NGUYỆN VỀ CỰC LẠC TU RA SAO?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 30/04/2020
— o0o —
Sunshine Nguyen to Pram Nguyen
Kính thưa bậc đại trí tuệ !
Con xin ngài rủ lòng thương xót khai thị cho chúng con biết cách phân biệt như thế nào khi bị chư thiên ma , quỷ thần, vong linh phá rối hoặc bị nhập khi tu tập thưa ngài.
Con nghĩ sẽ có rất nhiều bạn muốn biết để phòng ngừa cho việc tiến tu thưa ngài.
— with Pram Nguyen.
———–
Đa số, người theo Tịnh-độ ngày này thuộc loại tu lai rai, cho dù ngày niệm 100 chuỗi cũng là tu cho đủ túc-số thì đến chết chưa chắc vãng sanh!
Làm sao nói như vậy?
Từ đây sang cõi Cực-Lạc là 10 lakh koti (10×100.000×10.000.000) cõi Phật, Bồ Tát Sơ Hoan-Hỷ Địa có thể vượt 100 cõi. Các bạn đã vào Bồ Tát Địa chưa? Nếu chưa thì sao vượt nỗi?
Điều nầy nghe thật quá bất ngờ phải không? Xưa nay, quí Thầy dạy “Niệm Phật Vãng Sanh” mà, sao Niệm Phật không vãng sanh?
Nữ Cư sĩ Hương có viết một bài dài, có tính cách lý luận để bẻ sự sai lầm; nhưng không đưa ra cách tu qua bài:
TRÌ DANH VÀ NIỆM PHẬT KHÁC NHAU RA SAO?
TRẢ LỜI NHÓM CƯ-SĨ TU TỊNH ĐỘ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 17/10/2016)
Ai muốn nghiên cứu thì mời sang trang Hương Trần mà xem.
https://www.facebook.com/LNforever21
Niệm Phật cầu vãng sanh đầu tiên là phải được một trong hai điều kiện là:
1) Thập niệm
2) Nhứt Tâm Bất Loạn
Cảnh giới Nhứt Tâm Bất Loạn thuộc về Thiền như KINH A-DI-ĐÀ SỚ SAO, cố HT Thích Hành Trụ đã dịch ra Việt văn. Vì vậy, ở đây không giải thích thêm. Các bạn nào muốn biết chi tiết thì mời xem Kinh văn.
Vậy Thập Niệm thì sao? – Thập niệm có hay cách tu:
1) Giữ hơi thở khoảng 4 phút, trong tâm có hình bóng Phật A-Di-Đà, rồi nương viện-quang của Phật mà về Cực-Lạc. Xem NIỆM PHẬT CÓ CHẮC-CHẮN VÃNG-SANH KHÔNG, Pramnguyen.com
2) Niệm theo KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
CÒN TÍN-LẠC THÌ NHƯ THẾ NÀO?
Từ đệ Nhất Sơ Hoan Hỷ Địa đến đệ Bát Bất Động Địa, chư Bồ Tát đã phát ra vô vàn hạnh nguyện, chớ nào phải đâu 48 Đại Nguyện!
Khi đức Pháp-Tạng Bồ Tát (Bodhisattva Dharmakara), trụ đệ bát Bất-Động Địa phát ra các đại nguyện thì nguyện thứ 18 có ghi rằng:
Nguyện thứ 18- LÚC TÔI THÀNH PHẬT, CHÚNG SANH TRONG MƯỜI PHƯƠNG HẾT LÒNG TIN MỘ MUỐN SANH VỀ NƯỚC TÔI, NHẨN ÐẾN MƯỜI NIỆM, NẾU KHÔNG ÐƯỢC SANH, THỜI TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC, TRỪ KẺ TẠO TỘI NGŨ NGHỊCH VÀ HỦY BÁNG CHÁNH PHÁP.
Nguyện thứ 19: LÚC TÔI THÀNH PHẬT, THẬP PHƯƠNG CHÚNG SANH PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, TU CÁC CÔNG ĐỨC, NGUYỆN SANH VỀ CÕI NƯỚC TÔI, ĐẾN LÚC LÂM CHUNG, NẾU TÔI CHẲNG CÙNG ĐẠI CHÚNG HIỆN THÂN TRƯỚC NGƯỜI ĐÓ, THỜI TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC.
Phát Bồ-Đề Tâm (Bodhicittotpada) không phải đơn thuần là ý chí muốn thành Phật hay đọc các bài nguyện, “trên cầu Phật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh”!
Phát Bồ-Đề Tâm là tu Quán Nguyệt Luân (Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Phát Bồ Đề Tâm; Kinh Kim-Cang Đảnh, Bồ-Đề Tâm Luận) tức tu Vô-Tướng Tam-Muội (Alakshana Samadhi).
