Nghi Thức Tế Lễ Cầu Siêu Thoát
Cầu siêu là gì?
- Cầu siêu: Cầu là xin, siêu là vượt lên cao, siêu thăng.
- Cầu siêu là cầu xin các Ðấng thiêng liêng cứu giúp linh hồn người chết cho được siêu thăng.
Cầu siêu là hình thức cầu nguyện cho một chân hồn, một âm linh đang còn vướng mắc đau khổ bởi chấp niệm được buông xả mà nhẹ nhàng thong dong tự tại, chuyển sinh sang các dạng tồn tại thiện lành an lạc.
Việc cầu siêu này có thể được thực hiện bằng cách giao tiếp trò chuyện, tâm sự bằng ý niệm, hoặc là tự nói chuyện với âm linh nhằm khuyên giải cho họ không còn phiền não, từ đó mới có thể thong dong tự tại chuyển sinh được.
Ngoài ra, còn có thể thông qua các nghi thức, nghi lễ cúng tế thí thực, trì niệm kinh chú để nhờ vào tha lực của chư vị thiêng liêng phù trợ độ duyên, nhờ vào cộng thiện nghiệp qua các việc thiện nguyện giúp chuyển hóa tâm tình ý niệm của âm linh. Từ đó mà họ cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy an lạc, bớt đi phiền não. Quá trình tịnh hóa tâm thức ấy diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như là việc thiện nguyện của những người tham gia thực hành thiện nguyện có được vô tư không, hay là làm vì để cầu tư lợi nào đó. Việc cầu nguyện của người tham gia đàn lễ nghi thức tế lễ cầu siêu có thực sự hồi hướng mãnh liệt, cảm ứng, quan tâm được đến âm linh mình mong muốn cầu siêu cho họ không. Nơi diễn ra pháp đàn có thực sự đầy đủ thanh tịnh trang nghiêm để có thể chiêu cảm được điển quang thiêng liêng của chư vị trọn lành giáng hạ mà giúp cho quá trình tịnh hóa tâm thức của chư âm linh nơi ấy được thuận lợi…
……………
Nghi Thức Tế Lễ Cầu Siêu
Đây là một buổi lễ được thực hiện một cách nghiêm trang. Lễ này nhằm tập hợp được nhiều người cùng nhau cầu nguyện, trì kinh chú, cúng thí thực cho chư linh. Nhờ vậy mà họ cảm thấy được sự quan tâm của người khác đối với mình, từ đo những đau khổ cô đơn của họ dần được xoa dịu. Sau một thời gian thì tâm tình ý niệm của họ sẽ được tịnh hóa, họ có xu hướng chuyển sinh thành các dạng tồn tại thiện lành hơn, thong dong tự tại.
Nghi thức này cần có một người làm chủ lễ. Người này là người có sự tu tập nhất định, đạo hạnh càng uyên thâm càng tốt.
Tùy theo đối tượng mong muốn cầu siêu mà cần có thân nhân của họ có mặt thì buổi lễ sẽ được thuận lợi hơn, dễ cảm ứng, xoa dịu âm linh hơn.
Kế đến là những người có tâm ý mong muốn trợ duyên, hồi hướng đến chư âm linh trong việc xoa dịu tâm cảm của họ, giúp họ sớm tịnh hóa mà chuyển sinh an lạc.
Trên bàn lễ cần có các pháp bảo, pháp khí như:
- Ảnh tượng chư vị dẫn độ mà những người thực hiện pháp đàn cũng như đối tượng âm linh mà họ mong muốn cầu siêu tin tưởng. Ảnh tượng này có thể là một pho tượng, hoặc bức tranh đặt nơi trung tâm bàn lễ.
- Cụ thể là nếu âm linh là người tôn giáo nào thì nên dùng ảnh tượng mà tôn giáo ấy tôn thờ thì mới có hiệu quả. Chớ âm linh là người Phật Giáo, mà lấy ảnh tượng không phải Phật Giáo thì làm sao âm linh ấy có thể cảm thấy thân quen mà cảm ứng tương tác được.
- Một ngọn đèn dầu hoặc nến đặt ngay trước ảnh tượng chư vị dẫn độ ấy.
- Một lư hương dùng để thắp hương với số lượng nên là số lẻ khi thắp như 1-3-5-7-9-12 cây hương tùy ý. Lư hương đặt trước ngọn đèn hoặc nến.
- 1 chén trà nóng, 1 chén rượu, 1 chén nước trắng. Cả 3 chén nước nhỏ này cũng đặt trước lư hương.
- 1 dĩa trái cây, 1 chậu hoa còn sống có đất trồng đầy đủ, không dùng hoa đã cắt cành. Hoa và trái cây này đặt ở 2 bên và phía trước ảnh tượng chư vị một chút.
- 1 bát cháo trắng hoặc là thức ăn chay tịnh tùy ý. Tuyệt đối không cúng đồ có thịt cá trứng sữa hay có nguồn gốc động vật.
- Nếu có thêm cờ, phướn chiêu hồn trên ấy có hình ảnh chư vị dẫn độ hoặc là biểu tượng của các nền tôn giáo tín ngưỡng đặt nơi bàn lễ càng tốt.
Bàn lễ có thể đặt ở giữa nhà, ngoài sân hoặc nơi nào thuận tiện cho việc tập hợp nhiều người trì kinh chú, thông thoáng là được.
Sau khi bàn lễ đã chuẩn bị đầy đủ thì vị đàn chủ có thể tiến hành nghi thức tụng kinh chú cầu siêu.
Mỗi vị đàn chủ tùy theo pháp môn mình tu tập mà sẽ có các phần nghi thức và thời gian hành trì khác nhau.
Sau khi nghi thức kết thúc, các món đồ cúng là thức ăn đều có thể lấy dùng bình thường, không bỏ lãng phí.
Tham khảo : Kinh Cầu Siêu Tận độ Vong linh
Siêu thoát
Chư âm linh sau một thời gian được hồi hướng tụng kinh chú cầu siêu, có khả năng sẽ được tịnh hóa tâm thức, không còn vướng mắc, bám chấp mà mất đi sự tự do của mình.
Siêu thoát là trạng thái chư âm linh được tịnh hóa, trở nên nhẹ nhàng tâm cảm, không vướng mắc bám chấp các sự khổ nơi thế tục. Nhờ vậy âm linh sẽ chuyển sinh thành các dạng tồn tại thiện lành an lạc hơn.
Tam Giới Toàn Thư
Con đường của chân hồn sau khi mất đi thân mạng
Con người sau khi chết sẽ đi về đâu?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng muôn loài vật loại chúng sinh đều có phần hồn, xác và trí.
Hồn là điểm linh quang, lương tri, trọn lành, Phật Tánh hay Thiên Tánh, có trách nhiệm nhắc nhở cho Trí biết điều hay lẽ phải, hướng thiện.
Trí chính là bản ngã thực sự sẽ chịu trách nhiệm với các nhân duyên nghiệp quả của mình. Trải qua nhiều đời nhiều kiếp, Trí càng được học hỏi, trau dồi ngày thêm tinh tấn, hướng tới tận thiện tận mỹ.
Xác là tinh cha huyết mẹ cấu thành, được nuôi sống bởi vật chất nên khi hết thọ mạng thì nó trở về với cát bụi do nó là các chất giả hợp tạo nên hình hài.
Trí và Hồn luôn song hành với nhau, gọi chung là linh hồn hay chân hồn.
Khi thân mạng chúng sinh chết đi, phần xác trở về cát bụi, chân hồn sẽ tùy theo việc người ấy có đức tin về điều gì mà sẽ có xu hướng chuyển sinh tương ứng.
Người không có tín tâm vào bất kì tôn giáo, pháp môn tu tập, sống vị kỷ không biết để tâm thương xót chúng sinh. Khi chết đi, các nhân duyên mà họ từng gây nên nghiệp dữ sẽ đến đòi nợ theo nhiều cách khác nhau. Khiến cho tâm thần của họ đau đớn khổ sở, cho đến khi họ chán ngán hoặc là quá hoảng sợ, hay giác ngộ một điều gì đó hay ho thì họ sẽ chuyển sinh phù hợp với ý niệm lúc ấy. Tất nhiên việc suy nghĩ gì, quyết định gì dựa vào các nhân duyên họ từng gieo, từng suy nghĩ, nói, làm thành thói quen trong kiếp sống của mình. Do đó, chuyển sinh thành dạng gì, ở đâu dựa vào nghiệp lúc còn sống đã từng gieo trồng và chăm sóc nuôi dưỡng các nghiệp ấy.
