NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NHỮNG CƠN BÃO
Thiên tai nói chung và bão nói riêng là một trong những thảm hoạ tự nhiên, nó đã gây ra rất nhiều sự tổn thất cho con người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu và biết được nguyên nhân của việc hình thành nên các thiên tai.
Ở bài viết này tôi sẽ chỉ phân tích những nguyên nhân của việc hình thành các cơn bão nhiệt đới.
Mời Quý Vị cùng theo dõi :
Bão nhiệt đới thực chất là gì?
Nó là sự phát triển và tăng cường của một xoáy thuận nhiệt đới trong bầu khí quyển.
Có sáu điều kiện cơ bản để một cơn bão nhiệt đới được hình thành :
- * Nhiệt độ mặt biển ấm.
- * Sự bất ổn định trong khí quyển.
- * Độ ẩm cao ở tầng giữa của tầng đối lưu.
- * Lực Coriolis đủ để duy trì một trung tâm áp suất thấp.
- * Sự tập trung hoặc sự xáo trộn đã tồn tại ở mức thấp.
- * Gió đứt theo chiều dọc thấp.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão là do khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi và tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, gặp điều kiện thuận lợi của nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn và bay với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.
Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn, đạt đến thời điểm nhất định sẽ ngưng tụ thành nước và không khí xung quanh bị làm nóng (do sự toả nhiệt của hơi nước).
Có một tỷ lệ thuận giữa ba yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm, khi hút lại với nhau sẽ tạo thành tác động lực quán tính với hoàn lưu quay .
Tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s thì bão mới được hình thành.
Sau đó, không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.
Tuy nhiên có yếu tố nhân quả bí ẩn đằng sau chi phối để bão đi vào vùng dân cư nào :
Đó là tùy thuộc vào mức độ cộng nghiệp nặng nhẹ của vùng dân cư ấy, chứ không phải bão đi vào ngẫu nhiên tùy hứng :
Nơi nào dân cư trong vùng mà tạo sát nghiệp nặng ( nghiệp sát sinh ) thì nơi ấy sẽ chiêu cảm bão đi vào.
Vì bão gây thiệt hại chẳng qua là một tác động để chúng sinh trong vùng phải thọ quả (về tính mạng, tài sản, sức khoẻ, sự bình yên,….).
Nhưng trong cộng nghiệp những người tạo nghiệp sát, thì vẫn có những người biệt nghiệp, hoặc nghiệp ác nhẹ, nên dù có bão đến họ vẫn không sao, không bị tổn hại gì mấy.
Do đó, để chấm dứt bão, trừ khi nào con người dứt hết sát nghiệp, nhưng điều này thì thật không dễ.
Chưa nói là ngày nay con người vì chạy theo lợi ích kinh tế, họ đã phá hủy, không bảo vệ môi trường.
Như nạn chặt cây, phá rừng, cháy rừng, lượng khí thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và xe cộ làm gia tăng lượng khí CO2, và khí Metan.
Làm cho bầu khí quyển bị tăng mức độ hấp thụ nhiệt, và trở nên nóng hơn, thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn.
Đồng thời làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và tạo nên sức mạnh tăng cường, biến những cơn bão trở nên khắc nghiệt và có sức tàn phá nặng nề.
Do đó, một lần nữa chính hoạt động không đúng của con người đã trở lại gây ra tai hoạ cho con người, chứ không do ai khác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tham khảo ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/
FB Tu học mỗi ngày –