Để thấy được Tâm Nguyệt-Luân thì phải đạt Hư-Không Thân (Akasa-deha), tức nhập vào Không Tam-Muội (Sunyata Samadhi). Ngòai ra, không có cách nào khác để phát Bồ-Đề Tâm, cúng dường thập phương tam thế chư Phật Thế-Tôn mà được chư Phật Thế-Tôn ngợi khen cả.
Nói theo cách tu ngày nay, “Niệm Phật giả” dựa trên 3 nền tảng: Tín, Nguyện, Hạnh. Nghĩa là:
1) Tín là tin tưởng vào cõi Tịnh độ, tin vào lời thề tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà (Buddha Amitabha), tin vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và chắc chắn được Phật tiếp dẫn vãng sanh về cõi Tịnh độ. Pháp tu niệm Phật A Di Đà do chính Phật Thích Ca truyền dạy. Nhiều bậc cao tăng của các tông phái khác cũng đã giảng giải, xưng tán, khuyến khích niệm Phật A Di Đà hoặc song tu.
2) Nguyện là phát nguyện dũng mãnh, tha thiết, quyết tâm về cõi Tịnh độ, từ đó buông xả, không tham luyến bất kỳ điều gì khác. Dù để thành Phật cứu giúp chúng sanh hay chỉ để giải thoát khỏi khổ ách trong sinh tử luân hồi, người theo pháp tu này cũng đều có phát nguyện mạnh mẽ, nhất quyết về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
3) Hạnh là công phu trì niệm và tu tập, nghĩa là từ niềm tin và phát nguyện mạnh mẽ, người tu kiên trì niệm “Nam mô A Di Đà Phật” (hoặc “A Di Đà Phật”) thường xuyên. Công phu tích lũy này sẽ giúp người tu được bảo vệ và gia trì để đủ khả năng niệm 10 lần câu “Nam mô A Di Đà Phật” (hoặc “A Di Đà Phật”) lúc lâm chung để ứng với đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà và được Phật đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ.
Tuy nhiên, Nguyện thứ 18 (có chỗ ghi 17 hay 19, tùy theo người dịch) có hai vế. Vế thứ 1 là Tín-lạc, nhưng tiếc thay hai chữ Tín-Lạc bây giờ bị dịch sai là “lòng tin” (tín mộ)!
VẬY TÍN-LẠC LÀ GÌ?
1) Tín (śraddha) là Độn căn thì tin, lợi căn thì hiểu. Tột cao của “Tín” là dự hàng Thập-Tín (Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Surangama Sutra)) tức Thập Trụ của Kinh Hoa-Nghiêm (Avatamsaka Sutra)
2) Lạc (Sukha) là lìa xa Thập Tà-Kiến, Thập Chướng nhập vào cảnh giới quang minh của Phật Vô-Lượng Quang (Amitabha dịch âm là A-Di-Đà). Nếu không thì làm sao tạn mặt gặp Phật A-Di-Đà? Tột của Lạc là Đại-Lạc (Mahasukha, ở đây là Cực Lạc (Sukhavati)). Muốn hiểu Đại-Lạc phải thông-đạt Kinh Đại-Lạc Kim-Cang Bất-Không Chân-Thật Tam-Ma-Da (Naya Sutra) và Kinh Đại-Thừa Đại-Bát Niết-Bàn (Mahayana Parinirvana Sutra).
Thập Niệm là gì?
– Trước phải hiểu chữ “niệm”. Niệm: Smrti (skt)—Sati (p) có nhiều nghĩa:
1) Ký ức không quên đối với cảnh.
2) Niệm Niệm: Ksana of a ksana (skt)—Khoảng cách giữa hai niệm quá ngắn, không thể xen tạp bởi bất cứ thứ gì.
Niệm Niệm Tương Tục:
a) Sự tương tục không ngừng nghỉ.
b) Sự tương tục của niệm niệm hay thiền quán vào một vật thể.
c) Niệm Niệm Vô Thường: Hết thảy các pháp hữu vi sinh diệt không dừng trụ trong từng sát na.
3) Niệm Phật tương tục không ngừng.
Nếu không có Tín-Lạc thì ĐỪNG trông mong vào vế thứ hai: “10 Niệm sẽ được sanh về Cõi Cực Lạc”!
Như vậy, phải tu như thế nào để TƯƠNG-ỨNG với nguyện thứ 18?
Hơn nữa, người học Phật phải HIỂU NHƯ THẾ NÀO để khỏi mang tội phỉ-báng khi đọc Nguyện thứ 18?
Tuy Kinh Luận nói về Tịnh Độ rất rõ, nhưng ít ai theo Niệm Phật Tông (một nhánh nhỏ của Tịnh Độ Tông) biết mà tu hành theo!
Người trí do thí dụ, vấn nạn mà vào Đạo, còn kẻ ngu (Độn căn: trí cạn huệ mõng, nghiệp dầy tâm tạp) thì chỉ có LÒNG TIN mà chẳng hiểu mình đang làm gì!
