Tam Tôn Khởi Nguyên – Nguồn gốc chư Phật Tiên Thánh Thần
Nguồn gốc muôn loài cùng mối liên hệ giữa chư vị từng xuất hiện, được biết đến trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh thế giới, đa số trong bảng này là theo tín ngưỡng Đông Phương. Còn những bảng khác thuộc các nền văn hóa khác, chung quy cũng là chỉ về chư vị có cùng tính chất thiện nguyện, thiện hành, chỉ khác nhau về mặt ngôn ngữ, văn hóa dân tộc nên có nhiều tên gọi khác nhau.
Chiết linh, phân tánh là hình thức biến hóa phân chia từ một vị thành nhiều vị khác nhau.
Chuyển sinh đầu thai là chính vị ấy chuyển sinh nhập trần, sống một kiếp nơi trần gian.
Biến hiện là sự biến hóa của một vị thị hiện hình dạng, trạng thái khác.
Mối liên hệ giữa chư vị Thiêng Liêng theo dòng thời gian
……….
A. Thời Tiên Thiên – Tam Tôn Khởi Nguyên Vũ Trụ
Vào thời Tiên Thiên, trước khi phân thành Lưỡng Nghi, Khối Thái Cực Đại Linh Quang biến sinh thành ba vị Tam Tôn Khởi Nguyên, trước khi phân thành Lưỡng Nghi:
Đức Từ Phụ
Người ngự trị nơi ngôi Thái Cực, phân định hai khí Âm Dương, thanh trược, Thiên Địa, các cõi giới khác nhau hình thành nên hệ thống vũ trụ pháp giới gọi tắt là Tam Giới với hàng hà sa số cõi giới lớn nhỏ từ hữu hình đến vô hình.
Đức Từ Phụ ngự tại Ngọc Hư Cung, nơi Bạch Ngọc Kinh ở tầng Hỗn Nguyên Thiên trong Cửu Trùng Thiên.
Ngài cai quản khối Đại Linh Quang và Dương Quang, ngôi của Ngài là Thái Cực.
Ngài gìn giữ sự cân bằng, quy luật vận hành của Đại Vũ Trụ sao cho không bị hỗn loạn mà hoại diệt.
Ngài còn được biết đến với các tôn danh:
- Đức Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng
- Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn
- Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát,
- Đức Brahma Cổ Phật.
Xem bài : Đức Chí Tôn Từ Phụ Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn
Đức Từ Mẫu
Người ngự trị nơi ngôi Vô Cực, kết hợp hai khí Âm Dương thành sinh khí, biến hóa lưỡng nghi tứ tượng thành bát quái, kết hợp với nhau mà sinh biến nên toàn thể chúng sinh. Người cai quản sự sinh tồn phát triển lẫn diệt vong, luân hồi của các đẳng chân hồn, chúng sinh hữu tình có xác thân giả hợp lẫn vạn linh nơi linh giới.
Đức Từ Mẫu ngự tại Bát Cảnh Cung, nơi Dao Trì Cung ở tầng Tạo Hóa Huyền Thiên trong Cửu Trùng Thiên. Ngài còn được biết đến với các tôn danh:
- Đức Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn
- Đức Cửu Thiên Huyền Nữ
- Đức Tây Vương Mẫu
- Đức Shiva Cổ Phật
Xem bài : Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn
Đức Từ Tôn
Ngài cai quản pháp huyền vi, ngôi của Ngài là Thái Thượng Đạo Quân Vô Vi Chưởng Giáo Thiên Tôn. Người dẫn dắt, hóa độ chúng sinh ngày một tinh tấn sao cho trọn lành, tận thiện tận mỹ, toàn chân, thuần lương để có thể viên mãn hòa nhập trở về với Cội Đạo, với Khối Đại Linh Quang.
Đức Từ Tôn ngự tại Đẩu Suất Cung ở tầng Hỗn Nguyên Thiên, lại hành hóa độ duyên tại Như Ý Cung ở tầng Thanh Thiên trong Cửu Trùng Thiên.
Ngài còn được biết đến với các tôn danh:
- Đức Hồng Quân Lão Tổ Cửu Thiên Cảm Ứng Từ Tôn
- Đức Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn
- Đức Lão Quân
- Đức Hoàng Cực Lão Nhân
- Đức Hư Hoàng Đạo Nhân
- Đức Vishnu Cổ Phật
B. Thời Hậu Thiên
Sau khi ba vị Tam Tôn Khởi Nguyên xuất hiện, nhằm gìn giữ trật tự vận hành Tam Giới ở các khía cạnh khác nhau. Cả ba vị ấy lại chiết linh thêm nhiều vị khác để quản lý vận hành Tam Giới, quá trình này kéo dài theo dòng thời gian phát triển của Tam Giới Vũ Trụ.
Đức Từ Phụ phân tánh hóa sinh thành:
Từ khối Đại Linh Quang Thái Cực, tức là Đức Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng phát sinh ra các vị khác như:
- Đức Nhiên Đăng Cổ Phật – Đức Nhiên Đăng Đạo Nhân
Người thiết lập nên Luật Thiên Điều vận hành Tam Giới.
