Đa tôn giáo
Các câu hỏi xoay quanh về việc đa dạng các tôn giáo
- Trong Đại Vũ Trụ, việc có nhiều tôn giáo khác nhau thì có sự khác nhau gì về hệ thống phẩm vị không ?
- Nếu lúc sống trải qua nhiều tôn giáo khác nhau thì sau khi mất, linh hồn sẽ thường chuyển sinh đầu thai, đi về đâu ?
- Trong Đại Vũ Trụ, việc có nhiều tôn giáo khác nhau có gây ra sự xung đột hay không ?
- Các tôn giáo hiện nay và Đạo có mối liên hệ ra sao ?
- …
-
Trong Đại Vũ Trụ, việc có nhiều tôn giáo khác nhau thì có sự khác nhau gì về hệ thống phẩm vị không ?
Dù đang theo một tôn giáo nào, thì một khi hành giả lựa chọn đi trên con đường phụng sự vạn linh để bước vào Chánh Vị, thì sẽ trải qua Cửu Phẩm Thần Tiên là chín phẩm của quả vị dành cho tất cả linh hồn nói chung. Chín phẩn vị này bao gồm:
- Cấp 1: Địa Thần, phạm vi quyền hạn là một nhà
- Cấp 2: Nhân Thần, phạm vi quyền hạn là tổ, xã, phường
- Cấp 3: Thiên Thần, phạm vi quyền hạn là quận, huyện
- Cấp 4: Địa Thánh, phạm vi quyền hạn là tỉnh, thành phố
- Cấp 5: Nhân Thánh, phạm vi quyền hạn là quốc gia
- Cấp 6: Thiên Thánh, phạm vi quyền hạn là châu lục của một tinh cầu
- Cấp 7: Địa Tiên, phạm vi quyền hạn là cõi giới, tinh cầu
- Cấp 8: Nhân Tiên, phạm vi quyền hạn là vài cõi giới, tinh cầu
- Cấp 9: Thiên Tiên, phạm vi quyền hạn là nhiều cõi giới, tinh cầu
Theo thứ tự từ thấp đến cao,
- Trong Phật giáo khi đạt đến phẩm 9 tức Thiên Tiên là ngang phẩm với Phật vị.
- Trong Thiên Chúa Giáo thì cấp 9 tương đương với Đại Thiên Sứ.
- Trong Tiên Giáo thì cấp 9 tương đương với Tiên Trưởng.
- Trong Cao Đài Giáo thì cấp 9 tương đương với ngôi Giáo Tông.
- …
-
Nếu lúc sống trải qua nhiều tôn giáo khác nhau thì sau khi mất, linh hồn sẽ thường chuyển sinh đầu thai, đi về đâu?
Sau khi chết, linh hồn có thể đến những cõi giới riêng của các Đấng Thiêng Liêng mình tin tưởng sâu dày và có tâm cảm, thiện hành tương ứng với nguyện lực của chư vị ấy.
Tâm cảnh và thiện hành của hành giả phải tương ứng được với thực cảnh của Đại Vũ Trụ, mới nhập vào cõi giới ấy được.
Còn như tâm cảnh vọng cầu mà tâm thành, thiện hành, nguyện ý đều không phù hợp tương ứng, thì không thể hưởng được cảnh thực, chỉ là hư ảo, mộng huyễn trong chấp niệm của một vong linh nơi Trung Giới mà thôi.
…
-
Trong Đại Vũ Trụ, việc có nhiều tôn giáo khác nhau có gây ra sự xung đột hay không?
Nơi cõi Thiên, có hàng hà sa số cõi giới an lạc do chư vị tu hành đạt Đạo từ quả vị Tiên Hồn, tức là phẩm vị 7 / 9 phẩm vị tinh tấn linh hồn. Một vị như thế có thể biến Tiểu Vũ Trụ của tâm ý, biến tự tánh của vị ấythành một pháp giới an lạc theo ý nguyện vị ấy. Tất nhiên, lúc đó vị ấy chính là Thượng Đế, chúa tể, giáo chủ của cõi giới ấy, có toàn quyền thu nhận các linh hồn khác đến cư trú khi tâm cảm của họ đồng thanh, đồng khí tương ứng với nguyện lực và tâm từ bi của vị giáo chủ cõi ấy.
Suy nghĩ rằng Phật hay Chúa là mạnh hơn trong vũ trụ là không nên, vì tất cả đều có vị trí riêng của mình. Không chỉ các vị giáo chủ mà các hành giả Đạt Đạo nói chung, thường sẽ tự tạo ra cõi giới an lạc riêng của mình để dẫn độ chư linh đến tá túc là vậy. Các cõi giới như thế cũng sẽ có quy tắc vận hành riêng nhưng tất cả đều sẽ tuân theo luật vận hành chung của Đại Vũ Trụ là Bác Ái – Công Bình. Tất cả cần tôn trọng pháp môn tu tập của nhau, nuôi dưỡng lòng hoà đồng nhân ái với muôn sinh ở khắp vạn loại, cùng nương tựa nhau, giúp đỡ nhau như anh em một nhà, để tất cả ngày càng tinh tấn, hướng về Chân Thiện Mỹ.
Các cõi như Di Đà Tịnh Thổ, Thích Ca Như Lai, Quan Âm Như Lai, Thiên Đường, Thiên Quốc Hằng Sinh, Cực Lạc Quốc… thường được nhắc đến là một vài nơi nổi tiếng, bao la vĩ đại trong số rất nhiều cõi giới an lạc.
…
-
Các tôn giáo hiện nay và Đạo có mối liên hệ ra sao ?
Đạo có thể tạm hiểu là đạo lí, là con đường đưa chúng sinh tinh tấn, trở về với Chân Thiện Mỹ, trở về với nguồn gốc của mình là khối Thái Cực, là Đấng Tạo Hóa, từ đó mà cảm nhận hạnh phúc chân thật dài lâu nơi cõi hằng sanh.
Thưở xa xưa, khi phương tiện truyền thông chưa có phổ biến như hiện nay, việc truyền Đạo là rất khó, cho nên các Đấng Thiêng Liêng thường sẽ phân tánh hóa sinh, chuyển sinh đầu thai ở các quốc gia khác nhau, tùy theo phong tục, văn hóa ở nơi đó mà truyền Đạo để hướng chúng sinh trở về với Chân Thiện Mỹ. Từ khối Thái Cực, từ một mối Đạo Chung mà thiên biến vạn hóa ra các vị giáo chủ truyền Đạo khác nhau, truyền ra các pháp môn tu tập khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là đưa chúng sinh đến bến bờ tinh tấn, an lạc thực sự.
Chúng sinh tuy có nhiều tín ngưỡng tôn giáo, pháp môn tu tập nhưng rốt cuộc vẫn là người một nhà, được học Đạo từ Đức Từ Tôn, là Đấng Tạo Hóa, là hiện thân của khối Thái Cực. Tuy nhiều tín ngưỡng tôn giáo, pháp môn tu tập nhưng cũng xoay quanh một phương thức cốt lõi là tu tâm dưỡng tánh, sống hòa đồng nhân ái với muôn vạn loại sinh linh trong khắp Tam Giới.
TGTT
Xem thêm các bài viết của
Tam Giới Toàn Thư
Nghĩa Lê Thì tùy theo mình gieo nhân nào thì hưởng quả nấy.. Mỗi Tôn Giáo tôn chỉ tu hành khác nhau nên tái sanh cũng khác nhau.. Tuy đồng mà ko đồng là chỗ đó..