THẬP NIỆM phải hiểu ra sao cho hợp với BỔN NGUYỆN của tôn Phật A-Di-Đà?
Nay vấn-nạn vài điều, ai khi TRÌ DANH HIỆU PHẬT mà đã làm được như vậy thì quyết định sẽ vãng sanh. Nếu không vãng sanh thì đức Phật A-Di-Đà chịu tội nói dối và khinh hủy 10 phương chư Phật đã, đang và sẽ tán thán Ngài.
I.- Có ai áp dụng Thập Niệm nầy khi trì danh hiệu Phật không? – Thập Tâm Thương Xót:
1) Thấy chúng sanh cô độc không chỗ nương tựa mà sanh lòng thương xót.
2) Thấy chúng sanh nghèo cùng túng thiếu mà sanh lòng thương xót.
3) Thấy chúng sanh bị lửa tam độc đốt cháy mà đem lòng thương xót.
4) Thấy chúng sanh bị tù trong lục đạo mà sanh lòng thương xót.
5) Thấy chúng sanh luôn bị rừng rậm phiền não che chướng mà sanh lòng thương xót.
6) Thấy chúng sanh không khéo quán chiếu mà sanh lòng thương xót.
7) Thấy chúng sanh không thích muốn pháp lành mà đem lòng thương xót.
8) Thấy chúng sanh bỏ mất Phật pháp mà đem lòng thương xót.
9) Thấy chúng sanh lăn trôi trong vòng sanh tử mà đem lòng thương xót.
10) Thấy chúng sanh đánh mất phương tiện giải thoát mà sanh lòng thương xót.
Nếu chưa thì làm sao tương-ứng với Bi Tâm của Phật A-Di-Đà?
II.- Có ai áp dụng Thập Niệm nầy khi trì danh hiệu Phật không? – Thập Thắng Sự:
Theo hai Đại Sư Trí Giả và Thiên Như trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, người nào chí tâm thọ trì danh hiệu Phật, hiện đời sẽ được mười điều thắng lợi.
1) Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, đại lực thần tướng và hằng sa quyến thuộc ẩn hình ủng hộ.
2) Thường được hai mươi lăm (25) vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm và tất cả Bồ Tát theo thủ hộ bên mình.
3) Hằng được chư Phật ngày đêm hộ niệm; Đức A Di Đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người ấy.
4) Tất cả ác quỷ như Dạ Xoa, La Sát đều không thể làm hại. Tất cả rồng độc, rắn độc và thuốc độc đều không thể xâm phạm.
5) Không bị những tai nạn như nước trôi, lửa cháy, giặc oán, đao tên, gông xiềng, tù ngục, hoạnh tử.
6) Những nghiệp ác về trước lần lượt tiêu diệt. Những oan mạng bị đương nhơn giết, nhờ công đức niệm Phật, đều được giải thoát, không còn theo báo phục.
7) Đêm nằm nghỉ yên ổn, hoặc mơ thấy điềm lành hay thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.
8) Tâm thường an vui, nhan sắc sáng nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.
9) Thường được mọi người kính trọng giúp đỡ, hoặc hoan hỷ lễ bái cũng như kỉnh Phật.
10) Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được thấy Phật A Di Đà và các Thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui nhiệm mầu.
Nếu chưa thì làm sao có TÍN-LẠC với cõi Cực-Lạc và tôn Phật A-Di-Đà?
III.- Có ai áp dụng Thập Niệm nầy khi trì danh hiệu Phật không? – Thập Tâm An Ổn
Thập Tâm An Ổn: Mười thứ tâm được an ổn— Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm 38—Phẩm Ly Dục), chư đại Bồ tát có mười thứ tâm an ổn nhằm giúp họ đạt được sự an ổn đạt trí vô thượng của chư Như Lai.
- Mình trụ Bồ Đề tâm cũng phải khiến người trụ Bồ Đề tâm, nên tâm được an ổn.
- Mình được rốt ráo rời giận hờn tranh đấu, cũng phải khiến người rời giận hờn đấu tranh, nên tâm được an ổn.
- Mình rời pháp phàm ngu, cũng khiến người rời pháp phàm ngu, nên tâm được an ổn.
- Mình siêng tu thiện căn, cũng khiến người siêng tu thiện căn, nên tâm được an ổn.
- Mình trụ đạo Ba La Mật cũng khiến người trụ đạo Ba La Mật, nên tâm được an ổn.
- Mình được sanh tại nhà Phật, cũng khiến người được sanh tại nhà Phật, nên tâm được an ổn: Being born themselves in the house of Buddha, they should also enable others to be born in the house of Buddha, to attain peace of mind.
- Mình thâm nhập pháp chân thật không tự tánh, cũng khiến người được thâm nhập pháp ấy, nên tâm được an ổn.
- Mình không phỉ báng tất cả Phật pháp, cũng khiến người không phỉ báng tất cả Phật pháp, nên tâm được yên ổn.