Đối với người có các đức tin tôn giáo, giáo phái tâm linh thì tùy vào việc họ có tu tập, thực hành đời sống theo đức tin của mình bao nhiêu mà họ chuyển sinh an lạc hay đau khổ sau khi chết đi thân mạng.
Nếu người đó trên phương diện có đức tin, mà đời sống thế tục không thực theo những gì mình tin, thì cũng như người không có đức tin vậy. Trôi lăn trong vòng lẩn quẩn của nghiệp, thường là bất thiện.
Nếu có đức tin nhưng lại làm nhiều điều sai trái với đức tin của mình quay ngược lại đả phá hay phỉ báng thì họ sẽ vướng nghiệp bất thiện. Khi chết hồ sẽ bị sa đọa vào cõi dữ.
Nếu có đức tin và thực hành theo đúng những gì đường lối đức tin ấy dẫn dắt, thì họ có được những quả vị tương xứng, xứng đáng với đời sống hợp lẽ Đạo theo đức tin của họ.
Đối với việc quả vị này, khi còn sống người ấy chưa có nhiều tinh tấn, chưa có chuyên môn, thì khi chết đi chân hồn sẽ được dẫn dắt đến các cõi giới có sự thuyết giảng cho họ giác ngộ, tinh tấn hơn.
Trong quá trình hỗ trợ độ duyên cho chân hồn được tinh tấn, các giáo phái, pháp môn đều có hệ thống kinh điển dành cho lễ cầu siêu độ chân hồn. Các buổi lễ sẽ diễn ra theo định kì nhất định như là 3 ngày, 7 ngày, 9 ngày, 10 ngày 1 lần. Thường kéo dài theo các cấp số nhân như là 7×7=49 ngày, 9×9=81 ngày…
Nhưng mà, con đường tinh tấn của một chân hồn không đơn giản như thế. Mỗi người đều có các nhân duyên nghiệp quả của mình, có những vướng mắc nhất định. Thế nên vướng mắc chỗ nào, thì cần phải hóa giải, gỡ được điểm khúc mắc ấy. Lúc bấy giờ chân hồn mới có thể tinh tấn, thăng tiến hơn trên con đường thiêng liêng hằng sống giải thoát.
Nhiều người nhầm tưởng chỗ này, cứ tới đủ ngày, đủ lễ thì tự nhiên chân hồn sẽ siêu thoát, tinh tấn được.
Không phải như thế.
Chân hồn cũng như con người mình lúc sống thôi. Sự hoạt động nơi linh giới cũng có những yêu cầu, điều kiện nhất định. Tỉ như người đi học, phải học, phải hành, phải thi và đạt được điểm số nhất định thì mới có thể tham dự vào các khóa học cao hơn, khó hơn.
Có những chân hồn, vì các vướng mắc của mình không chịu buông xả, rũ bỏ, mà bị mắc kẹt ở các cảnh giới nhất định, không tinh tấn được. Họ cần ở nơi họ chưa vượt qua được khảo thí để tu dưỡng, tịnh hóa nghiệp lực của mình, tự mình hóa giải các vướng bận trong tâm thần của mình. Sau khi thực sự giác ngộ, lĩnh hội và thực hành được buông xả vướng chấp thì họ sẽ được giải thoát, tinh tấn, tiến xa hơn trên con đường thiêng liêng hằng sống.
Việc các giáo phái, pháp môn tu tập tâm linh đưa ra các mốc thời gian của những buổi lễ cầu hồn siêu thoát cũng chỉ là mang tính tượng trưng, nguyện cầu mang tính cầu may, hên xui… cầu cho chân hồn ấy tinh tấn trong thời gian định mức mang tính hên nhất có thể vậy. Giống như quy định nhà trường, mỗi năm chỉ diễn ra hai kỳ thi để học sinh vượt qua cả hai kỳ thì lên lớp. Nếu không vượt qua khảo thí trong đúng hạn định thì cần phải đợi tiếp lần sau cùng thi chung với những người tới sau… đơn giản vậy.
Tiếc thay, có những chân hồn, trải qua nhiều ngàn năm, kinh qua bao nhiêu lớp học, mà vướng mắc chấp niệm của mình vẫn không buông xả được, tự mình trói buộc sự tự do của mình mà không thể tinh tấn hơn, không thể giác ngộ viên mãn.