Ngài cũng giữ vị trí chủ khảo Long Hoa Hội thời Nhất Kỳ Phổ Độ, gọi là Thanh Dương Kỳ.
Tôn danh Ngài:
Sơ Hội Long Hoa Thanh Dương Đại Hội, Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn
- Đức Tiếp Dẫn Đạo Nhân – Đức A Di Đà Cổ Phật
Người thuyết giảng về tình thương, hòa đồng để chúng sinh nhìn về một Cội Đạo đều là anh em một nhà. Ngài giữ vị trí chủ khảo Long Hoa Hội trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ, gọi là Hồng Dương Kỳ.
Tôn danh Ngài là:
Nhị Hội Long Hoa Hồng Dương Đại Hội, Di Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn
- Đức Chuẩn Đề Đạo Nhân – Đức Bồ Đề Lão Tổ
Người thuyết giảng về tính không, về đạo hạnh, đưa chúng sinh trở nên vô ưu, bất phiền bất nhiễm, chứng Bồ Đề Tâm thanh tĩnh mà hòa về với Chân Như hư không của Cội Đạo.
Xem bài : Đức Chuẩn Đề Đạo Nhân – Đức Bồ Đề Lão Tổ
- Đức Đại Nhật Như Lai Cổ Phật
Người lan tỏa ra ánh Đạo Quang vi diệu, khiến chúng sinh cảm thấy ấm áp, khát khao hướng về Cội Đạo mà chuyên tâm tu tập tinh tấn.
Xem bài : Đức Đại Nhật Như Lai Cổ Phật
- Đức Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh
Người gìn giữ Thiên Điều, giúp muôn sinh giữ mình không phạm những điều sái quấy mà sa ngã vào đường dữ. Ngài có một kiếp nhập trần là nhà thơ Lý Thái Bạch thời Đường ở nước Trung Hoa, vào năm 701.
Xem bài : Đức Thái Bạch Kim Tinh
- Các vị Thiên Đế, Giáo Chủ
Đức Từ Phụ còn phân tánh hóa sinh thành 3112 vị Thiên Đế cai quản Tứ Đại Bộ Châu, Tam Thập Lục Thiên, Thất Thập Nhị Địa Giới, Tam Thiên Thế Giới lớn nhỏ khác. Chư vị ấy được gọi chung là Đức Giáo Chủ, Đức Thượng Đế hay Đức Chúa Trời ở các cõi ấy.
….………………………………
Đức Từ Tôn – Đức Lão Quân phân tánh chiết linh thành các vị:
- Đức Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn
Chuyển thế đầu thai là Lão Tử truyền dạy Đạo Đức Kinh, khuyên người tu Đạo sống hòa thuận với thiên nhiên Trời Đất.
- Đức Thượng Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn
Chuyển thế đầu thai là Doãn Hỉ. Doãn Hỉ về sau bái Đức Lão Tử làm thầy, rồi tu tập nghiêm túc, khai ngộ viên mãn, trở lại ngôi vị xưa là Nguyên Thủy Thiên Tôn. Người kế thừa và là người chứng minh, lưu truyền Đạo Đức Kinh cho muôn đời sau.
- Đức Ngọc Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
Người khai mở Triệt Giáo, dạy cho muôn sinh linh hữu tình từ vật chất hồn, thảo mộc hồn, cầm thú hồn, đến nhân hồn… đều có thể tu Đạo thành Tiên, chứng quả trọn lành viên mãn.
- Đức Bàn Cổ – Cửu Hoàng Tỉ Tổ của Trung Hoa Cổ Đại
Thiết lập nên các thể chế nhân quần xã hội, giúp đời sống người có khuôn luật, trật tự không bị rối loạn giữa thế gian hữu tình đa sự.
Xem bài : Đức Bàn Cổ
- Đức Thích Ca Mâu Ni Phật – Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn
Khoảng năm 600 trước Công Nguyên, Đức Từ Tôn đã phân tánh hóa sinh, chiết linh thành một đóa bạch liên thanh khiết. Đóa hoa sen này lại được Bạch Tượng Lục Nha Linh Nha Tiên đưa từ Cung Thiên Đẩu Suất xuống Hạ Giới, giáng nhập thai bào của hoàng hậu Maya ở nước Ấn Độ, chuyển sinh thành thái tử Tất Đạt Đa. Vị này tìm kiếm con đường giải thoát cho chính mình trước những cám dỗ của phù hoa tục thế, về sau đạt Đạo trở thành Đức Phật Tổ Thích Ca của dòng tu Phật Đạo Thích Giáo. Ngài chỉ dạy cho đồ chúng về trí tuệ phá chấp vô minh, tự mình giải thoát khỏi tứ khổ, người đời gọi nôm na là Phật Giáo vậy.