- Mình viên mãn nhứt thiết trí Bồ Đề nguyện, cũng khiến người viên mãn nhứt thiết trí Bồ đề nguyện, nên tâm được an ổn.
- Mình thâm nhập trí tạng của chư Như Lai, cũng khiến người thâm nhập trí tạng vô tận của chư Như Lai, nên tâm được an ổn.
Muốn về Cực-Lạc mà Tâm không an ổn vậy sao tương-ứng với cảnh-Phật?
Xem phần 2: TỊNH MÔN CÓ PHẢI NHỨT THỪA ĐỐN GIÁO?
NGUYỆN VỀ CỰC LẠC TU RA SAO?Soạn giả Pram NguyenNgày 30/04/2020— o0o —Sunshine Nguyen to Pram Nguyen1 hr ·…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Sunshine Nguyen Da con xin cám ơn ngài đã khai thị cho chúng con , nguyện cho các bạn đọc được sẽ được duyên lành, được sự gia trì của Phật A Di Đà và chư Phật Thế Tôn ,sau khi mãn thân sẽ được sanh về cõi Cực Lạc như nguyện ước.
Vinh Trần Thập Niệm trì Liên Tục
Ngài Thiền Tâm Đã Dạy
Kinh Niệm Phật BaLaMật
Cứ Hành sẽ Tỏ Ngộ
Phải Hiểu Rõ Lời Dạy
Đường đi Sẽ rõ Về
Om Ma Ni Padme Hum
Từ Lam Tri Ân Bậc Đạo Sư đã ban Pháp.????
Minh Mario Xin Cám ơn chị Sunshine Nguyen đã đặt câu hỏi,
Xin cám ơn bậc Thiện Tri Thức Pram Nguyen đã từ bi khai thị cho chúng con được thêm tỏ tường và tiếp thêm niềm tin cho những ai đang tu theo tịnh độ vững bước kiên định cho đường tu phía trước.
Nam Mô Diên-Mệnh Địa-Tạng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Nam Mô A-Di-Đà Phật
Trương Nga Chính cái mục:
1) Giữ hơi thở khoảng 4 phút, trong tâm có hình bóng Phật A Di Đà, rồi nương viện-quang của Phật mà về Cực Lạc.
Chính điểm này khiến con muốn tập điều-tức (nín thở) đó ạ.
Hiện tại con vẫn tu Pháp Sám Hối, đọc Kinh Diên Mệnh, Quán Chữ A mà Thầy dạy đã. Sau này tuỳ tình hình sẽ tiếp tục như thế nào sau…
Nhưng chắc là mãn báo thân con vẫn Nguyện về Cực Lạc.
Đọc bài này chắc nhiều tín đồ Tịnh Độ sẽ run rẫy, không chấp nhận được việc vãng sanh lại khó đến thế! Tâm lý chung là họ sẽ liên tưởng những trường hợp niệm Phật “vãng sanh” lưu Xá Lợi mà họ từng biết. Con đồng cảm sâu sắc với các Đạo Hữu ấy vì con cảm giác bạn hữu Tu Tịnh như anh em thân thiết, thân tình. Nhưng mà, việc tu tập đâu dễ đến thế! … Muốn vãng sanh phải chuyển hoá từ bên trong gốc sâu thẳm, chuyển hoá cả phiền não, tâm tánh để tự trang nghiêm chính mình mới có thể khế hợp và sanh về Tịnh Thổ của Chư Phật. Chính vì nghĩ dễ dàng mà xem nhẹ, biếng nhác tu, lao theo đời xong nghĩ TÍN, và lâu lâu niệm Phật cuối đời vẫn có thể vãng sanh…! Bởi vậy, tu miết chẳng thấy cảm ứng gì…
Con cảm ân Sư phụ đã khai thị về Tịnh Độ Pháp Yếu ạ.
Từ Lam Trương Nga ????, Không đơn giản như bánh vẽ em nhỉ, công phu chết luôn ý nhỉ.????
Trương Nga Minh Thiền Dạ đúng anh! Không đơn giản như bánh vẽ, anh nói đúng đó.
Bảo chỉ cần “Tín, Hạnh, Nguyện” và dạy như các Thầy ấy, không khác gì tự thủ tinh thần, đồng loã cho sự biếng nhác! Nghĩ tu ít mà sanh tịnh độ, không thể có chuyện ấy!…
Nghiệp chưa tiêu thì cận tử nghiệp vượt qua kiểu gì! Cả đời niệm đời nhiều hơn đạo hy vọng lâm chung Phật phóng quang gia trì kiểu gì?
