NGƯỜI SẮP MẤT MÀ BỊ LÚ LẪN
Khi các vị sống trên đời thế nào không biết, nhưng đến lúc gần chết mà đầu óc bị lú lẫn, u mê, chẳng còn nhận biết được điều gì trên đời nữa, thậm chí nhiều trường hợp còn chửi bới, la khóc, than thở, trách móc con cái,……
Khi những biểu hiện của một người gần chết mà hiện ra như thế.
Thì hãy cần nên xem lại cách sống của người đó cả một quãng đời vừa qua như thế nào, có thể lối sống đã có sự sai lầm nào hay chăng, chứ gần mất mà tâm thức hôn mê bấn loạn như thế thì sao sau khi chết có thể sinh về các cảnh giới lành được.
Nếu vấn đề này xảy ra tôi nghĩ có thể do các nguyên nhân sau đây :
Nhân quả người sắp mất mà bị lú lẫn
1. Cả đời dùng cái miệng để nói bậy quá nhiều :
Nói nhiều mà nói bậy nữa thì tội sẽ càng nặng, nếu chúng được tích lũy qua nhiều năm tháng.
Nhưng khi tuổi già đến, trí nhớ cũng như sự thông minh của bộ óc bị suy giảm, đây là cơ hội rất tốt để cho nghiệp ác, như khẩu nghiệp (ác khẩu) có cơ hội trổ quả.
Thói quen nói nhiều lúc này vẫn sẽ lặp lại, nhưng mà bây giờ chỉ nói bậy thôi, chửi bậy, nói linh tinh mà không còn biết đâu là đúng hay sai nữa,…..
2. Người có lòng ghim gút, hay để bụng :
Những người mà có lòng hiểm, thù dai, để bụng, hay thích ghim gút trong lòng,….
Trước khi chết thường phải nằm trằn trọc mà rất khó chết lắm, thậm chí còn báo con cái khổ, vì phải chăm sóc.
3. Người có lòng ích kỷ chỉ biết mình :
Làm mọi việc cũng chỉ biết mình, chỉ nghĩ đến cái lợi cho chính mình, mà chẳng cần quan tâm hay để ý đến ai.
Tâm này nếu được kết hợp với những tâm niệm bất thiện như nói trên nữa, thì quả báo của nó như quý vị thấy, là trước khi chết cũng sẽ bị lú lẫn, dằn vặt, khó chết.
4. Người có tâm chấp vào một tà kiến nào đó, mà cố chấp không xả bỏ :
Tà kiến của chúng sinh thì nhiều vô kể, nói cả đời cũng chẳng hết.
Tà kiến tức là cái thấy biết sai lầm, chẳng đúng nhân quả, chẳng đúng chân lý hay đạo lý,…..
Thế mà người chấp họ cho đó là đúng là chân lý, và cứ sống, rồi làm theo cả đời như thế…..
Để rồi chính mình chuốc lấy quả báo đau khổ, sau khi chết rất dễ bị đoạ lạc.
Ví dụ :
- Chấp vào việc ăn mặn, rồi khinh chê người ăn chay.
- Hay chấp vào việc ăn chay mà khinh chê người ăn mặn.
- Hay chấp vào việc ăn chay muối mè gạo lứt, rồi chê cười người ăn chay bình thường,…
- Hay chấp vào Phật tính, rồi không chịu tu, xem thường, chê cười người ngày đêm tu tinh tấn….
- Chấp vào một quyển kinh nào đó, cho đó là chân lý, rồi xem thường những quyển kinh khác, nhưng thực chất thì quyển kinh đó không phải là chân lý, thế là người này rơi vào tà kiến….
- Chấp vào một Vị Bồ Tát hay một Vị Phật nào, rồi xem thường những Vị Bồ Tát hay Vị Phật khác, cái chấp này có thể khiến bị đọa lạc chứ không phải đơn giản.
…………..
5. Tham lam bỏn xẻn, tiếc rẻ :
Luôn thích vơ quét tất cả của cải của thiên hạ về phần mình, bằng mọi cách….
Nhưng không thích thí xả, buông bỏ hay cho đi….
Họ nào biết rằng, một hơi thở ra mà không hít vào được nữa thì cái gì là của họ…?
Tất cả đều phải để lại với trần gian, nhiều khi là để lại cho con cái mà chúng bất hiếu nên phá tán hết….
Do đó là người tu hành, quý vị không nên có tâm tham lam, bỏn xẻn, tiếc rẻ như thế…Mà phải tập có tâm rộng rãi, luôn thích bố thí, chia sẻ và cho đi….
Điều này vừa làm cho quý vị tăng phước, rộng kết thiện duyên với chúng sinh, lại vừa đối trị được tâm keo kiệt, tham lam, bỏn xẻn, tiếc rẻ….
Cả đời sống được như thế thì khi ra đi quý vị sẽ đi rất nhẹ nhàng, thanh thản, vì có gì đâu nữa mà tiếc nuối, hay tham chấp….
Tóm lại, để có được một tuổi già với đầu óc minh mẫn, không bị lú lẫn, an lạc,…….
Thì các vị phải dùng cả một thời trẻ để sống đúng, sống chân chính, không bị kẹt trong các tà kiến….
Nên đây phải nói là cả một quá trình sống, chứ không phải một hai ngày mà được.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa