày và ăn vào giờ nào vậy ạ
QPArchitect
@Loan1980 Nguyen người bình thường ăn 1 ngày 2 bữa là ổn, miễn sao bữa ăn đúng giờ hàng ngày là ok, như mình áp dụng bữa sáng 7h – bữa tối 19h, mỗi bữa ăn kéo dài 30 phút
Minh Lê Văn
@Loan1980 Nguyen theo như ông Sadhguru thì ăn vào 4h30-5h chiều bạn nhé !
Lee Tiến
Theo mình cũng tùy vào lịch hoạt động của mỗi người, nếu ai đi làm lao động nặng nhọc thì vẫn phải ăn ngày 3 bữa (sáng chính, trưa bình thường, tối ăn nhẹ), ai làm việc văn phòng cường độ vừa phải ngày ăn 2 bữa (Sáng chính, tối nhẹ), còn ai ít lao động chỉ ăn ngày 1 bữa (buổi sáng hoặc trưa).
Nói Ít
@Lee Tiến bạn nói hợp lý đấy mình cũng hơi thăc mắc chỗ này đừng ăn quá no là được
Khắc Quý
@Nói Ít quan trọng là 1 ngày ít nhất để dạ dày rỗng khoản 2h30. – tg ngủ. Cái này khoa học đã chứng minh, khi con ng đói và lạnh sẽ kích hoạt tế bào sinh tồn, tăng tốc độ tái tạo, sửa các tế bào đang bệnh.
Nói Ít
@Khắc Quý mình làm nông .sáng làm 7h đến 10h30 giữa buổi phải ăn nhẹ bánh, uống nước k ăn k có sức làm bạn ạ Làm trong nhà thì có thể nhịn được cho đến bữa trưa. khó là ở chỗ đó
Khắc Quý
@Nói Ít Giảm từng tí, giờ làm nặng nên ăn nhiều trước, có thể tối về ăn rất rất ít, để bụng rỗng đến sáng cũng tốt. mình chủ yếu là ít ăn tối, sáng thức cực sớm là khoản 4h~ lúc đi làm bụng rỗng
Thu Le
Mấy ngày dịch này mình băn khoăn mãi vấn đề này, giờ đã có câu trả lời nhỉ
Châu Gia Ngân
3. Ăn với lòng biết ơn: Thức ăn trên đĩa của bạn không chỉ là một loại vật liệu, nó không là một thứ hàng hóa, nó là sự sống, nó là thứ nguyên liệu tạo nên sự sống cho bạn. ??
Bảo Lâm Nguyễn
Mọi người vẫn hay dị nghị về việc … ăn bốc. Nhưng Sadhguru giải thích có lý thật, “Sự sạch sẽ của bàn tay thì hoàn toàn nằm trong tay bạn. Sự sạch sẽ của cái nĩa thì không phải hoàn toàn nằm trong tay bạn.” Miễn là mình rửa tay sạch sẽ là ổn rồi ?
An Na Lê
Đúng rồi mình vẫn luôn nghĩ thế,
TourtheWorld98
Mình thì ko phải lúc nào cũng thích ăn bằng tay nhưng khi thức ăn bày trên dĩa mình rất thích bốc mỗi thứ 1 ít thử 🙂
tuan Han
Lại có thêm những thằng bị tẩy não nhồi sọ…từ nay về sau hãy dùng tay bốc mọi thứ mà ăn để cảm nhận nó
ZonZon
@tuan Han sao đâu , mình thấy ăn bốc có hại gì đâu mà sao bạn khẩu nghiệp vậy
Bui Minh Hue
@tuan Han ăn pizza, hamburger, bánh mì cầm bằng tay ăn ngon hơn hẳn…
Ngoc Yen Nhi Pham
thực ra việc ăn 2 bữa 1 ngày các bạn phải lưu ý xem có hợp thể trạng không nhen. đối với những người thiếu máu (như mình) thì việc này không tốt ạ, những người thiếu máu thậm chí nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn ít thôi không cần nhiều. vì nếu thiếu máu mà chỉ ăn 2 bữa thì như mình trải nghiệm bạn sẽ thấy lúc nào cũng đau đầu và lờ đờ do thiếu máu lên não, không làm việc hiệu quả do không tập trung được ạ ? những điều còn lại thầy nói mình đều đồng ý 2 tay ❤️
Destiny Dragon
Ăn đủ 3 bửa 1 ngày với lượng thức ăn vừa phải mới là đúng. Vì hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm sản xuất thức ăn hàng loạt với nhiều độc tố nên mới khiến cơ thể không đủ sức khỏe, sinh niều bệnh tật thôi. Phải ăn đủ để cơ thể duy trì hoạt động, giảm đi hay thay đổi giờ giấc bửa ăn sẽ khiến cơ thể bạn còn mệt và bệnh nhiều hơn nửa.