Chỉ bằng TÍN TÂM sao? Quá phiêu cho một cuộc tình…
Vinh Trần Trương Nga Có nhiều Bí Ẩn …trong pháp Tu …Tịnh ! Con có thời gian thì đọc Kinh Niệm Phật Balamat Ngài Thiền Tâm chỉ rõ…tìm ẩn bên trong sẻ ngộ…
Trương Nga Vinh Trần Dạ, Thầy Pram cũng dặn đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Chú có thể nói ra cái tiềm ẩn Chú nói đến hông? Hihi…
Vinh Trần Trương Nga con gái à…chỉ có hành con mới thấy…liên quan tới nhiều bộ kinh Ngài …Thiền Tâm
Trương Nga Vinh Trần Dạ từ ngày Thầy Pram nhắc đến Hoà Thượng Thiền Tâm là Cao Tăng đáng tin cậy, tu cao, dạy đúng thì con cũng nghĩ sẽ tìm đọc sách của Hoà Thượng Thiền Tâm ạ. Con cảm ơn Chú nha..
Vinh Trần Trương Nga Đọc …xong hành… 5p nín thở là nhỏ….nhưng ko hành…5p cả đời ko đạt hiiiii
Trương Nga Vinh Trần Dạ chú nói đúng.. Nếu không hành thì vô ích thôi, có được gì đâu..
Andy Thiện Trương Nga chưa bao giờ con đường về cõi Tịnh là dễ hết em á, người nào nói dễ thì 1 là bậc thượng căn, 2 là kẻ ko hiểu ji,
Bỏ thân này muốn sinh lại làm người đã như đất trong móng tay, sinh vào ác đạo như đất trên địa cầu
Muốn lên cõi Trời thui còn thiên nan vạn nan…
Muốn về cõi Tịnh, chắc như đứng trên núi phóng cọng chỉ qua lỗ trôn kim dưới chân núi vậy
Nhưng cõi Tịnh là có thực, hoàn toàn có thực….nhưng ko dành cho hàng sơ cơ ????
HoangTung Pham Nam Mô A Di Đà Phật ????????????
con xin cảm ơn Người đã khai thị, ban pháp. Con xin phép được chia sẻ ạ!
Trương Nga Đọc bài này con liền nghĩ đến cảm giác của anh em bạn hữu tu Tịnh lâu năm! Họ sẽ hoang mang và khó chấp nhận sự thật. Vô cùng đồng cảm!…
Nhưng mà, bạn thử nghĩ lại đi. Từ lúc tu Tịnh đến nay, có phải bạn cứ lình bình như Lục Bình Trôi không? Ngoài cái việc hy vọng về một viễn cảnh Phật sẽ hiện thân phóng quang tiếp dẫn ra! Có bao giờ bạn niệm Phật mà thấy Phật hiện thân xoa đầu an ủi, hay Hảo mộng chưa…
Nếu có, thì đảm bảo bạn là người cực kỳ tinh tấn, chí nguyện thuộc hàng dũng mãnh kiệt xuất! Nhưng sau đó bạn lại tự tin quá mà trôi lại vào “đời” phải không?
Còn người chưa từng thấy điều trên! Thì cũng sẽ lình bình như lục bình tiếp tục thôi…
Tu Tịnh phải đặt mục tiêu nhất tâm bất loạn, vì TÍN LẠC 10 niệm như Thầy diễn giải cũng khó tương đương…
Dù sao, nếu chấp nhận sự thật, thì chúng ta bắt đầu bước thôi! Bắt đầu bằng việc Sám Hối để đổ nghiệp tập “mắm dơ” trong bình mình ra đã…
Tu đúng, phải tận mắt hoặc trong mơ thấy gần Phật!… không thể tự ảo tưởng mình đang gần được…
Hihi, từ ngày con còn là học sinh lớp 11, con đã đi “chém nhau” với ai dám bẻ Tín Hạnh Nguyện của Tịnh Độ Tông. Và hôm nay, con gặp Pháp Yếu, lời khai thị Trí Tuệ của Thầy, con lại muốn khuyên bạn hữu, cởi mở tư duy và đón nhận…
Vẫn là câu hỏi “bao năm nay, ngoài một chút an tâm tự huyễn ra, có phải chúng ta lình bình như lục bình trôi?”…
Nếu vậy, giờ mình qua chiếc thuyền chắc thiệt này cùng không…
Con thấy người tu Tịnh là dễ vào Pháp của Thầy nhất! Vì người tu Tịnh có sẵn cái Tâm cầu giải thoát luân hồi sanh về Tịnh Độ.
Người tu Mật thì hiện chỉ coi trọng Bổn Tôn và dòng truyền thừa của họ rồi. Và họ tin những Lạt ma hay Rinpoche nổi danh thế giới cơ. ????