Tam Giới Toàn thư 8 – 1601411420051421
Người mất ở bệnh viện có về nhà được không?
Nếu không thì làm sao để đưa linh hồn của người mất về nhà?
———————
Những bệnh nhân mất ở bệnh viện, hầu hết đều trong trạng thái tinh thần không được tỉnh táo, thần thức mê man hoặc hỗn loạn, sợ hãi, đau đớn vật vã với cơn đau từ bệnh tật hay vết thương nơi thân tâm.
Do vậy, khi mất đi thân mạng, thần thức họ thường vướng mắc ở Trung Giới bệnh viện ấy. Họ vẫn tồn tại nơi giường bệnh họ từng nằm, quanh quẩn nơi họ lúc tỉnh táo thì ghé vui đùa thư giãn chớ chẳng phải trong nhà xác.
Cần nhiều thời gian để thần thức họ định tỉnh, nhận thức được bản tâm mình, ký ức của kiếp sinh vừa rồi mình mới trải qua. Sau khi thần thức tỉnh táo rồi, họ có thể nhìn thấy được cảnh giới quanh mình rõ ràng, có thể tìm được đường về nhà thăm gia đình.
Ngoài ra, các trường hợp có việc hồi hướng tưởng nhớ sâu sắc đến người bệnh của thân nhân, có thực hiện các việc gọi tên kêu về nhà tại nơi người bệnh ấy vong thân mạng, có việc trì tụng kinh chú, thực hiện các nghi thức cầu siêu hồi hướng giúp tịnh hóa tâm tình, thần thức cho chân hồn người bệnh ấy, thì chân hồn người ấy sẽ sớm được định tỉnh. Lúc bấy giờ, có thể nương theo sợi dây liên kết cảm ứng bởi thân nhân mình, biến hiện về lại nơi đang có đặt bàn thờ cúng lễ mình, hoặc là nơi mình rất thân quen, thường xuyên cư trú, gắn bó sâu đậm lúc còn sống.
Hồi hướng, tưởng nhớ, thường xuyên gọi tên người mất kêu về nhà, làm các việc thiện nghiệp để tăng trưởng cộng thiện nghiệp với người đã mất, tụng kinh trì chú giúp họ an định, thức tỉnh tâm thức mình là những việc cụ thể có thể giúp chân hồn người bệnh mất ở bệnh viện hoặc mất ở nơi nào đó ngoài chớ không phải tại nhà.
1682650168594212
Bạn đọc comment:
Hiếu Đỗ Mình cầu siêu được cho hai cô gái. Trước khi đi còn đến chia tay chào mình
Billy Kidd Cho em hỏi là chấp niệm là gì ạ
TGTT chấp niệm là ý niệm mình dính chấp, vướng mắc, chưa buông bỏ
Billy Kidd vậy việc mình muốn buông xả tà niệm, theo đuổi con đường tu chánh Đạo thì có phải là một chấp niệm không ạ. Ý em là việc mình quyết tâm tu học Phật Pháp để được vãng sinh Cực Lạc Quốc thì đó cũng có thể được coi là một chấp niệm không ạ.
Billy Kidd Cho em hỏi là có cách nào kéo dài thọ mệnh cho một người thân của mình không ạ. Họ cũng trên con đường tu thiện…
TGTT để cải số thì chỉ có nghiêm túc tu dưỡng, hướng về lối sống cao thượng. Với lại nghiệp ai tạo thì người ấy gặt, mình chỉ có thể tập trung lo con đường tu dưỡng của mình, ăn chay, tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ, hướng tâm về lợi lạc của vạn linh, tâm không vị kỉ. Nhờ vậy sẽ chuyển hoá phần nào nhân duyên cộng nghiệp với nhau theo hướng tích cực nhất, cũng như lan toả được lối sống tốt đẹp của mình cho người thân và thường trợ duyên con đường tu dưỡng của nhau. Dần dần thiện nghiệp ấy có thể gieo thêm những nhân duyên tốt đẹp cũng như chyển hoá các ác nghiệp, thì thọ mệnh có thể được kéo dài
Billy Kidd Em xin chân thành cảm ơn rất nhiều về lời khuyên ạ.
