NGÀY VÍA CỦA MỘT VỊ PHẬT, BỒ TÁT LÀ GÌ?
Ngày vía của Phật, Bồ Tát có thể là ngày sinh, ngày mất, ngày thành đạo, v.v… của vị đó. Điều này đồng nghĩa là một vị Phật, Bồ Tát có thể có nhiều ngày vía.
Thực chất, “vía” là chữ dân gian, không đúng, Phật không có “vía”, vì vậy gọi là: ngày đản sanh, ngày thành đạo … v.v… của một vị Phật sẽ chính xác hơn là ngày vía.
Ví dụ:
- – Ngày đản sanh của Đức Phật A Di Đà
- – Ngày thành đạo của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Trong ngày của các vị Phật, mọi nghiệp xấu tốt chúng ta làm sẽ tăng lên hàng triệu lần.
Cần lưu ý là việc nhân lên nhiều lần này được áp dụng cả khi làm một việc tốt, hay một việc xấu.
Ví dụ như: ngày của Thích Ca Mâu Ni Phật, làm việc thiện hoặc ác trong sẽ tăng lên gấp 900 triệu lần.
Vì vậy nếu trong những ngày này, cố gắng tinh tấn tu hành, làm nhiều việc thiện thì sẽ rất là lợi lạc, và đây cũng là một cơ hội quý báu để nhanh chóng tịnh hóa nghiệp chướng của nhiều đời nhiều kiếp, đồng thời nhanh chóng tăng trưởng công đức và giúp xây dựng bức tường nghiệp tốt để có thể tu hành, giác ngộ.
Vì sao lại nói là xây dựng bức tường nghiệp tốt?
Như Đức Phật Kim Cương Trì III đã dạy: “Tại sao có thể nói chúng ta phải tránh xa những nghiệp xấu ác mà không thể nói chúng ta phải tiêu trừ những nghiệp xấu ác? Trong chân lý của Phật giáo, có nói rằng luật nhân quả không bao giờ có thể chối từ được. Nhân và quả không thể tiêu diệt được. Nếu nói rằng có thể tiêu diệt được thì đó là một cái nhìn hạn hẹp. Vì vậy chúng ta chỉ có thể xây dựng một bức tường của nghiệp tốt, giống như xây dựng một bức tường bảo vệ. Bức tường của nghiệp tốt này có khả năng ngăn chặn chúng ta khỏi những nghiệp xấu.”
Tốt hơn nữa, nếu chúng ta không biết được ngày hôm nay có là ngày của Vị nào hay không, thì cứ cố gắng hết sức để gieo nhân đúng, làm các việc thiện lành, tránh làm các việc ác, tích cực tu hành – và như vậy ngày nào cũng là một ngày mà chúng ta tích tập được thêm công đức, thêm nghiệp tốt, hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Các ngày lễ quan trọng của Phật giáo mà Phật tử nên biết
Trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển, kể từ thời Đức Phật nhập diệt, Phật giáo đã được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau. Tuy nhiên, tại những quốc gia theo đạo Phật, những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì và được tổ chức trọng thể . Đó là những ngày Lễ Vía dưới đây, vào những ngày quan trọng này, quý Phật tử nên ăn chay, cúng dường, cầu nguyện để kết duyên lành sâu dày với Phật Pháp, tăng trưởng công đức nhanh chóng:
Tháng 1:
1/1: Ngày vía Đức Di Lặc
15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên
Tháng 2:
- 8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia
- 15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
- 19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh
- 21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tháng 3:
- 6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả
- 16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tháng 4:
- 4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát
- 8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh ( thống nhất lại ngày 15)
- 20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
- 23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo
- 28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh
Tháng 5:
13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
Tháng 6:
- 03/6: Ngày vía Hộ Pháp
- 19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo
Tháng 7:
- 13/7: Ngày vía Đại Thế Chí
- 15/7: Ngày Vu Lan Bồn ( Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát)
- 30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát
Tháng 8:
- 6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
- 8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà
Tháng 9:
- 19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia
- 29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo
Tháng 10:
- 5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư
- 8/10: Ngày Phóng sanh
- 15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên
Tháng 11:
17/11: Ngày vía Phật A Di Đà
Tháng 12:
8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo
Mỗi ngày lễ Phật giáo đều gắn liền với điển tích khác nhau và đều mang một ý nghĩa riêng. Với mỗi Phật Tử, ngày lễ là dịp để họ hành hương lên chùa lễ Phật, làm nhiều việc thiện, thành tâm cầu nguyện cho bản thân và mọi người có cuộc sống bình an, hạnh phúc và giác ngộ.
Lịch những ngày trai cho người ăn chay:
- Hai ngày: 1 và 15 AL (âm lịch) hằng tháng.
- Bốn ngày: 1, 14, 15 và 30 AL hằng tháng.
- Sáu ngày: 8, 14, 15, 23, 29 và 30 AL hằng tháng.
- Tám ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30 AL hằng tháng.
- Mười ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 AL hằng tháng.
- Một tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 hay tháng 10 AL.
- Ba tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 AL.
- Bốn tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 AL.
- Trường trai: Quanh năm suốt tháng.
OM MANI PEME HUM
*
Ai cũng có thể tu hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, đọc thêm tại Con đường Trong Suốt trên Ô-Hay.Vn
Bạn đọc comment:
Minh Quang Bài này viết sai nhiều quá : ngày Vía phải hiểu là ngày kỷ niệm,nhắc nhớ đến một vị Phật hoặc Bồ tát.
Ngày đản sanh của Phật A di đà,ngày thành đạo của Quán Thế Âm Bồ tát cũng cùng ý như vậy vì không có việc đản sanh hay thành đạo với hai vị này,chỉ có Phật Thích Ca mới có ngày sanh và thành đạo.
Trong các ngày liên quan đến các vị thì hổ trợ tâm linh mạnh hơn một chút thôi,chớ không giải nghiệp gì cả,muốn giải phải làm phước ,còn nếu có hành động xấu thì quả báo như các ngày khác,chớ các ngày lành này không phải là cái họa cho mọi người
Tuyết Ngân Có lý nè. Chứ làm ji có chuyện 900 triệu lần
Nhật Hồng Hạnh hình như cmt của bạn là ý khác, chẳng liên quan đến bài viết. Vậy bạn phản đối gì bài này nào?
Nguyễn Lê Tấn Vĩ Tôi thấy bài này viết hay,chả có gì phản đối cả.Ban #_minhquang_ duǹg từ “kỷ niệm” tôi nghĩ không phù hợp.
Vào những ngày vía các vị Phật, chúng ta làm việc thiêṇ thì tất nhiên sẽ dc các vi Phật phù hộ….Bên cạnh đó công đức của chúng ta sẽ tăng trưởng. Nếu không thành đạo thì sao gọi là Phật dc. Nhu ban #_minhquang_ có ngày sinh, nhưng bạn có thành đạo không.Việc gì bạn phải phản đối.
Ngân Hoa Khuôn mẫu cái này được cái kia chưa cũng thể hiện sự bám chấp. Mình ko biết bài viết này đúng hay có phần sai sót. Mình chỉ biết động lực của Quan âm Bồ tát là giúp mọi người hướng tâm vào tu hành, xa rời cái ác. Trước thày mình nói nếu tìm lỗi ng khác sẽ suốt đời đi tìm lỗi. Tìm lỗi của mình thôi.
Bạn đọc tìm kiếm:
- Ngày vía 8 18 28 (1)