Người tu Thiền thì bị đầu độc suy nghĩ không thèm sanh về Tịnh Độ nào vì Tịnh Độ là đây! Họ tự tin mình có thể thong dong trong luân hồi với định lực đó ????…
Duy có anh em Tịnh Độ, giờ chỉ cần chấp nhận xoá bỏ cái bánh vẽ về Tín Tâm, không hề dễ dàng như thế, chịu siêng thực hành và tu đúng Pháp là được…
Anh em sẽ nghĩ về tấm gương như Hoà Thượng Hải Hiền cả đời lụi cụi chỉ một câu A Di Đà Phật, chẻ củi, lao tác… cuối đời tự tại vãng sanh…! Khoan đặt câu hỏi là Hoà Thượng sanh về đâu? Vì Thầy Pram có dạy, sanh về lại cõi người cũng biết trước ngày giờ chết…! Còn đa số con người chết xong thì đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Đúng như lời Phật dạy “người chết sanh trở lại làm người như đất trên móng tay, người đoạ tam ác đạo nhiều như đất cả địa cầu”.
Làm người đã khó như thế! Bạn nghĩ mình dễ sanh về Tịnh Độ lắm sao… mà dùng một chút nỗ lực mà có…
Nguyễn Lê Minh Đức Bài viết như đòn Bàng Long cước vậy. Ở VN nói riêng và thế giới nói chung, nhìn qua ngó lại xung quanh ta đc mấy ai tu niệm Phật đúng, vậy rồi họ theo cái niềm tin mê lầm ấy, lúc lâm chung rồi khóc than bao nhiêu????
Dien Hanh Nguyễn Lê Minh Đức bởi vì các tăng ni cũng chỉ dạy theo rao giảng ko khuyến khích phật tử đọc kinh còn người tu niệm phật thì đông và theo các thầy đại chúng thuyết pháp, chỉ tín vào tha lực và xá lợi sau khi chết mà không tìm hiểu kinh tạng, bỏ công phu thực hành, niệm phật mà cứ thi nhau xem ai niệm được nhiều hơn rồi đến khi dứt niệm tâm lại đầy chấp kiến. Niệm như vậy thì đến bao giờ vãng sinh cực lạc. Sự vi diệu của Phật A Di Đà e đã từng chứng nghiệm, không thể nghĩ bàn.
Xanh May Mắn Con xin được phép in bài post này ra để đọc trong các thời khóa hằng ngày. Cảm ơn Phật Thích Ca, Phật Di Đà và thầy Pram, đã thấu hiểu tâm ý nguyện tu của con mà trợ duyên cho con đọc được bài pháp rất đúng căn cơ của mình . Con cũng ráng tu Nhứt Thừa Đốn Gíao mà thầy Pram chỉ dạy để được trợ hạnh vững chắc hỗ trợ cho chánh hạnh pháp tu Tịnh Độ của mình được sớm thành tựu. Xin tri ân và cảm ơn sâu sắc tấm lòng và công đức của thầy Pram nhiều lắm ạ. Cảm ơn chị Sunshine Nguyen đã thỉnh hỏi thầy Pram để em có trợ duyên này ạ.
Diên Yến Nam Mô Guru ????????????
Nam Mô Diên Mệnh Địa Tạng Thế Tôn ????????????
Con xin kính lễ Thầy từ bi khai thị ạ
Minh Phương rất là chính xác ạ. con ko nghĩ cứ niệm miết mà ko chịu buông bỏ ko chiu làm việc lành và phát bồ đề tâm thì đi đâu đây
Nguyễn Đức Giang Khi vào thân trung ấm, khởi niệm thì tâm thức có thể đến triệu ngàn thế giới, không phải đi theo kiểu vật lý như cách tác giả hiểu. Chỉ cần khởi niệm về tịnh độ của đức phật a di đà là đã có thể sinh về, vấn đề là cần tỉnh thức hoặc cần có người nhắc nhở. Về tịnh độ không phải quá khó như tác giả nói. Hy vọng các phật tử có chính kiến. Thời điểm dễ nhất là lúc tâm thức rời thể xác mà lúc đó tỉnh thức được hoặc có người nhắc, vì khi tâm thức còn gắn với thể xác thì khởi niệm không bị bay lung tung, và lúc đó nếu có người nhắc thì sẽ có tự chủ được để làm theo được, hoặc nếu người đó học được pháp Phowa thì có thể tự di chuyển thần thức về tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, nhưng nếu đã ra khỏi thể xác thì lúc này tâm thức như cái lông tơ trước gió, và không còn tự chủ được nữa, và cơ hội thật khó khăn nếu khả năng tu tập không có, gần như là hết cơ hội với người bình thường.
Pram Nguyen Nguyễn Đức Giang lúc đó NHỚ KHỞI NIỆM sao? Câu cuối rất đúng.