Ngóc Nghếch Thầy cho con hoi người bi tai nạn mất tại chỗ ho về nha dc ko ak
Vân Nguyễn Cho con hỏi nguoi mất do tai nạn ngoài đường có Về nhà dc ko ạk
TGTT có thể về nhà được. Có vài cách như là:
1. Gọi hồn và đưa hồn về nhà:
Đi từ nhà mình, nơi mà muốn dẫn hồn người đó trở về.
Mang theo một cái linh vị, trên đó ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, hình ảnh của người đã mất đó.
Đốt lên cây nhang, đèn cầy, đèn dầu… nói chung là vật gì có thể tạo nên một đốm lửa cháy thực sự từ việc đốt cháy nhiên liệu và cần có không khí chớ không phải đèn pin hay đèn điện. Nhang và đèn này cần giữ cho cháy liên tục, nếu cây nào gần cháy hết thì phải thắp lên cây mới ngay.
Đi suốt dọc đường từ nhà cho đến gần nơi người đó đã mất trong phạm vi bán kính chừng 50 thước cho chắc, rồi liên tục nghĩ về người mất và gọi tên. Ví dụ nguời mất là Nguyễn A thì gọi như vầy:
“Bớ Nguyễn A. Ơi Nguyễn A.
Đang ở đâu đó, mau mau về nhà, mau theo tôi về nhà.”
Cứ như vậy, đi vòng quanh khu vực ấy trong tầm 30 phút cho tới 1 giờ, gọi tên liên tục, chậm rãi. Có thể đọc thành tiếng nhỏ, hoặc chỉ mật niệm trong tâm thức chớ không cần nói thành tiếng. Vì ở linh giới người ta cảm bằng tâm thức lời nói từ trong tâm chớ không phải nghe bằng âm thanh qua giác quan thính giác.
Sau khi dành thời gian cầu nguyện, nghĩ tới người đó xong thì tiếp tục gọi tên liên tục cho đến khi về đến nhà rồi đặt linh vị lên bàn thờ, hay nơi nào sạch sẽ thông thoáng cao ráo là được.
2. Trì tụng kinh cầu nguyện hồi hướng cho thần thức họ sớm tỉnh thức:
Mỗi tôn giáo, pháp môn tu tập đều có các bài thần chú, kinh cầu hồn, cầu siêu, cứu khổ, cầu an… giúp cho chân hồn được định tỉnh, tịnh hóa thần thức sớm. Điều này giúp họ nhận thức được bản tâm mình từng là ai, đang làm gì, tại sao mất, nhà mình ở đâu, mình muốn đi đâu về đâu.
Việc trì niệm này có thể làm tại nhà, hay ở đạo tràng, chùa chiền đền miếu nhà thờ đều được. Càng có nhiều người thực lòng quan tâm, dành thời gian cầu nguyện và trì tụng kinh chú hồi hướng đến người ấy thì thần thức người ấy sẽ sớm được tỉnh thức.
Khi đã tỉnh thức, nhận biết được rõ bản tâm mình, nhà của mình, nơi mình muốn đến muốn đi, tự nhiên lớp màn sương mù u tối quanh họ dần tan biến. Họ nhìn được rõ ràng hơn cảnh giới không gian quanh mình . Họ có thể ngay lập tức biến hiện về nơi nhà mình thường trú, nơi mình đã từng quen thuộc và mong muốn trở về.
3. Nhờ một pháp sư có khả năng gọi hồn về nơi mà gia đình muốn hồn người ấy trở về.
Cách này thì hơi khó vì tùy theo khoảng cách nơi chốn từ chỗ pháp sư lập pháp đàn gọi hồn về tới chỗ người tử vong trên đường sẽ có rất nhiều sự cản trở, rất khó có thể gọi về được.
Kế đến là các pháp sư đạo hạnh cao thâm rất hiếm có khó tìm. Chẳng phải mấy tay rao truyền quảng cáo về khả năng của mình rồi ra giá cao để trục lợi có thể làm được. Muốn làm được, tâm tư cần thanh tịnh, không tư dục.
Có thể cùng thời điểm thực hiện cả 2 hoặc 3 cách chớ không chỉ thực hành riêng 1 cách cho tỷ lệ thành công được tăng cao, sớm đưa được hồn người mất trên đường trở về gia đình mình.
Tuan Qcv Nguyện cho tất cả chúng sinh trong khắp Tam Giới đều được thanh tịnh, an lạc, buông xả các dính mắc, buông bỏ chấp niệm và sớm giác ngộ