An Hong
Chị thử bài này thử nhé Gừng rang xém cạnh với muối xay nhỏ ra. Chấm ăn chung với trứng gà ta. Lần ăn quả thui. Mình được chỉ. Mấy hôm mình ăn thấy đỡ
Xuân Nguyễn
Em cũng đang tìm giải pháp cho vấn đề này lun chị. Chứ cứ để đói phát là tay chân run, đói lâu là ngất. Trong người lúc nào cũng phải có đồ ăn vặt lun. Khổ lắm!!
Chan Phuong Nguyen Thi
Nấu 3 lát gừng + 400ml với lửa lớn cho sôi lên rồi vặn nhỏ lửa (lửa hâm) đun thêm 6′ và tắt bếp, để trong nồi 10′ sau hẳn đổ ra ly. Trong quá trình nấu phải sử dụng nắp đậy kín (không có lỗ). Đổ ra 2 ly, mỗi ly cho 2 muỗng cà phê mật ong uống sáng sớm, công thức này dành cho 2 người. Thường tôi hay pha thêm 1mcf tinh bột nghệ và 1mcf nước cốt chanh.
Rain Boy TV
Thầy có nhắc ăn có ý thức – biết cơ thể cần gì để dung nạp, tùy vào thể trạng, không nhất thiết là 2 cử/ngày. Với lại ăn 2 cử/ngày cần có thời gian thích nghi, để cấp độ tế bào diễn ra: sản sinh, tái tạo và tiêu hóa tế bào bị tổn thương.
Chánh Pháp
Đức Phật Thích Ca đã thực hành nó hơn 2500 năm trước rồi nhưng chẳng ai làm theo. Giờ một ông thầy Yoga nói thì lại nghe theo. Tôi thật sự không thể không cười mỉm được ?. Thật lòng mà nói thì ông ấy hành đúng đấy, nhưng…không chỉ có mình ông ấy làm điều này đâu.
Ngọc Bích Nguyễn
Thì chính Ngài Sadhguru đã nói, việc nhịn ăn gián đoạn hoặc ăn ít đã đc biết đến hàng ngàn năm trước rồi, nhưng chúng ta không kế tục và áp dụng, bây giờ mới lại nghiên cứu và giảng dạy
rose rose
Cũng ko sao, miễn nó tốt cho mọi người thì dc
Ngo vu
Unicef nên thuê ông ấy về quảng bá và dạy thế giới về ăn 1 ngày 2 bữa để giảm tình trạng khan hiếm lương thực ở nước nghèo
lệnh hồ xung
Người ta nghèo nên mới ăn 2 bữa cần gì quảng bá ba ơi
Ngoc Nhu Phan
Cảm ơn team đã dịch. Thầy nói rất đúng và hay “Sự sạch sẽ của bàn tay thì hoàn toàn nằm trong tay bạn. Sự sạch sẽ của cái nĩa thì không phải hoàn toàn nằm trong tay bạn.” Chắc nhiều người phân vân về việc chạm vào thức ăn, 1 phần là do văn hóa hay tập tục ăn uống bên mình khác với nơi Thầy. Nếu ở nhà thì mọi người có thể thoải mái nè. còn ở ngoài nếu mọi người ngại nhưng vẫn muốn đảm bảo sức khỏe hơn thì mang theo bộ bát đũa riêng cũng chính mình cũng được. Chỉ cần ăn với lòng biết ơn thôi là mình nghĩ bạn đã ăn thức ăn theo 1 cách ý nghĩa hơn rồi.
danh vo the
Thanks Sadhguru. I think he is a great teacher with full of knowledge and virtue! Dear and Admiring.
Trang Kim
“Your body and your brain work at its BEST only when your stomach is EMPTY” (Right, I’ve experienced). Eating with gratitude, consciously. _()_
Bảo Ngọc
MỖI KHI DÙNG THỨC ĂN , THÌ TRONG TÂM TRƯỚC HẾT VỚI LÒNG TẠ ƠN , THỨ ĐẾN LÀ NGƯỜI ĐÃ CHO MÌNH VÀ BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CẤT CÔNG VẤT VẢ TRỒNG CẤY VUN TƯỚI , PHẢI BIẾT TRÂN TRỌNG NHỮNG GÌ CHÚNG TA CÓ LÀ ĐÓ TRỜI VÀ ĐẤT VÀ CON NGƯỜI VỚI NHAU .
Hùng Lai
Cuộc sống khó khăn đến mức đôi lúc cầm miếng ăn lên mà sợ giống như thuốc độc. Nhưng vẫn phải ráng mà ăn để sống. Chậm trễ 1 chút là sẽ ko còn thời gian để ăn.
Huệ Lê
Hay quá. Chỉ cần cảm nhận cơ thể bạn nhiều năng lượng ntn sau khi ăn thức ăn này
Mai Nguyễn
Cám ơn Thầy đã giúp con nhận thức đúng đắn hơn về việc ăn uống. Cám ơn ekip ạ.
Kim Dung Nguyên
Cảm ơn thầy và người phiên dịch.. Chúc cho mọi người an lành và hạnh phúc
Các bài giảng của Ngài Sadhguru