Nguyễn Đức Giang Pram Nguyen Dạ, theo các Ngài chỉ dạy về thân trung ấm, thì trong thân trung ấm tâm thức của chúng ta có một năng lực mạnh mẽ, ví dụ nếu chúng ta khởi về Việt Nam, và hình ảnh về Việt nam xuất hiện, thì lập tức tâm thức sẽ xuất hiện ở Việt Nam mà không cần phải di chuyển theo kiểu vật lý từ Mỹ về Việt Nam, còn hiện nay tâm thức đang ở trong thân xác, nên có khởi niệm cũng vẫn bị mắc lại trong thân xác, mắc lại trong thân xác lại vô cùng quý vì không bị đọa lạc ngay, vì thế cái thân này thật là quý giá vô cùng, nó giúp chúng ta có thể luyện tập, vào thân trung ấm thì hết thời gian luyện tập, ví dụ khởi sân giận là sẽ đọa ngay địa ngục. Tâm thức luôn có vô vàn các niệm khởi mà chúng ta không thể kiểm soát được, chính vì thế tâm thức sẽ bay lung tung mà không tài nào kiểm soát được, điều đó làm cho tâm thức vô cùng mệt mỏi. Hơn nữa bình thường các suy nghĩ khởi niệm trong đầu thì chúng ta không có sợ hãi, trong giấc mộng các suy nghĩ sẽ hiện cảnh và chúng ta cảm thấy rất là thật, tuy nhiên vẫn còn có chút tỉnh thức, nhưng vào thân trung ấm thì mọi suy nghĩ sẽ hiện cảnh vô cùng thật, và lúc đó tâm thức vô cùng sợ hãi. Nó thật như là chúng ta đang sống trong hiện tại, vì thế nếu có con chó đuổi chúng ta, chúng ta sẽ sợ và chạy, nếu có hình hiền hòa thì chúng ta không sợ hãi, nhưng nếu có hình ảnh ghê tợn thì chúng ta thấy vô vùng sợ hãi, và sẽ chạy chốn, và khi chạy chốn, nếu có gốc cây, hang hốc nào thì chúng ta sẽ lao vào ẩn nấp, và lập tức bị tái sinh trong địa ngụ. Vì thế Ngài Patrul Rinpoche có nói, nếu để đến lúc vào thân trung ấm, hay lúc chết mới nhờ mọi người chỉ dẫn cho nên rẽ hướng nào thì đã quá muộn, ngay lúc này là lúc chúng ta có sự tự do để rẽ đi đâu là sự lựa chọn của chúng ta, nhưng nếu ở trong thân trung ấm thì chúng ta vô cùng sợ hãi và chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là trôi theo những gì đã huân tập. Nếu có ai đó nói từ vàng bằng tiếng anh, vì chúng ta biết tiếng anh nên tâm sẽ hiện hình ảnh về vàng, nhưng nếu ai đó nói từ vàng bằng tiếng tạng, nếu chúng ta không biết tiếng tạng thì tâm sẽ không khởi niệm gì, vì thế chúng ta cần được học hỏi về hình ảnh cũng như có sự tin tưởng về cõi tịnh độ của đức Phật A Di Đà, khi đó nếu có người nhắc thì tâm thức liền hiện hình ảnh về cõi tịnh độ của đức Phật A DI Đà, nếu trong vô vàn sự sợ hãi trong trung ấm mà chúng tại lại có niềm tín tâm, có lòng khao khát sinh về cõi tịnh độ của Ngài, thì chúng ta có thể vãn sinh về đó. Ngay lúc này đây, trong hiện tại này chúng ta có thể hiểu chính là thân trung ấm, và luyện tập thì khi chết mới có cơ hội. Luyện tập đơn giản nhất chính là nhìn thấy đời sống này như mộng, là huyễn ảo, đó là điểm cô đọng. Các suy nghĩ của chúng ta chỉ là ảo tưởng, đó là điểm cô đọng.
Lê Hoàn Ngọc Tú Con cảm ơn thầy đã giải đáp ạ. Thực sự, hiện tại rất nhiều người tu Tịnh Độ nhưng bị sai lạc , ngay cả bản thân con cũng không tránh khỏi cho đến khi gặp được thầy. Nam Mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn. Con Nguyện theo theo Pháp thầy ban, khi mãn thân được sanh về cõi Cực Lạc.
Rose King Đó là chú khai thị tư lương chuẩn bị để niệm Phật. Niệm Phật đúng là niệm Nam Mô A Mi Ta Pha Bút Đa (Namo Amitabha Buddha) hoặc niệm 4 chữ là A Di Bút Đa.
Buddha dịch tiếng việt là Phật Đà hay Bụt. Do đó khi mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật là mình bị ngược hai chữ cuối, phải niệm là Nam Mô A Di Phật Đà.
Mà mình niệm Nam Mô A Di Phật Đà là ra ông Bụt khác là ông Phật Nguyên Thủy, Phật Nguyên Thủy là 5 ông Ngũ Trí Như Lai hợp nhất là ra ông Phật này, là ông Phật Bản Sơ tiếng hán việt là ông A Đề Phật, niệm là Nam Mô A Đề Phật ( Phạn ngữ Nam Mô A Di Bút Đa ). Thành ra khi mình niệm Nam Mô A Di Phật Đà là nửa Phạn nửa Hán Việt.