Xem bài : Đức Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đức Jesus – Đức Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn
Khoảng cuối thế kỷ 1 trước Công Nguyên – đầu thế kỷ 1 Công Nguyên, Đức Từ Tôn lại phân tánh, chuyển sinh đầu thai ở đế quốc La Mã thành Đức Jesus. Ngài đã hy sinh thân mạng trân quý của mình cứu chuộc cho tội lỗi loài người lúc bấy giờ, gieo vào lòng chúng sinh một hạt giống của đức tin, tình yêu thương sâu sắc.
Xem bài : Đức Jesus – Đức Gia Tô Giáo Chủ
- Đức Di Lặc Cổ Phật
Người xuất hiện ở thời Mạt Pháp để chuyển pháp luân, đưa thời mạt thế trở lại thành thời Thánh Đức vậy. Ngài giữ vị trí chủ khảo của Long Hoa Hội thời Tam Kỳ, thời Bạch Dương Kỳ.
Tôn danh Ngài là:
Tam Hội Long Hoa, Bạch Dương Đại Hội Di Lặc Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn
Đức Từ Tôn lại phân tánh chiết linh thành một đóa bạch liên, được Bạch Tượng 6 Ngà Linh Nha Tiên đưa từ Cung Thiên Đâu Suất xuống Hạ Giới, giáng nhập thai bào của hoàng hậu Maya ở nước Ấn Độ, chuyển sinh thành thái tử Tất Đạt Đa. Vị này tìm kiếm con đường giải thoát cho chính mình trước những cám dỗ của phù hoa tục thế, về sau đạt Đạo trở thành Đức Phật Tổ Thích Ca của dòng tu Phật Đạo Thích Giáo. Người chỉ dạy cho đồ chúng về trí tuệ phá chấp vô minh mà tự mình giải thoát khỏi Tứ Khổ, người đời gọi nôm na là Phật Giáo vậy.
Sau Đức Phật Thích Ca, Đức Từ Tôn lại phân tánh chiết linh, chuyển sinh đầu thai ở đế quốc La Mã là Đức Jesus, tức Gia Tô Giáo Chủ. Người đã hi sinh thân mạng trân quý của mình để cứu chuộc cho tội lỗi của loài người lúc bấy giờ, gieo vào lòng chúng sinh một hạt giống của đức tin, tình yêu thương sâu sắc.
….………………………….
Đức Từ Mẫu – Diêu Trì Kim Mẫu biến hiện, phân tánh hóa sinh:
- Đức Địa Hoàng Nữ Oa Nương Nương
- Đức Ngọc Nữ Phu Nhân Thân Mẫu sinh ra Thánh Thai Đức Lão Tử sau khi ra vườn ngắm trăng và mang thai suốt 81 năm khi vẫn là trinh nữ. Khoảng năm 1500 trước Công Nguyên, tại Trung Quốc cổ đại.
- Đức Phật Mẫu Mahā mayādevī Là Thân Mẫu của Đức Phật Thích Ca nước Ấn Độ. Khoảng năm 600 trước Công Nguyên.
- Đức Thánh Mẫu Maria Là Thân Mẫu của Đức Chúa Jesus nước Israel. Khoảng cuối Thế kỷ I trước Công Nguyên – đầu Thế kỷ I Công Nguyên.
- Đức Từ Hàng Đạo Nhân – Tự Tại Thiên Tử – Quán Tự Tại Bồ Tát Người cứu độ muôn sinh bằng rất nhiều Pháp phương tiện khác nhau, chuyển sinh và chiết linh hàng hà sa số kiếp. Xem bài : Đức Từ Hàng Bồ Tát
- Đức Địa Hoàn Thánh Mẫu Là hiện thân của Đất Mẹ, tức là chân hồn của quả địa cầu này có thị hiện tướng là Đức Địa Hoàn Thánh Mẫu. Người chính là Gaia trong tín ngưỡng Hy Lạp, là Terra trong tín ngưỡng người La Mã, là Isis trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại.
….………………………
Đức Từ Tôn còn phân tánh hóa sinh thành 3112 vị Thiên Đế cai quản:
-
- Tứ Đại Bộ Châu
- Tam Thập Lục Thiên
- Thất Thập Nhị Địa Giới
- Tam Thiên Thế Giới lớn nhỏ khác.
Chư vị ấy được gọi chung là Đức Thượng Đế, Đức Giáo Chủ, hay Đức Chúa Trời ở cõi ấy.
Về sau, khi vũ trụ đã định hình trật tự Thiên Địa, chúng sinh cứ phát triển, rồi chư vị tự tạo thêm các cõi giới riêng biệt khác nhau để độ duyên chúng sinh về cõi của mình khi có thiện nguyện thiện hành tương ứng.
Tất cả các vị được nêu tôn danh bên trên đều thuộc về Phật Hồn.
Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Ánh Dương Cảm ơn tác giả, bài viết thỏa điều uẩn trắc bấy lâu….
Phương Thảo Ấy da, thế còn vị nào chiết linh thành ALa Mohamet của đạo Hồi giáo