Khi tu tập được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Mi Ta Pha là đạt được Diệu Quan Sát Trí trị dứt tâm Tham trong ngũ độc Tham , Sân , Si , Mạn, Nghi. Về đây Đức Phật sẽ hướng dẫn các Liên Hữu tu tiếp để thành tựu 4 Trí còn lại : Pháp Giới Thể Tánh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Đại Viên Cảnh Trí và Thành Sở Tác Trí rồi hợp nhất Ngũ Trí để thành tựu Phật Bản Sơ là xong đường tu.
Các bạn đừng nghĩ nhầm rằng vãng sanh cực lạc tịnh độ là xong khỏi tu nữa nghỉ khoẻ, còn tu dài dài đó.
Pram Nguyen Hãy niệm Namah Amitabha Buddha cho đúng. Cái gì là Bụt là Phật đà!
Rose King Dạ , tình hình hiện tại Việt Nam đang vậy đó chú
Pram Nguyen Rose King Bụt là Thích Nhất Hạnh bày vẽ, chống trái “truyền thống Kinh dịch”; thật ra trình độ Phạn của Thích Nhất Hạnh rất kém; vì thế, sau nầy dịch Tâm Kinh, muốn làm ra vẻ ta đây, sửa Quán Tự-tại thành Avalokitesvara! Thích Nhất Hạnh và phần đông Tu-sĩ không biết “Quán Tự-tại” tức là tất cả Bồ-Tát đã nhập Cảnh-Giới Giải-Thoát Bất-Khả-Tự-Nghị (Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết). Vì thế KINH DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG cũng nói ngài là QUÁN TỰ-TẠI. Đây là yếu chỉ của Kinh cần phải lãnh hội!
Rose King Dạ , Việt Nam có ông Thích Trí Tịnh dòng Lâm Tế đời 41 chuyên Niệm Nam Mô A Di Đà Phật cảm giấc mơ sửa được chữ Di thành chữ Mi bị chửi quá trời cho là mộng mị, thiên ma nhiếp trì ….v…v…
Phải chi ông này sống thêm để niệm Phật thì sẽ phục hồi câu niệm Namah Amitabha Buddha như chú đã ghi rồi !
Pram Nguyen Rose King HT Thiền Tâm đã sử dụng Nam mô A Mi đà Phật từ lâu. Xem Tây Phương Nhật Khóa. Thời đó chư vị rất giỏi Hán văn mà trình độ Phạn văn thì rất khiêm tốn. Thời nay, trình độ Phạn, Tất Đàn khá; trái lại, thuật ngữ Hán văn trong các Kinh Đại Thừa và Mật Thừa thì hiếm ai thông đạt! Thiên hạ thích ném đá thì ném. Tội lỗi có ai biết?
Rose King Dạ , mà hên chú ơi niệm cách gì thì chữ A vẫn còn nên A tự môn của chú vẫn trùm cuối ăn chắc mặt bền hjhj!
Pram Nguyen Rose King Hay cho lời bình nầy. Ít ai thấu hiểu.
Rose King Ha ha ha ! Mình sửa lỗi chính tả câu niệm Phật chợt nhìn lại thấy mình cũng sai lỗi chính tả tính sửa lại, ai ngờ đọc lời bình của chú ” Hay cho lời….. ” nên không sửa lại thành chữ ” mặc bền ” vì thoáng nghĩ mặt bền là mặt trăng gắn liền với chữ A đó, mấy bạn có đọc đừng chê chính tả của mình nha !
Pram Nguyen Rose King bây giờ truyền tin xài “Thập kỷ” thay “Thập niên” quả sai một trời một vực ý rồi. Sao không dùng “tất kỷ” mà vẫn dùng “tât niên”. Đỉnh cao trí tuệ chỉ có ở VN!
Nguyễn Đức Hà Theo như diễn giải ở trên. Pháp môn này khó tu không phải là pháp môn cho chúng sinh độn căn, độn trí thời mạt pháp
Lee Phan Nguyễn Đức Hà nếu vậy ông có niệm phật nữa không??? Chúng sanh căn độn nên thế tôn mới có phương tiện dẫn dắt ra khỏi nhà lữa. Nay các cô chú đại Trí Tuệ diễn giải làm chùn bước bao nhiêu Tín Hạnh Nguyện, vậy các cô chú có năng lực tiếp dẫn họ không? Đa số phật tử tịnh độ đều là người già. Niệm một đời không vãng sanh thì niệm nhiều đời nhiều kiếp. Ko lẽ màn vô minh cứ che đậy hoài??? Bước nữa bước cũng gọi là bước. Chỉ sợ những người không bước, mê tín, lầm lạc
Nguyễn Đức Hà Lee Phan thank bạn nhiều. Tôi khi rảnh vẫn thường niệm phật.